CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2011

Nongkhai (2)- Lễ hội Bun Kathin

Kỳ trước: Nongkhai (1)

Anh chàng Deechai chủ nhà, bảo quần áo của tôi xấu quá nên lấy đồ của vợ anh ta ra bảo tôi mặc. Quần áo của chị ta, tôi mặc vừa khít luôn. Và do mặc quần áo đúng cỡ và ôm, khoe đủ các vòng nên trông tôi rất đẹp; vì thế mà anh chàng này quyết lôi đồ vợ ra đưa tôi chứ không để tôi mặc quần áo của mình. Anh ta còn lấy giày của vợ ra đưa tôi nữa. (Vợ anh ta mà biết chắc giận anh ta luôn đấy chứ!)

Lúc tôi ở chung chị Yangpeng ở Trung Quốc, chị ấy cũng bảo tôi rằng quần áo tôi không đẹp và nói sẽ dẫn tôi đi mua đồ. Chị bảo: “người đẹp vì lụa.” Tôi từ chối, tôi nói: “sức khỏe tốt vẫn tốt hơn là sắc đẹp mà.”

Chia sẻ một tí nhé: họ bảo dáng tôi đẹp lắm nên tôi mà mặc quần áo đẹp, ôm vừa người thì tôi đẹp lắm. Các bạn nghĩ xem, tôi mặc quần áo xấu mà họ đã khen là tôi đẹp rồi, quấy rối tôi đến thế. Thử hỏi tôi mà mặc quần áo đẹp thì tôi có còn được an toàn cho đến ngày nay không nhỉ? Do đó rất nhiều lúc vì lý do an toàn bản thân, các bạn nên ăn mặc xấu một tí, quần áo rộng rãi một tí để không “kích thích” cái bọn đàn ông háu đói đấy nhé!

Bí quyết ăn mặc của tôi khi đi bụi là mặc quần áo rộng, không ôm quá, kín đáo, không hở hang, đặc biệt là khi bạn đẹp, dáng chuẩn như….tôi (hehehe). Ngoài ra, do tôi đeo túi bao tử đựng tiền và hộ chiếu bên trong áo nên bụng tôi trông đẫy đà chứ không thon gọn như thực tế (đạp xe và đi bộ nhiều như tôi thì làm sao mà bụng không thon được các bạn nè!) Theo tôi, đã đi bụi, mà lại là phụ nữ đi một mình, bạn khiêu gợi quá thì có thể sẽ làm cho bọn họ “cuồng” lên, cưỡng bức bạn, có thể sau đó tống bạn vào nhà chứa luôn bởi họ nghĩ có thể bán bạn được nhiều tiền đấy.

Có thể bạn sẽ tự hỏi: ăn mặc xấu thì làm sao tìm người yêu; biết đâu gặp đúng người mình thích thì anh ta lại thấy mình không hấp dẫn thì sao? Câu trả lời: Bạn mang theo 1-2 bộ đồ hấp dẫn và mặc trong những lúc như thế. Tuy nhiên tôi vẫn không có bộ đồ hấp dẫn nào đâu. Vì sao? Bởi tôi vẫn quan niệm những người đàn ông như thế là thiếu chiều sâu, và đi cùng một người như thế thì…chán đến chết.

Đàn ông yêu bằng mắt, phụ nữ yêu bằng tai. Tôi không yêu bằng tai cũng không yêu bằng mắt. Vậy tôi không phải đàn ông cũng chả phải đàn bà. Vậy tôi là cái giống gì vậy? Tôi khẳng định rằng tôi không thuộc giống thứ ba. Chắc là tôi là người thuộc giới tính thứ tư. Giới tính thứ tư là gì? Các bạn tìm hiểu rồi cho tôi biết nhé, tôi cũng không rành về nó lắm.

Tiếp tục câu chuyện ở Nong khai nhé!

Có một buổi sáng, anh ta chở thằng nhóc đi học xong thì chở tôi đi lòng vòng Nongkhai. Anh ta chở tôi ra ga xe lửa và nói không cần phải đạp xe vì có tàu lửa đi Bangkokg và đi Lào. Anh ta bảo ở Thái Lan đi xe đạp nguy hiểm lắm bởi vì lái xe có thể say rượu và cán chết. Dù anh ta có nói gì thì tôi cũng muốn đạp xe thôi.

Anh ta chở tôi đến thăm nhà của mấy người trong phe áo đỏ. Họ bàn tán sôi nổi, tôi nghe chả hiểu gì hết. Chán chết. Đói bụng!!! Tôi thường phải ăn sáng thật no mà. Anh ta chở tôi vào một quán phở, 30 baht/tô; tôi đòi ăn thêm một ly trái cây trộn, 20 baht. Anh ta trả tiền hết.

Chỉ đi lòng vòng thế mà tôi mệt kinh khủng. Về nhà, tôi đánh một giấc và sau đó thì ôm máy tính đến Isara để sử dụng mạng wifi miễn phí và xem thầy trò nơi ấy “làm ăn” thế nào. Thường mấy ngày trong tuần (cuối tuần không làm việc) lớp học bắt đầu lúc 4h chiều và cứ mỗi tiếng đồng hồ lại có một lớp. Người lớn thường học vào buổi tối. Tôi thấy họ có dạy tiếng Thái cho người nước ngoài nữa. Thứ 3 và thứ 5 hàng tuần, từ 11-12h trưa.

Tôi hỏi đường ra Tesco Lotus (người Thái phát âm từ Tesco Lotus buồn cười lắm!!!. Muốn biết họ phát âm buồn cười như thế nào thì sang đây rồi biết nhé.) May là nhờ đêm trước ra khu hội chợ với mọi người thấy hộp khăn giấy có từ Tesco Lotus (do được mua tại đây mà) nên tôi chụp hình lại. Hôm sau tôi chỉ việc chìa bức ảnh ra hỏi họ đường đi.

Tesco Lotus ở Nongkhai nằm trên đường đi Udon Thani. Cũng như mọi Tesco Lotus khắp nơi trên đất Thái, nơi này thật lớn; tuy nhiên lại đắt quá nên tôi chỉ đi lòng vòng xem và mua hai quyển sổ để dành ghi chép lặt vặt và ghi chú lại sự kiện trên đường; bây giờ tôi có thói quen ghi chép vào sổ tay để khỏi phải nhớ rồi. Nhờ thế bộ não của tôi đỡ vất vả mỗi khi tôi mở máy tính ra viết bài.

Hầu như trưa nào tôi cũng ôm máy tính đến Isara để vào mạng ké. Tuy nhiên tôi luôn đạp xe lòng vòng Nong khai trước khi đến Isara. Tôi mua trái cây ra bờ sông ngồi ăn. Thái Lan phát triển hơn nên bờ sông của họ được nằm bên dưới thành phố. Bên trên là bờ kè xi măng. Vì thế, muốn xuống thì phải leo một cái thang để xuống sông.

Trái ngược với Lào, Thái Lan bán thức ăn nấu sẳn khá rẻ nhưng trái cây lại đắt. Có khi họ gọt sẳn vài món trái cây rồi đóng gói lại, mỗi gói 20 baht, ăn cũng không tệ các bạn nhỉ? Được ăn nhiều loại mà không cần phải gọt rửa gì cả.

Một lần đi qua một con đường, tôi thấy một mẹ ngồi bán chuối (được bày trên bàn xi măng trước cửa nhà,) tôi dừng xe và hỏi giá. 10 baht/nải. Tôi mua hai nải và xin thêm 1 nải nhỏ xíu. Mẹ đồng ý luôn và còn mời tôi ăn chuối nữa đấy. Mẹ ngồi với một phụ nữ khác có tên là Soang La. Khi tôi vừa dừng xe, chị hỏi ngay: người Việt phải không? (Nhiều người tưởng tôi là người Philippines nhưng chị này đoán trúng tôi là người Việt mới ghê.) Tôi ngồi nói chuyện với họ bằng tiếng Lào bập bõm. Mới ở Thái mấy ngày nên tôi chưa nhớ ra những từ Thái mà tôi biết trước đây. Do đây là gần biên giới Lào nên họ hiểu tiếng của nhau hết.

Chị bảo tôi rằng người Việt ở Nong khai đông lắm. Chị bảo nhận mẹ bán chuối là mẹ đi rồi dọn đến nhà mẹ ở. Họ cho tôi địa chỉ nhà của họ và bảo nếu thích thì đến mà ở. Chồng của mẹ trước đây là cảnh sát nên biết tiếng Anh bập bõm. Bọn họ khen tôi đẹp đấy. Họ nói: “Em đẹp lắm!!!!” (Hèn chi anh chàng chủ nhà “mê tít” nên tối nào cũng theo dụ dỗ.) Họ còn biết câu: “Ăn cơm chưa?” nữa đấy.

Một lúc có một phụ nữ Thái gốc Việt đến và khi biết tôi là người Việt, hỏi luôn: “Ăn cơm chưa?” (Vui thiệt, câu chào của người Việt vẫn luôn là “Ăn cơm chưa?”) Bà này quê gốc ở Nam Định, thỉnh thoảng có về Việt Nam thăm quê. Một phụ nữ gốc Việt khác đến mua chuối, hỏi tôi ở đâu và nói ở chung anh chàng ấy không sợ à. Chị ta bảo tôi đến nhà chị ta mà ở cho an toàn (hehehe). Chị ta nói trước đây có mấy nhà sư Việt Nam sang cũng ở hết cả nhà chị ta nhưng bây giờ họ về nước rồi. Chị ta chạy xe máy chở con gái (con bé này hình như không nói được tiếng Việt) chạy trước chỉ đường cho tôi biết nhà chị ta ở đâu.

Đường vào nhà chị

và đây là nhà của chị

Đó là căn nhà 3 gian. Chị ta ở một mình ở gian giữa. Gian đầu là dành cho vợ chồng người con trai. Chị ta nói nếu chưa đi vội thì đến đó ở cho an toàn.Chị này quê gốc cũng ở Nam Định.

Được người Việt đối đãi tử tế ở nước ngoài cũng thấy vui hơn các bạn nhỉ? Lúc trước, khi đến Isara hỏi chỗ ở thì phòng đầy nhưng anh chàng Kirk có nói tôi rằng người Việt ở Nongkhai đông lắm. Thế nào tôi cũng được ai đó chấp nhận cho ở nhờ. Nhưng cuối cùng tôi ở trong nhà anh chàng người Thái mấy đêm rồi mới gặp được người Việt.

Hầu như trưa nào tôi cũng ôm máy tính đến Isara cả. Những người ở đó quen mặt tôi luôn. Cô gái quản lý người Thái luôn giới thiệu tôi với những người tại đây nhưng tôi chả nhớ nổi tên họ. Anh chàng người Argentine ở đây 5 tháng rồi, chuyên lo về mảng mạng máy tính cho trung tâm. Anh ta có visa Thái 3 tháng, sau đó đi Việt Nam rồi trở về Thái. Ngoài ra còn nhiều người khác nữa. Tóm lại họ đa phần đều tốt cả nên ở gần người tốt thật dễ chịu các bạn nhé. Có vài cô gái Châu Á nhưng lại là cư dân ở Châu Âu hoặc Mỹ nên dù dáng Châu Á nhưng tính Châu Âu hết rồi. Thật lạ là rất nhiều tình nguyện viên ở tại Isara là người Mỹ đấy! (Có khi nào anh chàng sáng lập viên là người Mỹ nên ưu tiên cho người Mỹ không vậy???)

Thấy tôi xách máy tính đến trung tâm hoài, Kirk hỏi tôi còn ở lại Nongkhai bao lâu. Tôi nói có thể tôi không ở lâu đâu bởi vì tôi đã quyết định sẽ không đi Bangkok thẳng từ đây mà sẽ quay trở về Lào và đi về phía Nam. Nghe nói trung tâm Bangkok bị ngập rồi, cá sấu thì xổng chuồng tràn ra ngoài; họ còn chuẩn bị nhập một lượng cá sấu về; nên tôi chưa muốn chết mừ. Anh ta hỏi tôi đang ở đâu (có thể có giường trống rồi), tôi bảo tôi ở chung một gia đình Thái. Anh ta lẩm bẩm: “Thái people are very friendly.”

Sáng ngày 5/11/2011, tôi lại đạp xe một vòng và ra bờ sông. Từ xa đã thấy xe hơi đậu hàng dài cả hai lề. Ngay trước cổng chùa Trung Quốc, xe đậu đầy sân.

Tôi nghĩ không biết hôm nay ngôi chùa này có lễ lạt gì. Tôi khóa xe, leo lên, có thấy lễ gì đâu. Tôi dẫn xe đi. Đoạn đường trước mặt tôi đông ngẹt người, hai bên là các gian hàng.



Tôi hiểu ra. Ở Thái, vào một vài dịp đặc biệt, người ta cúng dường thức ăn bằng cách bỏ tiền ra nấu miễn phí cho người dân. Lúc tôi đến thì cũng hơi muộn nên chỉ còn vài gian hàng. Tôi tranh thủ lạng qua đây lấy một chén chè, lạng qua kia lấy dưa hấu cắt sẳn. Lạng qua lạng lại, tôi no bụng. Cuối cùng lạng đến gian hàng hủ tiếu xào của nhóm người Việt. Ăn no bụng rồi tôi mới hỏi họ đây là hội gì? (đúng là tôi ham ăn thiệt) Họ nói gì đó chả hiểu. Họ bảo thông cảm hủ tiếu xào hơi ngọt bởi đó là khẩu vị của người Thái. Thường người dân Thái ăn món này với gỏi đu đủ. Tôi cầm trên tay cả hai món nhưng bó tay với món gỏi bởi vì nó cay quá. Họ chỉ tôi đến gian hàng nước đỏ đỏ giống nước xí muội cũng của người Việt và bảo tôi nói tiếng Việt luôn. Tôi xin hai ly uống và nói tại gỏi cay quá.

Tôi thấy tôi có gì khác người Thái đâu mà lúc tôi lạng qua lạng lại lấy thức ăn, mấy người Thái đi dự hội nhìn tôi hoài. Chắc là do tôi đẹp hơn họ chăng? (hehehehe)

No bụng rồi, tôi đi vào bên trong. Không hiểu sao có nhiều bàn với đồ vật và cây tiền thế. Người dân đi qua các bàn này và cho tiền vào khay.


Tôi dù không hiểu cũng hăm hở đi….ngược chiều với họ và chụp hình. Đến gian hàng đánh số 53 tôi nghe hai cụ nói chuyện tiếng Việt. Tôi dừng lại và hỏi thật ra đây là lễ gì. Con được ăn no bụng rồi vẫn không hiểu ra đây là lễ hội gì.

Cụ bảo: đây là lễ hội Bun Ka Thin, mỗi năm tổ chức một lần trên khắp Thái Lan, chỉ diễn ra trong vòng một buổi sáng, trước lễ hội Loi Krathong vài ngày (năm nay Loi Krathong diễn ra vào ngày 9-10/11). Bun Kathin nghĩa là cây tiền. Khắp mọi tỉnh thành, các chùa (wat) từ các ngoại ô, ngoại thành hoặc vùng sâu vùng xa, tập hợp về thành phố. Năm nay tại Nongkhai có tổng cộng 53 chùa về. Ban tổ chức sắp cho mỗi chùa một cái bàn. Phía trước là một miếng vải màu vàng ghi tên chùa. Người dân chỉ việc đi dạo một vòng, cho tiền vào khay thì xem như đã cúng dường cho 53 chùa trong vòng vài phút. Người dân từ mọi vùng sâu xa đổ về để cúng 53 tự. Hèn chi xe đậu dài cả mấy cây số.



Một nhóm khác cúng dường bằng cách nấu thức ăn miễn phí cho người di dự lễ hội khắp nơi đổ về. Khi nói chuyện với các chị Việt Nam, họ bảo ai muốn nấu món gì cũng được. Nhưng họ bảo ngoài cúng dường tiền, họ còn cúng dường thức ăn.


Cách làm này của Thái hay quá các bạn ạ! Thay vì một nhóm người tổ chức xe cộ, thời gian để đi thập tự cúng dường thì mình quy tụ các chùa lại và cúng dường một lần luôn.

Người trong ban tổ chức chia ra ngồi ở các bàn để nhận quà và tiền cúng dường của Phật tử, các ni sư không cần phải làm việc này. Nhiều bàn để các thân cây chuối, người dân cài tiền vào các nhánh tre rồi cắm vào thân cây chuối luôn. Chắc vì thế mà lễ hội được gọi là Bun Kathin nghĩa là cây tiền chăng?

Một chị gốc Việt trong lúc chờ xe nhà đến chở bếp xoang chảo về thì “tám” với tôi rằng: chị về Việt Nam vài lần nhưng chị bảo sao người Việt dữ dằn quá, thức ăn thì đắt kinh khủng. Bốn người ăn chả cá phải trả đến 1.800 baht (tương đương 60 đô Mỹ) cho 8 miếng chả, bún, rau, nước mắm. Phở thì 40 baht (28 ngàn đồng) cho một bát nhỏ bằng cái chén ăn cơm. Đứng trước cửa nhà dân chờ xe thì họ ra vén quần kéo áo chửi toáng lên.

Tôi thừa nhận là chị ta nói đúng bởi tôi mà đi du lịch ở Việt Nam còn bị chém không thương tiếc huống chi là họ nhìn chị là biết ngay chị là Việt Kiều.

Chị bảo ở Thái Lan không có chuyện bán thức ăn đắt hơn cho người nước ngoài đâu. Cứ bán người địa phương sao thì bán cho ngưới nước ngoài thế. Có thể đi mua sắm thì phải trả giá nhưng thức ăn thì bán như nhau; trong khi ở Việt Nam thì cái gì thách được thì cứ thách. Tôi đành thừa nhận rằng chị ta đúng.

Ngoài ra còn tiếng nói nữa; tiếng người Thái êm êm, đi vào tai, còn nhiều vùng ở Việt Nam thì người dân nói giọng tông hơi bị cao nên tiếng cứ the thé, nghe đinh tai nhức óc, đặc biệt là khi họ chửi nhau thì thật ghê.

Có thể vì nhiều lý do mà Thái Lan luôn trở thành điểm đến của mọi du khách khi về Châu Á. 99% du khách, kể cả tôi, đều bảo rằng: “I feel home in Thailand.” Thái Lan cực thành công khi tạo cho du khách cảm giác như ở nhà khi đến đất nước họ. Muốn không khí hiện đại như Châu Âu, Châu Mỹ ư? Thái sẳn có. Muốn không khí truyền thống Châu Á? Thái không từ. Tóm lại đó là một đất nước làm du lịch cực kỳ thành công.

Các bạn có biết là diện tích Thái Lan không lớn lắm so với Việt Nam và chỉ là con số không so với Trung Quốc nhưng quyển sách hướng dẫn du lịch Lonely Planet của Thái Lan dày tương đương quyển sách hướng dẫn du lịch Trung Quốc đấy. Trong forum Thorn Tree của Lonely Planet trên internet thì Thái Lan được dành hẳn một mục trong khi các nước khác phải ghép với nhau. Ví dụ: TQ, Nhật, Hàn, Mông Cổ trong mục Đông Á; Việt Nam, Myanmar, Lào, Cambuchia trong mục Đông Nam Á đất liền,… Trong khi Thái Lan có hẳn mục Thái Lan và các đảo riêng hẳn hoi. Điều đó chứng tỏ lượng người quan tâm và đến Thái Lan không hề nhỏ. Rất nhiều người nước ngoài đã và đang sống tại Thái Lan nói rằng họ muốn ở đây mãi bởi vì họ xem Thái Lan là quê hương thứ hai của mình rồi. Những người khác thì bảo họ muốn trở lại Thái Lan. Tôi cũng trở lại Thái Lan rất nhiều lần đấy chứ.

Từ lễ hội Bun Kathin về, tôi đạp xe một vòng Nongkhai trước khi đến Isara. Xe của tôi sau một thời gian bị giằn xốc qua mấy các ổ gà và ổ voi ở Lào nên không hiểu sao lại kêu cót ka cót két. Thấy một tiệm, tôi ghé vào. Anh ta làm cái việc y như tôi tự làm trước đây. Tra nhớt vào sên và bàn đạp. Anh ta còn siết lại thắng. Sau đó bảo tôi trả 10 baht. Tôi leo lên đạp, vẫn thế. Tôi quay lại. Anh ta nhìn nhìn, sờ sờ mấy cái rồi nói là bó tay. Vậy mà lại lấy tiền của tôi là sao? Chả lẽ anh ta lây phong cách vô trách nhiệm của người Việt sao? Cũng có thể anh ta là người Việt đấy chứ. Lúc ấy tôi quên hỏi mà chỉ bỏ đi thôi. Do tôi là người Việt nên chỉ bỏ đi. Bọn Tây sẽ làm như sau: Leo lên xe thử chạy xem vấn đề có được giải quyết hay không. Nếu chưa thì họ không bao giờ trả tiền đâu các bạn nhé!!!!Do tôi vẫn còn ăn được mắm nên chưa bay chất Châu Á, vì vậy không làm như họ được. Có thể sau này sẽ làm thế đấy. Bọn họ luôn dạy tôi rằng mày phải biết mày trả tiền cho cái gì chứ.

Tôi lại đi qua một con đường khác. Ngang một ngôi nhà có mấy chiếc xe leo núi và một anh chàng lắp ráp các bộ phận của xe lại. Lần nào thấy tôi đạp xe ngang, anh ta cũng cười toe toét (chắc do tôi đi xe đạp thường mà lại đội nón bảo hiểm chăng?) Trông nơi này không giống tiệm sửa xe nhưng anh ta lại nhìn tôi cười. Tôi dừng xe và quay lại nhờ anh ta xem giúp. Tôi chỉ vào bàn đạp và nói: “cót ka cót két.” Anh ta đem xe đạp của tôi vào nhà. Quay mấy vòng, rồi đỡ nó lên một thanh gác, bắt đầu mở bàn đạp ra, phong cách chuyên nghiệp vô cùng (những người chuyện nghiệp thì không cần quảng cáo, chỉ nhìn cách họ làm việc thì các bạn sẽ thấy ngay.) Thì ra một bên bi của bàn đạp bị bể nát nên đạp mà cứ kêu cót két. Anh ta nhìn tôi và hỏi gì đó, chắc ý là làm sao mà đạp đến nỗi nát bét bi ra thế. Tôi không biết trả lời nên chỉ cười trừ. Anh ta lấy bi khác gắn vào, lắp lại đâu đó và cuối cùng tôi trả 50 baht. Anh ta hỏi tôi vài câu bằng tiếng Anh như từ nơi nào chui ra, tên gì, đi đâu,….

Nhờ mấy ngày đến Isara, sục sạo vào mạng nên tôi biết giò lụa của người Việt do người Việt sống tại Thái Lan rất được ưa chuộng trên đất nước này. Người Thái gọi nó là “mu dò” (“mu” nghĩa là thịt heo, “dò” lấy luôn từ “giò” của tiếng Việt.) Có gia đình trở thành giàu có nhờ sản xuất món giò lụa này. Mu dò được người Thái ăn với hủ tiếu hay bún hoặc ăn không với nước mắm.

Ở Nongkhai, chợ Thasadej bán món này khắp nơi, 25 baht/cây. Chợ này kế bên Sawaidee Guesthouse, đối diện là bến xe cho các xe buýt đổ khách và chờ khách tham quan chợ quay lại. Tôi mua một cây mu dò. Khi tôi vừa cầm cây mu dò này bước vào nhà, thằng nhóc chạy theo đòi ngay. Tôi đưa cho nó, nó bảo bố nó lột vỏ ra cho nó ăn liền tại chỗ. Vậy tôi đã nghĩ ra là sẽ mua món gì đem về Lào cúng dường mỗi khi vào các wat ăn ké cơm rồi.

Ngoài món mu dò này, rất nhiều món bún, hủ tiếu và thức ăn của Thái được du khách khắp nơi yêu thích có xuất xứ từ Việt Nam (do người Việt mang theo khi di cư sang Thái.) Món của mình mà mình không làm cho nó phát triển phải qua tay Thái là sao nhỉ? Khi tôi bảo anh chủ nhà (lúc nào ăn cũng kèm theo chai nước mắm) rằng nước mắm Phú Quốc của Việt Nam ngon đến nỗi Thái Lan mua về gỡ nhãn Việt ra và dán nhãn Thái vào đấy. Có khi anh đang ăn nước mắm made in Vietnam nhưng bị Thái gỡ nhãn ấy. Anh ta nhăn nhó.

Dù cứ bị “quấy rối” và “dụ dỗ” suốt nhưng tôi cũng ở tại ngôi nhà này mấy đêm. Vì sao ư? Tôi không nỡ nói rằng tôi muốn đi. Anh ta thấy tôi thích ăn cơm và thích nấu nên lăng xăng mua gạo, thậm chí mua cả dụng cụ để nấu cơm nếp. Anh ta thấy tôi thích chuối nên mua cả 4 nải chuối về.

Buổi sáng tôi chiên cơm thừa từ tối hôm trước và xúc vào bát nhỏ cho anh ta đút thằng nhóc ăn. Anh ta không phải ra ngoài mua thức ăn cho nó. Tôi do thường xuyên ăn sáng sớm nên phải chiên cơm lên ăn với trứng. Anh ta buổi sáng chỉ uống một ly Ovantine thôi. Thằng nhóc thích cơm tôi chiên nên bình thường ăn ít nhưng cơm chiên thì ăn hết bát luôn. Tôi ra siêu thị Tesco Lotus mua bí và thịt bầm về nấu canh ăn. Thằng nhóc mới 4 tuổi mà khi ăn còn biết khen ngon nữa đấy chứ!!! Con nít không biết nói dối đâu các bạn nhé!

Buồn cười nhất là khả năng nấu ăn của tôi, theo mấy bà chị tôi đánh giá là “nấu xong chỉ mình tôi mới dám ăn bởi vì người khác ăn vào rồi sợ bị ngộ độc thực phẩm.” Vậy mà thằng nhóc 4 tuổi khen tôi nấu ăn ngon mới ghê chứ!!! Hehehe.

Tuy nhiên, do tôi cứ từ chối mãi mỗi khi anh chàng chủ nhà gợi ý làm tình với tôi nên anh ta cứ kiếm chuyện gây với tôi hoài (cảm giác về giới tính không được thỏa mãn nên thế!) Tôi phân vân không biết nên quay về Lào trước lễ hội Loi Krathong hay không? Năm ngoái, tôi đã dự lễ hội này ở Bangkok, năm nay muốn xem thử ở nơi khác với Bangkok có gì vui hơn không? Nhưng anh ta cứ “kiếm chuyện” hoài chắc tôi phải đi trước lễ hội quá.

Có thể các bạn sẽ hỏi: thì đi kiếm chỗ khác mà ở, mắc mớ gì phải ở đó hoài cho anh ta “kiếm chuyện.” Tôi đã muốn quay về Lào rồi nên ngại dọn đồ đạc tới lui; thực ra tôi có thể đến nhà những người đã mời tôi lúc trước hoặc đến Isara (vài người đi rồi nên chắc nơi đây đang trống ít nhất 1 giường.) Nhưng tôi nghĩ tôi mà chất ba lô lên xe rồi thì sẽ đi luôn sang Lào; cái máu phiêu lưu sau mấy ngày bị kìm hãm ở Nongkhai rồi nên giờ chỉ muốn đạp xe lên đường thôi.

Tôi thích nghi với việc di chuyển thường xuyên rồi nên nếu ở một nơi chỉ 1 tuần thôi cũng đủ làm tôi “cuồng chân.” Thật khổ!!! Không hiểu sau này, khi hết tiền, phải quay về với cuộc sống bình thường, tôi làm sao có thể thích nghi trở lại đây???

Ngoài ra, cái anh chàng chủ nhà của tôi, dù mê mẩn đến thế nhưng cái sĩ của anh ta lớn lắm nhé!!! Anh ta không dám ép tôi đâu, chỉ dụ dỗ tôi thôi. Mỗi lần anh ta “lên cơn,” chạy ra ghế của tôi ôm chầm lấy tôi vuốt ve. Tôi la lên hoặc chạy vào nơi thằng nhóc ngủ thì anh ta “thắng cái két.” Lý do: anh ta sợ thằng nhóc thức giấc nhìn thấy cảnh ấy. Anh ta sợ hàng xóm nghe thấy.

Có đêm anh ta dỗ thằng nhóc ngủ xong, cởi quần áo ra luôn, chạy ra chỗ tôi, chìa cái “của nợ” (nhiều người gọi thế nên tôi gọi theo chứ không biết vì sao; bạn nào biết thì cho tôi biết với nhé) ra trước mặt tôi. Ly kì chưa? Chắc các bạn thắc mắc. Tôi sẽ cảm thấy như thế nào? Tôi có vấn đề về giới tính chắc luôn. Khi nhìn thấy, tôi lại nghĩ rằng: Ui, cái này mà cắt khoanh ra và đem xào lên với rau củ chắc ngon lắm đây.

Trong suốt quá trình đi bụi này, tôi gặp vài lần như thế rồi đấy (do lúc đó chưa viết blog nên chưa kể cho các bạn nghe.) Họ tuột quần ra và chìa cái ấy vào mặt tôi. Lần đầu tiên, tôi kinh hãi. Đó là lúc ở Singapore. 12h đêm mà tôi còn lòng vòng ngoài đường kiếm chỗ trọ. Một anh chàng người Malaysia giúp tôi tìm nơi giá rẻ (thì ra đó là nơi các cô gái Việt sang làm điếm hay ở; anh ta nghĩ tôi sang Sing làm điếm nên dẫn đến nơi ấy.) Hôm sau, tình cờ gặp anh ta ở một trung tâm thương mại. Anh ta đi cùng tôi về, đòi vào phòng và giơ cái của nợ ấy ra. Phòng hơi nhỏ nên khi tôi giằng co với anh ta thì cái gương treo trên tường……mãi đến sáng hôm sau mới rơi xuống đất vỡ tan. Khi tôi báo ông chủ nhà, ông ta cứ nhìn tôi và hỏi tôi ngủ một mình hay với ai, cái gương làm sao vỡ được. Tôi bảo chả biết vì sao nhưng không kể lại chuyện tôi giằng co với anh ta người Malay. Lúc đó tôi không hiểu tại sao sau một hồi giằng co, anh ta “ngoan ngoãn” trở lại, kéo quần lên và nói: được rồi, nếu tôi không muốn thì anh ta không ép nữa (bây giờ thì tôi mới biết là do cái ấy xẹp rồi nên chả thể nào nữa.)

Không hiểu sao mỗi khi nhìn thấy cái ấy, tôi lại nghĩ đến việc đem xào lên với rau củ không hà. Chết rồi!!! Tôi có vấn đề chắc luôn. Tôi nghĩ may mà tôi không lấy chồng chứ nếu lấy rồi, anh ta ngoại tình; lần thứ nhất tôi tha, lần thứ hai, tôi vẫn tha nhưng đến lần thứ ba thì tôi “xử lý cơ quan gây án” và đem xào lên với rau củ thật đấy. Các bạn nam nghe sợ chưa nào????

Bạn nào chuyên ngành về tâm lý thì giúp tôi giải thích chuyện mà cứ nhìn thấy cái ấy thì tôi chỉ nghĩ đến việc đem xào lên với rau củ nhé!!! Cảm ơn nhiều nghen.

Trở lại câu chuyện về anh chàng chủ nhà. Giơ cho tôi xem cái ấy, anh ta hỏi tôi thích không, muốn không, anh ta cho (Dại quá! Tôi tưởng cho tôi thiệt, tôi “xử lý” và đem xào thì sao nhỉ?) Tôi vùng vẫy thoát ra tay anh ta và đi vào nhà tắm chờ anh ta bình tâm lại. Khi tôi đi trở ra thì ra anh ta vẫn trần như nhộng lục tìm bao cao su trong phòng. Thoáng thấy tôi, anh ta đẩy tôi vào phòng. Tôi đẩy mạnh anh ta ra. Anh ta tìm cách ấn tôi xuống giường. Thằng nhóc trở mình. Anh ta nới tay, quay nhìn thằng nhóc. Tôi bảo tôi gần đến tháng rồi (hành kinh đấy) nên cơ thể khó chịu lắm. Anh ta không hiểu, tôi ra ngoài ba lô lấy băng vệ sinh ra chìa cho anh ta xem. Anh ta kêu lên một tiếng gì đó bằng tiếng Thái rồi vào nhà tắm, chắc “tự xử.” Sau đó tôi được ngủ yên đến sáng.

Lạ thật! Anh ta cũng sợ cái việc tôi “đến tháng” như anh chàng Ấn độ ấy. Mọi sáng, khi dậy, tôi vẫn gấp chăn mền và cho vào phòng, để trên giường của anh ta và thằng nhóc nhưng sáng hôm ấy, tôi cũng làm thế thì anh ta lại ôm chăn mền của tôi ra và để lên cái rổ gần ba lô của tôi. Chắc anh ta nghĩ, tôi “đến tháng” nên chăn mền bị “ô uế” hết rồi nên không cho tôi để trong phòng chăng? Bạn nào là nam thì giải thích giùm là vì sao đàn ông lại sợ cái “đến tháng” của phụ nữ đến thế???

Kỳ sau: Nongkhai (3)

5 nhận xét:

  1. chị vào blogger.com rồi tìm mấy cái nhận xét trong spam chị à, approve nó là được :D

    Trả lờiXóa
  2. Em thích cái lễ hội Bun Ka Thin của người Thái quá, giá mà Việt Nam cũng có thì hay. Tiện cho mọi người làm việc thiện, mà người nghèo cũng được no nê một bữa.


    Với cả, mình cũng sẽ được ăn ké luôn :D

    Trả lờiXóa
  3. @Hà Ngọc Ngân: cám ơn bạn nhé! Mình làm được rồi

    @ Ca: Mình cũng thích cái lễ hội này lắm, nhất là cái vụ ăn miễn phí đó hehehe

    Trả lờiXóa
  4. Chẳng lẽ ở ngay trong nhà ông góa vợ này mà không có cuộc "chiến tranh" nào hết sao? Khó tin quá?!! Rơm loại gì mà gặp lửa không cháy?

    Trả lờiXóa
  5. Như là tôi, tôi không cần phải gợi ý làm tình mà thừa biết vị khách của tôi ở lại nhà tôi là để làm tình. Cần gì phải dùng vũ lực, đúng không?

    Trả lờiXóa