CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

Trở lại Lào (11): Bố Khẳm

 Kỳ trước: Trở lại Lào (10): Đạp xe từ Vang Vieng đến Vientiane

Bố 60 tuổi, ở tại huyện Phone hong tỉnh Vientiane. Tôi gặp bố trên đường đạp xe từ Vang Vieng về Vientiane. Bố có 5 người con, bốn trai và một cô con gái út (bốn trai liên tiếp thì gọi là “tứ quý” phải không các bạn?), một đang ở Pakse, một ở tỉnh Xiengkhouang làm studio, một đang là đô vật ở Vientiane và cô con gái út có học bổng du học 1 năm ở Mỹ, đã về nước, 24 tuổi, đang làm cho một công ty thương mại ở Vientiane. Cậu con trai cả thì đang ở cùng bố mẹ tại huyện Phone hong. Cậu này bị bệnh nặng. Bác sĩ bảo thường một giọt máu có tuổi thọ 120 giờ nhưng máu của cậu ta chỉ sống được 70 giờ thôi. Do đó bị thiếu máu triền miên làm người lúc nào cũng xanh xao như tàu lá. Ngoài ra máu chết tồn ở lá lách làm cho nó sưng to, phải mổ. Cậu ta hơn 30 tuổi mà nhỏ bé như một đứa con nít làm tôi lúc mới nhìn tưởng là cháu nội của bố. Bác sĩ bảo bệnh này là di truyền từ đời ông cụ kỵ nào đó. Thật khổ khi trong nhà có người bị bệnh nan y các bạn nhỉ!!!

Năm 1959 bố sang Việt Nam học và ở lại làm việc đến mãi sau năm 1975 mới về lại Lào. Do đó tiếng Việt của bố còn giỏi hơn tiếng Lào.

Ở Phonehong, bố giống như “bố già” của người Việt tại đây. Mọi vấn đề liên quan đến chính quyền sở tại, họ đều đến nhờ bố giải quyết giúp. Ví dụ họ nhậu xỉn, đánh nhau, bố cũng giải quyết; họ ở quá hạn, bị công an “vòi vĩnh” 3 triệu kíp, bố nói giúp thành ra chỉ đóng 500 ngàn kíp,... Do tiếng Lào của bố giỏi hơn họ nên họ hay đến “kết thân” với bố để nhờ vả.

Bố bảo người Việt sống ở Phone hong khá đông và cũng có một số người khá thành đạt. Ví dụ một ông nào đó tên Đường, trước đây là đại tá ở Việt Nam, không hiểu vì sao, bỏ sang Lào mở tiệm ấp vịt, bây giờ có cơ ngơi khá đồ sộ, hay một người khác sang mở tiệm thế chấp cầm đồ cũng khá thành công, hoặc một phụ nữ nào đó mở quán bia (không biết có ôm hay không?) cũng khá giàu. Tuy nhiên lúc tôi đi ngang qua thị trấn này, ngoài một tiệm cắt tóc gội đầu có ghi tiếng Việt thì hầu như chả thấy một biển hiệu nào có tiếng Việt cả. Khi tôi hỏi bố vì sao, bố bảo tại vì họ viết cho người Lào đọc thì phải ghi tiếng Lào chứ. Tôi không đồng ý đâu. Bởi vì người Trung Quốc, dù ở đâu, dù viết cho ai đọc đi nữa thì họ luôn ghi tiếng Hoa bên trên hoặc bên dưới tiếng bản địa kia mà.

Khi tôi nhờ bố dẫn tôi đi gặp những người Việt này, bố bảo bố không dám bởi vì không biết mục đích của tôi là gì. Bố bảo tôi cứ tự đi tìm người Việt và người này sẽ chỉ đến chỗ người kia.

Qua bố, tôi biết được một số thông tin khá thú vị như sau:

Người Việt, người Trung Quốc, người Thái ở Lào đông nhưng có vẻ như người Việt hiện đang áp đảo về số lượng, đặc biệt là ở Hạ Lào. Người Lào kết thân với người Việt nhiều nhất bởi vì người Việt thân mật hơn. Người Trung Quốc có vẻ xa cách người bản địa; vả lại văn hóa của họ cũng khác so với văn hóa bản địa nên họ khó có được sự thân mật mà người Việt có với dân Lào. Đối với người Thái thì người Lào không ưa mấy bởi họ nói rằng người Thái gian lận nên ở Lào có câu tục ngữ sau: “Gian lận như người Thái.” Ngoài ra Thái Lan trong những năm gần đây đã hai lần đánh sang Lào hòng chiếm đất, một lần ở Thượng Lào, vùng biên giới Boten (tôi hơi ngạc nhiên bởi vì Boten gần Trung Quốc hơn nên nếu bảo là Trung Quốc đánh Lào thì dễ tin hơn đấy chứ) và một lần ở Hạ Lào (quên mất tên địa danh rồi.) Về mặt lịch sử thì người Lào cho rằng Thái chiếm đất họ, đó là khu vực phía Đông Bắc Thái (dọc sông Mê kong). Hiện tại số người Lào sống tại khu vực này khá nhiều (có thể vì thế mà lúc tôi ở Đông Bắc Thái, tôi đặc biệt thích dân vùng này bởi vì họ thân thiện hơn và tiếng nói của họ nghe êm ái hơn chăng?)

Theo bố phe áo đỏ ở Thái Lan có rất nhiều người Lào. Tóm lại người Lào ủng hộ ông Thaksin và họ cho rằng phe áo vàng đã ra quyết định đánh Lào 2 lần trong những năm gần đây nên họ không ưa phe áo vàng. Khi biết tôi muốn sang Thái Lan, bố bảo không nên đi vào lúc này bởi sau trận lụt lội thì có thể có nội chiến ở Thái. Bố nói thủ tướng mới thuộc phe áo đỏ trong khi quân đội và người đứng đầu Bangkok lại thuộc phe áo vàng nên hai bên không nhất trí. Phe áo vàng muốn hạ uy tín của thủ tướng mới nên không mở hết cống thoát nước do họ quản lý; mục đích là để cho Bangkok chìm trong ngập lụt và sự kiện này sẽ làm mất uy tín thủ tướng mới. Hiện tại cả hai phe đều mạnh ngang nhau nên chỉ có bắn vào nhau thì mới tranh thắng bại được. Do đó bố bảo khả năng có nội chiến là rất cao.

(Mở ngoặc nói thêm: Tiếng Lào và tiếng Thái gần giống nhau nên người dân hai nước có thể hiểu nhau. Người Lào toàn là xem tivi đài Thái Lan.)

Bố bảo Việt - Lào trước đây có chung chiến trường nên lúc ấy bộ đội và người dân qua lại như không có biên giới tồn tại. Tuy nhiên hiện tại nhân dân Lào cực kỳ căm ghét Đảng Cộng Sản. Họ bảo toàn là người xấu vào Đảng và Đảng chỉ nói mà không làm. Lào chỉ có một đảng duy nhất là Đảng nhân dân Lào, thực ra đó chỉ là tên gọi khác của Đảng Cộng Sản mà thôi bởi vì ở Lào dù đi dâu cũng thấy cờ búa liềm bay phấp phới cùng cờ Lào.

Do người dân quá căm ghét Đảng Cộng Sản nên hiện tại chức danh của các quan chức được đổi lại hết. Ví dụ: trưởng thôn được đổi thành quan thôn; chủ tịch huyện thành quan huyện; chủ tịch tỉnh thành quan chủ tỉnh,….

Khi tôi hỏi bố về chuyện của con bé 7 tuổi thiếu tình thương của mẹ mà tôi gặp ở một ngôi làng Lào Sum (tôi vẫn luôn ám ảnh về con bé này mà) và chính sách miễn phí cho trẻ nghèo đi học nhưng người nghèo lại không biết thì bố bảo toàn là thế cả. Những người thực sự cần thì không được nên cuối cùng chỉ có bọn khá giả được miễn phí. Bố đưa ra một ví dụ khác là họ có chính sách sẽ đưa vào biên chế những ai tốt nghiệp đại học từ hạng 1-5 nhưng con gái út của bố đủ tiêu chuẩn ấy lại chờ dài cổ mà chả ai cho vào biên chế cả (chắc bố không đút lót rồi). Bố nói họ toàn nói mà chả làm nên dân chả tin họ nữa. Bố nói chỉ toàn là bọn xấu và bọn dốt vào Đảng thôi còn người tốt thì không đủ tiêu chuẩn xấu để được kết nạp Đảng.

Ngoài ra bố bảo dân Lào giống như dân miền Nam Việt Nam, thật thà, mộc mạc, chân chất, trong khi người ở miền Bắc Việt Nam thì ăn gian nói dối như người Thái. Bố nói người Lào trong 10 người thì chỉ có 1-2 người biết kinh doanh làm ăn thôi, còn lại thì ăn của tự nhiên; mẹ Thiên nhiên ban tặng gì thì xài nấy chứ không biết tạo thêm.

Khi tôi hỏi bố là ở Lào ruộng đồng bát ngát, có sẳn lò ấp vịt, nếu nuôi vịt đàn thì trúng lớn. Bố bảo người Lào không chịu khổ được thế đâu. Nuôi vịt đàn cần nhiều gian khổ và người Lào không quen thế cũng như họ không quen làm cái gì nhiều đến thế. Tóm lại họ an phận với những gì mà thiên nhiên cho họ.

Đúng là an phận như dân Lào!!! (câu tục ngữ này là do tôi nói nên nếu có trích dẫn thì nhớ nêu tên tôi nghen bạn!!! hehehe)

Kỳ sau:Trở lại Lào (12): Về thủ đô Vientiane

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét