Blog Thích đi bụi ra đời với mục đích truyền can đảm cho người VN, đặc biệt là giới trẻ, để họ dám nghĩ và dám đi. (The establishment of this blog is to spread the courage to young people, especially Vietnamese ones, in order that they dare think and dare go.)
CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY
1. Đối tượng độc giả:1. Những bạn trẻ có máu phiêu lưu thích chu du xứ người trong thời gian dài nhưng với số tiền tối thiểu nhất có thể; 2. Những người có tâm hồn rộng mở, sẳn sàng dẹp cái tôi và quan điểm của mình sang bên để tiếp nhận những quan điểm mới.
2. Quan điểm: Bạn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bạn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bạn sai. Bạn suy nghĩ khác tôi bởi vì tôi và bạn không giống nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.
3. Phương tiện: "Với bát cơm ngàn nhà; Một mình muôn dặm xa; Chốn chốn không phải nhà; Chỗ nào cũng là nhà."
4. Nội dung: Bao gồm nhiều lĩnh vực mà tôi quan tâm 1. Du lịch bụi (Budget Travelling) 2. Sống tối giản (Minimalism) 3. Tái chế và tái sử dụng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuộc sống
Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011
Đi học nước ngoài làm sao giữ chất Việt?
Các bạn hãy vào đường dẫn trên đây để đọc bài viết này và dưới đây là ý kiến của tôi về vấn đề được đề cập trong bài viết.
Ý kiến của tôi:
Thứ nhất, nói tiếng Việt cho ra tiếng Việt, không pha trộn lung tung tiếng nước ngoài. Trong thời buổi hiện nay, người nào nói được một câu tiếng Việt chỉ toàn tiếng Việt thì đúng là đáng nể bởi thói quen sử dụng tiếng nước ngoài trong thời gian dài khiến người ta tạm thời quên đi một số từ vựng tiếng Việt hoặc có người giả bộ quên để pha trộn lung tung cho ra vẻ "hiện đại."
Những người thực sự quên một số từ vựng tiếng Việt dù là vô tình hay hữu ý thì thật đáng trách bởi vì quên tiếng mẹ đẻ thì có khác gì quên mẹ mình đâu. Theo tôi đó là những người nông cạn, hời hợt, lai căng,kém bản lĩnh. Không đáng nể! Tôi chỉ bái phục những người vừa giỏi tiếng mẹ đẻ vừa giỏi tiếng nước ngoài mà thôi.
Những người mà cố tình quện từ vựng tiếng Việt để pha trộn tiếng nước ngoài thì theo tôi chỉ nhằm che dấu cái dốt ngoại ngữ của mình mà thôi. Đảm bảo với các bạn họ là những người nói một câu tiếng nước ngoài cũng không ra hồn và để che dấu điều đó họ cố pha trộn vào để "lòe" thiên hạ.
Thứ hai, bản lĩnh của một người không thể hiện ở việc người đó giống "tây" như thế nào mà thể hiện ở chỗ "ra biển lớn ta vẫn không bị những con sóng lớn nhấn chìm." Thế giới này tồn tại và phát triển nhờ vào sự khác biệt. So với "tây" các bạn có một lợi thế mà họ không bao giờ có được: đó là cái máu Việt và cái văn hóa Việt trong người. Đó là cái mà dù chấp nhận hay không thì các bạn vẫn có nó. Tôi không hiểu vì sao mọi người chối bỏ cái nguồn gốc sinh ra mình. Tôi gặp rất nhiều người nước ngoài và họ bảo họ ghen tị với cái kiểu suy nghĩ Châu Á và họ mong muốn có được điều đó. Có thể đó là lý do họ đi du lịch sang Châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á khá đông và nhiều lần. Rõ ràng là mình có cái người khác phải thèm khát, vậy là mình tìm cách chối bỏ nghĩa là sao?
Tôi có một người em gái đi du học ở Pháp về và cũng như mọi người khác, hành động xuẩn ngốc như sau: cái gì của Pháp cũng khen và chê Việt. Có nhiều người là tiến sĩ nhưng vẫn ngu xuẩn trong vấn đề này. Chỉ có những kẻ vô văn hóa mới chê bai văn hóa của một dân tộc khác, cho dù nền văn hóa ấy nhỏ đến mức nào nhưng văn hóa là tinh hoa của những điều tốt đã tích lũy qua hàng ngàn năm. Văn hóa khác với thói quen đấy các bạn nhé! Có thói quen tốt, có thói quen xấu nhưng không hề có nền văn hóa nào xấu cả, có hay chăng là do chúng ta chưa hiểu về nó mà thôi.
Việc chúng ta có điều kiện tiếp xúc với nền văn hóa khác để mở rộng tầm nhìn không đồng nghĩa với việc chúng ta dùng nó để so sánh các nền văn hóa với nhau. Đó là một việc ngu xuẩn. Mỗi nền văn hóa là chính nó,nó là một sự khác biệt so với những nền văn hóa khác, đều có cái hay đáng để mọi người học hỏi; điều quan trọng là chúng ta có đủ trình độ để cảm thụ được cái hay ấy hay không?
Thật nực cười cho những người chê bai văn hóa mình (chê bai văn hóa người khác đã là có tội,huống chi đó là văn hóa của mình) nhằm thể hiện ta đây đầy hiểu biết. Đối với tôi những người này chỉ là những con thuyền mỏng manh trên đại dương của sự khác biệt ở thế giới này mà thôi. Chỉ một con sóng đã đủ nhấn chìm họ vào nước biển, hòa tan vào trong ấy. Tóm lại, họ không đủ bản lĩnh. Không đáng khâm phục!
Hy vọng các bạn sẽ là những con thuyền vững trải có thể hoà nhập với những con thuyền khác để cùng bắt cá nhưng lại vượt qua được những con sóng khác biệt để thuyền của bạn là của chính bạn, không hề giống như bất kỳ con thuyền nào khác bởi đó là con thuyền được đóng từ hoàn cảnh xuất thân của chính bạn mà thuyền khác không thể có được và chính nó làm cho bạn nổi bật vì khác biệt với họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét