CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

Lại về Lào (9): Đạp xe từ Thakhet đến Seno

Kỳ trước: Lại về Lào (8): Khám phá hang động ở Thakhet

Ở Thakhet dọc theo đường quốc lộ 13, hai bên đường đầy các hàng quán của người Việt. Bến xe khách của Thakhet cũng nằm trên đoạn quốc lộ 13 này.


Lúc tôi ra khỏi Thakhet thì trời đã chiều nên tôi chỉ đạp xe khoảng 10 cây số thì đến B. Na Don. Rẽ vào một cái wat ngay bên đường thì sư ông bảo không ngủ được. Lúc ấy có một người dân đi ngang qua. Ông ta hỏi tôi đi đâu. Tôi nói tôi đi xe đạp hơn 2 ngàn cây số mới đến được đây. Tôi thấy vị sư xì môi có vẻ không tin. Vị sư ấy phạm vào tội ý niệm rồi đấy. Tôi thấy mình cũng có lỗi vì một câu nói mà đẩy một nhà sư phạm tội ý niệm. Tôi đẩy xe ra hỏi người dân ở ngay trước cổng. Họ bảo tôi vào wat mà ngủ, có cả ông Phó Bản (công an xã). Ông ta cũng bảo tôi ngủ wat được. Một bà còn nói với với vào trong wat chắc ý nói với sư cụ hay sao ấy. Tóm lại dù sư cụ không đồng ý nhưng tất cả dân làng kể cả trưởng xã đều bảo tôi vào wat mà ngủ. Tôi được chỉ vào một nhà sàn khá lớn mà trước đây được dùng làm chính điện. Nay vì lý do an toàn nên tất cả tượng Phật đều được chuyển vào nơi các sư ở và có khóa cổng sắt. Wat mà còn cẩn thận sợ bị mất cắp đến thế thì quả thật là an ninh ở Lào có vấn đề rồi các bạn nhỉ?

Khi tôi vào xin nước sư cụ uống, sư hỏi tôi ngủ ở đâu (tôi biết là nhà sư biết tỏng rồi, vậy mà vẫn hỏi bởi vì tôi dựng trại lâu lắm và lúc ấy mấy chú tiểu thấy cả rồi); lúc ấy ông phó bản đi qua. Sư ông giữ ông ta lại nói chuyện không biết là do lo cho an ninh của tôi hay do “tẽn tò” vì tất cả dân làng đều bảo tôi ngủ ở đó trong khi ông ta thì không.

Tôi cũng không quan tâm mà chỉ lo làm việc của mình. Tôi tắm rửa giặt giũ và phơi luôn trên lan can. Lúc tôi ngồi đọc truyện thì có hai người cùng ông phó bản vào, kiểm kê tài sản của tôi. Họ còn đòi xem hộ chiếu. Về nguyên tắc thì tôi phải trình vì lý do an ninh nhưng tôi ghét quá nên không thèm đưa ra. Họ ghi chép một hồi bằng tiếng Lào rồi đưa tôi xem. Dĩ nhiên là tôi không đọc được rồi. Cái này là phó bản muốn làm vừa lòng nhà sư bởi khi họ đi ra, tôi nghe tiếng họ nói với nhà sư những câu mà trước đó tôi đã nói với sư rồi. Lúc ấy 9h tối, đáng lẽ 7h tối các sư phải ngủ rồi chứ. Sau đó thì tôi mới thấy sư vào đóng cửa lại ngủ.

Tôi ngủ thật ấm và ngon trong lều của mình bên trong nhà sàn dù bên ngoài trời nổi gió ầm ầm. (Nhờ thế vào buổi sáng quần áo của tôi cũng khô hết luôn.)

Dân ở đây cúng dường sớm thật. Mới 6h họ đã làm lễ. Tôi ra chợ ngay trước cổng wat mua thức ăn mang theo. Trước khi đi, tôi ghé lấy nước uống và “tám” với sư một tí.

Chạy xe ra ngoài thì thấy bên phải đường hàng quán khá nhiều. Tôi dừng lại ở quán cuối cùng; đó là quán của một Việt Kiều gốc Hà Nội. Bà ta bảo ở Thakhet có nhiều người Việt nhưng ở bản này, bà ta là người Việt duy nhất. Tuy nhiên con cháu lại không biết một chữ tiếng Việt nào cả. Bà ta cũng hù dọa tôi rằng bọn thanh niên Lào hút thuốc phiện nhiều lắm nên dù đi xe ban ngày trên đường quốc lộ cũng có khi nguy hiểm; bọn họ thấy đi một mình thì có thể tấn công để trấn lột hay làm gì đó,…

Tôi mua gà, cá, nem, cơm, bánh chưng và một cái trứng ngan theo ăn. Tổng cộng 17 ngàn kíp (khoảng hai đô Mỹ) cộng thêm 6 ngàn kíp mua tại chợ buổi sáng, tôi có thức ăn và trái cây ăn cả ngày rồi. Hôm đó tiêu 23 ngàn kíp. Sang rồi đấy nhé!!! Hôm nào ăn ké ở wat tôi xài chưa đến 10 ngàn kíp. Vì thế chỉ với 200 đô Mỹ, xài từ Lào sang Thái rồi lại về Lào, vậy mà xài mãi vẫn chưa hết 200 đô dù đã hơn 1 tháng rưỡi rồi.

Chạy ra khỏi Thakhet chừng 45 cây số thì đến Cô Xê, nơi này người Việt ở khá đông. Có công ty Vilaco (công ty Việt Lào) chuyên sản xuất thạch cao. Dọc hai bên đường quốc lộ là các nhà hàng Cơm Phở của Việt Nam.


Tóm lại quốc lộ 13 ở phía Nam chán phèo: nếu không có bản làng thì hai bên đường toàn là đồng cỏ hoặc ruộng lúa, ruộng mía, nếu không thì là rừng cây; hầu như không có sông suối gì nhiều ngoại trừ mấy con suối chảy bên dưới cầu mà đi xuống đó thì không dễ tí nào; sông Mê kong thì không nằm gần con lộ này.


Khoảng 20 cây số nữa đến Seno thì trời bắt đầu tối. Tôi nhìn hoài không thấy cái wat nào cả trong khi ban ngày thì thấy quá trời. Tôi ghé vào một cây xăng xin nước uống và hỏi thăm thì họ bảo chạy thêm 2 cây số nữa. Đúng là có thiệt nhưng wat tắt đèn tối thui không có nhà sư nào ở cả. Ai mà dám ở???

Tôi lại hỏi thăm, trúng ngay một thanh niên y như xì ke. Một thằng bé 15 tuổi đi ra từ ngôi nhà gần đó. Hai người này cứ săm soi hành lý của tôi và hỏi tôi có gì trong ba lô. Tôi ra dấu bảo là quần áo. Thằng bé nói vào nhà nó ngủ. Đó là căn nhà có lối lên bên trên và bên dưới thì để trống ngoại trừ một cái giường tre. Lúc ấy có một phụ nữ ăn mặc mát mẻ ngồi trên giường nói chuyện điện thoại.

Người phụ nữ ấy cũng là chị gái của thằng bé 15 tuổi và người thanh niên 24 tuổi mà tôi hỏi thăm đường lúc đầu. Ngồi một hồi tôi đoán hai thằng này là tên nghiện. Bọn chúng to nhỏ với nhau và kêu người chị ra một góc nói nhỏ gì đó; chị ta lấy tiền đưa rồi quay lại giường ngồi; khuôn mặt như muốn khóc. Hai thằng này hút thuốc liên tục. Có vài thằng nữa đến bằng xe máy. Bọn chúng to nhỏ ở ngoài sân. Trước đó thì nhóc 15 tuổi cứ theo hỏi tôi mãi là trong giỏ có gì, đi du lịch thì chắc có nhiều tiền lắm đây. Tôi bảo nếu có nhiều tiền thì tôi không đi xe đạp rồi; tôi ăn ngủ trong wat nên không có tiền đâu. Nó nói chắc phải có tiền mua thức ăn chứ. Tôi không trả lời. Thằng nhóc bảo chịu cưới thằng anh nó không. Tôi trả lời luôn không chịu. Nó hỏi tại sao. Tôi bảo tôi lớn tuổi hơn. Nó bảo ở Lào điều đó là bình thường. Thằng anh nó bảo thậm chí ở Lào ở tuổi tôi còn có thể lấy chồng tuổi 15 nữa cơ. Tôi bảo tôi là người Việt không phải người Lào.

Bọn chúng còn gạ gẫm tôi mua xe máy. Chiếc xe Trung Quốc cũ mèm mà đòi bán cho tôi giá 1 ngàn đô Mỹ. Tôi bảo dân Việt không chạy xe Trung Quốc nữa, xe Honda ở Việt Nam rẻ rề thì mắc gì phải chạy xe Trung Quốc.

Thấy tôi có vẻ không “ngon ăn” tí nào nên bọn chúng lại ra sân bàn bạc. Tôi hỏi người chị đường đến wat. Chị ta bảo đi 2 cây nữa thì đến phổn hay phủn gì đó; chả biết đó là cái gì mà sao nghe nhiều người nhắc đến nó. Nhưng dù sao đến nơi ấy chắc cũng an toàn hơn ở một nơi đầy bọn xì ke nên tôi lấy đèn pin ra đội vào đầu và chuẩn bị lên đường.

Thì ra đó là một cái nhà thờ. Bên cạnh là một căn nhà còn sáng đèn treo đầy hình Đức Chúa Jesu và Đức Mẹ Maria; mấy đứa con nít ra vào đọc kinh inh ỏi.

Tôi vào hỏi thăm thì một cô gái có vẻ là cô giáo của bọn trẻ bảo không ở được. tôi hỏi đây là gì, cô ta bảo đây là wat. Tôi bảo wat mà sao không ở được. Bọn con nít lao xao đứng xung quanh để canh me thỉnh thoảng chỏ vào nói vài câu. Chả hiểu con nít ở đâu à quá trời đến thế.

Không hiểu Đạo Thiên chúa đang làm gì trên đất Lào. Họ dạy bọn con nít yêu thương và giúp đỡ người khác ư? Hành động có giống thế không nhỉ?

Tôi nói trời tối, đạp xe đi thì nguy hiểm. Tôi hỏi nếu không ngủ được ở đây thì ngủ ở đâu. Cô giáo nói gì đó với bọn trẻ, thì ra là bảo chúng dẫn tôi ra để khóa cửa lại, chắc sợ tôi chôm chỉa món gì chăng? Tôi tưởng họ chỉ tôi chỗ nào có thể ngủ được hoặc họ khóa cửa để ra về. Nhưng không cả bọn đứng giương mắt lên nhìn và bảo tôi đạp thêm 20 cây nữa đến Seno luôn, ở đó có nhà nghỉ. Bọn con nít thì loi choi lanh chanh nói gì đó mà tôi chả hiểu. Không thể trông cậy gì sự giúp đỡ ở một nơi nhân danh Thiên chúa nên tôi đạp xe ra đi và thấy hơi đắng miệng một tí. Tôi không hiểu họ sẽ truyền đạo như thế nào nếu hành động từ chối giúp đỡ người khác thường xuyên được lặp đi lặp lại trước mặt bọn con nít như thế???

Trong cuộc sống hiện nay, cảnh giác là một điều cần thiết nhưng nếu bạn vì lòng cảnh giác mà từ chối giúp đỡ một người thực sự cần giúp đỡ thì đối với người thường có thể tha thứ được, đằng này lại là một nơi tôn giáo, nơi mà người ta sẽ tìm đến khi cần sự giúp đỡ. Vì sợ mất đi vài món đồ dùng mà từ chối giúp đỡ, sao họ không nghĩ là đến một ngày nào đó họ từ chối luôn cả Đức Mẹ Maria khi Người “giả dạng” người thường sao?

Tôi đi qua một bản khác thì thấy trước cửa nhà một người dân có một cái lều hơi giống cái lều của tôi. Thấy vui một tí vì cũng có người lỡ đường giống mình. Định ghé vào hỏi thăm thì bọn chó đáng ghét sủa ỏm tỏi nên tôi đành bỏ đi luôn.

Sau lưng một cái quán là một khoảng sân có cây me tây, dưới gốc me là một cái chỏng tre; sau đó là một ngôi nhà tường. Một nơi lý tưởng để cắm trại ngủ. Tôi dừng xe và vào gõ cửa hỏi xin cắm trại ngủ dưới gốc me tây. Bà cụ bảo không được và nói đến nhà thờ mà ngủ. Tôi bảo tôi đến rồi nhưng họ không cho ngủ. Lúc ấy ông cụ đi ra, tôi giải thích tình hình. Họ đứng ngần ngừ không biết trả lời sao. Tôi đợi một chút không thấy họ nói năng gì nên tự động lấy lều ra trải.

Ông cụ điện thoại cho ai đó mà tôi đoán là cho công an khu vực. Ông bảo có một du khách đang cắm trại ngủ trước nhà (lạ chưa, tôi nghe ra tiếng Lào luôn đấy!) Ông lão có vẻ tốt bụng hơn bà lão nhiều. Khi tôi hỏi nước rửa mặt thì ông cụ còn lấy chìa khóa mở cửa quán để vào trong bật công tắc đèn cho tôi sử dụng cái lu nước nằm bên ngoài. Tôi cảm ơn cụ và bảo tôi không cần đèn. Cụ tắt đèn, khóa cửa đi ra. Cụ còn bảo tôi ra nhà sau tắm nữa. Tôi bảo sáng hôm sau sẽ tắm còn bây giờ thì mệt quá nên chỉ muốn ngủ.

Buổi sáng họ dậy khá sớm, còn tôi nướng đã rồi mới chịu ra. Tôi lấy quần áo ra và vì trông thấy bà cụ nên lịch sự hỏi lại nhà tắm ở đâu chứ lúc tối ông cụ đã chỉ cho tôi rồi. Bà cụ ngần ngừ một hồi rồi chỉ ra nhà sau nhưng nói không có nước. Tôi cầm quần áo ra. Nước đầy hồ nhưng tôi không muốn nghĩ bà cụ nói xạo mà tôi nghĩ chắc nước này họ dùng cả ngày. Bỏ ý định tắm táp, tôi chỉ rửa mặt đánh răng thôi.

Hơi bất ngờ khi bà lão hỏi tôi bao giờ thì đi, chắc tôi ở đó làm bà luôn cảnh giác sợ tôi chôm món gì chăng?

Thái độ của bà cụ làm tôi không muốn hỏi xin nước uống mà lấy chai ra cho nước lã vào để dành rửa tay bởi tôi định sẽ mua một chai nước khác. Com trai bà từ quán đi ra thấy thế bảo tôi nước ấy không uống được. Anh ta dẫn tôi vào quán chỉ vào bình nước 20 lít và hỏi tôi những câu như đi đâu, đi những đâu,….

Chia tay họ xong, tôi đạp xe đi thì thấy wat bên tay trái, cách nhà họ chừng 100 mét. Đạp xe qua làng bên cạnh thì thấy một bà lão đang cho bánh canh vào bịch. Tôi dừng lại hỏi thì bà bảo 3 ngàn kíp, 5 ngàn kíp, còn mỗi bịch nhỏ thì 2 ngàn kíp. Bánh canh của bà nấu với thịt gà, huyết và cá viên ăn khá ngon. Tôi hỏi mua thêm 2 ngàn cơm nếp.

Lúc tính tiền tôi đưa tờ 10 ngàn; bà thối lại 5 ngàn; tưởng bà không có tiền lẻ, tôi lấy tờ 2 ngàn ra đưa; bà ngạc nhiên; tôi bảo 2 ngàn tiền cơm nếp. Bà nói “lương.” Ở đây họ uống trà Lâm đồng Việt Nam, tôi thấy cả gói trà còn bao bì tiếng Việt nên hỏi họ thì họ bảo trà ngon lắm.

Con đường quốc lộ 13 cũng lên xuống dốc

1 nhận xét:

  1. Bọn Thiên Chúa ở đâu chả thế? Không trông cậy gì được đâu? Bọn chúng như một cái đảng đúng hơn là tôn giáo? Ở VN chúng cũng đáng ghét lắm!

    Trả lờiXóa