Nhan nhản trên các diễn
đàn Du Lịch Bụi dành cho tụi du mục quốc tế thường có câu hỏi: Làm thế nào để
có tiền đi lâu thiệt là lâu? Hoặc trong giai đoạn chuyển giao giữa việc ra sức
làm việc để dành tiền với việc ra đi thì nên làm gì, nên chuẩn bị gì cho một
chuyến đi bất tận, trường kì kháng chiến, hổng biết khi nào mới về?......
Theo kinh nghiệm của
tôi, (kể cho mọi người tham khảo thôi chứ ai cũng có cách riêng của mình cả)
thì tôi làm như sau:
Thứ nhất là để dành
tiền trong tài khoản ngân hàng cái đã. Nghĩa là phải có tài khoản tiền tiết
kiệm trước rồi hãy nghĩ đến việc đi. Vì vừa đi vừa phải lo kiếm tiền cho toàn
bộ chi phí rất là mệt mỏi và dễ bị xì trét lắm. Ít nhất có sẳn tiền trong tài
khoản để chi trả cho vé máy bay, visa và trường hợp khẩn cấp. Đây là những
khoản cần có. Còn việc ăn uống hay đi lại hay ngủ nghỉ thì tùy khả năng của
từng người mà có cách khác nhau. Những cách này chỉ cần biết tiếng Anh lên mạng
tra là ra vô số trang web hoặc blog của tụi du mục quốc tế miêu tả cho mà học
hỏi kinh nghiệm. Vô số cách.
Thứ hai là phải bảo
toàn số tiền tiết kiệm của mình đến mức tối đa, nghĩa là đi hoài mà hổng hết
tiền. Mỗi người có cách làm riêng. Có thể đầu tư đâu đó, tùy khả năng từng
người, hổng thể cho lời khuyên chung được. Nhưng cách làm của tôi là mỗi ngày
học và sống một cuộc sống giản đơn, tối giản, một lối sống hổng cần sở hữu
nhiều, một lối sống ngày càng ít lệ thuộc vào tiền bạc.
Có tiền thì mua gì cũng
được, hễ muốn là có, như vậy cũng chán lắm. Hổng tiền mà vẫn có được cái mình
muốn, thế mới thú vị đấy nha mọi người! Hổng tin thì cứ học thử cách sống ấy
đi, khả năng sáng tạo được phát huy đến đỉnh điểm luôn đó. Nhờ luôn sống trong
sự sáng tạo nên cuộc sống lúc nào cũng thú vị, hổng bao giờ nhàm chán cả. Cho
nên người có nhiều tiền có thể mua bất cứ thứ gì họ muốn chưa chắc đã có một
cuộc sống thú vị!
Khi quen dần lối sống
giản đơn thì mình không có nhu cầu phải mua sắm bất cứ thứ gì cả. Không mua gì
cả thì không cần phải xài tiền.
Các nhu cầu tối thiểu
như ăn uống, chỗ ngủ an toàn, và đi lại thì luôn có cách để khỏi xài tiền. Ví
dụ, tham gia làm tình nguyện viên để đổi chỗ ăn chỗ ngủ. Đi lại thì đi bộ, đi
xe đạp, quá giang,…..Có vô số cách mà tụi du mục quốc tế vẫn áp dụng và chia sẽ
hằng ngày trên internet đó mọi người. Chịu khó tra thông tin để học hỏi từ từ.
Khi quen với cuộc sống
tối giản rồi thấy thích lắm mọi người, đi đâu làm gì cũng nhẹ nhàng, thoải mái,
vì sự phụ thuộc vào vật chất giảm thiểu lắm rồi. Mình gần như chẳng cần gì nữa
cả.
Thứ ba là tìm cách trang
bị cho mình càng nhiều kỹ năng càng tốt. Học kỹ năng này nọ giúp mình tự tin
trong mọi hoàn cảnh. Ngoài ra biết nhiều kỹ năng giúp mình dễ trao đổi kỹ năng
để có chỗ ăn chỗ ngủ hoặc có thể kiếm thêm tiền tiêu vặt này nọ nữa đó. Những
kỹ năng như nấu ăn, làm vườn, chế tạo đồ thủ công, tái chế đồ đạc, sửa chửa đồ
điện tử, thiết kế web, viết lách, ngoại ngữ, vẽ, đàn, múa, hát, yoga, bóng đá,……………Túm
lại là phải biết mình hợp với kỹ năng nào trước đã rồi sau đó đầu tư học (có thể học miễn phí trên mạng), vừa
vui vừa giúp mình tự tin vì mình biết thêm 1 kỹ năng giống như mình khám phá
thêm 1 khía cạnh mới của con người mình vậy đó. Cho nên tích cực năng động học
hỏi lên nha mọi người.
Biết nhiều kỹ năng thì
mình có thể tự chế tạo hoặc làm món mình cần luôn, hổng cần phải mua gì cả. Ví
dụ tôi biết tái chế rác thải ny lông nên tôi cần gì thì tự chế ra được, đâu cần
phải mua.
Túm lại thì theo tôi
nên có 3 bước chuẩn bị sau: 1. Tiết kiệm tiền 2. Học cách sống tối giản (ít lệ
thuộc vào vật chất, tiền bạc) 3. Đa dạng kỹ năng của mình.
Có được 3 điều này rồi
thì cứ dung dăng dung dẻ mà lên đường thôi. Thực ra cái thứ 2 và thứ 3 mọi
người có thể học trên đường đi, vừa đi vừa học, đi đến đâu học đến đó. Nhưng
nếu có sẳn một ít thì lúc mới lên đường, đỡ phải tiêu nhiều tiền nên số tiền
tiết kiệm của mình đỡ bị thâm hụt.
Có thể có người nói:
Vậy đi chi cho lâu, vừa đi làm rồi tranh thủ nghỉ phép rồi đi cho đỡ tù túng về
tiền bạc, vậy thoải mái hơn không?
Tùy người thôi. Có
người vừa đi làm vừa tranh thủ nghỉ phép mà đi bụi, và họ vẫn cứ đi như vậy năm
này qua năm khác có sao đâu. Họ được gọi là dân du mục nghiệp dư, không giống
với dân du mục chuyên nghiệp, nghĩa là dân đi toàn thời gian, hết tháng này qua
tháng nọ, năm này qua năm nọ toàn là đi với đi. Dân du mục nghiệp dư và dân du
mục chuyên nghiệp khác nhau về cách đi và cách trải nghiệm.
Chỉ khi nào thật sự trở
thành dân du mục chuyên nghiệp thì mới thật sự hiểu được những lời khuyên của
tôi. Vì chỉ có dân du mục chuyên nghiệp mới hiểu được dân du mục chuyên nghiệp
mà thôi.
Nhà thơ Bùi Giáng cũng là dân du mục chuyên nghiệp chăng!!!
Trả lờiXóaTối giản để thở trước đã :)
Trả lờiXóa