Blog Thích đi bụi ra đời với mục đích truyền can đảm cho người VN, đặc biệt là giới trẻ, để họ dám nghĩ và dám đi. (The establishment of this blog is to spread the courage to young people, especially Vietnamese ones, in order that they dare think and dare go.)
CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY
1. Đối tượng độc giả:1. Những bạn trẻ có máu phiêu lưu thích chu du xứ người trong thời gian dài nhưng với số tiền tối thiểu nhất có thể; 2. Những người có tâm hồn rộng mở, sẳn sàng dẹp cái tôi và quan điểm của mình sang bên để tiếp nhận những quan điểm mới.
2. Quan điểm: Bạn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bạn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bạn sai. Bạn suy nghĩ khác tôi bởi vì tôi và bạn không giống nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.
3. Phương tiện: "Với bát cơm ngàn nhà; Một mình muôn dặm xa; Chốn chốn không phải nhà; Chỗ nào cũng là nhà."
4. Nội dung: Bao gồm nhiều lĩnh vực mà tôi quan tâm 1. Du lịch bụi (Budget Travelling) 2. Sống tối giản (Minimalism) 3. Tái chế và tái sử dụng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuộc sống
Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011
Lại về Lào (10): nói chuyện với anh Thân ở Seno
Seno cách Vientiane 435 cây số. Tại chợ ngay ngã ba Seno có gian hàng bán đồ gia dụng như đinh ốc vít, ống bơm, đồ điện, giày dép,… của anh Thân người gốc Nha Trang nhưng từ khi lấy vợ Huế thì chuyển hộ khẩu về Huế luôn. Anh ta 44 tuổi và có 3 con, hai đứa đầu đang học đại học ở Huế. Anh ta cũng sử dụng mộc 30 ngày và đã kiếm sống ở Lào 20 năm rồi. Các gian hàng bán đồ tương tự như thế trong khu chợ này thì 18/20 gian là của người nhà anh ta cả. Anh ta dẫn dắt họ sang Lào làm ăn.
Lý do tôi quen biết với anh Thân là tôi vào chợ tìm nơi đổi tiền. Đầu tiên tôi nghe ai đó nói tiếng Việt trong một tiệm vàng nên dựng lại và hỏi bằng tiếng Việt rằng nơi đây có đổi từ tiền Việt sang tiền kíp không. Người phụ nữ, chắc là việt kiều nói rằng bà ta không biết đổi thế nào và chỉ tôi sang gian hàng đối diện tiệm vàng của bà ta. Đó là tiệm vàng của anh Thân. Tôi sau khi đổi tiền thì ở đó nói chuyện đến gần 2 tiếng đồng hồ. Qua đó một số thắc mắc của tôi đã được giải đáp.
Khi tôi hỏi về cuộc sống của người Việt tại Lào thì anh ta bảo có 30% người Việt làm ăn được và họ sống khá thoải mái kể cả ở Lào lẫn ở Việt Nam. Đa phần những người này mang theo vợ và con nhỏ (con lớn thì cho về Việt Nam học.) Anh ta bảo số còn lại thì bỏ chồng bỏ vợ sang đây một mình, sau đó cáp lại với nhau, thường họ không gầy dựng được gì; có người thì sang đây mới gặp và kết hôn; có người sang đây làm những nghề không lương thiện, ra đường ăn mặc hở hang, dân Lào ghét nên họ nói xấu; anh ta nghe hiểu hết nên cảm thấy nhức óc vô cùng bởi vì dù gì thì mình cũng là người Việt.
Khi tôi than phiền rằng người Lào ở phía Nam không thân thiện bằng người Lào ở phía Bắc. Anh ta bảo cái đó là do mình cả. Người Lào bản chất rất tốt. Trước đây, họ tin tưởng nên mở cửa đón người Việt, người Trung quốc vào ở. Những người này cho họ ăn uống gì đó nên họ ngủ say, nửa đêm mở cửa dọn sạch ti vi, xe máy. Vì thế họ đâm ra nghi ngờ người lạ.
Thái độ người Lào thay đổi chỉ khoảng 10 năm trở lại đây (du lịch Lào cũng phát triển chừng 10 năm nay thôi) khi lòng tốt của họ bị lợi dụng mãi. Rất nhiều chiêu lừa lọc mà người Việt và người Trung Quốc mang sang áp dụng với họ.
Khi tôi kể chuyện sư ông ở wat cách Thakhet 10 cây số về phía Nam thì anh Thân bảo do họ sợ nếu có gì xấu xảy ra thì wat của họ bị mất uy tín. Vì thế mà anh ta bảo xin vào nhà Phó Bản (công an xã) ngủ hoặc đến trình với Phó Bản rồi Phó Bản sẽ dẫn vào chùa cho ngủ; như thế thì họ yên tậm hơn. Hèn chi ở một số nơi khi tôi hỏi họ ngủ ở đâu, họ nói gì đó giống như Phó Bản nhưng lúc ấy tôi có hiểu đâu.
Anh Thân bảo người Lào hiện giờ còn trọng người Việt ở phía Nam một tí (họ gọi là Vietnam Tày), nghĩa là từ Quảng Bình đổ vào, còn từ Quảng Bình đổ ra thì họ ghét. Đa số dân sang làm gái toàn là từ Quảng Bình. Ngay cả anh ta đi du lịch ở Việt Nam cũng chỉ dám đi đến Quảng Bình thôi. Từ đó đổ ra dân dữ dằn và sống vì đồng tiền quá. Ví dụ, anh ta vào múc một xô nước dưới ao lên tưới vào xe cho bớt nóng, bà cụ chủ nhà 70 tuổi đòi 20 chục ngàn. Anh ta ngạc nhiên thì bà bảo ở phía bắc này không có gì là miễn phí hết con ơi. Anh ta dừng xe trên đường quốc lộ để kiểm tra bánh thì xuất hiện hai thằng cầm gạch trong tay bảo ta đưa 50 ngàn vì đậu xe trước cửa nhà chúng (tôi nhớ chị Việt Kiều ở Thái bảo tôi rằng dân Việt Nam dữ dằn quá, đứng đợi trước cửa nhà họ cũng đòi tiền, không đưa thì xắn áo xắn quần chửi bới ỏm tỏi; ngoài ra mấy du khách nước ngoài cũng bảo ở Việt Nam cái gì cũng phải xì tiền ra cả.) Tôi đảm bảo họ đang nói về các tỉnh phía Bắc này đấy.
Khi tôi hỏi là sao người Lào thích lấy vợ Việt. Anh Thân nói có nhiều lý do nhưng có ba lý do chính sau đây:
Thứ nhất là Lào theo mẫu hệ. Đàn ông cưới xong thì khăn gói về nhà vợ. Khi hai vợ chồng gây nhau thì đàn ông luôn bị phó bản xử là có lỗi. Vợ chồng gây nhau, mời phó bản đến giải quyết, phải trả tiền cho họ ăn nhậu hoặc tiền xử án nữa chứ. Vợ luôn được xử có lợi. Ngoài ra khi họ ly dị thì đàn ông luôn bị thiệt; tất cả tài sản thuộc về vợ, họ phải xách đích tay không ra khỏi nhà vợ (do họ ở bên vợ mà.)
Thứ hai là người Việt chăm chỉ tiết kiệm, chẳng những biết cách kiếm tiền mà còn ăn tiêu dè sẻn. Người Lào thì có bao nhiêu xài bấy nhiêu.
Thứ ba là vợ Việt trọng chồng, cơm nâng nước rót. Chồng đi làm về thì vợ nấu cơm chờ sẳn. Chứ lấy vợ Lào thì nó chỉ nấu cho cục cơm nếp treo trên chõ rồi đi chơi mất. Chồng đi làm về tự nấu hoặc từ tìm thức ăn mà ăn.
Khi tôi hỏi về việc hải quan Việt ăn hối lộ ở cửa khẩu, anh Thân bảo tùy người; họ nhìn mặt mà bắt hình dong chứ họ có ăn được của anh ta đâu. Lúc trước họ cũng đòi anh ta đưa 50 ngàn. Anh ta bảo tôi có phạm lỗi, mấy anh phạt thì tôi cam chịu, dù phạt 50 ngàn hay 500 ngàn hay 5 triệu, tôi cũng đưa nhưng các anh làm ơn ghi giùm cái biên nhận là các anh phạt lỗi gì và ký tên mấy anh vào. Vậy là họ khoác tay bảo anh ta đi qua, kẻo anh ta cứ lằng nhằng ở đó thì họ không ăn được tiền của người tiếp theo.
Khi tôi hỏi anh ta về việc công an Lào ăn hối lộ dữ quá. Anh ta bảo tùy người mà họ ăn. Anh ta buôn bán ở chợ mấy chục năm, họ biết cả rồi nên không làm khó dễ nhưng anh ta cũng thừa nhận là tùy địa phương, có nơi dễ có nơi khó, chứ ở Seno nếu không làm gì phạm pháp hay không hành nghề đen tối thì không ai bảo đưa hối lộ cả.
Khi tôi hỏi anh ta về việc một số người không muốn thừa nhận mình là người Việt. Anh ta bảo lúc anh mới sang Lào, bọn Việt kiều ở Lào khinh khi lắm; họ bảo nghèo khổ mới sang Lào kiếm ăn. Anh ta tự ái nên khi đi đám tiệc có đông bọn họ thì nói với họ rằng chúng tôi khi dễ các bác mới đúng chứ sao các bác lại khi dễ chúng tôi. Các bác bỏ xứ đi làm giàu cho thiên hạ, còn chúng tôi đi là để xây dựng quê hương (có thể anh ta nói đúng bởi vì bọn họ sang Lào làm ăn nhưng toàn gửi tiền về Việt Nam cả.)
Anh ta nói đến bây giờ những người ấy vẫn còn sống nên có lần anh ta mời họ về nhà anh ta ở Việt Nam chơi. Sau đó anh ta nói với họ rằng: lúc trước tôi mới sang, các bác khi dễ, bây giờ xem cơ ngơi của tôi ở Việt Nam như thế này, các bác ở Lào có sánh bằng không? Bọn họ im lặng không nói gì cả. Tôi bảo anh ta nhẽ ra phải cám ơn họ bởi vì nhờ họ khi dễ mà anh ta quyết chí làm giàu để “phục thù” đấy mà. Anh ta cười khà khà bảo rằng chí lý.
Người Việt ở Lào vẫn còn thói quen ôm tiền đi đi về về. Họ mang tiền kíp đến biên giới thì đổi sang tiền Việt. Tôi hỏi sao không sử dụng ngân hàng Lào-Việt để chuyển tiền cho an toàn. Anh ta bảo có nhiều tiền như những công ty làm ăn lớn đâu. Mà cũng có gì là nguy hiểm đâu, cứ 6h sáng đi đến chiều là vể đến nhà rồi, dùng ngân hàng làm gì cho rắc rối (tôi đế thêm: và cho thêm đủ thứ phí linh tinh.) Anh ta chỉ tiệm vàng ở gần đó và bảo đây là nơi chuyển tiền của người Lào tại Thái. Họ chỉ cần điện thoại cho người thân thì 15 phút sau, người thân họ có thể đến tiệm vàng này lấy tiền rồi. Tiệm vàng này có chức năng của Western Union. Anh ta bảo Việt Nam chưa có kiểu chuyển tiền như thế. Các bạn có muốn kinh doanh không? Chỉ cần có hai tiệm: một tiệm ở Lào, một tiệm ở Huế (ví dụ). Người Việt đến tiệm ở Lào gửi tiền. Tiệm Lào điện thoại cho tiệm ở Huế; vậy là người thân họ ở Huế có thể ra tiệm ở Huế nhận tiền rồi. Các tiệm ăn phí trung chuyển mà tôi đảm bảo là rẻ hơn ngân hàng hay dịch vụ chuyển tiền Western Union nhiều.
Do tôi có mang theo gần 2 triệu tiền Việt nên nhờ anh Thân đổi giùm 200 ngàn kíp. Anh ta ra hỏi đứa cháu tỷ giá rồi bảo rằng 200 ngàn kíp tương đương 540 ngàn đồng, nghĩa là tỷ giá 27. Anh ta bảo tỷ giá lên chứ trước đó chỉ có 25 hay 26 thôi. Anh ta bảo gần Tết tỷ giá chỉ còn khoảng 24 thôi. Dù tỷ giá là 27 thì vẫn còn rẻ chán so với việc dùng thẻ ATM để rút, cộng hết chi phí thì tỷ giá lên đến 31 hoặc 32 lận đó.
Do đó khi các bạn đi du lịch sang Lào thì mang theo tiền Việt đổi ở biên giới; sau đó nếu cần thêm thì tìm tiệm hay quán của người Việt đổi, cho dù họ có lấy cao hơn một tí so với ở biên giới thì vẫn rẻ chán so với phí rút tiền bằng thẻ ATM. Ngoài ra bạn có thể đổi sang đô Mỹ hoặc Euro rồi mang theo sử dụng. Dù mất hai lần tiền chuyển đổi thì vẫn rẻ hơn so với phí ngân hàng đấy.
Anh Thân cũng là một người có "có máu du mục" và anh ta cũng đã đi được một số nước trong khu vực rồi. Vì thế khi thấy tôi "lang thang" như thế, anh ta mới vui vẻ ngồi "tám" với tôi gần 2 tiếng đồng hồ, bỏ cả ăn cơm trưa. Lý do tôi biết anh Thân là vì tôi vào chợ Seno tìm nơi đổi tiền đồng sang kíp. Tôi ghé một tiệm vàng vì nghe ai đó nói tiếng Việt ở đó nhưng hình như chị chủ tiệm vàng này là Việt Kiều chứ không phải người Việt. Chị ta bảo rằng mình không biết đổi như thế nào nên chỉ tôi qua tiệm của anh Thân ở ngay đối diện.
Theo tôi nhận thấy thì một trong những lý do mà anh Thân khá giả là có thời anh ta chở gỗ lậu (đây là công việc mà tôi không bao giờ ủng hộ Thư gửi những người đang hành nghề "nhất phá sơn lâm" tại Lào) và từng bị lật xe ở Pakse nên vợ bắt ở nhà bán hàng luôn.Anh ta khoe là mua xe máy cho con mỗi chiếc tương đương 40-50 triệu đồng, mua máy tính, xây nhà cửa cho bà con họ hàng, đủ cả. Nhưng anh ta sẽ phải "trả nợ" cho 7 tỷ người đang sống trên Trái Đất này mà môi trường bị anh ta góp phần phá hủy như thế nào các bạn nhỉ?
Kỳ sau: Lại về Lào (11): Đạp xe từ Seno đến Pakse
Chị à, đọc blod của chị thấy mê quá à. Sau này em cũng muốn đi lang bạt như chị lắm, đi cho thấy cuộc đời đơn giản và bản thân mạnh mẽ thế nào,có điều không biết sau này em có tự chủ thời gian được không.
Trả lờiXóaCó gì đâu, nếu muốn là làm được thôi. Quan trọng là cái "muốn" của bạn mạnh đến mức nào,và bạn có dám hy sinh những cái khác để thực hiện nó không.
Trả lờiXóatâm đắt với bạn Dung quá, quan trọng là chúng ta có (thực sự) muốn hay ko,
Xóatớ từng chạy xe máy từ D.nẵng sang Savanakhet, rồi đến Viên, nhiều bạn khi nghe thì mắt tròn mắt dẹt :)
Phần này hay quá bạn ơi :))
Trả lờiXóaCảm ơn bạn, mình cũng thích thú với những thông tin được cung cấp này vì thế mới quyết định viết thành một bài riêng để chia sẻ với mọi người đấy!!!
Trả lờiXóaEm bị những bài viết của chị mê hoặc rồi
Trả lờiXóaHehehe
Xóachị ơi, hè này e sang Lào lần đầu tiên nên e tính k mua lều bạt mà chỉ thuê thôi. theo chị em nên thuê lều ở Lào hay ở Hà Nội vậy?
Trả lờiXóa