CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2017

Thoát khỏi thiện ác tốt xấu.

Khi còn trong nhị biên thì tất phải chịu ảnh hưởng của thiện ác tốt xấu. Nhưng bản chất ai cũng muốn mình thiện mình tốt cho nên tìm cách thể hiện ra ngoài toàn cái thiện cái tốt, còn cái xấu thì tìm cách giấu vào bên trong. Nhưng cái xấu khi được giấu vào trong thì chỉ là đá đè cỏ mong chờ cơ hội được bùng phát ra ngoài. Hễ càng đè thì càng bức xúc cho nên chúng ta hay dùng đủ mọi cách để cho cái xấu xì hơi bớt ra ngoài (chứ cứ giấu nó ở bên trong miết thì chịu gì nỗi).

Ví dụ cụ thể là khi vào các trang mạng xã hội, chúng ta hay sử dụng nhiều nick cùng lúc. Cái nick chính thức thì rất tốt và đạo mạo, còn những nick mà người thân hay người quen không biết thì chúng ta sử dụng để xì bớt cái xấu ra ngoài. Còn ngoài đời thì bộ mặt lúc ở công sở khác với bộ mặt lúc ở nhà, khác với bộ mặt lúc ở quán nhậu,…… Do vậy mà có câu nói một người có nhiều mặt hay có nhiều vai diễn là thế đó.

Nếu cứ phải xoay quần với các vai diễn với các bộ mặt, với sự thiện ác tốt xấu như vậy thì rất là mệt mỏi và cũng chẳng thể giải quyết rốt ráo gì cả.

Khi chúng ta đi vào pháp nhị nguyên thì cứ cái gì nổi lên bề mặt, chúng ta tập quán chiếu mặt đối lập của nó ở bên trong. Khi nhìn thấy được cả hai mặt thì tự nhiên mọi thứ quay về với thực tánh hay với bản thể. Vậy là thoát khỏi tốt xấu thiện ác.

Ví dụ có bạn hỏi: “Tôn trọng người chính là tôn trọng mình. Yêu thương nguời chính là đang yêu thương mình điều đó có đúng không?”

Trả lời: Thực tánh của chúng ta đã là tôn trọng và yêu thương rồi. Do chúng ta đề cao bản ngã của mình quá nên mới sinh ra cái gọi là không tôn trọng và không yêu thương. Và để đối trị lại điều ấy thì chúng ta tìm cách tôn trọng và yêu thương. Luôn cố gắng như vậy sẽ rất mệt mỏi. Khi trở về với thực tánh thì điều ấy là tự nhiên, không cần phải làm gì cả. Làm sao để trở về? Đó là thấu cho được nhị biên. Khi ép mình phải tôn trọng và yêu thương thì có nghĩa là bên trong đã có sự không tôn trọng và không yêu thương. Nhìn ra được hai mặt đối lập này thì thực tánh mới hiện ra được.

Nhị biên/Nhị nguyên nghĩa là: cái gì cũng đi nguyên cặp đối lập mà ko thể tách rời, ví dụ: vui buồn, xấu đẹp, đúng sai, thiện ác, chánh tà, được mất, thành bại, phàm thánh, sanh tử, khỏe bệnh, sanh lão...vvv


1 nhận xét:

  1. Muốn thoát khỏi thế giới nhị nguyên, tương đối,thiện ác, vui buồn, thành bại, vinh nhục,tốt xấu,...thì Nên thể nhập vào thế giới tuyệt đối, bất nhị; thế giới cực lạc, thiên đàng; cảnh giới không gian 4 chiều,..Nếu đọc xong bài mà chưa thấm, chưa thoát được thì cũng đúng thôi. Mà muốn thoát thì cũng phải rũ nhau bám riết Người Viết để thọ giáo cũng đúng thui..hehehe

    Trả lờiXóa