CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011

Tôi đi Lào (14): Cấu trúc cơ bản của một Wat (chùa) ở Lào

 Kỳ trước: Trở lại Lào (13): Một ngày ở ngoại ô Vientiane

 Nếu các bạn chỉ đi đến các thành phố lớn hoặc những thành phố du lịch nơi mà những wat thường rất đồ sộ và có vô số các công trình thì các bạn sẽ không nhận ra đâu là cấu trúc cơ bản mà một wat dù lớn hay nhỏ, dù nguy nga hay đơn sơ cũng bắt buộc phải có. Thật sự tôi cũng bị lúng túng không nhận ra tòa nhà nào với tòa nhà nào khi vào những wat dành cho du khách, đặc biệt là những wat có bán vé cửa. Tuy nhiên trong suốt quá trình đạp xe của tôi, thường xuyên đi ngang qua các wat ở các buôn làng xa xôi đến những wat ở các thị trấn lớn; thường xuyên vào xin nước uống, nghỉ mệt hoặc ăn ké ở các wat; tôi ý thức được rằng một wat cơ bản có 5 cấu trúc sau:

Thứ nhất là cổng Wat. Những nơi có diện tích nhỏ thì cổng nằm ngay trước chánh điện (thường cũng cách khoảng vài mét). Có nơi cổng nằm tuốt ngoài đường chính và phải đi 1-2 cây số mới vào đến chính điện. những làng có nhiều lối vào thì sẽ có hiện tượng là các bạn vào chính điện trước rồi đi lòng vòng một hồi mới thấy cổng chùa ở tuốt ngoài đường chính.





Thứ hai là chánh điện. Wat ở Lào khác với những quốc gia khác là chánh điện cũng là nơi chay phòng nghĩa là đó vừa là nơi tụng kinh vừa là nơi các nhà sư vào dùng bữa sáng và bữa trưa (các sư ở Lào không ăn tối.) Một góc chánh điện là nơi để mâm chén dĩa muỗng và là nơi rửa chén luôn. Thật lạ, các bạn nhỉ! Tuy nhiên tôi lại thích phong cách này. Do ngồi ăn trước tượng Phật và dưới sự quan sát của các Phật tử cúng dường đang ngồi bên dưới chờ các sư ăn xong để ăn bữa ăn được ban phước nên sư sãi đều phải chú ý đến mọi cử chỉ và hành động của mình khi ăn.

Thứ ba là một tòa kiến trúc mà tôi không biết gọi tên là gì. Tòa nhà này thường được xây cao hơn chánh điện và được trang hoàng lộng lẫy nên nhìn từ xa trông thật rực rỡ. Tòa nhà hẹp và dài, tóm lại là có hình chữ nhật. Bên trong có tượng Phật và tương tự như ở chánh điện. Tuy nhiên chánh điện thì hầu như luôn mở cửa cho người dân vào lạy Phật, còn tòa nhà thì luôn đóng cửa và chỉ mở cửa để thực hiện các lễ trang trọng mà thôi. Ví dụ lễ quy y (tiếp nhận đệ tử mới).


Thứ tư là tháp trống hay kẻng dùng để báo hiệu giờ dùng bữa hoặc giờ đi khuất thực. Tháp trống trông giống như một cái tháp canh vậy đó. Từ dưới đất theo cầu thang đi lên thì sẽ đến một cái trống mà chỉ có ai phụ trách mới được phép đánh vào trống. Bên trên trống là một cái vòm cao vút lên trên. Thường tháp trống nằm bên phải chính điện nếu đứng từ cổng nhìn vào. Có nơi thay thế tháp trống bằng một mái che có tượng Phật và trống hoặc kẻng thì nằm ngay trước trước tượng.


Thứ năm là toà nhà làm nơi ngủ nghỉ của các nhà sư và chú tiểu. Ở các wat lớn thì có thể có nhiều tòa nhà, sư và các chú tiểu ở riêng ra. Ở các wat nhỏ hơn thì chỉ có một nơi thôi. Thường tòa nhà này, khác với những cấu trúc trên được điêu khắc chạm trỗ rất đẹp và nhiều màu sắc, được xây bằng gỗ và chỉ có màu gỗ thôi, không có chạm trỗ gì cả, màu sắc duy nhất là màu cam của mấy cái áo của sư được phơi trên lan can.

Kỳ sau: Trở lại Lào (15): Qua cầu Hữu nghị (Lao-Thái Friendship Bridge 1)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét