CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

THIỀN NHÂN ĐIỆN KHAI MỞ LUÂN XA có đúng với chánh pháp của Phật hay không? Phật tử có nên theo học không?

Tác giTâm Diu

THIỀN NHÂN ĐIỆN KHAI MỞ LUÂN XA 
có đúng với chánh pháp của Phật hay không?  
Phật tử có nên theo học không? 
Tâm Diệu



http://thuvienhoasen.org/images/upload/nhandien.jpgCách đây khoảng 20 năm, phong trào học thiền Nhân Điện xuất hiện trong cộng đồng người Việt ở Mỹ rồi một thời gian sau đó truyền về Việt Nam mà người khởi đầu là ông Lương Minh Đáng, một người Việt di cư đến Mỹ năm 1985.  Những người theo học được ông hoặc các người phụ tá giảng dạy khai mở luân xa, rồi sau đó có thể tự chữa lành bệnh cho mình và cho tha nhân, kể cả các căn bệnh như ung thư và tim mạch và có khả năng chữa bệnh cho bệnh nhân ở xa qua việc truyền nhân điện bằng điện thoại. 
Những người tu theo phái Thiền này cho biết khi khai mở được luân xa cuối cùng, hoặc thầy khai mở cho hay tự mình khai mở được luân xa số 1 thì con người trở thành siêu nhân và đạt được giác ngộ.  Phái thiền này cũng cho rằng: (bắt đầu trích):
các thiền sư trong đó có thiền sư Phật Giáo tu cả đời mà luân xa vẫn chưa được khai mở. Với Thiền Nhân Điện thì không phải tốn thời gian công phu luyện tập mở luân xa, vì có người Thầy Nhân Điện giúp cho, thông qua năng lực tâm linh siêu việt từ xa, trước đây, chỉ có Thầy L.M. Đáng mới khai mở luân xa cho người khác và nhiều nhà sư nổi danh ở nước Thái Lan đã được Thầy mở luân xa cho. Các người theo học thiền Nhân Điện chỉ cần thiền 5 phút tối thiểu là đủ thu nhận năng lượng vũ trụ thông qua hệ thống luân xa. Việc Thiền định được thực hiện có thể kết hợp với việc truyền Năng Lượng, cũng có thể là nhập định để thể xác và tâm trí hoàn toàn trống rỗng, hư vô tuyệt đối, hòa mình vào cùng Vũ Trụ để thể xác hòa nhập cùng linh hồn đi ra ngoài không gian học hỏi tâm linh và tiến hóa.  Tùy theo mỗi cấp lớp đã đạt được, người theo học thiền  có khả năng truyền Năng Lượng qua 2 bàn tay hoặc qua luân xa 6 với những Năng Lực khác nhau để chữa bệnh cho thiên hạ, xoa dịu những đau khổ bệnh tật của đồng loại ..(hết trích) [01]
Như vậy, Thiền Nhân Điện hay còn gọi là Thiền Trường Sinh Học Khai Mở Luân Xa, chủ trương vào việc khai mở luân xa [02] với mục đích, gần thì có năng lực cho mình được khoẻ, rồi truyền cho người khác cùng khỏe, chữa cho họ hết bệnh; cao và xa hơn nữa là để “thể xác và tâm trí hoàn toàn trống rỗng, hư vô tuyệt đối, hòa mình vào cùng Vũ Trụ”. 
Quan niệm kể trên hòan tòan xa lạ với giáo lý nhà Phật bởi vì: 
(1) Kinh điển Phật Giáo đều nằm trong khuôn khổ Giáo Lý Vô Ngã, Đức Phật không hề dạy về luân xa cũng như khai mở luân xa. Cụm từ “chuyển Pháp Luân” trong nhà Phật có nghĩa là “chuyển bánh xe Pháp”, nghĩa là hoằng truyền Chánh Pháp, không liên hệ gì tới cơ thể con người.
(2)  Mục tiêu của Phật Giáo là chấm dứt những phiền não trói buộc, khổ đau và sinh tử luân hồi, đạt được giác ngộ giải thóat hoàn toàn.
(3) Quan niệm về giải thoát của Phật Giáo không phải như Ấn Giáo hay Bà La Môn Giáo: hoà nhập tiểu ngã cá thể vào Đại NgãBrahman hay là linh hồn cá nhân hoà mình với linh hồn vũ trụ. Giải thoát theo đạo Phật là chấm dứt tham, sân, si và xa lìa chấp Ngã, đạt đến Niết Bàn tịch tĩnh.
(4) Thiền là phương pháp tu hành chủ yếu của đạo Phật, chuyển mê khai ngộ.  Khi Đức Phật Thích Ca còn tại thế, các đệ tử của Ngài đều lấy việc hành thiền làm cơ bản. Các phương pháp hành thiền này đều nương theo các kinh, luật và luận đã thuyết; như thiền Quán niệm hơi thở, thiền Tứ niệm xứ, Thiền na Ba la mật,  v.v...Tu các pháp thiền này được chứng nhập tuần tự theo thứ bậc, tùy theo trình độ và thời gian hành trì của hành giả.  Thêm vào đó còn có loại thiền do chư Tổ truyền trao, không có thứ bậc, là pháp thiền trực tiếp "chỉ thẳng nhân tâm kiến tánh thành Phật", tức chỉ thẳng tâm người, nhận ra Bản tánh để thấy mình là Phật.
(5) Các phương pháp tu thiền khác như Thiền Nhân Điện hay Thiền Trường Sinh Học Khai Mở Luân Xa, Thiền xuất hồn, Thiền thai tức, Thiền luyện tinh hoá khí-luyện khí hoá thần và Thiền Yoga hay Du già đều là loại “Thiền không phải của Đạo Phật”.

Như vậy, việc tu thiền theo phái Thiền Nhân Điện, hay còn gọi Thiền Trường Sinh Học Khai Mở Luân Xa hoàn toàn không đúng với chánh pháp.  Người Phật tử không nên tu theo pháp thiền này.  Ngoài ra, theo một số người có kinh nghiệm về loại thiền này cho biết, nhân điện có những điều liên quan đến ma quỉ, những hiện tượng ma nhập, ma xuất, nên khi chúng ta chấp nhận cho các “thầy” nhân điện hoặc môn đệ của họ “khai mở luân xa” cho chúng ta qua việc đặt tay của họ, hay nói cách khác đó là nghi thức làm cho chúng ta gia nhập làm đệ tử, làm môn đệ của  Phái “Nhân điện”.  Qua việc đặt tay “khai mở luân xa” và cái nghi thức nhân điện đó sẽ từ từ chi phối đời sống tâm linh của chúng ta và chúng ta sẽ xa rời chánh pháp một lúc nào không hay.
Tâm Diệu

Chú thích:
[01] Năng Lượng Cuộc Sống (http://nangluongcuocsong.com.vn)
[02] Trong kinh Vedas và Upanishads của Ấn Giáo có ghi hệ thống 7 Luân Xa (Chakra). Đây là những điểm hút năng lượng vũ trụ, là trung tâm của cơ thể, đồng thời là nơi qua đó con người được giao tiếp với thế giới bên ngòai. Người Ấn Độ xưa gọi Năng Lượng Vũ Trụ là "Khí Prana", nguyên tố cấu tạo căn bản và là nguồn gốc của sự sống. Họ thu Khí Prana bằng phép thở, Thiền tịnh và luyện Yoga. Khi sử dụng Yoga với các kỹ thuật tu tập trên các luân xa, trên luồng hỏa hầu kundalini, Mật Tông Phật Giáo Ấn Độ đã đi lại con đường tu tập và giác ngộ theo Ấn Giáo. Khi sử dụng năng lực tính dục để thực hiện giác ngộ thì Mật Tông đã không còn mối liên hệ nào với Đạo Phật nguyên thủy nữa.


Bài đọc thêm



3 nhận xét:

  1. Hồi năm mình học cấp 3 thì ông Lương Minh Đáng về Sài Gòn mở các khóa học mở luân xa. Ôi, lúc đó cả gia đình rần rần kéo nhau đi học vui lắm, mà phải đi từ quê lên Sì Gòn để học đấy nhé. Mình cũng được mở 7 luân xa hehehehehehehe. Nhưng sau khi mở luân xa thì mỗi ngày phải ngồi thiền để thu năng lượng vũ trụ vào người. Cái này do mình trải nghiệm đấy nhé! Trước khi thu năng lượng thì hai lòng bàn tay không có gì; sau khi thu năng lượng thì hai lòng bàn tay nóng lên và khi đưa lòng hai bàn tay trước mặt, kéo ra thì có lực hút như nam châm kéo hai lòng bàn tay trở vào. Bây giờ còn giữ quyển sách của thầy Lương Minh Đáng; cả nhà ai cũng có một quyển. Nếu mỗi ngày thu năng lượng đầy đủ thì khi bị bệnh, tự trị luôn, khỏi đi bác sĩ. Tùy mỗi bệnh mà hai bàn tay đặt lên những luân xa khác nhau để khai thông kinh mạch. Cái này có trải nghiệm luôn. Mình hay bị đau cuống bao tử và đau bụng kinh; ô hô, tự thu năng lượng, tự trị ngon lành.

    Nhưng sau một thời gian, làm biếng quá nên không thu năng lượng mỗi ngày nên luân xa bị bít kín lại (nghe nói vậy) và lòng bàn tay cũng chả còn nóng. Nhưng mẹ mình thực tập thời gian dài hơn nên thỉnh thoảng trị bệnh cho người nhà và người quen; vài lần nói chuyện với hồn ma. Có hồn ma sợ những người có nhân điện lắm bởi vì cơ thể họ nóng nên hồn ma không dám lại gần. Nhưng rồi mẹ mình lần lần cũng bỏ luôn môn này.

    Đặc biệt là dì 10 mình có duyên với nhân điện lâu nhất, lấy việc trị bệnh và nói chuyện với oan hồn làm nghề luôn. Thỉnh thoảng mình có chứng kiến cảnh dì 10 nói chuyện với hồn ma nhập vào cha/mẹ họ. Dì 10 cũng hành nghề này mấy năm luôn đó. Nhưng sau đó cũng bỏ dần, rồi bỏ hẳn

    May là tất cả những người trong gia đình mình đều bỏ nhân điện và không ai bị ma nhập hay bị điên sau thời gian luyện nhân điện; nghe nói một số người sau vài năm thực tập thì bị điên đến nỗi gia đình phải mang vào bệnh viện điều trị.

    Thiền sư Thích Thanh Từ bảo rằng khi chúng ta nhờ ngoại lực hỗ trợ, thì trước sau gì cũng bị nó kéo theo hướng nó muốn mình đi.

    Hóa ra, Phật Thích Ca chỉ muốn chúng ta tự quán tâm, tự điều khiển thân tâm thôi, chứ không có mở luân xa, luân xiếc gì đâu.

    Trả lờiXóa
  2. Ôi, cứ sống như tự nhiên đi rồi chừng nào chết thì chết...

    Trả lờiXóa
  3. Để khỏi lầm lẫn ý nghĩa chống đối hay khinh rẻ, chúng ta nên định nghĩa chữ "ngoại đạo" cho rõ ràng. Nhà Phật định nghĩa rất rõ: Ngoài tâm cầu Phật là ngoại đạo. Như thế, dù cho người xuất gia theo Phật mà chỉ một bề hướng ngoại cầu mong cũng gọi là ngoại đạo. Bất cứ một pháp tu nào chỉ trông cậy bên ngoài, tìm kiếm bên ngoài đều gọi là ngoại đạo. Vì chủ trương nhà Phật, người tu phải "minh tâm kiến tánh" mới thành Phật. Tâm tánh đâu phải việc bên ngoài, nếu tìm bên ngoài là trái tông chỉ nhà Phật, nên gọi là ngoại đạo. Chúng tôi liệt kê những lối tu Thiền theo ngoại đạo đang hiện hành ở Việt Nam như: Thiền xuất hồn, Thiền chuyển luân xa, Thiền chuyển tinh hóa khí chuyển khí hóa thần, Thiền thai tức, Thiền điện thiêng liêng, Thiền Du-già…

    Những lối tu Thiền này không ngoài hai tiêu chuẩn: Mầu nhiệm và sống lâu. Mầu nhiệm thuộc huyền bí, hấp dẫn những người hiếu kỳ. Sống lâu thuộc thân thể khỏe mạnh hấp dẫn những người thích sống dai. Hai tiêu chuẩn ấy trái hẳn với đạo Phật. Đạo Phật chủ trương tu để mở mang trí tuệ thấy được chân lý, không cần sự mầu nhiệm. Có trí tuệ liền thấy tất cả giả tướng ở thế gian đều là vô thường, dù cố dụng công bảo vệ duy trì mấy, rốt cuộc cũng hoại diệt. Cái giả mà cố giữ không phải si mê là gì? Thiền tông thấy tất cả pháp duyên hợp hư giả, thể nó là không, nhận ra chân tánh bất sanh bất diệt, nên trái hẳn các pháp thiền ngoại đạo.
    HT. Thích Thanh Từ

    Trả lờiXóa