CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017

Nhân chi sơ tính có bổn thiện hay không?

Có. Nhưng đó là cái thiện của Nhị Nguyên. Vì là cái thiện của Nhị Nguyên nên Nhân chi sơ chẳng những có tính bổn thiện mà Nhân chi sơ còn có tính bổn ác nữa.
Một đứa trẻ thơ có tham có sân hay không? Có. Hãy quán sát thật kỹ một đứa bé bú mẹ ta sẽ thấy nó vẫn tham vẫn sân. Khi đói mà không được bú, nó thể hiện sân bằng cách khóc ré lên, quẫy đạp đủ kiểu. Khi được mẹ  đưa vú vào miệng. Có đứa vẫn chưa hết sân đâu nhé! Nó cào cấu nhai cắn núm vú mẹ khiến mẹ phải đau đớn vô cùng. Và cái tham của một đứa trẻ thể hiện ở chỗ là khi đói nó ngấu nghiến ngậm lấy vú mẹ mà bú lấy bú để.
Cho nên một người tu để trở về cảnh giới của một đứa trẻ thơ thì người ấy vẫn còn kẹt trong Nhị nguyên.

Nhưng vì sao người ta vẫn hay so sánh một người tu đắc đạo (nghĩa là đã Kiến tánh/ nghĩa là đã Nhập Dòng) với một đứa trẻ?

Đó là vì chưa đủ duyên để hiện ra ngoài cho nên cái tham cái sân của một đứa trẻ thơ thuộc mức độ vi tế và siêu vi tế. Và một người tu đắc đạo cũng vậy. Họ qua được cái tham sân thô chứ cái vi tế và siêu vi tế vẫn còn ẩn nấp bên trong. Đó là lý do vì sao những vị tu thiền định đạt đến mức thiền cao nhất, vào được cảnh vô sắc giới nhưng họ vẫn không thành Phật được dù họ cực thiện. Là vì cái tham của họ đi vào mức siêu vi tế rồi. Cho nên cái thiện của họ vẫn là cái thiện của Nhị Nguyên, không phải cái thiện của thực tánh.

Trước đây tôi từng ảo tưởng về kiểu tu để trở về cảnh giới của trẻ thơ. Nhưng khi được thiện tri thức khai thị cho pháp Nhị Nguyên mới biết được rằng cảnh giới ấy chỉ là bước khởi đầu cho con đường tu mà thôi, chưa phải là đích đến.

1 nhận xét:

  1. Chị đã đi qua, đi qua ; quá xa là xa Chụy nhỉ !!!

    Trả lờiXóa