CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

Kinh nghiệm giấu tiền của tôi.


Cái này không bắt buộc mọi người làm theo nha. Tôi chỉ kể ra để cho mọi người tham khảo mà thôi.

Theo trí nhớ của tôi thì tôi chưa bị mất tiền bao giờ (dù thỉnh thoảng có bị người bán chém) ngoại trừ duy nhất một lần ở Bhutan. Do lần đó tôi bất cẩn nên để bị chôm cái ví tiền nhỏ có giá trị tương đương vài chục ngàn tiền Việt để sử dụng trong ngày hôm đó (Hí hí hí cái này chắc bù cho cái tội chuồn vào Bhutan bất hợp pháp đây này!)


(Ờ mà sẳn nhắc đến Bhutan nên tôi kể luôn cho mọi người nghe chuyện này vui lắm nè! Lúc từ Bhutan quay lại Ấn độ, ngay chỗ biên giới, tôi thấy có một nhóm phụ nữ Bhutan đang lựa đồ trong tiệm. Do tính bà tám nên tôi cũng sáp tới xem họ lựa cái gì. Trùi, họ đang lựa đồ lưu niệm, mấy cái túi nhỏ nhỏ tương tợ túi thổ cẩm và có chữ Bhutan trên đó. Họ mua với số lượng lớn. Mấy cái này sản xuất ở Ấn độ giá rẻ rề, họ mua lại đem về thủ đô Thimpu bán cho du khách giá mắc hơn nhiều. Hahahahaha mắc cười quá, tôi cũng ráng bon chen mua 2 cái, 1 cái lớn 1 cái nhỏ (mua lẻ nhưng do mua chung với mấy người Bhutan nên người bán hàng người Ấn bán tôi với giá sĩ đã bán cho họ), cái lớn tôi tặng cho host Ấn độ của tôi chỗ biên giới, còn cái nhỏ tôi lấy tiền xu Ấn cho vào treo lủng lẳng trên dây kéo túi xách. Đi một vòng nhìn lại chỉ còn cái tòn tèn còn cái túi rơi đâu mất, mất luôn cả tiền xu (vậy là mất tiền lần 2). Đúng là đồ dỏm, nhìn cũng chắc chắc, cũng đẹp ghê, vậy mà đi có 1 vòng rớt mất tiêu. Vậy đó, bà con nào đi Bhutan mua đồ lưu niệm coi chừng mua trúng hàng made in India đó nha!) 

Kể chuyện xong rồi, thôi quay lại vấn đề giấu tiền đi nha mọi người!
 
Tôi có ba chỗ giấu tiền sau đây:
-   
 
Thứ nhất là cái túi bao tử nơi tôi để hộ chiếu, tiền đô Mỹ, tiền Euro, tiền bản địa có giá trị lớn, thẻ ngân hàng, CMND, vài tấm hình thẻ, 1-2 bản photo trang đầu hộ chiếu và CMND. Những cái này tôi đều để vào các túi ny lông mỏng, gấp lại gọn gàng, phòng khi trời mưa hay mồ hôi, hơi ẩm làm chúng bị ướt. Hộ chiếu cho vào 1 bao riêng, tiền đô Mỹ và Euro cho vào 1 bao riêng, CMND và thẻ visa cho vào một bao riêng, hình thẻ cho vào một bao riêng. Tất cả cho vào túi bao tử loại mỏng đeo sát vào da, chứ không phải loại túi có nhiều ngăn đeo như đeo giỏ thời trang đâu nha mọi người. Xem hình minh họa cho loại túi đeo sát người nè!

Lưu ý khi mua túi này nhớ chọn loại có dây đeo mềm nha mọi người, bởi vì nó tiếp xúc trực tiếp với da nên nếu dây cứng quá (loại dây dùng cho ba lô) thì dễ gây dị ứng và ngứa ngáy lắm. Có người gợi ý là chọn loại túi may bằng vải cotton thì tốt hơn vì vừa mềm vừa thấm mồ hôi. Tuy nhiên dây phải chắc không dễ đứt bất đắc kì tử, túi mà đứt dây rớt xuống đất thì nguy to nha. Túi của tôi dây mềm có độ thun co giãn, và để tăng độ chắc chắn tôi lấy kim chỉ may hai đầu dây cho dính thật chắc vào túi. Và trong quá trình sử dụng, thỉnh thoảng tôi sờ xem túi còn hay không. Do dây bằng thun nên sau một thời gian thì thun giãn. Lúc đó tôi lấy kim chỉ may cho dây ngắn lại bớt.
Túi bao tử này đeo ngang bụng, sau đó phủ áo thun lên, rồi phủ áo khoác ra ngoài. Tuy nhiên sau một thời gian tôi thấy túi có vẻ cồm cộm làm bụng phình phình giống có bầu, nhìn hơi bất thường (vì người địa phương quan tâm sẽ hỏi bạn đó có phải là bụng bầu không để họ chăm sóc bạn kỹ ấy mà, chẳng lẽ nói có, mà nếu nói không, họ lại hỏi đó là gì, mắc công giải thích dài dòng). Vậy là tôi kéo dây đeo dài ra một tí rồi thay vì đeo ngang bụng thì tôi đeo ngang lưng quần. Mỗi khi đạp xe thì tôi để túi ở khoảng giữa lưng quần bằng dây thun (tôi mặc quần bằng dây thun cho thoải mái).Như thế có lưng quần giữ túi lại, nhìn đỡ cộm bụng, vì để ở bên trong lưng quần thì nếu có cộm người ta cũng chỉ tưởng là do bụng nhiều mỡ mà thôi. Ngoài ra để ở vị trí này thì thẻ visa và CMND không bị cong hay gãy. Khi mặc quần lưng thun rộng rộng thì nhìn không ai biết đâu. Cách này an toàn hơn vì được che đến 3 lớp: lớp quần, lớp áo thun và lớp áo khoác. Vậy đó. Ít ai biết tôi cất tiền ở vị trí này. Mỗi khi lấy ra cũng tiện. Cứ lần tay vào lưng quần, kéo túi ra ngoài rồi mở khóa để lấy đồ (dĩ nhiên phải kiếm chỗ khuất người mà làm), sau đó thì khóa dây kéo lại, cho trở vô lưng quần. Nhớ nè mọi người, mỗi khi ngồi thì đẩy túi xuống chỗ bọng đái, khoảng bụng giữa lưng quần và đáy quần đó nha mọi người. Để ngay lưng quần, ngồi cấn là gãy thẻ đấy!

-      Chỗ thứ hai là tôi cho những tờ tiền bản địa có giá trị hơi lớn lớn hoặc tất cả tiền không dùng trong ngày cùng 1-2 bản photo hộ chiếu/CMND vào một túi ny lông (nên dùng túi ny lông có màu đen hoặc màu tối để lỡ có ai thấy cũng không biết đó là túi gì) rồi cho vào ba lô ngày. Ba lô này không lớn quá cũng không nhỏ quá. Là nơi bạn để những thứ lặt vặt tiện dùng ngay như máy ảnh, pin sơ cua, giấy vệ sinh, vài miếng băng vệ sinh, tăm xỉa răng, gương nhỏ, sổ tay, viết bi, bản đồ, chai nước…. Tôi để túi ni lông tiền ở đáy hoặc cất vào trong túi nhỏ nằm bên trong ba lô. Tiền này để phòng khi cần mua gì đó hơi mắc xíu thì có thể lấy ra để trả, không cần phải lôi túi bao tử ra. Nhưng mà cũng hiếm khi tôi dùng đến tiền này lắm. Hoặc nếu có bị trấn lột thì lấy cái này ra đưa.

-      Chỗ cất tiền thứ ba là một cái ví tiền nhỏ trong lòng bàn tay, đựng khoảng vài chục ngàn lẻ và tiền xu để mua thức ăn hằng ngày. Ví nhỏ này thì tôi cho vào túi trước của áo khoác. Có khi số tiền này sử dụng đến mấy ngày cũng không hết luôn đó. Khi nào ví này gần hết thì tôi lấy tiền trong chỗ thứ hai ra chêm vào.

Tôi hay mua hàng ở lề đường lắm nên tôi thích xài tiền lẻ, bởi đưa tiền chẳn chờ thối rất lâu (thường họ không có sẳn tiền thối nên phải chờ họ đi đổi), ngoài ra xài tiền chẳn làm cho người khác có cảm tưởng là mình có rất nhiều tiền. Nên mỗi khi có cơ hội là tôi đổi tiền chẳn ra tiền lẻ để sử dụng dần. Có nhiều cách đổi tiền lắm, có thể tìm cửa hàng, nhà hàng hay siêu thị, vào mua gì đó rồi đưa tiền chẳn cho họ thối, thậm chí có khi vào ngân hàng đổi cũng được.

Với ba chỗ giấu tiền này thì tôi luôn kè kè bên mình, thậm chí là lúc đi ngủ cũng kè theo. Nếu ở dorm hay ở nhà dân, mỗi khi đi tắm thì mang theo ba lô nhỏ, cho hết tất tần tật vào đó, đem theo vào nhà tắm. Nếu ở nhà dân thấy an toàn thì có thể cho túi ny long và ví vào ba lô nhỏ rồi dùng ống khóa nhỏ khóa dây kéo lại. Nếu thấy an toàn và muốn thoải mái khi ngủ thì cho hết vào ba lô nhỏ, khóa dây kéo lại rồi để bên cạnh khi ngủ. 
 Lưu ý: để khóa được dây kéo ba lô thì khi mua ba lô cần chọn loại có hai đầu dây kéo như thế này thì mới khóa được.


Khi ở nhà dân hay nhà trọ, nếu thấy an toàn và không muốn mang túi bao tử ra đường thì cho vào chung chỗ đựng laptop, khóa ba lô lại, rồi xích luôn ba lô vào thanh giường. Túm lại mỗi người tự quyết định sự an toàn của mình và tìm hành động thích hợp cho từng tình huống. Nếu sơ suất, mất ráng chịu hehehehehe. À nói đến đây mới nhớ nha. Có lần tôi ở ké một trường học. Hôm đó trường tổ chức lễ hội gì đó, tôi mặc áo dài truyền thống VN để chụp hình cùng họ. Tôi để cái ba lô nhỏ có túi tiền ny lông ở trong 1 phòng nữ sinh rồi cầm máy ảnh ra ngoài chụp hình cùng mọi người (vì lúc đó mà mang theo túi thì thấy ngại, mà tôi cũng ở đó mấy ngày rồi). Lúc quay lại lấy túi thì mấy ngàn rupees biến mất. Tôi méc “người lớn”. Mọi người lục tung khu nữ sinh lên, cuối cùng phát hiện cái con bé có vẻ hiền lành dễ thương nhất lại là đứa lấy tiền của tôi. Thật là bất ngờ!

Vậy mới nói, chỉ cần sơ suất 1 tí hay sĩ diện 1 tí là mất tiền, đã vậy còn làm phiền người khác phải mang tội ăn cắp và vô số người tham gia tìm tiền giúp mình nữa. Cẩn trọng là tốt nhất, không gây phiền cho mình và cho người khác!

À quên, mỗi khi lấy túi bao tử ra vào thì tốt nhất đừng để cho người địa phương nhìn thấy, vì nếu thấy thì họ sẽ hỏi, nếu họ hỏi mình không nói, họ càng nghi, nếu thấy tiền họ nảy lòng tham. Không thấy thì không tham, thấy mới tham. Thường người dân địa phương ít thấy tiền của tôi lắm, họ chỉ thấy vài tờ tiền lẻ mà tôi để trong ví nhỏ để tiêu hằng ngày thôi. Nếu buộc phải dùng tiền trong túi ny lông thì chớ có lấy nguyên xấp tiền ra đếm đếm trước mặt họ nha. Thường tiền tôi để ngăn nắp theo giá trị từ lớn đến nhỏ, cho nên mỗi khi cần bao nhiêu thì tôi thò tay vào túi và rút nhanh ra số tiền cần, nên người dân cũng ít thấy túi tiền tôi lắm, chỉ thấy tôi rút ra 1 hay vài tờ đưa cho họ thôi.
Vậy đó, hễ thấy mới tham, không thấy thì không tham.

Ngoài ra người dân vì tò mò chứ có khi không phải là có ý xấu hỏi tôi rằng: tôi đi bụi như thế này thì có nhiều tiền không? Và tiền tôi cất như thế nào? Có khi họ hỏi vì họ lo mình bị mất cắp chứ không phải do họ tham. Thường như vậy tôi bảo họ là tôi không có nhiều tiền đâu, tiền tôi để trong tài khoản ngân hàng chứ không mang theo nhiều tiền mặt. Khi nào cần thì tôi dùng thẻ rút. Và họ tin điều đó vì họ thấy tôi không có nhiều tiền mặt.

Nói thiệt chứ dùng thẻ rút chịu phí ngân hàng đau thắt ruột nên tôi vẫn thích mang theo tiền đô Mỹ để đổi. Vì thẻ của tôi là thẻ visa prepaid, không phải ATM nào cũng cho rút tiền từ thẻ này và rút tiền như vậy dễ có nguy cơ bị nuốt thẻ (dù tôi chưa bị nuốt thẻ bao giờ). Do vậy tôi cũng hạn chế rút tiền từ ATM lắm. Có thể mua vé máy bay trên mạng bằng thẻ. Đem theo chừng 2-3 ngàn đô Mỹ tiền mặt để dành đổi ra xài từ từ. 2-3 ngàn đô mà xài mấy năm luôn cũng chưa hết nữa đấy nha!

Nếu rút tiền từ ATM thì nên đến ATM của ngân hàng trong giờ làm việc, như vậy an toàn hơn và nếu bị nuốt thẻ thì vào thẳng ngân hàng nhờ giúp đỡ liền.

Tôi đi mấy năm chỉ có 1 cái thẻ visa duy nhất, không có cả thẻ sơ cua, vậy mà chẳng gặp vấn đề gì cả, có lẽ do quá ít sử dụng (ít đến nỗi mỗi khi dùng thì phải mất thời gian suy nghĩ xem mật mã là gì nữa kìa). Còn tiền đô và Euro thì đổi ở thành phố lớn và vào thời điểm giá cao, thường mỗi lần tôi chỉ đổi 50-100-200 đô thôi, mỗi khi giá cao và ở lâu lâu thì đổi 300-400 đô rồi xài hoài hổng hết.

Khi đi bụi nhiều năm thì mọi người nên học cách sử dụng on-line banking nhe! Học cách dùng cho thuần thục rồi hãy đi. Với on-line banking thì mình có một tài khoản riêng biệt với tài khoản thẻ. Mình trữ tiền trong tài khoản này, chỉ để một ít trong tài khoản thẻ phòng khi cần đột xuất. Mỗi khi cần thì vào trang online của ngân hàng, đăng nhập vào rồi chuyển số tiền mình cần dùng từ tài khoản online sang tài khoản thẻ. Cách này ích lợi ở chỗ:

-      - Nếu thẻ có bị hacked thì chỉ bị mất số tiền đang có trong thẻ mà thôi (thường chỉ để khoảng 100-200 đô trong thẻ này thôi). Số tiền trong tài khoản online vẫn còn nguyên.

-     - Số tiền trong tài khoản online có thể chuyển sang dạng tiết kiệm để hưởng lãi suất 12 tháng 6 tháng 3 tháng. Tự mình làm trên mạng được hết. Nếu chưa đến hạn mà mình cần thì tự mình lên mạng làm thủ tục tất toán tài khoản tiền gửi rồi chuyển trở lại vào tài khoản online để sử dụng.

-     - Nếu chưa cần thì mình có thể chọn chế độ tái gửi tiền gốc mỗi khi đến hạn và chuyển tiền lãi vào tài khoản online.

-      - Tóm lại, sử dụng on-line banking thì mình tự do trong việc tự tạo tài khoản tiền gửi, tự chuyển tiền qua thẻ để dùng. Online banking an toàn ở chỗ mỗi khi cần chuyển tiền sang thẻ thì mình cần phải có mã số từ token. Token này do mình giữ. Khi đến ngân hàng mở tài khoản online thì ngân hàng bán cho mình cái token này luôn, giá 200-300 ngàn đồng gì đó, và xài đến khi nào hết pin thì đến ngân hàng mua cái khác. Do tôi ít xài nên xài hoài vẫn chưa hết pin.

-      Lưu ý là trước khi đi phải mở tài khoản online trước vài tháng, chuyển tiền qua lại, sử dụng nhuần nhuyễn, có thắc mắc gì thì hỏi ngân hàng liền để họ tư vấn. Ngoài ra nên nhờ họ mở tài khoản tiền ngoại tệ như đô Mỹ hay Euro để nếu lỡ xin được việc làm gì đó ở nước ngoài thì họ có chỗ mà trả lương cho mình nữa chứ hihihihihihihi. Tài khoản ngoại tệ này cũng là on-line banking luôn đó. Nói vậy chớ, thích được trả tiền mặt hơn. Vì chuyển qua chuyển lại giữa các ngân hàng tốn phí bộn luôn. Nhưng mà kệ, cứ mở sẳn để đó cho có mà yên tâm đi nha mọi người!

-      Đối với thẻ ATM visa hay thẻ master gì đó cần xem thời gian sử dụng thẻ nha! Xem đó là 3 năm 5 năm hay gì đó năm để chưa đi được mấy ngày phải quay về vì thẻ hết hạn không dùng được. Thẻ hết hạn sử dụng cũng nhớ mang theo 1 cái để phòng khi bị trấn lột thì rút thẻ này ra đưa để lừa tụi nó hihihihihi.

Tôi đang học hỏi bọn đi bụi quốc tế cách đi sao cho khỏi tốn tiền luôn nè mọi người, và nếu có phải tốn thì ngay tại địa phương hay quốc gia mình đến, xoay xở cách nào đó để có thu nhập từ tiền bản địa không phải rút tiền từ ATM và không phải đổi tiền luôn. Tiền đô là để trả tiền mua visa hoặc dùng trong trường hợp khẩn cấp, còn thẻ ngân hàng thì dùng để mua vé máy bay hay mua visa qua mạng thôi. Chi phí ăn ở tại địa phương thì tìm thu nhập để dùng tiền địa phương ấy mà xoay xở. Tôi có viết một bài chia sẻ nhỏ về điều ấy rồi. Mọi người tham khảo ở đây.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét