CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Hai, 13 tháng 11, 2017

Đi Ấn độ thì không cần mang hành lí gì đâu nha mọi người!

Cuộc sống tối giản (nghĩa là giảm thiểu vật sở hữu) đang là lối sống được yêu chuộng ở nhiều nơi, cho nên bây giờ mình theo trào lưu luôn đi. Đi đâu cũng xách cái mình ên lên đi, khỏi hành lý hành liếc gì cho mắc công bảo quản còn tốn phí vận chuyển tới lui nữa đó.

Trường hợp cụ thể luôn là đi Ấn độ nè mọi người! Làm vầy đi là hổng ai thèm chôm đồ cũng không biết mình là du khách.
 Thứ nhất chỉ cần mang theo một cái túi bao tử đeo cổ hay đeo ngang bụng. Trong đó đựng tất cả đồ đạc không thể mất như tiền, thẻ ngân hàng, hộ chiếu, vài tấm hình thẻ, bản photo CMND và hộ chiếu. Túi bao tử này mang bên trong quần áo đang mặc trên người.
- Một cái ba lô nhỏ/túi xách mà mình hằng ngày xách đi làm hoặc đi học trong đó cho vào những thứ cần sử dụng trong ngày, nghĩa là khi mình ra ngoài và trở về trong ngày mình mang theo gì thì cái túi này cũng y vậy đó. Cộng thêm 1 bộ đồ sơ cua cùng một cái khăn choàng để chống lạnh.
- Người nào có laptop, máy ảnh này nọ thì cần ba lô chắc chắn còn tôi thì không dùng nên xách cái giỏ mà người ta hay dùng để đi chợ, loại túi vải, có thể gấp gọn lại trong lòng bàn tay. Mà nếu ai khéo tay có thể lấy cái khăn choàng ấm gấp lại làm túi luôn, nghĩa là hai trong một, cần túi thì có túi, cần khăn thì có khăn. Xem video tham khảo ở đây và ở đây Tham khảo cách làm ba lô từ áo sơ mi ở đây. Rất dễ, không cần cắt gì cả.

Ấn độ cái gì cũng rẻ hết hà, cần gì thì sang ấy mua. Thậm chí có khi chẳng cần quần áo sơ cua gì luôn. Mặc một bộ đồ trên người thôi rồi sang đó mua đồ Ấn mặc cho nó an toàn và cho giống người địa phương. Đồ Ấn mặc thích lắm, vải cotton, rộng rãi thoải mái, nhẹ, mau khô, giá lại rẻ nếu biết chỗ mua.

Đi Ấn nếu bay ngã Thái Lan, nghĩa là quá cảnh ở Thái Lan thì đến thành phố Calcutta, thiên đường mua sắm, cần gì cũng có, giá lại rẻ rề. chỉ cần đi dạo dạo phố là mua được cái quần hay cái áo giá Rs. 100, khoảng 30 ngàn đồng tiền Việt.

Nếu đi Nam Ấn quá cảnh ở Malaysia thì đến sân bay quốc tế Kochi. Đi ngã này thì tôi chỉ cho mọi người chỗ sắm đồ còn rẻ hơn nữa. Đó là đến astram của Amma, một lãnh tụ tôn giáo nổi tiếng của Nam Ấn. Tại astram này, tín đồ từ khắp nơi trên thế giới quy tụ về, và ngày nào cũng cần tình nguyện viên. Amma kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường trong đó có rác thải ny lông. Và tôi đã học cách tái chế rác thải ny lông tại đây. Ngoài ra còn có recycling center (trung tâm tái chế rác thải), hướng dẫn mọi người cách phân loại rác. Rác đến từ astram, và kí túc xá sinh viên. Trong khu vực ấy có cả trường đại học nổi tiếng ở Ấn độ do Amma mở ra cho sinh viên học, có cả sinh viên quốc tế theo học, ngoài ra còn có viện nghiên cứu chế tạo mỹ phẩm và thuốc men từ cây cỏ hoa lá. Túm lại gọi là astram nhưng nó giống như một thành phố thu nhỏ vì có cả trường học, bệnh viện và ATM. Cho nên rất rất nhiều tín đồ quốc tế đến ở đây lâu dài mà không cần bước chân ra thế giới bên ngoài.

Vì sao tôi giới thiệu mọi người đến astram này để mua đồ giá rẻ? Vì Amma và các tín đồ Châu Âu rất quan trọng việc giảm thiểu rác thải và tái sử dụng đồ đạc quần áo. Khu vực này mỗi ngày có mấy ngàn ngưởi tá túc (kể cả sinh viên), cho nên số lượng đồ đạc dư thừa, không dùng đến hay do chủ nhân về nước không dùng nữa bỏ lại khá nhiều. Mọi người được khuyến khích không cho vào thùng rác mà quyên từ thiện cho hội Donation. Hội này sẽ có tình nguyện viên phân loại và định giá cho từng món. Sau đó tất cả các món đồ từ thiện sẽ được đem vào cửa hàng second-hand Sam’s Bazzar để bán lại. Tiền bán đồ sẽ được hội đưa cho Amma để đem đi làm từ thiện khắp nơi trên thế giới.

Do người nước ngoài ở rất đông đặc biệt khi Amma có mặt ở đó nên có khi  mọi người săn được những món chất lượng Châu Âu mà giá rẻ như cho không. Có món còn mới tinh, chưa khui cả bao bì nữa chớ. Tôi thấy có vài người Ấn ở ngoài hay vào đây săn đồ Châu Âu lắm nè! Tại đây  tôi mua được cái túi bao tử có dây đeo cổ mới tinh với giá Rs100, trong khi trên mạng quảng cáo cái tương tự giá 20 đô Mỹ. Vật dụng thì đa dạng từ nồi niêu xoong chảo bếp nấu cho đến đồ dùng nhà tắm nhà bếp giường chiếu gối mùng mền thảm yoga, mỹ phẩm các loại, ……………
Ngoài ra, quần áo thì mênh mông từ đồ Ấn cho đến đồ Nhật Hàn Trung Châu Âu Mỹ,……….đủ loại, có cái rất mới, có cái cũ. Cái nào cũ giá chỉ Rs. 20/cái. Cái mới thì từ vài chục cho đến Rs.100 thôi hà. Tại đây tôi săn được cái vali Samsonite tuy cũ nhưng còn khá bền chắc, hổng rách chỗ nào, các dây kéo còn ngon lành với giá chỉ Rs. 300, đựng được 30 kí hành lý luôn đó.

Túm lại là tất cả những gì mà một người ở trong vòng vài tháng có thể sắm sửa để sống cho thoải mái thì ở đây đều có bán hết. Vì khi nào về nước thì họ để lại chứ mang về chi cho nặng hành lí, với lại đây cũng là cách góp tiền làm từ thiện. Mình thì cho miễn phí (donation) thay vì phải mang vác nặng hay quăng vào thùng rác. Họ thì nhận rồi bán lại giá rẻ để người cần dùng không phải mua món mới. Tiền thu được thì mang đi cho người nghèo. Cho nên ai cũng có ích lợi. Đó là lý do tôi cực kì khuyến khích mọi người đến đây săn đồ cho chuyến đi bụi Ấn độ của mình.

Vì vậy, mọi người đi Nam Ấn thì chả cần mang hành lí gì cả. Cứ bộ đồ mặc trên người rồi đến astram mua sắm, có khi còn rẻ hơn và tiện dụng hơn là mua từ Việt Nam luôn đó.
Đây là trang web của astram: https://www.amritapuri.org/
Và để biết cách đến astram này như thế nào thì mọi người xem hướng dẫn cách đi ở đây.
Có thể đăng kí trước chỗ ở online luôn nè! Giá giường trong dorm 4 giường là Rs. 250/người bao luôn cả 3 bữa cơm chay lẫn hai bữa uống trà sữa mỗi ngày. Nước uống thì khắp nơi có máy lọc cho nên lấy uống miễn phí hổng cần phải mua đâu. Nếu mua thì mua trái cây ăn thôi.

Lưu ý: khi đăng kí dorm thì mọi người đề nghị được ở tầng cao cao như tầng 12-13 gì đó, có thang máy. Trùi cảnh nhìn từ trên mấy tầng này y như thiên đàng vậy đó. Có lần tôi may mắn được cho ở cái dorm có đến hai cái cửa sổ, mỗi cửa sổ là một cảnh khác nhau, giống bồng lai tiên cảnh ghê nơi!

Thôi quảng cáo đến đây thôi, mọi người vào trang web tự đọc thông tin nha!
Do tình nguyện viên đến từ khắp nơi nên thông tin trong astram được dịch ra rất nhiều thứ tiếng nhưng hổng có tiếng Việt. Ai siêng sang đó tình nguyện dịch tất tần tật ra tiếng Việt là họ hoan nghênh ghê lắm đó!

À quên, ở astram này có các khóa tập yoga hay khóa học này nọ, có cả khám bệnh coi bói đủ thứ tất tần tật nhưng giá cả không hề rẻ do tính theo mức giá Châu Âu. Tôi nghe nói là các khóa này do tín đồ của Amma dạy và họ thu phí rồi lấy tiền phí quyên vào quỹ từ thiện của Amma chứ họ không giữ để xài riêng cá nhân. Mọi người đến đó rồi tự tìm hiểu đi nha!

Nếu muốn khám bệnh thì đến bệnh viện thuộc astram khám, mỗi lần khám có Rs 10 thôi hà mà khám chất lượng lắm đó. Những vị ở lâu lâu nói cho tôi nghe vậy đó còn khám ngay tại astram do đệ tử của Amma thì tính theo giá Châu Âu.

 Túm lại ai mới chân ướt chân ráo vào thì có thể bị sốc bởi dịch vụ này nọ giá tính bằng tiền đô hay được quy ra tiền Ấn thì cao ngất. Nếu muốn rẻ thì mua đồ ở Second-hand Sam’s Bazzar, khám bệnh thì đến hẳn bệnh viện, thiền IAM thì miễn phí, rồi còn nhiều cái rẻ rẻ miễn phí nữa, cứ bám lấy mấy vị lớn tuổi ở lâu lâu chừng vài năm thì họ tư vấn cho hết. Có nhiều vị ở năm này qua năm nọ, đem theo anh chị em cha mẹ sang ở chung, hoặc có khi nguyên gia đình kéo qua ở luôn. Họ đăng kí phòng riêng ở lâu dài, tự gắn máy lạnh hoặc xin phép sửa sang lại phòng cho phù hợp mục đích sử dụng của họ luôn. Thường người ở lâu thì ở tòa nhà khác với người ở ngắn hạn. Người muốn tu theo Amma gọi là Aspirant thì cũng ở riêng tòa nhà luôn do họ buộc phải im lặng, không được mở miệng nói chuyện và luôn phải mặc sari trắng. Ai muốn im im thì sang đây làm aspirant đi nha. Có đủ mọi quốc gia luôn đó.

1 nhận xét:

  1. Chào Ad. Em là một blogger mới. Đọc được blog của anh em rất thích. Và em muốn có một giao diện giống như vậy. Nhưng mà em không biết là khi thay đổi giao diện thì nội dung có bị mất hay không ? Blog cuả em cũng cùng mục tiêu với anh. Đây là blog của em : https://dangtuananh05.blogspot.com

    Trả lờiXóa