CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018

Tâm sự của người lấy chồng Bhutan


Bài này hổng phải của tôi mà tôi chôm nha mọi người! Đây là bài của chị Wangchen Hà (37 tuổi), một phụ nữ Việt lấy chồng Bhutan.

“Như đã hứa, mình xin viết về tình yêu và hôn nhân Bhutan ạ.
Ở Bhutan theo chế độ mẫu hệ, trai lớn lên lấy vợ sẽ đi ở rể! Phụ nữ được nhà nước bảo vệ rất cao chính vì thế rất ít khi có chuyện bạo hành gia đình. Vì nếu người chồng chỉ tát nhẹ vợ 1 cái mà vợ kiện cũng có thể bị phạt tù, chứ không cần chờ khám sức khỏe xem tổn hại bao nhiêu % sức khỏe! Theo mình đây chỉ là nguyên nhân nhỏ còn nguyên nhân chính là họ theo Phật giáo, ngấm lời Phật dạy nên cool hơn người khác và cũng ít tạo nghiệp hơn!”.

Chuyện phụ nữ Bhutan được lấy 2 chồng là ở 1 số vùng nông thôn, nếu gia đình có 2 con trai, và gia đình đó nghèo mà người con trai lớn lấy được vợ khá giả thì cha mẹ thường gả luôn cả cậu em trai theo anh, lấy chung vợ, và thường nhà gái cũng vì việc sẽ có thêm nhân công lao động nên chấp nhận việc cho con gái lấy 2 chồng.

Còn việc đàn ông được phép lấy 4 vợ cũng có do Thái hoàng, tức vua thứ 4, có 4 vợ là 4 chị em ruột (vì vua cũng như dân thế nên dân mới được phép lấy 4 vợ)! Nhưng với điều kiện phải được sự đồng ý của bà cả. Và việc này thì hiện tại rất hiếm! Thái hoàng cũng đã tuyên bố với dân của vua con, tức vua hiện tại đời thứ 5 chỉ được lấy 1 vợ, trong tương lai đàn ông Bhutan cũng chỉ 1 vợ như các nước khác!

Từ việc này cũng có chuyện vui vui ngược lại với việc đàn bà lấy 2 chồng là 2 anh em ruột, do bố mẹ chồng gả con trai cho thì lại có vùng Paro (có sân bay quốc tế duy nhất ), gia đình nhà gái vì không muốn phân chia gia tài nên nhà nào có 2, 3 cô con gái cũng thường ép con gái lấy chung chồng (nhiều người đàn ông lấy vợ ở Paro chẳng đợi bố mẹ vợ bật đèn xanh mà sẽ tự mình cố gắng chiếm lòng cô em, rồi tán tỉnh cô chị bằng cách đưa ra 1 đống lợi ích nếu chị em lấy chung chồng, như chị đẻ thì em chăm và em đẻ chị chăm...) thế nên vùng này nổi tiếng chị em ruột lấy chung chồng, mặc dù quê 4 bà thái hậu lại ở cố đô Punakha chứ không ở đây! Chuyện đàn ông lấy nhiều vợ là do học theo Thái hoàng và sẽ chấm dứt tục lệ này sau khi Thái hoàng qua đời, còn chuyện phụ nữ được lấy 2 chồng thì không biết khi nào vua mới ra lệnh cấm.

Quan niệm hôn nhân ở Bhutan rất thoáng, yêu nhau là về ở với nhau rồi sinh con đẻ cái, rất ít cặp đăng kí kết hôn. Ở với nhau thì gọi là vợ chồng thế nên chia tay cũng gọi là ly dị! Khi chia tay, nếu lỗi thuộc về đàn bà thì không bắt phải trả tiền cho đàn ông để được ly dị, trừ khi 1 số đàn bà giàu có và thấy tội nghiệp chồng cũ thì sẽ cho chồng cũ ít tiền để đi ra khỏi nhà! Còn đa số là đàn ông dù không có lỗi vẫn phải đền tiền cho phụ nữ khi ly dị! Và đương nhiên nếu lí do ly dị là lỗi của đàn ông thì người đàn bà sẽ được phép ra giá là chồng cũ phải đền bao nhiêu tiền cho mình (giờ các anh đã thấy thích lấy nhiều vợ chưa ạ, vừa đi ở rể làm không công cho nhà vợ, lúc gây lỗi phải chia tay thì ra đi 2 bàn tay trắng, xong còn phải đền tiền cho phụ nữ). Cái giá nó phụ thuộc vào từng trường hợp - và việc ly dị cũng không cần phải đến toà (trừ khi không thống nhất được tiền bồi thường thì mới kiện nhau ra toà), chỉ cần viết 1 tờ giấy trong đó có ghi rõ chia tay, ai nuôi con (nếu có con), chồng đền cho vợ bao nhiêu tiền... Và mỗi bên vợ, chồng có 1 người làm chứng kí vào, cùng chữ kí của 2 vợ chồng thế là xong vụ ly hôn (sẽ copy ra 2 bản mỗi người giữ 1 bản).

Còn việc ly dị nhiều như mình nói ở trên, các cặp yêu nhau về ở với nhau cũng gọi là vợ chồng và chia tay nhau đương nhiên cũng gọi là ly dị! Bhutan không có văn hoá cưới xin, giờ hiện đại hoá mới có 1 số cặp tổ chức cưới. Nhưng đây là văn hoá du nhập chứ không phải văn hoá Bhutan.

Còn như bài báo nào đó viết là phụ nữ Bhutan ngoại tình rất nhiều? Đàn ông Bhutan chung thủy ? Tôi cam đoan phụ nữ Bhutan rất mạnh mẽ, vì chế độ mẫu hệ phải quản lý gia tài, gia đình, đặc biệt ở nông thôn là phải phân việc nhà nông cho người đàn ông của mình nhưng không có chuyện ngoại tình vô tổ chức như bài báo viết, và 1 chuyện nực cười nữa, nếu phụ nữ lăng nhăng, đàn ông chung thủy thì phụ nữ lăng nhăng với ai?.

Mình xin nói thêm là việc kết hôn với người Bhutan không hề dễ, do trước đây Bhutan là nước theo Phật giáo 100% nhưng khi người Bhutan lấy vợ, chồng người nước ngoài rồi đưa 1 số đạo khác vào Bhutan, đã phá vỡ nền văn hoá phật giáo của họ! Ở đây không phải do họ kì thị đạo khác mà chỉ là họ muốn bảo tồn văn hoá phật giáo của họ. Lý do nữa là nhiều người dùng việc kết hôn giả để vào Bhutan làm ăn. Vì thế từ mấy năm nay vua hạn chế cấp giấy kết hôn cho người lấy vợ chồng người nước ngoài, cụ thể là ngừng cấp giấy kết hôn cho tới đầu năm nay mới cấp lại nhưng với điều kiện phải vượt qua cuộc phỏng vấn của 1 hội đồng 5 vị giám khảo (hơn cả thi đại học)!

Mình có tìm hiểu và thấy đợt tháng 3, có 780 cặp phỏng vấn chỉ 30 cặp được cấp giấy kết hôn. Nếu cặp nào trượt phải chờ 1 năm sau mới được phỏng vấn lại, còn chính phủ sẽ tổ chức phỏng vấn cho các cặp đôi mới 3 tháng /1 lần tổ chức! Không có ngoại lệ, dù bạn lấy nhau ở nước ngoài, đã có đăng kí kết hôn ở nước ngoài thì cũng không có giá trị ở Bhutan! Nếu không có giấy kết hôn do nhà nước Bhutan cấp thì bạn cũng chỉ giống như du khách khác, muốn tới Bhutan (quê chồng, vợ) bạn thì vẫn phải nộp tiền tour, đặt tour như du khách! Kể cả bạn đã có giấy kết hôn, bạn cũng không nhập được quốc tịch Bhutan, bạn chỉ được thẻ visa 1 năm và hàng năm 2 vợ chồng bạn phải tới toà trình diện lại 1 lần vào ngày kết hôn để đảm bảo cuộc hôn nhân của bạn vẫn ổn và sẽ được gia hạn tiếp visa 1 năm nữa”.

 Nguồn bài viết ở đây.

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

NGHE NGƯỜI BHUTAN NÓI VỀ TÌNH YÊU

Bài này hổng phải của tôi viết mà tôi chôm được trên một diễn đàn, thấy vui vui nên đăng cho mọi người đọc hihi.


Chuyện là ngày đầu tiên ở Paro - Bhutan, vì quá choáng ngợp với cảnh đẹp, khí hậu và con người ở đây, chị em trong đoàn đùa nhau là có khi phải cưới một anh Bhutan để được nhập quốc tịch thôi. Lại nghe nói ở Bhutan có chế độ đa thê, nên mấy đứa lại trêu anh hướng dẫn viên là anh lấy mấy vợ rồi, có nhu cầu lấy thêm không, vì khổ nỗi là anh cũng đẹp trai cơ. Thế là câu chuyện về tình yêu và hôn nhân ở Bhutan bắt đầu.

Ảnh kể là giờ luật pháp không cho đa thê nữa rồi, nhưng nếu yêu người khác thì có thể ly hôn. Tỷ lệ ly hôn ở Bhutan là 50%.

Bọn mình bị shock. Tròn xoe mắt bảo hả, 50% cơ á. Quá cao. Nhưng anh í nói ở Bhutan coi chuyện phụ nữ ly hôn là chuyện rất bình thường và chẳng có gì gọi là kì thị ở đây cả. Cô ấy hoàn toàn có thể yêu và lấy người khác.
Bhutan họ tin vào nghiệp (karma). Một người có thể có duyên - nghiệp với nhiều người. Không thể đổ lỗi và phán xét con tim được. Dù tôi rất yêu vợ tôi thì tôi cũng chỉ tận hưởng điều đó trong hiện tại thôi. Ai mà biết được mai cô ấy lại yêu người khác. Đấy là duyên - nghiệp của cô ấy. Hai người nào đó có thể đã từng yêu nhau ở kiếp trước và giờ họ gặp lại nhau và nảy sinh tình cảm.

Bọn mình hỏi: Nhưng thường thì khi yêu ai đó, anh tự nhiên sẽ có xu hướng kỳ vọng, muốn sở hữu chứ. Nếu bỗng một ngày cô ấy biến mất thì sao?

Ảnh trả lời là từ bé ảnh đã được dạy là chẳng có gì là mãi mãi cả. Ai cũng có thể biến mất. Như chết chẳng hạn, có ai tính toán được đâu, thì yêu cũng thế. Bạn phải hiểu rằng mình không thể sở hữu ai cả. Nếu duyên chỉ đến thế thì hãy để cô ý ra đi. Ở Bhutan, nếu một cô gái hôm nay yêu người này, mai lại yêu người khác, thì cô ấy được gọi là thiên thần, vì hẳn là kiếp trước cô ấy đã được rất nhiều người yêu thương, cô ý có nhiều tình yêu để mang nó đến cho nhiều người. (Đoạn này chị em bắt đầu xuýt xoa: ôi chị em mình là thiên thần rồi, phải ở lại Bhutan thôi, hiu hiu)

Hỏi tiếp: Thế nhỡ có người lợi dụng điều đó để lăng nhăng, làm tổn thương nhiều người thì sao?

Ảnh trả lời: Vẫn là nghiệp thôi. Phải hiểu rằng không ai sở hữu được ai và đừng kỳ vọng điều vĩnh cửu nào cả. Như vậy là đã tự giới hạn mình rồi. Và nếu đã hiểu thế thì sẽ không bị tổn thương.

(Lược qua một đoạn là ở Bhutan, tình dục trước hôn nhân khá thoáng.) Hỏi tiếp: Vậy nếu con cái trong gia đình làm điều gì đó không theo ý bố mẹ, thì họ có thúc ép con cái không?

Trả lời: Ồ không đâu. Mọi thứ đã có nghiệp rồi. Nếu đứa trẻ làm việc tốt thì nó gieo nhân tốt, làm việc xấu thì nó gieo nhân xấu. Đã có nhân quả vận hành. Bố mẹ cố cũng đâu thể thúc ép được. Nếu một vấn đề tự nó đã được giải quyết thì sao còn cần phải lo lắng, lo lắng tức là đang làm phức tạp và tạo thêm vấn đề.

Anh í bảo ở Bhutan, 95% người dân thực hành đạo Phật. Xin lưu ý là "thực hành" chứ không phải đi theo như một tôn giáo áp đặt. Không phải Phật cứ nói là anh tin ngay mà anh phải chứng nghiệm. Phật bảo cái này ngọt lắm, thì anh không công nhận nó ngọt mà anh phải nếm thử xem có đúng nó ngọt không đã. Từ bé họ đã được dạy là cần trân trọng thân thể vật lý của mình, vì có cái thân này họ mới chứng nghiệm được sự vận hành của cuộc sống này.

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

Thế nào là Nhà Mẹ Teresa (Mother Teresa’s House) chính thức?

Tất cả những nhà Mẹ Teresa (đúng nghĩa) đều có thờ một giọt máu của Mẹ Teresa. Hàng trăm nhà Mẹ Teresa khắp nơi trên thế giới đều có giọt máu của Mẹ. Khi tôi hỏi họ nguồn gốc của giọt máu này thì họ bảo rằng lúc Mẹ Teresa mất thì trên tay Mẹ có giọt máu này và mọi người nhân giọt máu này ra nhiều lần và phân phát đến các nhà. Họ nhân bằng cách nào thì tôi không biết. Nhà nào có giọt máu ấy thì đó là Mother Teresa’s House chính thức, bởi vì có vô số người hâm mộ Mẹ Teresa và lập ra những nhà Mẹ Teresa một cách không chính thức. Thế nào là chính thức? Thế nào là không chính thức? 

Theo tôi chính thức nghĩa là tất cả các sơ phải mặc đồng phục, đó là áo saree trắng có viền 3 sọc xanh, các sơ phải tuân thủ những quy tắc nghiêm ngặt của một sơ thuộc dòng tu Nhà Mẹ Teresa. Một trong những quy định ấy là tất cả các sơ của dòng tu Mother Teresa’s House một khi trở thành nữ tu của dòng này thì phải vĩnh viễn khoác lên người cái áo saree bằng vải cotton thô màu trắng có viền 3 sọc xanh thiên thanh. Vải cotton này không phải mua đâu rồi về may cũng được đâu nha mọi người. Vải cotton thô này là vải dành cho người nghèo trước đây của Ấn độ nhưng từ khi dòng tu Nhà Mẹ Teresa được chính phủ Ấn độ thừa nhận và cho vô số đặc quyền thì vải cotton này được cấm sản xuất luôn, nghĩa là không ai ngoại trừ nữ tu của dòng này mới được phép mặc loại vải ấy. Nếu đã cấm sản xuất rồi thì làm sao họ có vải may áo chứ? Có. Họ tự sản xuất tại Nhà. Cơ sở sản xuất vải cotton này thuộc nhà của Brothers nằm tại thành phố Calcutta. Nhân công là những người cùi hủi được nhà cưu mang và trở thành cư dân chính thức của Nhà. Toàn bộ vải được sản xuất tại đây và gửi đi khắp nơi trên thế giới đến các sơ của dòng tu. Cho đến tận bây giờ thì ngay tại đất nước Ấn độ không ai được phép mặc loại vải này cả (vì có sản xuất nữa đâu mà mặc), đó là lý do người nào mặc vải này, màu trắng có 3 sọc xanh người ấy là nữ tu của dòng Mẹ Teresa.

Những nhà chính thức đều có tên trong danh sách tại tổng hành dinh của Nhà ở Calcutta. Và họ bảo rằng cái tên Việt Nam thậm chí còn không có tên trên danh bạ của họ nữa nói chi là đến Nhà.

Do số lượng người hâm mộ Mẹ Teresa quá đông nên ai cũng có thể nhân danh Mẹ mà lập nhà, thậm chí lấy luôn cái tên Mother Teresa’s House cho oanh liệt, nhưng theo thông tin mà tôi nhận được thì chỉ nhà nào có giọt máu của Mẹ Teresa thì nhà ấy mới chính thức.

Thật ra trước năm 1975 ở miền Nam có nhà của Mẹ Teresa (chính thức) nhưng là của Brothers’ chứ không phải của Sisters. Sau 1975 thì chính quyền cộng sản buộc Nhà phải đóng cửa và tất cả các Brothers phải rời Việt Nam. Từ đó về sau không một brother hay sister nào của dòng tu này có thể mở được bất cứ cái nhà nào khác tại Việt Nam cả.

Trên thế giới đặc biệt là tại Trung Quốc có một số trung tâm mang hơi hướm (nghĩa là bắt chước) Nhà Mẹ Teresa nhưng đó là không chính thức. Vì không chính thức, không do Tổng hành dinh quản lý, đặc biệt là không thể mặc đồng phục của dòng tu này nên một thời gian sau các trung tâm đi chệch hướng của dòng tu này. Và tổng hành dinh không đưa vào danh sách chính thức những trung tâm như vậy.

Lưu ý: Mọi nữ tu của dòng Nhà Mẹ Teresa đều phải mặc áo saree trắng có viền 3 sọc xanh bằng vải cotton thô may tại tổng hành dinh của Brothers ngay thành phố Calcutta. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng ai mặc đồng phục này cũng đều là sơ của dòng tu ấy. Vì sao? Vì dòng tu này quá nổi tiếng và có một số đặc quyền nên có người giả mạo người tu của dòng này để lợi dụng các đặc quyền ấy. Ví dụ về những đặc quyền của họ:

- Họ có đặc quyền về visa, nghĩa là họ có thể xin visa dễ dàng hơn người khác nhiều.
- Họ có đặc quyền về hàng không (ví dụ được miễn hay giảm giá vé máy bay)
- Họ có đặc quyền về thuốc men (ví dụ được nhận thuốc và  khám chữa bệnh miễn phí ở vô số bệnh viện),……..

Những đặc quyền này khiến cho một số người thèm khát nhưng không muốn tu theo dòng này bởi những quy chế nghiêm ngặt nên chỉ còn cách giả mạo mà thôi. Họ có những quy chế nghiêm ngặt lắm nha mọi người. Vì vậy dù có đặc quyền nhưng cũng không phải ai cũng theo được quy chế của họ. Ví dụ về quy chế của họ là:

- Không được phục vụ tại quê hương, phải tha phương mà làm việc, chỉ được nghỉ phép (nghĩa là về thăm nhà) 3 tuần mỗi 10 năm, nghĩa là họ phải làm việc quần quật, chỉ sau 10 năm thì mới được về thăm nhà một lần, mỗi lần 3 tuần, có người quên luôn cả tiếng mẹ đẻ khi mới về nước nữa kìa.
- Không được sử dụng điện thoại di động, hay internet gì cả.
- Không được sử dụng quạt máy chứ đừng nói chi là máy lạnh dù cho trời có nóng đến 50 độ C đi chăng nữa. Phải ngủ chay, nghĩa là ngủ mà không có quạt.
- Không được rời bộ áo saree trắng viền xanh dù trong một khắc (ngoại trừ lúc tắm, dĩ nhiên rồi, tắm là phải cởi đồ ra mới tắm được chớ)
- Mỗi sơ chỉ được sở hữu duy nhất 3 bộ saree, không được phép sử dụng nhiều hơn con số 3. Hai bộ mặc thay đổi hằng ngày. Bộ mới nhất thì dùng trong những dịp đặc biệt.
……….
Có ai muốn xung phong tu theo dòng này nữa không hihi?

P.s Những quy chế trên dành cho sơ (nữ tu) còn các thầy (brothers) thì quy chế thoáng hơn chứ không nghiêm đến như vậy đâu nha! 

Tải sách đọc (pdf) miễn phí về Mẹ Teresa ở đây.

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2018

Tâm sự của một lính cứu hỏa

Sau sự kiện cháy tòa chung cư Carina ở Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh thì xuất hiện bài viết sau:

Bài viết trích từ FB của anh Dũng Nguyễn 
 Tâm sự của một lính cứu hỏa:
Ai rảnh ghé qua đọc, nhất là mấy đứa ở chung cư! Nhớ lấy vài điều vì tao không muốn nhận bạn bè trong tình trạng đen xì và khét mù!
1. Chả có nhà nào an toàn 100% cả, do ý thức con người cả thôi, hoặc đen đủi do sự cố thiết bị điện => nhớ tắt các thiết bị tiêu thụ điện,cắt điện (cúp cầu giao) khi đi ra khỏi nhà. Đồ điện, dây điện cũ hỏng, không chắp nối nữa, vứt cmn đi, nguy cơ cháy từ đấy mà ra cả!
2. 1căn phòng 50m2 khói lửa sẽ bao trùm kín phòng trong khoảng 3-5p, tùy nhà có nhiều đồ hay không, càng nhiều đồ cháy càng to, càng nhanh. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm và xử lý kịp thời thì sẽ không sao cả, thiệt hại ít, an toàn cả gia đình => hãy mua ít nhất trong gia đình 1cái bình chữa cháy, sử dụng được ngay khi khẩn cấp.
3. 90% người chết trong các vụ cháy là do ngạt khói, cái này trên mạng nhan nhản, không viết nhiều, nhất là đối với chung cư cao tầng => hãy mua cho gia đình mỗi người 1chiếc mặt nạ chống khói, chẳng đáng bao tiền, an toàn tính mạng (nhất là bọn ở chung cư).
4. Nếu chung cư xảy ra cháy:
- xác định xem buồng thang thoát hiểm có nhiễm khói không. Nếu không có khói thì ung dung vừa đi bộ vừa hút sữa, không cần chạy (trượt chân ngã vỡ đầu). Nếu bị nhiễm khói thì đừng có rúc đầu vào, 100% là chết.
- nếu thang thoát hiểm, hành lang nhiễm khói nặng:
+ đóng cửa ở trong nhà, lấy băng dính dán các khe cửa lại để khói không lọt vào được
+ cả nhà rủ nhau ra ban công ngồi, bố uống cafe, mẹ uống nước cam, con hút sữa, cầm đèn pin làm tín hiệu chờ tao đến đón bằng cái xe thang to to dài dài. Nếu có khói theo đường ban công thì đeo mặt nạ vào ngồi im đấy mà thở, 100% sống an toàn.
+ nghiêm cấm ngu đần chui vào Wc đóng kín cửa xả nước, trừ khi muốn về với tổ tiên.
5. Đừng có dại mà học theo phim buộc quần áo tạo thành dây để tụt xuống! Tầng 2-3 rơi xuống may thì gãy chân tay, kém may thì sống thực vật, tầng 4 trở lên rơi xuống đảm bảo chết!
6. Khi có cháy hãy nhớ gọi 114, chỉ cần ấn 1-1-4, ấn 043114-024114 ...là gọi lên trời đấy!
Chúc chung cư và ngôi nhà các bạn đéo bao h phải gặp tớ!
----- 

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

Kể chuyện về một nỗi sợ của tôi và sự dung hòa âm dương.

Từ khi phát hiện ra thế giới nhị nguyên thì tôi mới dần dần hết cái nỗi sợ này nha mọi người. Biết sợ cái gì không?

Sợ ở chung nơi nào có phụ nữ đông ví dụ như ni viện hay chùa ni hay tất cả những nơi mà toàn là phụ nữ, phụ nam không được bước vào. Và không chỉ tôi có nỗi sợ này, rất nhiều chị em phụ nữ và kể cả đàn ông đều sợ như vậy. dù có là vua chúa cũng không thoát ra khỏi nỗi sợ ấy.

Ví dụ: Vua chúa hay có tam cung lục viện toàn là phi tần mỹ nữ, nói cách khác toàn là phụ nữ. Có một số truyện kể về việc có những ông vua phải trốn đi nơi nào đó để thoát khỏi cái đám phụ nữ nhiều chuyện kia, dù toàn là người đẹp.

Rồi có người kể cho tôi nghe rằng có người nữ thậm chí cải trang thành nam để được tu trong chùa tăng chứ không dám tu ở chùa ni.

Rồi kinh nghiệm của tôi cũng vậy. Lúc đầu đi làm tình nguyện viên cho nhà Mẹ Teresa tôi cũng kiếm nhà của Brothers’ để làm chứ không dám bước chân đến nhà của Sisters’ (Sơ). Trùi ui trùi, sợ lắm luôn. Ai hỏi tôi sao không đến chỗ Sisters’ là tôi có thể ngồi kể lể cho họ nghe cả buổi về cái nỗi sợ của tôi. Một nơi quy tụ toàn mấy bà cô hổng chồng, vào đó chẳng khác nào vào hang cọp, mà vào hang cọp có khi còn đỡ sợ hơn nữa. Bởi, dân gian nói rồi: Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng. Nghĩa là giặc bên Ngô cũng không đáng sợ bằng bà cô bên chồng, đặc biệt là bà cô hổng có chồng hoặc bà góa hoặc ở giá hoặc ly dị, một người phụ nữ như vậy kinh khủng hơn cả giặc, đáng sợ hơn cả cọp beo. Ta nói: Ở chung bà cô không chồng thì thà đưa đầu cho giặc chém một phát hay để cọp beo ăn thịt chắc còn dễ chịu hơn nhiều. Mà trong nhà mấy sơ hay ni viện toàn là bà cô không chồng không hà. Bước chân vào thôi đã thấy sợ còn hơn lên đoạn đầu đài rồi chứ đừng nói chi là ở đó. Eo ôi, sợ quá đi thôi, sợ quá trời sợ.

Biết sao có nỗi sợ này không mọi người? Tại vì vầy nè: Phụ nữ nổi tiếng là lắm chuyện, lắm điều, đi đến đâu thì phải làm náo động nơi ấy thì mới chịu, nếu không làm náo loạn thì bức rức khó chịu, túm lại phụ nữ đi đâu thì gây phiền phức nơi ấy, nơi nào có phụ nữ nơi ấy không bao giờ được yên tĩnh. Bởi phụ nữ gắn liền với rắc rối, phức tạp, thị phi, ồn ào và rối loạn. Điều này là đúng chứ không có sai đâu nha mọi người! Biết sao lại vậy không?

Vì đó là quy luật cân bằng của vũ trụ. Phải như vậy thì vũ trụ mới cân bằng. Ủa, ngộ ghê ta! Ờ, vũ trụ này ngộ lắm hihi. Như đã nói, thế giới này là thế giới nhị nguyên, hễ có mặt này thì mặt kia phải xuất hiện để cân bằng. Phụ nữ tượng trưng cho Âm, đúng không mọi người? Âm thì phải có Dương thì mới cân bằng. Đó là lý do vì sao nam phải lấy vợ, nữ phải lấy chồng, ấy là quy luật tự nhiên, không ai có thể làm trái lại cả. Người vợ càng nữ tính thì người chồng phải càng dương tính nghĩa là tính đàn ông phải mãnh liệt thì âm dương của hai vợ chồng mới giao hòa. Đó là lý do xuất hiện câu: Trai anh hùng gái thuyền quyên. Trai anh hùng nghĩa là người đàn ông đầy nam tính. Gái thuyền quyên nghĩa là người phụ nữ đầy nữ tính. Phải như vậy thì đất trời hòa hợp, âm dương giao hòa, vạn vật sanh sôi nẩy nở, mọi thứ đều hanh thông. Nhưng mà oái ăm ở chỗ: đời đâu phải lúc nào cũng được như vậy.

Ví dụ tam cung lục viện, có một ông vua thôi mà có quá trời phụ nữ, thì dương khí không đủ để cho âm khí của những người nữ kia được dung hòa. Hoặc có khi người chồng yếu sinh lý không bổ sung được dương khí cho vợ,….. Trong những trường hợp ấy, không hấp thụ được dương khí từ người chồng nhưng quy luật cân bằng của vũ trụ vẫn phải đảm bảo, hễ có âm thì phải có dương, âm đến đâu thì phải dương đến nấy, khi âm nhiều mà dương ít thì người phụ nữ phải tự bổ sung dương khí bằng cách dần dần tính cách thay đổi, hết là gái thuyền quyên yếu đuối nữa mà phải hùm hổ như cọp beo, sự hùm hổ ở nữ giới là tất yếu để cho dương khí được tạo ra nhằm tạo sự cân bằng âm dương cho gia đình. Ngoài ra vì nữ là âm, nghĩa là sự nhu hòa, yếu đuối, mềm mại, yên tĩnh, lặng lẽ, nên để tự bổ sung dương khí, nghĩa là phải có sự động đậy, tiếng động, tiếng ồn, sự cứng rắn, thì họ phải gây chuyện thị phi, lắm điều, rắc rối tùm lum.

Nếu không hiểu thế giới nhị nguyên mình sẽ phàn nàn rằng sao phụ nữ thích thị phi quá vậy. Tạo thị phi là cách để họ tự bổ sung dương khí, vì thị phi tạo ra sự động đậy, sự quấy động, khác hẳn với phần âm họ có sẳn là sự yên tĩnh, lặng yên. Đó là lý do nơi nào tụ tập nhiều nữ giới thì nơi ấy càng khuấy động, càng thị phi. Còn nơi nào tụ tập nhiều nam giới thì nơi ấy có xu hướng tĩnh lặng, yên tĩnh. Vì dương khí nhiều thì càng cần âm khí để cân bằng. Nam là dương rồi nên họ buộc phải tịch lặng để bổ sung âm khí. Bây giờ thì hiểu vì sao đã là ni viện thì phải có rắc rối khuấy động thị phi, còn đã là tăng viện thì phải lặng lẽ tịch tịnh chưa mọi người? Ấy là việc bình thường, đúng không?

Đặc biệt là nữ tu, xa lìa người khác giới, là công cụ để bổ sung dương khí thì họ phải tự bổ sung dương khí cho mình bằng cách gây lộn, cãi vả, ồn ào. Nếu không có những cái này thì họ khó mà tu lắm, cơ địa mất thăng bằng rồi thì làm sao mà tu. Bởi, lời khuyên mà tôi dành cho các trụ trì ni viện nha. Đừng thấy ni viện yên lặng hổng có cãi vả mà tự đắc rằng mình dẫn dắt tăng đoàn khéo . Ni viện, nơi tụ tập những bà cô không chồng, thiếu dương khí trầm trọng, mà còn bị ép tĩnh lặng thì hổng ai tu được cả. Nghĩa là hổng ai đắc đạo cả đâu. Đi ngược lại quy luật cân bằng của vũ trụ rồi thì làm sao mà đắc đạo được chứ. Cho nên thấy ni chúng mà cãi vả thưa kiện từa lưa thì đó là dấu hiệu đáng mừng, sẽ có bậc chân tu đắc đạo trong cái đám lộn xộn ấy.

Ngoài ra khi xây tăng viện hay ni viện thì quý vị cần lưu ý phần phong thủy. Ni viện thì phong thủy phải làm sao cho dương khí nhiều lên để giảm bớt sự chộn rộn cải vả thị phị nơi ni chúng, còn tăng viện thì âm khí phải nhiều lên để giảm bớt sự uể oải giãy đãy nơi tăng chúng. Khi âm dương có sự cân bằng qua phong thủy rồi mọi thứ mới dễ hanh thông, chứ không phải dùng luật lệ này nọ ép cho người ta theo luật mà không hiểu gì về quy luật cân bằng cả. Tương tự như khi cơ thể cần xả chất thải trong người mà dùng luật lệ ép cho người ta nín, hổng được thải. Đó là việc trái tự nhiên. Đã trái tự nhiên rồi thì làm sao mà tu!

Túm lại, đã là âm thì cần dương, nếu không có dương thì tự bổ sung dương, tạo thị phi, cãi lộn, gây chuyện là một cách bổ sung dương khí hiệu quả. Đã là dương thì cần âm, nếu không có âm thì tự bổ sung âm bằng cách uể oải lờ đờ buông xuôi.

Thỉnh thoảng có mấy ông dò dò theo hỏi tôi miết: Trùi, nữ mà không lập gia đình, sống vậy hoài sao chịu nỗi, phải lấy chồng cho hợp âm dương chứ?
Nhân bài này trả lời luôn, tôi tự bổ sung dương khí bằng con đường chửi lộn, đó là lý do tôi chửi rất giỏi, rất hăng và rất dai, nghĩa là chửi hoài hổng mệt. Thử chọc tôi đi, tôi chửi cho xem. Chửi là cách bổ sung dương khí nên chửi lộn là thức ăn của tôi đó hahahaha.
Trước đây tôi chửi người ta quá dữ quá hăng là nhờ nộ khí trong tôi cực lớn, còn bây giờ tôi cũng chửi rất dữ rất hăng để cân bằng âm dương để cho trời đất giao hòa. Cho nên ai chưa gặp tôi ngoài đời thấy tôi đăng bài thuyết pháp này nọ, tưởng tôi chắc là hiền lắm nè, hiền như bồ tát (trong trí tưởng tượng), không ngờ rằng tôi vô địch chửi lộn, chửi lộn giỏi đến nỗi ai cũng bảo tôi sao không đi làm luật sư đi cho rồi hehehe.

P.s 1 Bây giờ tôi không còn sợ nơi tụ tập đông phụ nữ nữa nha mọi người, bởi tôi chửi còn dữ hơn họ nữa kìa hahaha.

P.s 2 Vì sự dung hòa âm dương này mà người nam càng tu càng nữ tính, dịu dàng, khuôn mặt càng có nhiều nét mềm mại của gái thuyền quyên; trong khi đó, người nữ càng tu thì càng quyết đoán, mạnh mẽ, khuôn mặt càng có nhiều nét rắn rỏi kiên nghị của trai anh hùng. Người tu mà đi theo hướng này thì có tinh tấn, còn ngược lại, nam tu hoài mà vẫn vậy, nghĩa là vẫn đầy nam tính hay nữ tu hoài mà vẫn cứ nữ tính hoài, nghĩa là việc tu không có tiến triển, cho nên cần đổi pháp môn tu hay môi trường sống đi nha mọi người. Mỗi người tự quán sát mình sẽ tự biết mình có tiến bộ hay không chứ gì. 

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018

Kể chuyện nhà Mẹ Teresa (Mother Teresa’s House) nghe nha mọi người!

Nhà Mẹ Teresa thực ra là một tăng đoàn của Kito giáo dưới sự điều hành của giáo hội Vatican, và người sáng lập ra tăng đoàn này chính là Mẹ Teresa (bây giờ được gọi là Thánh Mẹ Teresa, vì tháng 9/2016 tại Vatican đã diễn ra buổi lễ long trọng phong Thánh cho Mẹ Teresa.)

Nhà Mẹ Teresa có tổng hành dinh tại thành phố Calcutta, thuộc bang West Bengal ở Trung Ấn và hàng trăm nhà tại khắp nơi trên đất Ấn độ. Ngoài ra nhà Mẹ Teresa có hàng ngàn nhà tại hơn 130 quốc gia trên toàn thế giới. Túm lại khắp nơi đâu đâu cũng có nhà Mẹ Teresa ngoại trừ một số nước trong đó có Việt Nam và Trung Quốc. Trung Quốc bắt buộc Mẹ Teresa phải mặc đồ………. Trung Quốc thì mới cho phép thành lập nhà tại đây nhưng Mẹ Teresa nhất quyết không thay đổi biểu tượng của tăng đoàn mình, đó là bộ saree trắng bằng vải cotton thô có viền màu xanh thiên thanh ở xung quanh. Do nhà Mẹ Teresa là tổ chức tôn giáo từ thiện phi chính phủ nên họ không có quảng cáo rầm rộ trên internet. Ai biết thì đến đó đóng góp và làm tình nguyện viên. Nhà Mẹ Teresa có vẻ rất xa lạ đối với người Việt Nam vì ở Việt Nam có cái nhà nào đâu mà biết nhưng lại cực kì thân quen và thân thương đối với các dân tộc khác. Nhà Mẹ Teresa chứa hết tất cả các loại người bị cả gia đình lẫn xã hội xem là phế thải là rác rưởi và chỉ muốn vứt bỏ đi mà thôi. Ví dụ người già, người cùi hủi, người tàn tật, người tâm thần, trẻ mồ côi,…. Túm lại nhà Mẹ Teresa như biển cả mênh mông sẳn sàng dung chứa tất cả, như biển dung chứa mọi con sông. Cứ ai cần sự giúp đỡ mà tìm đến nhà Mẹ Teresa là sẽ được giúp, bất chấp tất cả. Đối với Mẹ Teresa, không ai được sinh ra trên đời mà vô dụng cả, tất cả đều được tạo ra bởi bàn tay của Chúa nên tất cả đều hữu dụng. Vấn đề là mình không thấy được sự hữu dụng của họ mà thôi.

Tổng hành dinh của nhà Mẹ Teresa tại Calcutta HẰNG NGÀY có hằng trăm tình nguyện viên từ khắp nơi trên thế giới đổ về để làm việc, nên có thể nói là quá tải. Ngoài ra nơi này có ngôi mộ của Mẹ Teresa nên cũng được xem là thánh địa. Có thể vì vậy mà mọi người cứ đổ về đấy. Trong khi nhà Mẹ Teresa ở những nơi khác thì vô cùng cần tình nguyện viên nhưng ít có người biết đến, ngoại trừ người bản địa. Họ cần tình nguyện viên làm gì? Có vô số việc để làm.

Ví dụ:
1. Mỗi sáng, họ tắm cho cư dân trong nhà. Mỗi cư dân mà tắm thì cần  đến 2-3 người phụ giúp, vì họ không tự tắm được nên phải để họ lên xe lăn, lăn đến nhà tắm, rồi cởi đồ ra rồi tắm cho họ, mà họ có chịu ngồi yên cho mình tắm đâu, có người quậy kinh dị luôn, họ chửi bới, họ xé quần xé áo, họ càu họ cấu,……….đủ trò. Cho nên có khi tắm xong một người mệt bởi hơi tai. Ở những nhà nữ toàn là các sơ và chị em phụ nữ không hà. Khiêng họ lên xuống rất là mệt. Đặc biệt là tắm cho nữ thì đàn ông đâu có được phép rớ vào. Phụ nữ mà phải làm những công việc nặng nhọc ấy thì thấy thương lắm!

2. Do ở chung nhau nên một người bị chí là nguyên cả nhà lây chí cho nhau. Trị chí cho họ cũng là vấn đề nan giải. Tôi có lần đảm trách công việc này, cái tôi bị lây chí luôn. Nhưng nhờ vậy tôi phát hiện ra một phương pháp trị chí độc đáo rẻ tiền mà hiệu quả. Tôi trị cho tôi trước, thành công thì mới áp dụng cho họ. Tôi lấy muối pha vào nước và dùng nước muối gội đầu. Sau đó dùng lược chải tóc, do gặp muối nên chí bị đơ hay sao ấy mọi người, hổng chạy đi đâu được, vậy là chải đến đâu là chí rơi xuống đến nấy, trứng chí cũng rơi ra luôn. Tôi chỉ áp dụng một lần thôi mà thành công. Vậy là tôi giới thiệu rộng rãi cho mọi người, để họ khỏi mua hóa chất, thay vào đó, chỉ cần mua muối thôi, hoặc nếu gần biển thì ra biển múc nước về gội đầu. Gội đầu bằng nước muối khác với dùng nước muối tắm tóc nha. Tắm thì chỉ ở ngoài tóc thôi nên tóc bị xơ xác, còn gội đầu thì phải cào vào da đầu, cho nước muối thấm vào trị viêm da đầu luôn đó, chẳng những vậy còn sạch gàu nữa nè!

3. Cho họ ăn. Đến giờ ăn là cần người đút. Có người ứ chịu ăn, núng nẩy miết, nên rất mất thời gian người đút. Vì vậy cần có người cho ăn giúp.

4. Hỗ trợ họ trong các trị liệu như tập họ đi, hoặc đẩy xe cho họ đi dạo hoặc nói chuyện với họ,…..

5. Đối với trẻ sơ sinh thì tụi nó cần hơi ấm nên cần có người ẳm bồng trên tay để truyền hơi ấm, cần người đút sữa, cần người nâng niu dỗ dành nói lời yêu thương dịu dàng. Bé con mừ cho nên rất rất rất là cần hơi ấm từ người. Có khi mình ghé qua mình cho đồ rồi mình đi mà không hiểu rằng chỉ cần bồng đứa bé lên trong vài phút là quan trọng với nó đến mức nào, huống chi là nâng niu vỗ về tâng tiu nựng nịu nó.

6. Dọn dẹp giặt giũ

7. Dạy học cho những đứa trẻ hoặc dạy người lớn làm kỹ năng này nọ cho ngày của họ trôi qua một cách có ý nghĩa.

Túm lại là có vô số việc để làm mà những nhà ở những nơi ít người biết đến thì rất cần tình nguyện viên phụ giúp họ. Trong khi những nơi nổi tiếng như tổng hành dinh hoặc ở các thành phố lớn hay những địa điểm du lịch danh tiếng thì có khi lại ………quá tải tình nguyện viên.

Tôi có mò đến tổng hành dinh ở Calcutta rủ họ về Việt Nam mở nhà bởi ở Việt Nam số người phá thai rất rất cao, số lượng trẻ em bị giết hằng năm là rất lớn. Trong khi đó Mẹ Teresa có mở những nhà chuyên nuôi những đứa con gái lỡ dại hay những phụ nữ lỡ có thai nhưng lại không muốn có con. Nuôi họ đến khi họ đẻ thì họ có thể để em bé lại cho nhà và quay về cuộc sống thường ngày. Mỗi bà mẹ có thể ở tại nhà đến cả mấy tháng để chờ cho em bé ra đời. Cho nên có khi họ bức bối nghĩ quẩn này nọ, vì có nhiều đứa bị phụ tình lắm, nên họ cũng cần tình nguyện đến dạy họ làm cái này cái nọ hoặc khuyên nhủ nói chuyện cho họ vơi bớt nỗi buồn. Ôi Mẹ ơi, Việt Nam cần cái nhà như thế này dữ lắm! Nhưng khi tôi nói chuyện với mấy sơ ở tổng hành dinh tại Calcutta thì họ bảo họ phải có thư mời từ giáo hội Việt Nam và chính phủ Việt Nam thì họ mới có thể sang Việt Nam mà mở nhà được chớ. Cái nào tôi cũng bó tay rồi. Tôi có biết giáo hội và chính phủ Việt Nam đâu. Nhưng mà tôi gieo một ý nghĩ vào vũ trụ và biết chắc rằng khi nào đủ duyên thì cái hạt giống ấy nẩy mầm thôi. Cho nên nhiệm vụ là cứ gieo, còn khi nào nó nảy thì đó là việc của nó hihi.

Ở Việt Nam mà muốn làm tình nguyện viên cho nhà mẹ Teresa thì có thể sang các nước trong khu vực Đông Nam Á đặc biệt là Philippines có rất nhiều nhà của Mẹ. Nhưng gần nhất là Cambodia, mọi người lội sang đó bằng xe buýt rồi tìm nhà Mẹ Teresa thôi. Tìm bằng cách nào? Kinh nghiệm của tôi là kiếm nhà thờ rồi tìm cha xứ mà hỏi. Dĩ nhiên là cha xứ biết rồi, nếu khu vực đó không có nhà Mẹ Teresa thì họ sẽ chỉ cho nơi có nhà ấy. Có khi họ vẽ bản đồ cho mình đi luôn đó, rồi chỉ đi xe buýt như thế nào, thậm chí có khi còn điện thoại cho nhà Mẹ Teresa để họ biết là mình đang đến luôn ấy. Tùy tình huống. Nhưng nếu đi đâu mà muốn tìm nhà Mẹ Teresa thì cứ tìm cha xứ mà hỏi. Cha xứ mà không biết thì tìm nhà thờ bự hơn để hỏi, hoặc tìm Vương cung thánh đường là tổng hành dinh của cả khu vực là thế nào cũng ra thôi hà! Dễ hơm? Túm lại muốn tìm nhà Mẹ Teresa thì cứ tìm nhà thờ tìm cha xứ để hỏi. Nhiệm vụ của cha xứ là phải biết để thông tin cho mình. Cứ đinh ninh vậy đi nha mọi người hehehehe. Cha xứ mà hổng biết là tôi lăn ra ăn vạ ráng chịu à nha hahahahahaha.

P.s 1 Làm việc ở nhà Mẹ Teresa cái tôi phát hiện ra một điều rằng: Có một số người dành cả tuổi thanh xuân chỉ để làm công việc tình nguyện cho nhà thôi đấy mọi người. Có khi họ đến làm việc ban ngày rồi chiều thì về nhà mình. Có khi họ ở lại tại nhà ấy như một cư dân luôn đấy nhưng họ không phải là cư dân mà là tình nguyện viên, ăn ngủ sinh hoạt cùng người trong nhà. Có lần tôi gặp một con bé có thâm niên làm tình nguyện viên ở nhà ấy đến cả 10 năm trời luôn đấy! Wow, quá nể!
P.s 2: Một trong những câu nói bất hủ của Mẹ Teresa: Không phải ai cũng có thể làm điều vĩ đại nhưng ai cũng có thể làm những điều nhỏ nhặt với tình yêu vĩ đại.

Tải sách đọc (pdf) miễn phí về Mẹ Teresa ở đây.

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2018

Kinh nghiệm đi làm tình nguyện viên.

Nhân có một số bạn đang học trung học hoặc đại học quan tâm đến vấn đề đi làm tình nguyện viên nên vào mạng tìm tòi thông tin và hỏi người này người nọ nên tôi viết cái bài này.

Túm lại có nhiều tổ chức để mọi người đăng kí và đóng phí để đi làm tình nguyện viên trong vài ba tuần. Ở Việt Nam mọi người hay giới thiệu nhau cái tổ chức AIESEC - Global Volunteer này. Tổ chức này có phí.

Còn dân đi bụi quốc tế thì giới thiệu nhau những tổ chức miễn phí, chỉ đóng phí thành viên hàng năm thôi, trong đó nổi tiếng có workaway. Có hai trang workaway nha mọi người và trang mà tụi đi bụi quốc tế dùng là https://www.workaway.info/

Tuy nhiên làm tình nguyện viên ở các trang này cũng có hên xui và có bạn viết bài về vấn đề này bằng tiếng Anh rồi nè! Làm cách nào để hên nhiều hơn xui khi tham gia vào các trang tình nguyện viên miễn phí. Mọi người vào đây đọc đi nha!

Tôi hổng có kinh nghiệm làm tình nguyện thông qua các tổ chức trong và ngoài nước, nội địa cũng như quốc tế, bởi vì tôi toàn là tự vác cái mặt đến hỏi thẳng hỏi trực tiếp không hà. Ok thì ở, không thì đi. Đơn giản vậy đó.

Cho nên lời khuyên của tôi dựa trên kinh nghiệm của tôi là: Trước khi đi làm tình nguyện viên hãy học cách đi bụi còn gọi là đi phượt còn gọi là đi du mục trước cái đã. Vì sao? Vì phải học hỏi cách tự lập, tự xoay xở ở nơi không thuộc vùng an toàn (như gia đình bạn bè), học cách thích nghi với những phong tục tập quán mới, học cách thay đổi những thói quen cũ, học cách chi tiêu hợp lý và tiết kiệm nhất. Sau khi đi bụi đã đời rồi thì cứ thích nơi nào, muốn ở lại nơi ấy một khoảng thời gian nào đấy thì cứ hỏi người dân bản địa, có thể hỏi trực tiếp họ, hoặc có thể hỏi các tổ chức tôn giáo trong khu vực như nhà thờ, chùa, đền,…… hoặc vào thẳng các trường học mà hỏi. Đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa thì rất dễ, 90% là họ đồng ý. Vậy là mình có chỗ ở chỗ ăn chỗ làm để tiếp cận dân bản địa rồi.

Cho nên kiểu đi làm tình nguyện viên của tôi là vậy: đi bụi đến nơi ấy trước, thích nơi ấy thì hỏi tùm lum tùm la để tìm chỗ làm tình nguyện viên, không thông qua tổ chức, không tốn đồng phí nào cả, tôi làm việc miễn phí không lương đổi lại là được ăn ở miễn phí, được tiếp xúc trực tiếp dân làng, được học hỏi văn hóa của họ. Có nơi tôi làm tình nguyện chuyên quá nên nếu tổ chức ấy có nhiều địa điểm và họ thường xuyên qua lại giữa các địa điểm thì họ cho tôi đi ké để sang địa điểm khác làm tình nguyện viên tiếp. Vậy là tôi được di chuyển miễn phí, đến nơi mới có sẳn chỗ ở chỗ làm đang đợi không phải đi lang thang tìm kiếm nữa. Rồi xong nơi ấy lại được họ đưa xe đến đón sang khu vực khác. Cứ vậy mà rong ruổi khắp nơi với công việc là tình nguyện viên thôi. Sướng hơm? Có nơi tôi làm tình nguyện viên, nơi này rất nổi tiếng với sinh viên quốc tế, các bạn ấy phải đóng phí cho tất tần tật mọi thứ thông qua một tổ chức hay một công ty du lịch nào đấy. Họ chỉ đến làm việc vài giờ một ngày có xe đưa đón hằng ngày, có người chăm lo. Còn tôi tự vác cái mặt đến nên không ai đưa đón cả, tôi ăn ở tại chỗ đó chứ không có ở bên ngoài, và tôi hổng đóng đồng phí nào cả, hổng tốn cả tiền ăn uống, nhưng tôi không được ngủ khách sạn thoải mái. Cũng đâu có sao, dân đi bụi chỉ cần trải nghiệm chứ đâu cần thoải mái làm cái gì!

Nhưng tôi nhắc lại: để đi được như vậy thì đầu tiên phải học cách đi bụi trước cái đã. Bởi vì mọi chuyện có thể không xảy ra theo ý muốn. Cho nên bất cứ lúc nào đó mà có chuyện gì đó xảy ra thì mình vẫn có thể sống nhăn răng ngoài đường, chứ không phải khi tổ chức ấy không nhận mình nữa, mình bị đá ra đường, cái thành ra bị động, hổng biết đi đâu về đâu luôn. Dân có kỹ năng đi bụi rồi hổng có sợ chuyện ấy. Kiểu gì cũng sống được thôi. Nếu không làm tình nguyện ở các tổ chức thì có thể ở làm tình nguyện tại nhà người dân. Ví dụ vùng Lakdak (Bắc Ấn) nổi tiếng với du khách trong và ngoài Ấn độ, và hằng năm biết bao người đổ đến đấy để du lịch. Dân đi bụi vác ba lô đến đó, nếu thích ở lại đó lâu lâu thì kiếm nhà dân vào làm việc tình nguyện thôi. Có anh chàng người Lakdak kể với tôi rằng: Nhà anh ta từng có một tình nguyện viên người Mỹ ở làm việc miễn phí đến 3 tháng luôn. Anh chàng kể: Mẹ anh chàng đi chợ và “lượm” được tay người Mỹ này ở chợ, rồi dẫn theo về nhà. Anh chàng Mỹ không kiêng dè gì cả, ai ăn sao thì anh ta ăn vậy, ai ngủ sao thì anh ta ngủ vậy, ai làm việc sao thì anh ta làm việc vậy. Thế là anh ta ở lại Lakdak cùng gia đình nông ấy đến hẳn 3 tháng luôn đấy chứ. Thấy chưa mọi người? Bà con đến đó du lịch vài ngày rồi về, tốn một mớ tiền. Dân đi bụi thì đến đó thích ở đó thì ở luôn đến mấy tháng mới về, hổng tốn tiền gì cả. Trở thành một thành viên trong cộng đồng luôn nữa chứ! Vậy mới vui!

Cho nên ai hỏi tôi vụ đi làm tình nguyện thông qua tổ chức thì tôi không biết gì cả. Tôi chỉ biết đi bụi trước rồi sau đó đi làm tình nguyện thôi. Mà đối với tôi thì đã gọi là tình nguyện viên làm việc miễn phí rồi mà còn phải đóng tiền để làm miễn phí nghe rất là buồn cười hehehehe. Cho nên tụi tui chả bao giờ đóng phí để đi làm tình nguyện viên cả. Thiếu gì nơi ở vùng sâu vùng xa rất cần người đến đó làm việc mà họ không có sử dụng internet hay FB quảng bá nên đâu có ai biết đến họ. Chỉ có bọn đi bụi mới dám lội đến đó, ở và làm việc cùng họ thôi. Họ quý mình như vàng vì đâu có ai đến đó đâu ngoài cái bọn đi bụi, Bởi một số người không biết nên gọi bọn đi bụi là bọn sống ích kỷ chỉ biết đến mình. Hổng dám đâu, chính cái bọn ích kỷ ấy mới dám mò đến những nơi mà không ai dám đến đó kìa. Và cái bọn đó ích kỷ thiệt, nơi nào mà bọn chúng khoái là bọn chúng im luôn hổng có quảng cáo hay kể tùm lum cho người khác mò đến mà phá mất văn hóa bản địa của người ta. Cho nên nhiều nơi bọn chúng đến rồi cái bọn chúng im re luôn, chỉ truyền tai cho giới đi bụi như chúng biết mà thôi. Cái đồ ích kỷ hehehehe.

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

Kể chuyện về việc tại sao tôi hổng khoái nhận tiền của ai cả!

Mỗi giai đoạn có lý do riêng mà lý do chung là hồi xửa hồi xưa hồi mấy kiếp trước tu theo kiểu Nam tông toàn là đi khất thực ăn để sống riết quen rồi, quen luôn đến kiếp này. Đúng là cái số chỉ được nhận thức ăn thức uống thức mặc chứ hổng được nhận tiền nó là vậy. Rên rỉ xong rồi cái vào những lý do nha mọi người:

Lúc đầu, lúc mới bắt đầu viết blog cái cũng có người hâm mộ nói: Khi nào hết tiền, tôi gửi tiền cho đi tiếp hoặc cho tôi xin phép làm nhà tài trợ đi nha,…. Lúc đó nghe cũng khoái ghê luôn ta! Cái lúc đó có đem theo máy vi tính thỉnh thoảng cô đơn nên vào yahoo messenger tám chuyện với mọi người. Cái khoái quá nên kể chuyện cho một bác khoảng tuổi ba tôi nghe là có người tài trợ chuyến đi. Bác bảo: Cẩn thận, đừng có nhận tiền của bất kì ai một cách dễ dàng. Cái gì cũng có cái giá của nó đặc biệt là liên quan đến tiền bạc.

Trong đời tôi ít khi nào tôi nghe lời khuyên của người khác lắm. Ai khuyên kệ họ, tôi làm gì kệ tôi, nhưng có một số người, hình như có duyên với tôi hay sao ấy, họ chỉ nói một câu mà tôi nghe và ghim luôn. Tôi thấy bác ấy nói đúng rồi. Cái gì cũng có cái giá của nó hết cả. Một khi nhận rồi thì phải làm theo lời họ, phải làm cái này cái kia. Mà tôi lại cực ghét phải làm theo người khác. Đã ai nói gì kệ họ, tôi làm gì kệ tôi mừ. Cái tôi không muốn đánh đổi cái sự “Tôi làm gì kệ tôi” nên ai nói đến tiền là chối phăng dù là ý tốt ý xấu hay hổng có ý gì cả, chối luôn cho nó lành. Mà tôi lúc nào cũng ở ngoài đường, đối diện với xe cộ bụi bặm nơi ngủ an toàn, thức ăn thức uống ngôn ngữ phương hướng,……từa lưa chuyện đã đủ mệt rồi, giờ phải thêm suy nghĩ coi có nên nhận tiền người này người nọ hay không, nhận bằng cách nào,…thì đúng là phiền quá nên tốt nhất từ chối hết cho rồi, theo kiểu “thà bắn lầm còn hơn bỏ sót.” Nhiều người có thiện ý lắm vì tôi là hiện thân cho sự đam mê của họ, tôi thay họ làm điều mà họ khao khát mãi vẫn không làm được. Vậy là ai nói gì cái tôi im luôn, khỏi trả lời trả vốn gì cả. Phần vì ở ngoài đường không hà, phần vì làm biếng, phần vì hổng biết nói gì. Riết chán, hổng ai nói gì luôn hihi.

Đó là lý do lúc đầu. Cái càng đi tôi càng phát hiện ra rằng: Tôi hổng có nhận cái gì của ai nhưng tôi viết blog cung cấp thông tin miễn phí này nọ. Vậy là cả thiên hạ mắc nợ tôi. Hahahaha. Nghĩ vậy cái thấy khoái chí ghê luôn. Khoái dễ sợ khoái. Khoái đến nỗi mỗi khi nghĩ đến là cười mỉm chi liền hà. Sung sướng dễ sợ. Cái sự sung sướng này dễ gì mua được bằng tiền. Đó là lý do tôi đi ăn chực ở nhờ người dân địa phương tè le hột me mà tôi hổng thấy mắc nợ ai cả. Bởi nợ đầu kia thì đầu kia trả. Nợ đầu kia thì đầu này trả. Vậy là cân bằng rồi. Cán cân đâu có bị lệch đâu hè! Hihihihi. Thấy tôi tính toán khôn ghê chưa mọi người. Bởi, tôi nói rồi: Thấy tôi ngu ngu vậy mà tôi tính khôn lắm đó.

Cung cấp nơi này rồi nhận ở nơi khác, cán cân luôn cân bằng không lệch đầu nào. Nhờ vậy mà tôi đi đâu cũng an toàn, dù ngủ bờ ngủ bụi, ngủ lùm ngủ miếu, ngủ chùa ngủ đền, ngủ tùm lum tùm la chỗ. Có thấy người cõi này cõi nọ nhưng chưa bao giờ bị họ làm hại, toàn là được họ bảo vệ không thôi.

Đấy, tôi nói rồi mừ. Không ai nhận không của ai cái gì, và cũng không ai cho không ai cái gì. Cái gì cũng có vay có trả cả đấy chứ! Cho nên tôi hay nói mọi người đọc blog của tôi là mọi người mắc nợ tôi. Thật ra mọi người cũng phải trả, nhưng mà trả ở một đầu khác, ở một nơi khác. Đâu nhất thiết nhận đâu thì trả đó. Nhận chỗ này trả chỗ kia. Thế nào cũng phải vậy, cho cán cân cân bằng không bị lệch. Cho nên mọi người thật ra cũng chẳng mắc nợ gì tôi đâu bởi vì có vay có trả hết rồi thì sao mà mắc nợ được chứ.

Đó là giai đoạn 2. Giờ thì tôi sang giai đoạn 3 rồi. Đó là sống tối giản, giảm thiểu sự lệ thuộc vào tiền bạc. Đã giảm thiểu rồi thì nhận làm cái gì nữa chứ. Tôi đang mỗi ngày học cách làm sao để sống dựa vào thiên nhiên hoàn toàn không cần phải dựa vào những cái do con người chế tạo ra để dụ mọi người mua sắm.

Ví dụ: Tôi học cách nhận diện và nấu các loại cây cỏ trong vườn. Cái này vào youtube xem các chương trình nấu ăn của Ấn độ. Ấn độ là trùm về cách nấu các món từ rau củ quả bởi họ là dân tộc ăn chay truyền thống nên món nào họ cũng nấu được từ hoa lá cây củ trong vườn.

Tôi học cách không sử dụng hóa chất trong giặt giũ lau chùi. Ví dụ thay cho xà bông tắm giặt bằng những chất có vị chua có độ a xít để giặt. Dùng muối để tắm cũng sạch hòm lắm đó nha. Rửa tay thì rửa bằng chanh hoặc bắt chước Ấn độ lấy sình rửa tay cũng sạch lắm đó. Có thể gội đầu bằng những quả có vị chua cũng sạch gàu lắm đó mọi người. Ví dụ tôi gội đầu bằng xoài xanh hoặc khế. Cách gội như sau: xoài xanh gọt vỏ, bào nhỏ, cho vào nồi đổ ít nước và muối, nấu sôi thì tắt bếp, để ủ trong nồi cho xoài rục ra. Khoảng 1 tiếng sau thì chắc lấy nước bỏ cái. Nước xoài pha với nước thường rồi cho vào thùng gội như gội đầu với vỏ bưởi hoặc quả bồ kết. Vừa gội vừa lấy ngón tay cào khắp đầu cho rơi gàu ra. Sau đó để tóc vậy hoặc ủ bằng khăn chừng 30 phút rồi gội lại bằng nước sạch. Tóc cực kỳ sạch và không có gàu. Gội bằng quả khế cũng vậy. Nấu khế xong thì lấy nước gội đầu. Luôn cho một ít muối vào nước gội đầu nha mọi người. Muối rất tốt đối với da chẳng những da mình mà da đầu luôn đó.  Muối giúp sát khuẩn trị viêm da. Quan niệm sai lầm mà mình hay có là muối làm tóc xơ xác, bằng chứng là đi tắm biển xong tóc xấu dễ sợ. Muối từ nước biển chỉ thấm vào tóc thôi, còn khi gội đầu bằng muối thì mình mát xa đầu qua việc cào da đầu, làm miết như vậy cho muối thấm vào da luôn thì tóc lại rất mượt mà mềm mại. Cái này tôi làm rồi nên tôi biết. Phải dành thời gian ngồi cào và mát xa đầu khi gội thì mới đạt đến hiệu quả ấy. Cái gì cũng phải từ từ và từ tốn thì mới được chứ.

Ngoài ra tôi còn học cách làm băng vệ sinh từ vải để không phải mua và không xả rác thải ra môi trường. Làm cũng dễ lắm, không khó tí nào. Vào you tube gõ “how to make cloth pads” thì ra nhiều ý tưởng cho học lắm. Gom những ý tưởng ấy lại và tạo ra cái riêng của mình. Tôi còn học cách tự may quần lót để mặc cùng với băng vệ sinh vải do tôi tạo ra nữa nè. Đảm bảo không đụng hàng đâu nha. Toàn là may tay thôi đấy. Kinh nghiệm của tôi là: đừng may chồng quá nhiều lớp như các hướng dẫn trong you tube. May 1-2 lớp thôi mọi người. Muốn có độ thấm cao thì mình có thể mặc 2-3 băng cùng lúc thay vì một băng. Băng mà may sẳn nhiều lớp, khi giặt phải phơi rất khô để tránh nhiễm khuẩn. Càng dày thì càng khó khô, đúng không? Tôi thông minh hơn nè. Tôi làm từng lớp mỏng mỏng thôi nhưng khi mặc thì mặc nhiều cái cùng lúc. Vậy là lúc giặt sẽ dễ hơn vì từng lớp mỏng mỏng thì dễ giặt dễ phơi khô hơn là 1 lớp dày. Mọi người thấy tôi thông minh ghê hơm hahahaha.

Sống tối giản thì cần tiền làm cái gì. Có tiền rồi cái ham đi mua sắm cho coi, mà mua sắm thì mắc công sở hữu rồi tích trữ rồi cất giữ, mệt lắm. Hổng có gì hết cho nó khỏe hehehe.

Trong cộng đồng du mục quốc tế có mấy thèn bị buộc không có tiền nha mọi người, chẳng hạn bị mất tiền, bị tịch thu tiền tại sân bay, bị mất thẻ,….đủ thứ chuyện xảy ra khiến nó trở thành kẻ không tiền ở nơi xa lạ nhưng tên nào chịu khó không bỏ cuộc chạy về nước mà lay lắt sống cho qua ngày cho đến ngày trở về y như kế hoạch thì đó hóa ra là chuyến đi vĩ đại nhất trong đời nó vì chuyến đi không tiền ấy thay đổi hoàn toàn cuộc đời nó và làm cho nó có một cái nhìn hoàn toàn khác hẳn về thế giới, một nhân sinh quan hoàn toàn mới. Y như nó vừa mới được sanh ra vậy đó. Đối với một số người từng trải qua chuyện này thì cái giai đoạn không tiền mới chính là giai đoạn họ thực sự là lữ khách, còn trước đó có tiền nên còn chảnh chọe lắm chỉ là du khách thôi. Tôi chưa bao giờ lâm vào hoàn cảnh không một xu dính túi nên tôi chẳng thể hiểu được họ rồi. Tuy nhiên dù có tiền nhưng tôi sống như người không tiền thì cái này tôi trải qua rồi.

Mà túm lại chỉ có hết sạch tiền do mình lựa chọn hoặc do bị buộc phải vậy thì mới thực sự hiểu rằng: Thật ra không có tiền mình vẫn sống nhăn răng hà. Vì vũ trụ luôn cung cấp đủ cho mình, nhưng do mình từ lúc mới đẻ đến giờ toàn là lệ thuộc vào tiền nên mình có nhận ra điều ấy đâu và không bao giờ hình dung làm sao có thể sống đi lại khi không có tiền.

Cái gì phải trải qua rồi thì mới biết. Còn chưa trải qua thì chỉ có ngồi tưởng tượng mà trí tưởng tượng của mình thì không cho phép mình chấp nhận chuyện ấy.

Còn quần áo thì từ những cái cũ những cái đã có mình chế thành những cái mới để mặc. Ý tưởng trong you tube nhiều lắm nè!

Mền có thể làm từ quần áo cũ đó mọi người. Cách làm như sau: Lấy quần áo cũ cắt thành từng miếng hình vuông hoặc chữ nhật rồi mang ráp lại thành ra cái mền mỏng. Nếu muốn dày hơn thì may thêm một lớp rồi bên trong nhét đầy ny lông đã cắt nhỏ. Ny lông cách nhiệt rất tốt nên ấm lắm đó. Nếu muốn mền giống dạng mền quilt thì mang thành từng chiếc gối nhỏ rồi ráp từng cái gối nhỏ lại với nhau thành cái mền quilt. Vừa ấm vừa dễ gấp sau khi sử dụng.

Tụi thích mạo hiểm còn gọi là risk-taker còn chỉ tôi một bí kiếp nữa nè mọi người. Khi đốt lửa sửi ấm thì cho mấy tảng đá to to vào lửa đốt chung. Dĩ nhiên là lửa không đốt được đá rồi nhưng lửa làm cho nóng đá thiệt là nóng. Sau đó gắp đá ra cho vào nồi cần nấu gì đó. Nhiệt tỏa ra từ đá có thể nấu chín thức ăn mà không cần đặt nồi lên bếp. Ngoài ra có thể dùng lá ẩm loại lá to thiệt to, nhiều lớp lá quấn tảng đá lại rồi trải mền lên đá ngủ rất ấm áp vào mùa đông. Giống kiểu Bác Hồ lấy gạch ủ trong than rồi đặt dưới lưng để ngủ cho ấm vậy đó. Tụi mạo hiểm cũng thường làm cách này lắm để giữ ấm khi sống nơi hoang dã. Tụi nó hoặc dùng vải quần jeans quấn nhiều lớp quanh tảng đá hoặc quấn lá to ẩm. Tôi chưa làm nhưng tụi nó bảo nằm ngủ trên đó hổng có bị nướng chín đâu nên đừng có lo hahahaha. Quấn cẩn thận, quấn vài lần thì sẽ quen thôi hà.

Mùng thì có dạng mùng mà tôi thấy dân đi bụi Châu Âu sử dụng nè mọi người. Mùng cá nhân chỉ cần treo một đầu thôi chứ không có treo 4 đầu như mùng thường thấy ở Việt Nam và cũng không có treo lên xà nhà như các dạng mùng trong resort hoặc mùng mà dân Sri Lanka hay dùng. Cái mùng mà tôi thấy có thể gấp nhỏ lại trong lòng bàn tay. Khi dùng thì mở ra, có thể phủ kín một người theo chuẩn Châu Âu. Điều kiện là chỉ cần có một bức tường hay cây cột phía đầu nằm. Mắc mùng vào đó rồi xõa mùng ra toàn thân để ngủ. Nếu không có đinh để mắc thì có cách sau: đó là dùng băng keo dán góc mùng cần mắc vào tường, vậy là mùng vẫn xõa ra được. Cái mùng này thời điểm cách đây khoảng chục năm có giá khoảng 50 Euro. Bây giờ thì không biết giá bao nhiêu nhưng mà tôi không có dự định mua. Tôi tự may. Tự ngồi hình dung ra rồi may thôi. Quan trọng là chất liệu vải làm mùng có thể gấp lại nhỏ gọn. Túm lại là chưa có may vì chưa tìm ra chất liệu. Kệ chuyện gì đến sẽ đến. Cứ nghĩ vậy cái đã, khi đúng thời điểm thì tự có chất liệu thôi hà hihi.
  
Kem đánh răng thì lấy từ tro củi. Củi khi đốt là củi thuần từ cây rơi xuống chứ không phải củi đã qua chế tạo như bàn ghế tủ nha mọi người. Biết sao không, gỗ đã qua chế tạo thì hay có hóa chất như chất chống mọt chất làm bóng hoặc nước sơn. Tro từ những cái này có chất độc làm hại răng đó. Chỉ dùng tro từ củi thuần để đánh răng thôi nha. Ngoài ra tro ngâm nước còn có thể được dùng để giặt đồ nữa đấy! Còn nữa nha, than từ tro củi có thể dùng để lọc nước đó mọi người. Lọc nước uống như sau: Lấy một cái chai nhựa cắt ngang, chỉ sử dụng phần có miệng chai thôi. Lấy vải cotton bịt kín miệng chai lại (bịt kín chứ không có đậy nắp đâu nha, đậy nắp thì làm sao mà nước sạch chảy xuống dưới được chớ), rồi sau đó chổng ngược chai vào một cái ly (nếu không thì dùng nữa kia của cái chai đã cắt) rồi cho vào đó từng lớp sau: than củi, cát, đá nhỏ, cát, đá nhỏ, sau đó cho nước cần lọc vào. Nước sạch từ từ rỉ xuống ly. Lấy nước đó uống thôi. Nếu không tìm được cát và đá thì đốt cho một đống lửa rồi lấy than lọc nước thôi cũng được đấy.

Còn nhiều cái nữa tôi đang học từ từ trên youtube hoặc từ bạn bè quốc tế thông qua các hội nhóm câu lạc bộ trên Facebook.

Hy vọng ai cũng đến giai đoạn sống tối giản này, một cuộc sống nhẹ nhàng, không nặng gánh, vì có hành lý đâu mà nặng. Đó cũng là một cuộc sống rất phong phú, vì thường xuyên phải tái mục đích sử dụng của đồ đạc nên phong phú là phải rồi. Và đó cũng là cuộc sống bận rộn. Biết sao bận rộn không? Thôi hổng nói, khi nào đến rồi thì tự biết hehehe.

Túm lại bỏ được gánh nào xuống rồi thì bỏ thôi. Trong đó gánh nặng nhất là TIỀN.

P.s Khi tôi viết vậy cái biết ngay có người nghĩ là tôi quăng hết tiền cho rồi, cần tiền làm cái gì. Thật ra không phải vậy? Trải qua cuộc sống tối giản đi rồi mới hiểu nha mọi người. Không có nghĩa là quăng hết tiền, không cần dùng tiền hay giục tiền đi. Ngu sao giục. Cái điều mà tôi nói ở trên có nghĩa là: Người sống tối giản giảm thiểu sự lệ thuộc vào tiền bạc là người không có tiền vẫn sống được nhăn răng vì đã được trang bị đầy đủ kỹ năng rồi, chứ không phải là người thấy tiền là chê, thấy tiền là giục. Đưa tôi tiền đi, tôi không có giục đâu nha. Để đó nhưng mà không có xài chứ hổng có ngu gì mà đem giục hahahaha.

Túm lại đó là 3 lý do cũng là 3 giai đoạn của cuộc sống. Đã nói rồi, mọi thứ đều thay đổi theo thời gian nên lý do cho việc này việc nọ cũng thay đổi theo thời gian là vậy. Thời gian sau lại có thêm lý do khác cho xem hehehe.

Thêm 1 cái P/s nữa nè. Mấy trang Facebook mà tôi tạo ra hổng hiểu sao trang nào cũng có từ “Được tài trợ” cả. Do tôi đều chọn chức năng “Cộng đồng” cho tất cả các trang. Và trang nào cũng được gắn cái chữ “Được tài trợ.” Ai tài trợ vậy trời? Hổng lẽ Facebook tài trợ cho việc thành lập các trang này. Mà điều ấy là tất nhiên rồi, vì đó là trang FB mừ. Không biết làm sao cho mất chữ “Được tài trợ” nên kệ luôn, cái có người cắc cớ hỏi: Ai tài trợ trang này vậy? Trả lời: Tôi và Facebook. Tôi tạo trang, còn Facebook thì cung cấp chỗ cho trang. Vậy đi. Được tài trợ bởi người lập và người cung cấp.

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2018

Mỗi ngày chúng ta ăn rất nhiều ny lông vào người nè mọi người!

Lúc tôi làm tình nguyện viên ở nhà Mẹ Teresa, tôi hướng dẫn mọi người cách tái chế lại bao ny lông, cái có mấy người dân địa phương đến ngó ngó rồi nói vầy nè: Thôi, hổng làm đâu, làm mấy cái này độc hại lắm! Suốt ngày tiếp xúc với ny lông không thôi, đã vậy còn tạo ra sản phẩm này nọ thì càng tiếp xúc với ny lông nên hổng làm đâu nha!

Lúc đó tôi bận làm việc nên có khi tôi im luôn để tập trung vào ý tưởng, còn có người thì tôi trả lời họ như sau:

- Thứ nhất là khi mình làm việc tái chế rác thải để giúp cho môi trường sạch đẹp. Đó là hành động nhằm bảo vệ vũ trụ thì mình sẽ được vũ trụ bảo vệ. Hành động của mình phải xuất phát từ ý thuần nhất là hành động để giảm rác thải ra môi trường thì mới được vũ trụ bảo vệ. Còn khi mình làm nhằm mục đích kiếm tiền thì vũ trụ sẽ không bảo vệ.

Đó là lý do khi tôi hướng dẫn họ làm, tôi hay nói rằng: Điều kiện tiên quyết là phải sử dụng rác để chế tạo chứ không đến tiệm mua bao ny lông mới sạch đẹp về để làm. Tự thân người làm phải đi thu gom rác và tất cả các sản phẩm làm ra đều phải được làm từ rác. Không nên vì đồng tiền mà bất chấp tất cả, để có màu sắc như ý, để cho nhanh, để cho đỡ bẩn nên dùng bao mới để làm, như vậy càng kích thích công nghiệp chế tạo bao ny lông phát triển.

Hành động xuất phát từ lòng tham thì càng làm sẽ càng bị bệnh do những chất độc từ bao ny lông mang lại. Một hành động xuất phát từ ý nghĩ thiện lương là nhằm giảm rác thải ra môi trường sẽ được vũ trụ đón nhận và bảo vệ. Giống như Mẹ Teresa, dành cả đời ra để chăm sóc bệnh nhân cùi hủi nhưng không bao giờ bị lây bệnh cùi, dù Mẹ Teresa tiếp xúc trực tiếp với họ, thậm chí khi gặp họ nằm lê lết ngoài đường còn ẳm bồng họ trên tay để mang về nhà. Cả đời tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân cùi nhưng không bao giờ bị lây bệnh cùi. Điều ấy cho thấy việc làm của Mẹ Teresa xuất phát từ một ý nghĩ thiện lương nên được vũ trụ bảo vệ. Cho nên dù báo chí hay ai đó có hằn học chỉ trích chê bai Mẹ Teresa đi chăng nữa thì điều ấy cũng chẳng xi nhê gì, vì hành động thiện lương của Mẹ Teresa đã được vũ trụ ghi nhận nên ra sức bảo vệ đấy thôi.

Thứ hai, khi mình chế tạo rác thải ny lông mà mình lại chê là dơ là độc hại để mình không làm, vậy mà hằng ngày mình ăn bao ny lộng vào bụng mà mình không biết đấy thôi. Khi tôi nói vậy cái họ trợn mắt lên nhìn rồi hỏi: Có điên mới ăn bao ny lông? Tôi hỏi họ: Có ai trong một ngày không ăn muối không? Họ bảo không? Tôi nói muối đến từ biển đúng không? Đúng. Vậy quý vị xả rác thải ny lông ra biển, quý vị có biết rác này sẽ như thế nào không? Bao ny lông khi ra biển, do thời gian và do nước biển sẽ phân hủy thành những miếng nhỏ li ti, rồi lại phân hủy càng li ti và trộn lẫn vào nước biển. Mọi người lấy nước biển này để tạo ra muối, và trong muối có lẫn những phân tử ny lông nhỏ li ti đấy thôi. Chúng ta ăn muối, chẳng phải là chúng ta ăn bao ny lông vào bụng sao? Đụng tay đụng chân vào bao ny lông mà mọi người chê độc hại, vậy mà hằng ngày mình vẫn nuốt ny lông vào bụng.

Lúc ấy tôi không biết các nghiên cứu khoa học về vấn đề này đâu nha mọi người, chỉ là nghĩ sao nói vậy. Bây giờ khoa học chứng minh lời tôi nói rồi nè. Ny lông được phân hủy sẽ đi vào thức ăn qua con đường muối và hải sản. Họ đem sò nghêu từ biển lên phân tích thì thấy trong thịt mấy con này có lẫn cả sợi ny lông. Cho nên khi ăn hải sản là mình cũng đã ăn luôn cả ny lông vào người đấy.

Xem video trên you tube ở đây. Video bằng tiếng Anh nha!



Bởi cái gì mình quăng ra thì mình lại ăn trở vô. Giống như mình chê phân dơ phân thúi nhưng từ phân mà cây ra quả, rồi mình ăn quả mình khen thơm khen ngon. Trong khi quả được nuôi dưỡng từ phân đấy thôi.

Bởi chê đi nha, chê cho đã đi nha, rồi trước sau gì cũng ăn hết cho xem hihi.

Đó là chưa kể tới chuyện này đó nha mọi người: Con vật được nuôi dưỡng bằng ny lông và con người cũng vậy. Khi mình ăn bao ny lông miết thì lâu dần cơ thể phải có sự thay đổi để thích ứng với loại thức ăn mới này. Vậy là các gen, các tế bào, các huyệt đạo thay đổi tùm lum tùm la cho xem. Rồi các thuốc từng chế tạo, các phương pháp trị bệnh từng thành công sẽ trở nên vô dụng, vì cơ thể thay đổi tè le hết rồi. Đó là chưa kể bệnh mới xuất hiện. Vậy là mọi người phải bắt tay nghiên cứu chế tạo lại từ đầu để phù hợp với cơ thể được tạo ra từ thức ăn ny lông. Đến lúc ấy sẽ vui lắm đây! Ai mà sống được đến lúc ấy mới biết nó vui như thế nào hihi.

Túm lại, ai mà muốn nổi tiếng lúc ấy thì ngay bây giờ bắt tay nghiên cứu ny lông đi nha mọi người hehehehe.

P.S Ny lông ra biển bằng cách nào? Có người bảo tôi đâu có ở gần biển đâu thì sao tôi thải rác ra biển được chớ?

Những gì liên quan đến nước như cống rãnh kênh rạch mương sông suối gì thì cuối cùng đều chảy ra biển hết. Cho nên những gì mình đổ xuống nước thì những cái đó cuối cùng đều hội tụ tại biển. Biển luôn ở vị trí thấp hơn các con sông con suối nên nước từ cống rãnh chảy ra sông rồi thì mọi con sông đều đổ về biển cả đấy thôi. Cứ cái gì mình không muốn ăn vào bụng qua con đường muối và hải sản thì đừng có đổ xuống nước nha mọi người. Xà bông tắm giặt hóa chất độc hại dầu nhớt gì mình cũng làm cái ào xuống cống hết, rồi cuối cùng chính mình là người ăn trở lại đó hehehe. Túm lại cái gì không muốn ăn thì đừng cho xuống nước.