CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

Lại về Lào (8): Khám phá hang động ở Thakhet

Kỳ trước: Lại về Lào (7): Bị “sét đánh” ở Bản Thẳm, Thakhet

Sau khi ăn sáng ở chỗ anh công an có nụ cười ấm áp và lương thiện tên Sầm Ly xong thì tôi theo chân một anh chàng thợ điện vào Bản Thẳm chơi. Anh chàng này quả là có ý đồ sẳn khi rủ tôi đi chơi. Tuy nhiên đi theo anh ta tôi thấy được những cái mà khách du lịch chả thể nào “mò” ra. Anh ta dẫn tôi lên núi nơi mà quốc lộ 12 và 13 được xây dựng từ đá của núi này.

Từ đây nhìn xuống có thể nhìn thấy tổng thể cả một đoạn đường.

Anh ta thót lên một tảng đá ngồi mà tôi biết rằng nếu tôi đên đó ngồi cạnh thế nào anh ta cũng “dở chiêu.” Tôi bị sàm sỡ riết nên có thể đọc được các hành vi của họ như đọc một quyển sách luôn rồi.

Anh ta lại leo lên đỉnh và bảo tôi leo, tôi nói không leo được, vậy là anh ta xuống. Họ mang dép lào mà vẫn leo núi thoan thoắt đấy!

Từ đó anh ta bắt đầu chở tôi vào một con đường toàn là cát nên anh phải phải cho cả hai chân xuống để…. bơi. Tôi ngạc nhiên là anh ta không bảo tôi leo xuống xe và cũng không ra dấu hiệu bảo tôi xuống xe dù tôi muốn xuống cho anh ta dễ chạy. Do anh ta đang “tán tỉnh” tôi nên muốn “màu” một tí.

Sau biển cát thì đến con đường rợp bóng tre. Anh ta dừng xe và dắt tôi đi ra sau một bụi tre. Hehehe, tôi biết các bạn nghĩ gì rồi. Tuy nhiên sau bụi tre là một cái hang. Tôi lấy đèn pin ra soi. Anh ta bảo tôi chui vào xem. Tôi chui vào trước còn anh ta ở phía sau,lợi dụng sờ mông tôi. Tôi đội nón bảo hiểm nên đụng đầu côm cốp vẫn không sao (do bực mình nên chui vào cho nhanh). Sao tôi ghét bị sàm sỡ như thế quá!!! Bên trong hang là các nhủ đá bị cắt nham nhở. Anh ta bảo người Việt làm đó. Anh ta nắm tay tôi để leo lên trên vào sâu bên trong để xem. Trong lúc tôi đang giơ hai tay lên chụp hình thì anh ta vòng tay qua ôm eo. Tôi gỡ tay anh ta ra. Nếu tôi mà hất mạnh một tí chắc anh ta bay luôn khỏi mỏm đá cheo leo rồi. Xem chán anh ta nắm tay tôi dắt xuống. Lúc đầu tôi dự định tự leo lên leo xuống không cần anh ta nắm tay nhưng đang mang dép nên đi với anh ta thì dễ và an toàn hơn. Nếu tôi mang đôi giày hồng made in Vietnam giá 25 đô Mỹ mua ở Mông Cổ thì anh ta đừng hòng có cơ hội ấy nhé.

Ra khỏi hang này, chúng tôi vào một cái hang khác gần đó. Anh ta lại sờ đùi tôi khi tôi đang chui vào trước. Bực mình quá nên tôi lại bị đụng đầu côm cốp. May mà có nón bảo hiểm. Cảnh trong hang này cũng đẹp với nhũ đá và quan trọng là nó chưa bị khai thác.

Trong lúc tôi ngồi xuống để chụp hình, anh ta hôn vào má tôi dù tôi đang đội nón bảo hiểm. Thật là bực mình!!! Tôi thấy việc anh ta đặt môi anh ta vào má tôi thật là dơ dáy và tôi thấy hành vi ấy thật bẩn thỉu.

Chân dung chàng "ba lăm"

Sau đó anh ta chở tôi vào làng. Ngay đầu làng là một cái hang cũng là chùa có bán vé tham quan 3 ngàn kíp.

Tấm bảng ghi là du khách phải thuê xà rông của Lào giá 3 ngàn kíp. Tôi bảo mặc cái ấy rồi không leo lên núi được; họ bảo không mặc cũng được. Vậy là tôi trả 3 ngàn kíp tiền vé cửa; anh chàng kia dĩ nhiên là miễn phí rồi. Leo tuốt lên trên thì có nhũ đá. Leo lên nữa, đi ngang qua tượng Phật thì sẽ vào một cái hốc mà trong đó thờ một tảng đá có hình một ông voi. Nếu anh ta không dẫn thì tôi cũng không ngờ đến cái hốc này.
Tôi ngồi xuống chụp hình ông voi thì anh ta lại đặt một cái hôn bẩn khác vào má tôi. Tôi thật sự bực mình rồi đấy, chả lẽ tôi đánh nhau với anh ta ở nơi linh thiêng này. Tôi tôn trọng nơi linh thiêng của họ mà họ thì lợi dụng nó để làm điều dơ bẩn thì thật không chịu được.

Lúc ấy có hai du khách da trắng vào. Họ mang cả giày và mặc quần tà lỏn. Tôi chỉ họ leo lên xem tảng đá có hình ông voi. Chả biết họ có trông thấy hay không mà loáng cái đã thấy quay ra rồi. Họ đi tham quan bằng cách đi tuồn tuột, leo lên rồi leo xuống chứ không dừng lại ngắm nghía này nọ. Vậy đi làm chi cho tốn tiền nhỉ. Chắc họ tranh thủ đi tất cả các hang luôn nên thấy cái nào cũng giống nhau. Tôi thì không quan tâm đến những cái dành cho du khách, một khi tôi đã vào xem cái nào rồi thì xem thật kỹ, nếu không thì không vào. Đó là lý do tôi trở lại Lào chuyến này, cứ thế mà đi, không một quyển sách hướng dẫn nào cả, ngay cả bản đồ cũng không. Tôi có một cái bản đồ tải từ trên internet xuống và thỉnh thoảng mở ra xem. Thế thôi, còn lại tôi tự trải nghiệm, tự cảm nhận theo cách riêng của mình, không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ quan điểm nào cả.

Khi ra khỏi hang thì tôi thấy người nữ du khách ngồi một mình. Anh chàng hướng dẫn của tôi bảo tôi nói chuyện với cô ta. Cô ta đến từ Slovenia, lúc đầu đi một mình, sau gặp anh chàng Thổ Nhĩ kỳ nên hai người họ trở thành bạn và cùng nhau đi. Cô ta hỏi về cách đi của tôi. Tôi kể xong, cô ta bảo cũng muốn đi như thế chứ đi hai người thì có quá trời trách nhiệm. Chắc ngán đi hai người rồi đây.

Họ bảo họ vào Bản Thẳm từ một lối khác. Lúc ấy có một anh chàng da trắng khác đến từ một lối khác. Vậy là có ít nhất 3 lối vào Bản Thẳm này và lối tôi đi thì không một du khách nào biết bởi vì không có bảng chỉ đường gì cả.

Anh chàng điện lực chở tôi đến cơ quan của anh ta (cơ quan có hai người) và bảo rằng mỗi tháng lĩnh lương hai triệu kíp. Tôi thấy hình như dân Lào lĩnh lương thôi chứ chả làm việc gì cả. Cách làm việc của họ thật ung dung đến phát ghét!!!

Lúc ấy mới 10h30, anh ta dở cơm mang theo rủ tôi ăn. Tôi ngạc nhiên bảo ăn rồi. Anh ta nói ăn nữa. Chắc anh ta ăn sáng bởi vì người kia không ăn. Ăn xong tôi bảo anh ta chở tôi ra ngoài lều. Anh ta bảo đợi anh ta tắm và hỏi tôi có tắm không. Không dám đâu!!!

Quay lạy lều, tôi thu dọn đồ, anh ta ngồi bên cạnh xem và luôn miệng bảo tôi gan thật. Sau đó anh ta chia tay và đi đâu đó với môt người bạn. Tôi đến căn nhà gỗ để tạm biệt anh Sầm Ly.

Sau đó tôi đạp xe đến cây số 4 và rẽ vào con đường đá đỏ, bụi mù trời để đi Thẳm Phả. Chạy khoảng 0.5 cây số đến ngã ba sẽ thấy mũi tên ghi Thẳm
Nong Pa Fa. Các bạn cứ yên tâm mà đi bởi ở các ngã ba luôn có mũi tên chỉ đường. Phong cảnh ở đây cũng thật đẹp.


Có rất nhiều du khách Thái đến nơi linh thiêng này để cầu nguyện vì thế anh chàng bán cà rem ngay bên ngoài có cả tờ giấy chuyển đổi từ tiền kíp sang tiền Thái nữa. 1 ngàn kíp tương đương 4 baht.

Có một nhóm khách tưởng tôi bán hàng dạo nên hỏi tôi bán gì. Tôi mà kiêm luôn nghề bán dạo chắc cũng bán được kha khá rồi vì có rất nhiều người hỏi thế. Khi tôi kể về hành trình của mình, họ bảo kinh dị thật. Anh chàng bán cà rem thì tình nguyện trông xe giúp tôi.

Để vào bên trong thì đi ngang một cây cầu gỗ lắc lư uốn theo một ao nước.

Vé cửa 2 ngàn kíp; tiền thuê xà rông 2 ngàn kíp. Leo lên một cầu thang là có thể vào hang. Ngay bên ngoài cửa ghi cấm chụp hình cả bằng tiếng Việt.

Hang khá nhỏ nên họ giới hạn số lượng mỗi lần vào là 15 người. Tôi dám chắc là họ chuyển bớt ra ngoài một số tượng bởi anh Dũng bảo rằng có 240 pho tượng nhưng tôi thấy không đủ. Tuy thế các nhũ thạch trong hang thì tuyệt đẹp. Có cái trông y hệt một cái vợt bắt cá. Có cái thì y như một bức bình phong. Hang này do một người dân tình cờ bám theo dây leo lên thì phát hiện ra. Hang linh thiêng ở chỗ, anh ta thấy nhiều tượng đồng đen định lấy vài pho mang ra thì không thể nhấc được pho tượng nào lên cả.

Khi vào hang, du khách cho tiền vào khay (tùy hỉ) thì có người sắp mâm lễ gồm hoa và đèn cầy. Cầm lấy mâm lễ này có thể cho tiền lên trên và khấn vái. Sau đó vào bên trong có người đeo cho một sợi chỉ may mắn màu cam vào tay sau khi đọc kinh (chắc để trừ tà).

Có một cái cồng với dùi cui mà du khách có thể gõ. Ngoài ra có một cái lu và cái ca để uống nước. Tôi làm thử tất. Sau khi ngắm chán chê thì mới ra ngoài, tôi chụp phong cảnh xung quanh và tự chụp cho mình một số bức hình (bởi vì trong hang không được phép chụp.)




Khi ra ngoài, tôi lại ghé vào bản ở cây số 3 mua chuối và củ sắn. Ông chủ quán, chắc hơi xỉn, bán cho tôi rẻ ơi là rẻ sau khi khen tôi đẹp. Tôi vội trả tiền để bỏ đi trước khi ông ta tìm cách sàm sỡ. Tôi mua tổng cộng 5 ngàn kíp nhưng đưa tờ 10 ngàn, ông ta không chịu mà đòi lấy tờ 5 ngàn bị cháy xém một tí mà tôi nhặt được ở trong wat ở B. Phon Phon.

Khi ra ngoài bản, tôi còn ghé vào một trong những hàng dưa hấu bày dọc theo đường quốc lộ mà mua một quả giá 5 ngàn kíp nữa. Vậy là có đủ lương thực. Tôi trực chỉ hướng nam mà đi dù lúc ấy đã 4h chiều.

Ah quên ở quốc lộ 12, tôi thấy có hai bạn trẻ người Châu Á đạp xe đi từ hướng biên giới Việt Nam vào, không biết họ là người Việt hay người Trung Quốc nữa?

Kỳ sau: Lại về Lào (9): Đạp xe từ Thakhet đến Seno

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét