CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Phong tục kì thị ngày đèn đỏ của phụ nữ.

Có câu chuyện này vui lắm nè mọi người! Mọi người đọc câu chuyện này trước rồi đọc lời bình của tôi bên dưới nha!

“Chúng tôi từng yêu nhau 1 năm rồi mới cưới. Khi yêu, tôi cũng biết anh khá kĩ tính, nhưng không nghĩ anh lại kĩ đến mức “bệnh hoạn” như vậy. Anh hơn tôi 8 tuổi và có việc làm rất ổn định với mức lương cao ở một công ty nước ngoài. Tuy hàng ngày tiếp xúc với nhiều người nước ngoài nhưng tư tưởng của anh lại rất cổ hủ, lạc hậu.

Yêu nhau 1 năm, chúng tôi chỉ dừng lại ở những cái hôn. Đôi khi tò mò, tôi hỏi anh về bản năng của đàn ông khi ở cạnh bạn gái, anh chỉ cười bảo anh muốn giữ trong trắng cho tôi đến đêm tân hôn. Tôi đã rất hạnh phúc khi nghe anh nói thế. Và đêm tân hôn, có lẽ không bao giờ tôi quên được. Khi hành sự, anh liên tục hỏi tôi đau không, có cảm giác gì khác lạ không? Tôi cứ nghĩ anh quan tâm đến mình nên mới hỏi liên tục như thế. Không ngờ, vừa xong cuộc, anh vội vã lật chăn lên xem có vết máu không? Khi đó, tôi mới hiểu những câu hỏi ban nãy của anh có ngụ ý gì?

Nhưng điều làm tôi ghét nhất ở chồng không phải những điều đó. Đã là vợ chồng, đã chung chăn gối, nhưng tôi không hiểu sao anh rất kị những ngày tới tháng của vợ. Nhớ tháng "đèn đỏ" đầu tiên sau khi cưới anh, tôi vẫn chưa hết bàng hoàng và tức tối. Tối hôm đó, anh vào nhà tắm chưa đầy 10 giây đã nhào ra, miệng hét lên: “Cái quái gì trong nhà tắm thế kia?”.

Tôi vội chạy vào nhà tắm và ngẩn người khi thấy anh chỉ vào cái váy đang treo trên vách tôi mới thay ra. Chẳng là do bất cẩn nên tôi để vấy một vết máu lên váy. Tưởng chồng đùa, tôi cũng chọc lại: “Tưởng gì, cái đó bình thường. Anh cứ làm em hết hồn”. Vậy mà, chồng tôi gầm rú lên bảo tôi vứt cái váy đó ra ngoài cho anh tắm. Nhìn thấy nó anh tởm lợm không chịu nổi. Tôi sững sờ.

Bữa tối, anh không ăn cơm nhà mà đi ra ngoài mua phở về ăn. Tôi ngạc nhiên tột độ khi thấy anh làm như vậy. Hỏi anh, anh thủng thẳng bảo nghĩ đến cảnh tôi bị như vậy mà nấu ăn là anh đã buồn nôn không nuốt nổi!!!

Đến đêm, anh cũng chẳng chịu ngủ chung mà ôm gối ra sofa ngủ một mình. Còn tôi nằm khóc hết nước mắt trước thái độ kì thị của anh.

Từ đó về sau, cứ tới ngày đó, tôi phải báo cho anh biết. Những ngày đấy, tôi chẳng phải làm gì cả. Nấu ăn, giặt giũ anh đều làm hết. Nhưng chẳng phải vì thương vợ mà vì anh ghê. Quần áo thì anh chỉ giặt cho anh, còn của tôi, anh để riêng. Anh còn cấm tôi bỏ quần áo bẩn của mình chung chậu với của anh. Chén bát anh cũng rửa hết vì sợ tôi làm ô uế nó. Kể ra có vẻ khó tin, nhưng tôi đang hết sức khổ sở vì cái tính kì quặc đó của chồng.

Mọi việc chỉ như thế thì tôi cũng đã quen và có thể chịu được. Nhưng hôm qua, anh phải tiếp khách hàng về trễ nên dặn tôi ở nhà đợi cơm. Gần 11 giờ đêm anh mới về và gọi tôi dọn cơm ăn. Mắt nhắm mắt mở tôi bưng mâm thức ăn đi hâm lại rồi dọn lên cho anh ăn. Tôi không hề biết mình đang tới tháng và một vết máu vấy ngoài chiếc váy ngủ của tôi.

Vừa đặt mâm cơm xuống và quay lưng lên phòng, tôi nghe một tiếng xoảng phía sau. Quay nhìn lại đã thấy cả mâm cơm tung tóe khắp dưới nền, bát đĩa vỡ tan, còn thức ăn và canh vương vãi đầy nhà. Chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra, tôi đã bị chồng chỉ tay vào mặt mà mắng cho một trận. Anh nói tôi thiếu ý thức, xấu xa, bẩn thỉu… hàng loạt những ngôn từ chợ búa phát ra chỉ vì…tôi gặp sự cố “đèn đỏ”.

Quá tức giận, không kiềm chế được, tôi đã tát anh một cái và bỏ đi. Mới đầu, tôi định hù dọa anh cho anh biết mặt. Không ngờ, anh chẳng những không giữ tôi lại mà còn lên phòng, lột tấm ga giường tôi vừa nằm, rồi vào phòng tắm ôm quần áo bẩn của tôi vứt ra sân. Anh hét lên nếu đi thì đem hết mấy thứ này đi, để ở nhà chẳng ai giặt cho đâu.

Tôi bất mãn đến độ không chấp nhận nổi. Hiện nay, tôi vẫn ở nhà mẹ và chưa hề thấy anh qua nhà hay gọi điện xin lỗi. Bạn tôi thì bảo tôi nên lợi dụng cơ hội này mà ly hôn luôn. Nếu cứ sống với người như vậy, khi sinh con tôi càng khổ gấp trăm lần. Tôi nghiệm thấy bạn nói đúng quá. Nhưng dù sao tôi cũng mới kết hôn được 6 tháng, giờ chia tay lại sợ bị dèm pha. Tôi nên giải quyết chuyện này thế nào đây mọi người?

St

Lời bình: Chuyện này là bình thường thôi. Có gì đâu mà ghê gớm! Tôi nghĩ chắc kiếp trước anh chồng này là người Nam Á nên dù hiện sanh tại VN vẫn giữ cái truyền thống ấy. Theo kinh nghiệm của tôi khi ở chung các gia đình Hindu tại Ấn độ và Nepal thì họ cực kỳ “kì thị” ngày đèn đỏ của phụ nữ nha mọi người. Nhưng mà tôi nghĩ sự kì thị này rất tốt. Tưởng tượng xem phụ nữ gì mà suốt ngày từ sáng đến tối chỉ toàn là ở trong bếp nấu nấu nướng nướng làm việc nhà quần quật suốt. Nhưng mỗi tháng cứ đến kì đèn đỏ thì được “nghỉ phép” đến 5 ngày chả phải làm gì, có người làm sẳn cho ăn, không cần đụng móng tay. Vậy chẳng phải sướng còn gì nữa.

Phụ nữ ngày đèn đỏ không được nấu nướng trong bếp, có nơi nghiêm đến nỗi không cho phép phụ nữ bước chân vào cả khu bếp luôn đấy. Họ sợ thức ăn bị ô uế. Mỗi khi ăn thì cứ ngồi sẳn trên bàn ở ngoài bếp, có người bưng thức ăn ra cho ăn, ăn xong thì có người dọn luôn. Hì hì, sướng vậy còn đòi gì nữa.

Nếu nhà có đông phụ nữ thì những người phụ nữ luân phiên nhau đảm nhận công việc nấu cho cả nhà khi người nấu chính có kì đèn đỏ. Ví dụ, thường người nấu là con dâu, mỗi tháng con dâu nghỉ nấu 5 ngày, mẹ chồng sẽ nấu, nếu không thì bà nội chồng nấu. Nếu không nữa thì họ điện thoại cho 1 người chị/em nào đó từ gia đình khác đến nấu giúp họ suốt những ngày ấy.

Tôi nhớ có lần tôi ở nhà 1 gia đình nọ. Kẹt đèn đỏ nên tôi ở đó mấy ngày. Những người phụ nữ ra dấu cho tôi không được lại gần nhà bếp. Nhưng kẹt nỗi nước uống lại nằm trong bếp. Không nghĩ họ nghiêm khắc đến vậy nên tôi mon men vào bếp lấy nước uống. Dù chẳng động chạm gì đến thứ khác nhưng khi họ thấy tôi ở trong bếp thì mấy người phụ nữ trong nhà rú lên như thấy quái vật vậy đó. Rồi họ ra dấu bảo tôi đi ra, nếu có muốn uống nước thì nhờ họ lấy cho.

Hà hà dần dần tôi hiểu ra một chuyện là: Thường khi ở chung nhà người Hindu, những người phụ nữ hay hỏi tôi chuyện tôi có gặp đèn đỏ không, nhưng họ không biết tiếng Anh nên tôi chẳng hiểu, còn đàn ông thì chẳng dám hỏi chuyện đó. Do vậy có khi họ không để tôi vào bếp của họ luôn, họ mang ra ngoài phục vụ rất chu đáo.

Truyền thống này hay thí mồ, nếu Việt Nam cũng vậy thì phụ nữ mỗi tháng nghỉ phép 5 ngày khỏi lo chuyện bếp núc, sướng gần chết, còn đòi hỏi gì nữa trời.

Lúc ở chung nhà mấy người theo đạo Công giáo ở Ấn độ, tôi kể cho họ nghe về sự kì thị ngày đèn đỏ của người Hindu và hỏi họ có kì thị giống vậy không. Họ bảo rằng không nhưng theo sự quan sát của họ thì khi bị đèn đỏ mà họ làm mắm hay muối dưa thì thường sản phẩm bị hỏng, không thành công. Nên họ nghĩ sự kì thị của người Hindu chắc cũng có lý do gì đấy chứ không phải tự nhiên mà họ làm vậy đâu.

Tôi thấy cũng có lý. Phụ nữ ngày đèn đỏ, tâm trạng mưa nắng thất thường, nấu ăn nêm dở ẹt, nên cấm họ nấu cũng tốt cho người ăn vậy.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét