Với 500 USD khởi điểm, đi qua 20 nước và vùng lãnh thổ châu
Á, chàng trai người Hải Phòng chia sẻ, tài chính luôn là vấn đề khó khăn nhất, nhưng
anh vẫn có thể tự mình trang trải.
1. Xin ở nhờ nhà dân, ngủ chỗ công cộng hay dựng lều
Với
mạng lưới hàng triệu người đăng ký cho ở nhờ nhà tại website couchsurfing, chỉ
mất vài phút tạo tài khoản miễn phí, bạn có thể gửi yêu cầu xin ở nhờ nhà người
dân. Đây không những là cách tiết kiệm mà còn là cách hiệu quả nhất để có thể
tìm hiểu văn hoá, lối sống, con người từng địa phương. Nhờ lòng hiếu khách và
hiểu biết của người bản địa, Đức đã có những trải nghiệm sâu sắc và tuyệt vời.
Tuy
nhiên, không phải lúc nào cũng may mắn có chỗ ở nhờ. Để chủ động, bạn có thể
đem theo lều và túi ngủ để cắm trại ở bất cứ đâu cảm thấy an toàn. Theo Đức,
điều này không có gì nguy hiểm như trước đây anh thường nghĩ. Bạn cũng có thể
ngủ ở sân bay, bến tàu, bến xe, những nơi mở cửa 24/24h... để tiết kiệm tiền.
Nếu bí quá, các bạn có thể đặt giường ở dorm - một dạng
phòng ngủ tập thể, thường có 4-6-8 giường tầng trong một phòng, chung nhà vệ
sinh. Giá thường rất rẻ, trung bình chỉ 5 USD cho một đêm, vậy là cũng được một
đêm an toàn và ngon giấc.
2. Đi nhờ xe, canh vé giá rẻ
Có
thể bạn sẽ cảm thấy ngại ngùng, khó khăn lần đầu tiên, nhưng khi đã quen thì đi
nhờ xe (hitchhiking) mang lại cảm giác phiêu lưu, rất thú vị và tiết kiệm. Nếu
may mắn hoặc bạn gây được ấn tượng với câu chuyện mình chia sẻ, bạn sẽ được tài
xế đãi ăn uống và cho nghỉ nhờ khi đến địa phương của họ.
Đức
vẫn còn nhớ mãi chuyến đi nhờ xe “kỳ diệu” từ Thái Lan đến Myanmar. Anh
tài xế dừng xe ở chợ, mua đồ ăn nước uống đãi mình. Cuối ngày, khi sang đến Myanmar,
anh lại gặp một người bản địa khác, cho bạn ở nhờ đêm đó, đưa bạn đi thăm
thú khắp thành phố bằng xe máy, rồi đãi một bữa thịnh soạn ở nhà hàng. “Cả ngày
hôm đó tôi không mất xu nào”, Đức khoe.
Một trong những chuyến hitchhiking (đi nhờ xe) của Nguyễn Việt Đức từ
Thái Lan đến Myanmar. Ngồi sau thùng xe rất xóc nhưng anh được ngắm
phong cảnh và những làn gió tạt qua mặt, rất thoải mái.
Tất
nhiên, có những chặng không thể đi nhờ xe bằng đường bộ, buộc lòng phải đặt vé
máy bay, bạn để ý canh vé giá rẻ. Đức cho biết: “Tôi dành rất nhiều thời
gian để nghiên cứu và nhớ các đường bay và giá vé của rất nhiều hãng máy bay
giá rẻ trên thế giới. Họ thường có khuyến mại định kỳ và giá rất rẻ nếu mua
sớm. Có rất nhiều chuyến bay tôi chỉ mua vé với giá 5-15-36 USD”.
3. Làm việc đổi miếng ăn, chỗ ngủ
Việc
kiếm tiền khi du lịch không quá khó, chỉ cần bạn năng động, tháo vát, và
đa năng. Bạn có thể làm bất kỳ điều gì hợp pháp miễn là kiếm được tiền, hoặc
đổi được đồ ăn, nước uống, chỗ ngủ. Đức cho biết anh đã làm nhiều
việc, từ công việc chân tay như dọn dẹp, đến công việc trí óc như dạy
tiếng Anh...
Chịu
khó đến tận nơi kiếm, hoặc nhờ bạn bè bản địa kiếm giúp là bạn có thể tìm
được công việc thời vụ, trang trải cho chuyến đi. Không gì là không thể và
đừng nghĩ là không thể khi bạn chưa hành động.
Một trong những website phong phú và tin cậy để các bạn có
thể tìm được việc tình nguyện ở những nơi mình đến là www.workaway.info.
Để chinh phục thế giới, không việc gì là bạn không thể làm được.
Ngoài
ra, bạn cũng có thể nghĩ đến việc kiếm thêm thu nhập thụ động từ trước chuyến
đi, hoặc trên đường đi để tiện đường xoay xở khi có bất trắc, cần dùng đến
tiền.
“Tôi tự
học lập trình website và thiết kế từ khi 16 tuổi, nên có thể làm việc
online để kiếm tiền trang trải cho những chuyến đi. Ngoài ra, đôi khi
tôi biểu diễn nhạc cụ và hát trên đường phố, hay bán những tác phẩm để
kiếm tiền”, Đức chia sẻ.
4. Nhờ bạn bè quốc tế bảo lãnh visa
Đi
du lịch bụi đồng nghĩa với việc bạn sẽ có rất nhiều mối quan hệ, thậm chí thân
thiết, khắp nơi trên thế giới, vì không chỉ gặp người bản địa mà sẽ gặp rất
nhiều dân balo du lịch bụi giống bạn. Mọi người sẽ “bắt sóng” nhau rất nhanh và
gần nhau hơn, do có chung sở thích khám phá. Khi chia tay, tất nhiên không thể
thiếu lời mời ghé thăm quốc gia của nhau.
Việc
Đức xin được visa đi đến các nước phát triển nhờ rất nhiều vào các mối quan hệ
thân thiết đó. Họ giúp anh có thư mời, thậm chí bảo lãnh bằng chứng minh
tài chính của họ.
Đức
cho biết thêm: “Một điều rất quan trọng nữa là khi phỏng vấn visa, tôi rất
tự tin, chứng minh được mình sẽ rời khỏi nước của họ sau khi du lịch. Trả lời
trung thực, không đuối lý khi bị bắt bẻ nên tôi thường xuyên xin được
visa. Việc này rất quan trọng, vì nếu bạn phỏng vấn mà lo lắng quá, thiếu tự
tin, trả lời ngập ngừng thì dù hồ sơ đẹp, không tì vết và chứng minh tài chính
tiền tỷ cũng vẫn sẽ trượt. Nhân viên đại sứ quán đã được đào tạo để “đọc” được
tâm lý nên họ thà nhầm còn hơn bỏ sót”.
Một
điều mà rất nhiều phượt thủ băn khoăn là liệu có xin visa ở các nước đang du
lịch hay không. Điều này là hoàn toàn có thể, nhưng phụ thuộc vào luật của quốc
gia đó ở từng thời điểm, và cũng tùy vào đại sứ quán. Đức dẫn chứng: “Trước
đây rất nhiều người xin được visa Bangladesh ở đại sứ quán bên Nepal. Nhưng khi
tôi đến nơi, nhân viên nói không cấp visa cho người nước ngoài không sinh
sống ở Nepal. Sau đó tôi lại xin được visa Bangladesh ở đại sứ
quán bên Ấn Độ. Do đó, bạn luôn luôn phải cập nhật những thông tin mới về
chính sách visa của từng quốc gia tại từng thời điểm và địa điểm khác nhau”.
5. Đón nhận rủi ro như một phần của chuyến đi
Đi
bụi vòng quanh thế giới có nguy hiểm, rủi ro không? Chắc chắn là có, nhưng điều
quan trọng nhất là phải bình tĩnh và đón nhận như một phần không thể thiếu của
cuộc phiêu lưu.
Với
Đức, tình cảnh éo le nhất anh gặp phải là mất hộ chiếu khi vừa đi qua cửa
khẩu Nepal để quay lại Ấn Độ, đồng nghĩa với việc bị kẹt ở giữa 2 quốc gia,
không thể quay lại vì đã xuất cảnh, cũng không thể đi tiếp vì không thể nhập
cảnh.
Anh cho
biết: “Tôi quyết định phải bình tĩnh và suy nghĩ, khoanh vùng nơi mình rơi
hộ chiếu. Tôi có thói quen chụp rất nhiều ảnh liên tiếp một lúc, nên lôi
máy ảnh ra xem. Trong một hình có người đàn ông ngồi ở gần nơi
tôi rơi hộ chiếu. Tôi suy đoán người này có thể nhìn thấy lúc mình làm
rơi, nên đưa hình cho mấy anh lính ở biên giới Nepal nhờ tìm.
Lúc
đầu ông ấy nói không biết, nhưng về sau lại bảo nhìn thấy mấy đứa trẻ nhặt ve
chai lượm được. Tôi hoang mang vì thời điểm đó cũng khá lâu. Có lẽ chúng
sẽ không ở đây nữa, hộ chiếu chắc đã bị đem đi bán giấy vụn. Nhưng may mắn vẫn
mỉm cười khi các anh lính ở biên giới Nepal tìm được mấy đứa trẻ. Tôi như vỡ òa
khi một người lính dốc ngược bao tải ve chai, nhặt lên cuốn hộ chiếu của
tôi”.
Đức (giữa) chụp ảnh cùng người lính biên giới Nepal và người đàn ông ở
trong câu chuyện mất hộ chiếu. Tay anh đang cầm cuốn hộ chiếu. Đây là
chuyện được anh coi là "hú hồn".
6. Săn học bổng
Một
cách để đi du lịch miễn phí là bạn có thể kiếm học bổng. Đó cũng được coi là
một nguồn thu nhập, thậm chí là thu nhập khá lớn nếu bạn đạt được học bổng toàn
phần. Sau chuyến đi dài ngày, Đức săn được học bổng nên đang dừng chân tại
Busan, Hàn Quốc để sinh sống học tập, làm việc, và kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị
cho những cuộc hành trình tiếp theo đến các châu lục khác.
Nguyễn Việt Đức (25 tuổi) đã đi
quanh châu Á trong một năm rưỡi, từ năm 2014. Lúc đầu, anh chỉ có 10 triệu
đồng. Cả chuyến đi, anh tiêu hết khoảng 3.000 USD. Hiện nay anh đang học thạc
sĩ ngành Thương mại Quốc tế ở Đại học Inje (Gimhae, Hàn Quốc) sau khi xin được
học bổng.
Xem nguồn bài viết ở đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét