CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Tập ngồi thiền


Có thể ngồi kiết già, nghĩa là bàn chân trái đặt trên bắp chân phải, bàn chân phải đặt trên bắp chân trái.

Cũng có thể ngồi bán già, nghĩa là bàn chân trái đặt trên bắp chân phải HOẶC bàn chân phải phải đặt trên bắp chân trái.

Nếu không ngồi được hai tư thế trên, có thể ngồi theo lối người Nhật, nghĩa là hai gối song song, hai sống bàn chân úp xuống làm nơi nương tựa cho thân hình. Với một chiếc gối kê gọn dưới sống hai bàn chân, ta có thể ngồi yên trong tư thế đó hơn một giờ rưỡi.

Tuy nhiên, ai cũng có thể tập ít nhất là tập ngồi theo tư thế bán già. Ban đầu có hơi đau, nhưng độ vài tuần lễ thì ít đau. Khi đau thì đổi tư thế đi, hoặc đổi vị trí các bàn chân cho nhau.

Trong trường hợp kiết già hay bán già, ta nên kê dưới mông một cái gối, để cho hai đầu gối chúc xuống, như vậy là ta có ba điểm tựa; có thể ngồi như vậy rất vững chắc.

Sống lưng ta phải giữ cho thật thẳng, đây là một điều quan trọng. Đầu và cổ giữ thẳng theo sống lưng, thật thẳng nhưng không cứng ngắt như gỗ. Mắt nhìn xuống, khoảng hai mét về phía trước. Miệng giữ nụ cười hàm tiếu.

Bây giờ ta bắt đầu theo dõi hơi thở của ta, và cũng bắt đầu buông thả mọi bắp thịt trong người. Chỉ giữ xương sống thật thẳng và theo sát hơi thở. Còn bao nhiêu thứ còn lại hãy buông thả, buông thả hết.

Muốn buông thả những bắp thịt chằng chịt trên mặt, những bắp thịt co lại vì âu lo, cáu kỉnh, sợ hãi hay buồn phiền, ta hãy gọi về trên môi nụ cười hàm tiếu, nụ cười chớm nở. Nụ cười tới thì các bắp thịt kia bắt đầu được buông thả. Ta duy trì nụ cười ấy càng lâu càng quý. Đó là nụ cười mà ta thấy nở hoài trên mặt Phật.

Tượng Phật trong chánh điện ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya.) Ấn độ.

Ta đặt lòng bàn tay trái ngửa ra trong lòng bàn tay mặt. Ta buông thả mọi bắp thịt trong bàn tay, trong ngón tay, trong cánh tay, trong bắp chân. Hãy để cho tất cả trôi đi, như những dây rong rêu trôi theo dòng nước trong khi tảng đá dưới nước vẫn nằm yên bất động. Chỉ giữ lấy hơi thở và nụ cười hàm tiếu trên môi.

Những ai mới bắt đầu tập thiền thì nên tập ngồi từ hai mươi phút đến nửa giờ. Trong thời gian đó nên thực tập sự nghỉ ngơi toàn vẹn. Kỹ thuật của sự nghỉ ngơi này được tóm tắt trong hai tiếng: nắm giữ và buông thả. Nắm giữ hơi thở và buông thả tất cả những gì còn lại. Buông thả tất cả bắp thịt trong châu thân. Trong vòng 15 phút có thể đạt đến sự tĩnh lặng và an lạc. Duy trì trạng thái tĩnh lặng và an lạc ấy.

Có người xem việc ngồi thiền như một cực hình, muốn cho thời giờ qua mau để nằm nghỉ. Trong trường hợp này, ta thấy “đương sự” chưa biết ngồi thiền. Biết ngồi thiền thì tự khắc tìm thấy sự khỏe khoắn và an lạc ngay trong tư thế ngồi. 

Trích sách “Phép Lạ của Sự Tỉnh Thức.” Tác giả: Nhất Hạnh. Nhà xuất bản: Lá Bối. Xuất bản năm 1991. Trang 55-58.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét