CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Năm, 3 tháng 8, 2017

Kể chuyện trường thiền cho mọi người nghe nha!

Ở một trường thiền nọ, có một vị thiền sư hướng dẫn thiền cho thiền sinh quốc tế. Nghĩa là mạnh ai nói tiếng nấy. Để hiểu thì thông qua ngôn ngữ thứ 3. Vi diệu là vị sư này không rành ngôn ngữ thứ 3 lắm!

Ai cũng phải câm nín, không được giao tiếp nói chuyện gì cả. Mỗi ngày vào buổi trưa có 2 tiếng đồng hồ, vị sư già sẽ đến cho mọi thiền sinh trình pháp. Ai có vấn đề thắc mắc câu hỏi gì thì nêu ra cho thầy. Trên đời này 1 trong những điều khó khăn nhất là đối diện với thầy. Đặc biệt là người mê ăn ham ngủ thì càng không dám nên mỗi ngày có 2 h kinh hoàng như vậy. Vậy mà vị sư phụ trách thiền sinh chẳng hiểu gì về nỗi kinh hoàng này cả, ngày nào cũng đi dạo dạo mấy cái cốc lôi đầu từng người bắt phải đến trình pháp với thầy. Trời, có hành mới có cái mà trình chớ, toàn ăn với ngủ không thì biết gì mà trình. Nhưng mà bị ép quá nên phải nặn óc cho ra cái gì đó để trình. Mà để có gì đó để trình thì chỉ còn cách là phải hành thiền. Vậy là buộc phải hành thiền.

Vi diệu ở chỗ trò ngồi trò trình, trò nói gì là chuyện của trò, thầy chỉ ngồi im lặng nhìn trò. Vậy là xong, câu hỏi nêu ra không có câu trả lời, trò tự hỏi tự trả lời luôn. Trò ngồi nói quá trời, thầy chỉ nói 1-2 từ, khá hơn thì 1-2 câu, vậy là xong. Nhưng mà cái vi diệu nằm ở chỗ, chỉ cần trò có trình thì trong khoảng thời gian rất ngắn trò tự có câu trả lời luôn. Có khi câu hỏi nêu ra vừa dứt thì câu trả lời tự đến luôn, không cần thầy phải nói gì cả, thầy chỉ ngồi nghe thôi. Còn hôm nào lười lười không trình, giấu vấn đề trở vào trong tự nghiền ngầm tìm câu trả lời thì phải mất thời gian rất lâu, có khi từ 1-2 ngày. Vậy mà khi trình với thầy thì câu trả lời đến ngay trong ngày hôm đó dù thầy chẳng nói gì cả.

Mọi người thấy vi diệu chưa! Thật ra cái vi diệu này nằm ở chỗ, trò được “thế giới ngầm” hỗ trợ, nghĩa là được thiện tri thức giúp đỡ. Thiện tri thức ở đây có nghĩa rất rộng. Hay nói cách khác là khi chạm được vào pháp thân của chư Phật, chư Thánh và chư Bồ tát thì được hỗ trợ cho nên vấn đề được giải quyết rất nhanh. Làm sao để chạm vào pháp thân của thiện tri thức?

Thứ nhất cần phải có định, nghĩa là tâm không loạn, do đó không được hý luận. Hý luận rất lãng phí năng lượng và thời gian. Tâm định thôi cũng chưa đủ mà còn cần có tâm chân thật. Định với tâm chân thật thì đó là chánh định. Khi đạt được chánh định rồi thì sẽ chạm vào được pháp thân của thiện tri thức.


Túm lại, mục đích tôi viết bài này là để trả lời cho câu hỏi một vị hỏi tôi rằng có phải tôi thường viết bài là để giúp mọi người ra khỏi chỗ kẹt không. Không phải như vậy. Ai kẹt thì tự tìm cách ra, đâu có liên quan gì đến tôi đâu. Tôi viết là để trình pháp cho thiện tri thức hihihi.

1 nhận xét:

  1. Có người còn không biết trình pháp là gì thì làm sao mà hiểu thế nào là vi diệu ạ. Trình pháp trong trường thiền, như người viết là rất hay, rất chuẩn. Còn trình pháp như ngài Huệ Khả, ba lần với tổ Đạt Ma; như người viết bài này nói trình pháp với thiện tri thức lại là vi vi diệu các bác ạ !!!

    Trả lờiXóa