Blog Thích đi bụi ra đời với mục đích truyền can đảm cho người VN, đặc biệt là giới trẻ, để họ dám nghĩ và dám đi. (The establishment of this blog is to spread the courage to young people, especially Vietnamese ones, in order that they dare think and dare go.)
CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY
1. Đối tượng độc giả:1. Những bạn trẻ có máu phiêu lưu thích chu du xứ người trong thời gian dài nhưng với số tiền tối thiểu nhất có thể; 2. Những người có tâm hồn rộng mở, sẳn sàng dẹp cái tôi và quan điểm của mình sang bên để tiếp nhận những quan điểm mới.
2. Quan điểm: Bạn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bạn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bạn sai. Bạn suy nghĩ khác tôi bởi vì tôi và bạn không giống nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.
3. Phương tiện: "Với bát cơm ngàn nhà; Một mình muôn dặm xa; Chốn chốn không phải nhà; Chỗ nào cũng là nhà."
4. Nội dung: Bao gồm nhiều lĩnh vực mà tôi quan tâm 1. Du lịch bụi (Budget Travelling) 2. Sống tối giản (Minimalism) 3. Tái chế và tái sử dụng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuộc sống
Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011
Khi chúng ta dạy cho chúng biết yêu thương thì chúng ta lại quên dạy chúng đặt tình yêu thương cho đúng chỗ. Vì thế khi ra ngoài cuộc sống mà yêu thương đúng người xấu thì chúng sẽ cảm thấy mình bị lợi dụng, bị lừa dối. Có thể chúng trở nên những người lạnh lùng vô cảm, thờ ơ, ích kỷ bởi chúng nghi ngờ tất cả mọi người.
Do đó có bạn đã cay đắng mà viết rằng: “sống là phải cho đi nhưng sau khi cho đi tất cả thì ta nhận thấy thật khó mà đòi lại.” Quan trọng là có cho đúng người hay không?
Tóm lại, ý tôi muốn nói là khi dạy con mình sống là phải biết yêu thương, chúng ta cần dạy cho chúng cách phân biệt người xấu người tốt. Vì sao? Để chúng có quyền lựa chọn khi giúp đỡ; nếu không sau khi yêu thương giúp đỡ người xấu một cách vô tội vạ, chúng sẽ thấy bị tổn thương, rồi có thể quay về cực ngược với sự yêu thương.
Khi chúng ta dạy con mình “nhặt của rơi, trả lại cho người bị mất” thì chúng ta quên dạy cho chúng cách phân biệt ai là người thực sự đánh rơi của và ai là người giả vờ.
Khi chúng ta dạy con mình rằng “lao động là vinh quang” thì chúng ta quên dạy cho chúng phân biệt lao động chân chính và không chân chính.
Khi chúng ta dạy con mình rằng “lá lành đùm lá rách” thì chúng ta quên dạy chúng phân biệt đâu là là rách thực sự, đâu là lá rách giả vờ.
Khi chúng ta dạy con mình rằng “thật thà là cha quỷ quái” thì chúng ta quên dạy chúng khi nào nói thật là đúng và khi nào nói thật là có thể lấy đi mạng sống của một người tốt.
Khi chúng ta dạy con mình rằng “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” thì chúng ta quên dạy chúng phân biệt khi nào roi vọt là do yêu, khi nào roi vọt là do giận cá chém thớt; khi nào ngọt bùi là yêu, khi nào ngọt bùi là ghét.
Tóm lại, tất cả những gì mà chúng ta quên dạy con mình, xã hội ngày nay gọi là “kỹ năng sống” trong đó đặc biệt là kỹ năng phân tích sự kiện và kỹ năng giải quyết vấn đề. Vì thế mà có chuyện có người trẻ luôn miệng bảo bố mẹ mình là cổ hũ, lạc hậu, không theo kịp thời đại. Lý do ư? Những gì chúng ta dạy chúng là không sai nhưng chúng ta không dạy cho chúng những kỹ năng sống đi kèm với những điều ấy. Để dạy được những kỹ năng sống ấy thì bố mẹ phải là những người đi sát thời đại và bản thân phải được học về chúng trước (có thể học qua người khác hoặc qua kinh nghiệm sống của chính mình) nhưng không phải bố mẹ nào cũng làm được điều này nên có đứa con xem họ như là “khắc tinh” thay vì là bạn bè của chúng.
Những điều tôi viết ở trên có thể không đúng với nhiều người nhưng ít ra cũng đúng với vài người đấy các bạn nhỉ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét