CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2011

Tôi đi Trung Quốc (25): Beihai (Bắc Hải) (1)


Sáng hôm sau, trả phòng, khăn gói ra đường chính là Zhongshan yilu, tại đây có rất nhiều tuyến xe buýt đi Bến Xe Ngựa (Mã Tran). Tôi leo đại lên một chuyến hỏi thăm và đến bến.

Có khá ít người đi Beihai nên xe buýt hầu như trống rỗng. Đối diện tôi là một cặp thanh niên nam nữ mà qua cách ăn mặc và cử chỉ tôi tưởng tượng rằng nếu vào thời phong kiến thì họ chắc là con cháu của quan lại bởi vì trông họ khá tiểu thư và công tử. Cô gái mặc cái áo ấm khá đẹp, óng ánh như dát vàng dát bạc làm sáng bừng lên khuôn mặt của cô ta. Cô ta không đẹp lắm nhưng rất ưa nhìn; tuy nhiên đôi bàn tay thì y như tiểu thư: trắng nõn mịn màng (chắc chẳng bao giờ làm việc nhà đây). Anh chàng thì trông như thư sinh. Tóm lại, trong lúc chờ xe buýt thì tôi cứ canh me để nhìn họ suốt và họ thì cũng canh me để nhìn tôi và nói nhỏ với nhau gì đó (chắc nói về tôi rồi).

Mắc cười nhất là khi xe gần đến bến thì anh chàng thư sinh quay sang hỏi tôi cái gì đó mà tôi đoán là anh ta hỏi thăm đường đi đến nơi nào ấy ở Bắc Hải (chắc họ nghĩ tôi là người địa phương hoặc họ muốn bắt chuyện với tôi chăng?) Chưa kịp nói gì nói (định nói rằng tôi chẳng hiểu họ nói cái gì hết bởi vì tôi không phải người Trung Quốc) thì ông chú ngồi gần đó đã trả lời thay cho tôi.

Xe buýt chạy khoảng 1 tiếng rưỡi thì đến Bắc Hải. Đa số các xe (ngoại trừ xe từ Nam Ninh) đều dừng ở bến xe đường dài (long distance bus terminal). Bến xe này có toilet khá rộng và sạch sẽ. Từ bến xe bước ra, rẽ trái là thấy ngay bến xe buýt số 15. Leo lên xe, cho 1.5 RMB vào thùng, tôi chìa chữ Houshaochuang Wuxiang cho tài xế xem (theo Lonely Planet thì khu vực này có nhà trọ rẻ tiền).

Đến đường Sichuan ngay quãng trường Beibu Wan thì tài xế bảo tôi xuống xe và chỉ tay về phía trước. Vậy là tôi vừa đi vừa hỏi. Mùng 6 tết, nhiều nhà trọ vẫn chưa mở cửa. Có một nơi khá đẹp và sạch sẽ mở cửa và đòi giá 40 RMB cho một người ở. Dĩ nhiên là tôi không ở, kéo hành lý ra ngoài (bây giờ thì tôi kéo dễ dàng hơn bởi vì có đồ kéo với hai bánh xe to đùng mà tôi mua ở Mao ming trợ lực rồi mà). 

Gặp một ông chú đang dẫn xe đạp, tôi dừng lại hỏi thăm đường thì ông ta dẫn tôi đi lòng vòng tìm. Cuối cùng vào một nơi cho thuê theo tháng. Phòng lớn giá 240 RMB/tháng, phòng nhỏ là 200. Không thể ở cả tháng tại Bắc Hải. Tôi chia tay ông chú và lại đi lang thang tìm.

Nhưng may cho tôi, vừa ra khỏi hẻm vào đường lớn thì có một bà cụ ngồi ngay trước cửa nhà thấy tôi cùng hành lý thì ngoắc vào hỏi tìm chỗ ở à. Tôi gật đầu, Thì ra nhà bà ta cũng là nhà trọ. Nhìn bên ngoài là tiệm tạp hóa và điện thoại công cộng thì một người không đọc được tiếng Hoa như tôi làm sao biết đó là nhà trọ chứ? Bà ta ra giá 25 RMB. Chê mắc, tôi dợm bước đi thì bà ta nói có phòng giá rẻ 15 RMB. Vậy là tôi lên xem phòng. Phòng hơi nhỏ nhưng có cửa sổ thật to với ánh nắng chan hòa (sau nhiều ngày thiếu nắng thì dĩ nhiên là tôi thích rồi). Toilet và phòng tắm ở tầng dưới.

Đồng ý, vậy là tôi dọn dẹp (phòng có bụi ở các thành cửa sổ- hình như lâu rồi ít có người ở hay sao ấy) lau chùi bụi bặm, giăng dây treo đồ. Trong phòng có hai cái kệ ăn thông vào tường nên khá là tiện lợi và thoải mái cho tôi để đồ. Dọn dẹp xong thì tôi có một cái phòng không tệ, nếu không muốn nói là đẹp nhất với giá 15 RMB từ trước đến nay.

Sau đó thì tôi bày tất cả quần áo ấm ra để giặt (Bắc Hải khá ấm áp nên không cần mặc những đồ này). Vậy là tôi có dịp giặt overcoat của mình. Thật lạ! Tôi chỉ mặc cái overcoat này khoảng 2 tháng thôi mà vừa nhúng vào nước thì từ không màu nước chuyển thành màu của kênh Nhiêu Lộc rồi. Sau đó thì tôi leo lên sân thượng ở lầu 5 để phơi. Tối hôm đó, trời mưa, tôi ngủ say quá nên chồng bà chủ nhà phải leo lên tận lầu 5 lấy đồ của tôi vào bên trong giùm. Ôi họ thật là tốt bụng!

Từ chỗ tôi ở, đi bộ khoảng 2-3 phút là ra chỗ quảng trường trung tâm. Tại đây có vô số siêu thị và trung tâm mua sắm. Lần đầu tiên ở Trung Quốc, tôi thấy người dân đeo kính râm khi ra đường. Ở các thành phố khác, mỗi khi tôi đeo kính râm vào những ngày nắng thì người dân nhìn tôi như thể tôi từ hành tinh khác đến vậy.

Tôi đến văn phòng PSB (Public Security Bureau) để hỏi thủ tục gia hạn visa thì họ cho biết tôi phải có copy hộ chiếu, copy visa hiện tại, bản sao giấy tạm trú, chứng minh tài khoản ngân hàng (ít nhất 100 đô Mỹ/ngày). Vậy là tôi về hỏi bà chủ nhà đồn công an gần nhất để đến đăng ký tạm trú. Chỉ việc này thôi cũng mất thời gian vô cùng bởi vì tôi không biết tiếng Hoa nên sau một hồi hơ đủ tay chân thì bà chủ nhà của tôi đến nói gì đó với một ông chạy xe ôm. Vậy là tôi trả 3 RMB cho ông ta để ông ta chở đến công an khu vực gần đấy. Đến đây ông ta kiêm luôn nhiệm vụ phiên dịch. Sau một hồi đi lòng vòng qua 2-3 văn phòng, cuối cùng tôi được chỉ lên lầu 3 để làm thủ tục.

Ở lầu 3, tôi được phát hai tờ giấy. Một tờ có tiếng Hoa và tiếng Anh nên tôi tự khai. Một tờ chỉ có tiếng Hoa thì tôi phải nhờ họ ghi giùm. Nói chung ở đây họ khá là dễ thương -chẳng những khai giùm cho tôi mà còn photo giùm visa miễn phí. Cuối cùng tôi ra về với một tờ tạm trú và một bản photo visa mà không phải trả đồng nào.

Có đủ giấy tờ trong tay, tôi lại đến văn phòng PSB ở đường Zhongshan Donglu ngay khu phố cổ (nếu đi từ Quảng Trường Beibu Wan thì có thể đi xe buýt số 7 hoặc bất kỳ xe buýt nào đến ngã tư Beibu Zhong Lu và Guangdong Lu, sau đó xuống xe, quẹo trái, đi bộ đến một ngã tư thì lại quẹo trái, PSB nằm ngay tay trái số 213). Hôm nay chiều thứ tư nên họ nghỉ làm. Họ làm việc từ thứ 2-6 (sáng 8-12; chiều 2.30-5.30 – chiều thứ tư và ngày lễ nghỉ). Vậy là tôi có dịp tham quan phố cổ Bắc Hải.




Phố cổ bây giờ có rất nhiều quán bar và nhà hàng sang trọng, trong có cả một quán ghi bằng tiếng Việt hẳn hoi (không biết có phải có phải do người Việt làm chủ không nữa?). Đường phố khá là sạch sẽ và trên đường có khá nhiều pho tượng màu đen chẳng hạn tượng một du khách đang lom khom chụp ảnh hoặc một người đang lúi cúi quay phim với máy quay cổ hoặc một đám trẻ đang bơm nước cho một đứa trẻ khác gội đầu. Nói chung là những bức tượng khá đẹp. Trên đường chính ở phố cổ có khá nhiều quầy hàng lưu niệm và quầy bán thức ăn với đặc sản là món tép chiên bột (giá không rẻ đâu 2 RMB cho một cái).

Sáng hôm sau ngày 10/2/2011, tôi tranh thủ đến văn phòng PSB sớm để nộp giấy tờ. Hôm trước tôi hỏi cô công an ngồi ở bàn số 2 từ cửa vào thì được biết do tôi qua cửa khẩu vào ngày 17/1/2011 nên họ sẽ gia hạn cho tôi từ ngày 16/2 đến 16/3 (có nghĩa là từ ngày tôi hết hạn visa). Hôm nay cô này không có mặt, tôi đến anh công an ở bàn số 3 thì anh này lại nói khác đi. Hôm nay ngày 10 nên tôi chỉ được gia hạn đến ngày 9/3 (có nghĩa là từ ngày tôi nộp hồ sơ). Thế là tôi không đồng ý nói rằng hôm qua cô kia nói có thể gia hạn đến ngày 16/3 cơ mà. Anh chàng xem xét một hồi rồi nói “khở dì” (nghĩa là có thể). Và bảo tôi ra về, một tuần sau, nghĩa là ngày 16.2 quay lại lấy hộ chiếu. Anh ta cầm hộ chiếu của tôi mà chẳng đưa biên nhận làm tôi cũng lo lo nhưng ở Trung Quốc là vậy đó, chẳng biên nhận gì hết.

Tôi quên hỏi anh ta là bao nhiêu tiền, nghe nói là khoảng 146 RMB nhưng không biết họ có lên giá không? Trung Quốc vui lắm, mỗi năm mỗi lên giá à. Visa từ 45 đô Mỹ cho 6 tháng với 2 lần ra vào lên giá thành 90 đô rồi còn gì.

Tôi chỉ nộp bản photo các giấy tờ nên được giữ lại tờ khai tạm trú (trong trường hợp sau này có cần thì chỉ đưa ra thôi chứ không phải hơ tay hơ chân nữa rồi)

Từ PSB ra, tôi quay lại đường Guangdong ăn mì hải sản với giá 5 RMB, khá ngon bởi vì hải sản khá ngọt nên tôi nghĩ là chắc gần biển nên có hải sản tươi (hy vọng là vậy chứ không phải do họ bỏ bột ngọt hoặc hóa chất). Sau đó, tôi lên xe buýt số 3 để đi ra bãi biển Bạc (Silver Beach), tiếng Hoa đọc thành “Dĩnh thãng” (Yintan) . Đa số các tuyến xe buýt khác chỉ trả 1 đến 1.5 RMB, riêng xe buýt số 3 phải trả 2 RMB. Xe buýt dừng ngay cổng vào Silver Beach.


Bây giờ không phải là mùa tắm biển (do nước khá lạnh) nên đa phần người dân đến đây để ngắm biển chụp hình và chơi các môn thể thao trên bãi biển như motor nước, xe đạp trên cát, dù lượn,…đủ cả.


Ngay tại lối vào có phần giới thiệu về bãi biển này. Đây là nơi được xem là nơi ý tưởng để đi nghỉ mát ở Trung Quốc. Có rất nhiều chính khách nổi tiếng của Trung Quốc đã từng đến đây, trong đó có một Ngài (tôi không nhớ tên) đã nói và khắc vào tảng đá (ngay lối vào) câu này: Đây là bãi biển số 1 dưới gầm trời này (tảng đá này trở thành nơi mà mọi du khách đến đây đều ghé lại để chụp ảnh lưu niệm). Tội nghiệp ông này ghê! Khi nói câu này chắc ông ta chưa bao giờ đến các bãi biển ở Đông Nam Á.

Ah quên, ở Bắc Hải có một siêu thị với chương trình giảm giá mà tôi không thấy ở các thành phố khác. Từ quảng trường Beibu Wan đi đến thì siêu thị này nằm ở tòa nhà đầu tiên trên đường Changqinh (con đường này ban đêm biến thành khu nhà hàng hải sản). Siêu thị khá lớn chiếm hai tầng 3 và 4 của tòa nhà. Tối khoảng sau 9h - gần giờ đóng cửa- siêu thị có chương trình giảm giá các mặt hàng bánh mì, trái cây và rau cải. Vì vậy bạn nào có dịp đi du lịch đến Bắc Hải thì không nên bỏ qua việc lang thang siêu thị này vào khoảng 9 h tối để tìm thức ăn giảm giá nhé!

2 nhận xét:

  1. Cho mình hỏi thăm về thủ tục chứng minh tài chính chút nhen. Theo bài viết của bạn thì chỉ cần mình in cái sao kê tài khoản ngân hàng ra là được? có bắt buột loại tiền tệ USD hay VNĐ cũng được? Có điều kiện gì về ngày sao kê không? Có cần con dấu của ngân hàng không?
    Cám ơn trước nhen.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi sử dụng on-line banking nên chỉ in ra thôi và thủ đem theo để khi nào cần thì đưa ra. Miễn sao số tiền bạn gửi còn hạn trong thời gian ở tại TQ là được rồi. Nếu bạn không dùng on-line banking thì không biết thế nào nhỉ? Hay cứ nhờ ngân hàng đóng dấu rồi photo ra vài tờ cầm qua bển cho chắc. Tiền gửi của tôi là tiền VND và họ hỏi tỷ giá để quy, nếu không họ lên mạng tìm tỷ giá và tự quy ra cũng được nhưng thường họ hỏi tôi luôn.

      Xóa