CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

Lại trở về Trung Quốc (26): Puer và Mengla

Kỳ trước: Lại trở về Trung Quốc (25): Từ Jinggu đến Puer

Đến Puer, việc đầu tiên là tôi hỏi đường ta bến xe mua vé xe buýt để đi Mohan (thị trấn giáp biên giới với Lào.) Tôi vòng lên vòng xuống hỏi đường bằng cách nói rằng mình muốn ngồi xe đi Jinghong (Jinghong quá nổi tiếng do là thành phố lớn nhất khu này nên chắc ai cũng biết.) Vậy là cuối cùng tôi được chỉ đi đến Nan tran (bến xe Nam) sau khi họ nhìn tôi và nói rằng đến bến xe còn xa lắm đấy (chỉ 4-5 cây số thôi và tôi lại chạy xe đạp- vậy là xa đấy ư?)

Tại bến không có xe đi Mohan mà chỉ có xe đi Mengla (cách Mohan khoảng 50 cây số.) Tôi mua vé giá 85 tệ, xe chạy vào 8h sáng hôm sau (loại xe chất lượng cao) với lời nhắn của cô bán vé rằng cô ta không biết xe đạp của tôi có chất được lên buýt này không; sáng hôm sau tôi mang xe đến; nếu lên được thì đi, không thì trả vé lại.

Sau khi mua vé xe buýt, tôi đi tìm nhà trọ. Quanh quẩn ở khu vực bến xe tìm nhà trọ, tôi bị thất vọng vì ở đây nhà trọ không hề rẻ; giá 40 tệ/người cho nhà trọ bình dân rồi. Tôi ra một quán cơm với hai cái bàn đang có khách ngồi ăn. Tôi lại nhìn xem họ ăn gì, xin phép họ nếm thử, rồi gọi giống. Một bàn có 4 khách đang ăn đầy thức ăn. Tôi bắt chước gọi món khổ qua xào và ốc xào măng với ớt. Món ốc xào ăn khá ngon, còn món khổ qua thì xào chưa chín lắm nên tôi chả thích. Cuối cùng tôi trả 20 tệ.

Những cô gái trong quán cơm này trông y như người Thái, trông khá đẹp với mắt to, mi cong, da ngăm (bọn người phía bắc mà trông thấy thì chỉ có mà mê mệt).Cuối cùng họ cho tôi biết họ là người Hani, không phải người Thái (tôi nghĩ người Dai trong tiếng Hoa là người Thái bởi vì họ đọc âm “d” thành “t”).

Tôi quyết định đạp xe đi chơi và ngắm thành phố này cả đêm chờ đến sáng hôm sau lên xe buýt luôn, khỏi ngủ. Tôi đạp xe dọc theo đường Ninger Lu thì thấy một công viên đầy người đang tham gia hội chợ bên trong. Tôi bon chen vào xem. Ở đây có quầy bán quẹt ga với đủ hình thù: chiếc dép, khẩu súng, túi xách, thanh gươm, lá bài, quả bơm, nồi cơm, bếp ga, cờ lê, đầu lâu,…Điều hấp dẫn người xem là họ tìm cách bật quẹt từ các hình thù này. Mỗi cái giá 10 tệ nên tôi không mua mà đứng xem và tham gia tìm cách bật quẹt từ những cái quẹt ga đủ kiểu này.

Lúc ấy đã 10h tối nên nhà hát “xả vàng.” Tôi vào xem miễn phí ½ tiếng cuối. Sau màn hài kịch (nghe chả hiểu) thì một anh chàng người Quảng Đông lên hát 3 bài (toàn là hát nhép nên có khán giả huýt sáo phản đối và bỏ ngang đi về.) đến khoảng 10h30 thì hết nên tôi ra bãi gửi lấy xe đạp. Bà giữ xe nói gì đó (tiếng Hoa giọng Yunnan) nên tôi nghe chả hiểu.



Hội chợ với đủ trò chơi cũng vãn và mọi người lục tục dọn hàng. Tôi lại đạp xe đi lòng vòng xem thành phố Puer đến gần 12h đêm thì ra một con đường, dọc theo nó là một bãi cỏ và sau bãi cỏ là một rừng cây (thực ra nó trông giống một công viên hơn). Đảo lên đảo xuống, phân vân, suy tính mức độ an toàn một hồi thì tôi quyết định đẩy xe lên qua bãi cỏ vào rừng cây. Lớp cỏ bên dưới êm ái làm sao. Tôi làm biếng mở lều nên ngã xe đạp xuống đất với toàn bộ hành lý. Tôi lấy áo mưa ra trải trên đất và ngủ. Sương đêm lạnh buốt và khoảng 3h sáng có một tên cứ lảng vảng gần khu đó (thực ra là hắn đợi bạn gái) làm tôi chả ngủ được. Sau khi hắn cùng bạn gái đi rồi thì tôi lấy một cái áo mưa đắp lên và chui vào bên trong, vậy là tránh được sương. Tôi ngủ được đến 6h sáng. Ở khu vực này 6h sáng mà trời còn tối lắm. Tôi chờ đến 6h30, trời hơi mờ mờ thì dậy, xếp áo mưa và dựng xe lên đi. May là tôi không mở lều nên việc thu dọn đơn giản và nhanh hơn nhiều. Tôi sợ trễ giờ xe buýt nên tranh thủ chạy.

Ra một con đường hơi lạ, tôi dừng lại hỏi, thì được chỉ con đường khác. Để tiết kiệm thời gian, tôi vừa đi vừa hỏi để không bị lạc tốn thời gian. Có một lần tôi hỏi một bà quét rác. Tôi nghĩ bà này đầu óc chắc có vấn đề. Trong lúc bạn đang tranh thủ sợ bị trể xe buýt (do tôi có xe đạp nên phải ra sớm hơn các hành khách khác để xếp xe đạp lên trước hành lý của họ) thì bà ta thay vì chỉ đường lại không chỉ mà luôn miệng nói: xa lắm, xa lắm đó (dù nơi ấy chỉ cách có vài cây số và bạn lại đi xe đạp.) Bực quá, tôi bỏ đi hỏi người khác.

Cuối cùng cũng lần ra con đường quen thuộc và tôi cứ đi thẳng là ra bến xe. Tôi tranh thủ dừng lại ở một nhà hàng mua hết 9 tệ thức ăn sáng. Tôi là một trong những hành khách đến bến sớm nhất. Nhân viên ở đây đáng yêu vô cùng. Khi thấy tôi cùng xe đạp và lỉnh kỉnh hành lý, họ chỉ hỏi tôi mua vé chưa, xe đi mấy giờ rồi cho đi qua thẳng máy kiểm soát, không phải dở từng túi đồ xuống cho qua máy x-ray. Tôi đẩy xe vào được bên trong, chờ một hồi thì xe đến, tôi lại được ưu tiên đẩy xe qua cửa để ra mà không cần phải trình vé như những hành khách khác (trong khi ở bến Kangding thì hoàn toàn ngược lại, họ bắt tôi phải mở từng ba lô xuống cho qua máy kiểm, họ chả thông cảm cho tôi với xe đạp cùng lỉnh kỉnh hành lý mà còn tỏ vẻ khó chịu; họ bỏ mặc tôi loay hoay với chiếc xe đạp.)

Tôi đẩy được xe đạp ra chỗ xe buýt và loay hoay tìm cách cho xe đạp vào khoang hành lý thì trông thấy một anh chàng Trung Quốc đang tìm xe để lên. Tôi vẫy anh ta lại nhờ giúp thì anh ta rất xông xáo giúp tôi đưa xe vào trong (dù xe của tôi nhỏ nhưng cũng vất vả lắm đấy); kinh nghiệm cho các bạn là mua xe đạp có thể gấp lại làm hai thì mọi việc sẽ đơn giản hơn nhiều. Cuối cùng cũng đưa được xe vào trong. Anh chàng lái xe bước ra nhìn thấy chả nói gì hết, chỉ hỏi chúng tôi đi đâu. Tôi đi Mengla còn anh chàng kia đi Mo Jiang. Anh ta được chỉ qua một chiếc xe khác.

Vậy là tôi được ngồi không trên xe buýt khoảng 4 tiếng đồng hồ cho hơn 200 cây số từ Puer đến Mengla. Con đường này khá đông xe du lịch, loại 4 chỗ của các du khách Trung Quốc (chả hiểu sao họ lại đổ về đây). Dọc theo con đường này, chỉ cần nhìn vào các bảng chỉ đường thì các bạn đoán được đặc sản ở vùng này là……. voi rồi. Các bảng chỉ đường luôn có hình một chú voi mà và tên các bảng làng được viết trên tấm bảng có vẽ ngệch ngoạc phong cảnh nên trông khá lạ và đẹp mắt. Đến khu vực này thì giống như các bạn đang ở một quốc gia khác chứ không còn ở Trung Quốc nữa, các kiểu nhà của Thái Lan, phong cảnh, con người ngăm ngăm…Quả là một Thái Lan thu nhỏ!

Tôi thấy ghen tị với dân Trung Quốc ghê. Họ cần gì đi du lịch ra khỏi Trung Quốc. Cứ quanh quẩn trong nước thì họ được qua biết bao quốc gia khác nhau rồi. Đông Bắc thì có người Nga, Triều Tiên, Hàn quốc, Nhật Bản. Tây Bắc thì có người Mông, người Thổ (hồi giáo) người Tạng. Phía Tây Nam thì có người Miến điện (Myanmar), Thái Lan, Việt Nam. Từng vùng có cảnh, khí hậu, con người, phong tục khác nhau. Vì vậy cứ tham quan từng vùng cả 4 mùa để chứng kiến thời tiết và phong cảnh khác nhau thì chắc phải tốn cả đời mới thấy hết Trung Quốc được. Tôi mà là người Trung Quốc thì cũng lấy làm tự hào về quốc gia rộng lớn đầy sự đa dạng này.

Khoảng hơn 12h trưa thì xe đến Mengla. Khi tôi vất vả lôi xe đạp ra thì anh tài xế xuống giúp; vậy mà tay tôi vẫn bị xướt hết một mảng (bởi thế tôi ghét đem xe đạp lên xe buýt là thế.) Tuy nhiên anh tài xế chả hề bắt tôi trả tiền cho xe đạp (thật ngạc nhiên!) bởi tôi đang trong tinh thần phải trả từ 10-20 tệ cho chiếc xe đạp này đấy.

Dọc theo con đường chính của Mengla hai bên đường là các hàng gừa; người dân quấn xà rông đi lại trên đường; các kiosk sách báo có kiến trúc của Lào và Thái.


Tôi đạp xe dọc theo con đường này thì thấy một ngôi chợ. Lúc ấy đã trưa nên nhiều gian hàng đóng cửa. Đối diện chợ là một nhà trọ có ghi giá 20-25-30. Tôi qua hỏi phòng. Họ nói giá 25 tệ. Tôi không chịu, chỉ vào tấm bảng ghi giá 20. Họ dẫn tôi lên xem phòng. Phòng có hai giường, có tivi, có cửa sổ lớn nhìn ra đường. Toilet bên ngoài không tệ. thực ra phòng này có giá 25 tệ nhưng họ giảm cho tôi bởi vì những phòng nhỏ hơn một tí, không có cửa sổ giá 20 tệ thì kín khách hết rồi.

Tôi mang hành lý lên phòng xong thì ra chợ tìm thức ăn. Tại đây tôi ăn một tô cơm với 4 món giá 8 tệ. Về phòng đánh một giấc đến 6h chiều thì tôi ra phố đi dạo. Trước cửa một cửa hàng thời trang, hai du khách da trắng đang ngồi với nét mặt tiu ngỉu. Tôi bắt chuyện với họ. Thì ra họ đang buồn vì không biết làm cách nào ra khỏi Trung Quốc. Vì sao thế?

Họ là người Đan Mạch, không có nhiều tiền mặt mà sử dụng thẻ. Tuy nhiên tại Mengla, các máy rút tiền đều không chấp nhận thẻ quốc tế và ngân hàng thì không ứng tiền cho họ được (cash advance.) Họ đã mua vé xe buýt đi Lào vào sáng hôm sau lúc 9h và họ buồn vì không đủ tiền để trả tiền visa Lào. Họ bảo chỉ có 21 đô Mỹ thôi.

Tôi trấn an họ rằng chắc ngân hàng ở Mohan (thị trấn ngay biên giới Trung Quốc-Lào) có thể chấp nhận thẻ quốc tế bởi theo thông tin tôi tra trên mạng thì nơi này được xây dựng lại rất đẹp đẽ để đón khách du lịch từ Lào sang. Họ bảo họ hy vọng rằng tôi nói đúng.

“Tám” với họ một lúc thì tôi chia tay đi tìm cửa hàng đồng giá 2 tệ mua thêm một ít món để tặng bọn trẻ con ở các ngôi làng xa xôi hẻo lánh ở Lào mà tôi nghĩ tôi sẽ đi xe đạp ngang qua. Đi dọc theo con đường chính thì tôi đến một siêu thị khá lớn. Sau khi tham quan siêu thị xong thì tôi đi về ở phía đường bên kia thì thấy hai cửa hàng đồng giá 2 tệ. Vậy là hành lý tôi lại thêm nặng với những món hàng được mua từ đây. Tuy nhiên tôi nghĩ tôi chỉ chịu khó mang nặng thêm một tí, những món này tôi chả cần nhưng chắc bọn trẻ con nghèo ở Lào rất cần đấy.

Sáng hôm sau, tôi tham quan khu chợ thì quang cảnh thật đông vui, nườm nượp người mua kẻ bán. Tôi lạng qua lạng lại ăn hết mua món này đến mua món khác. Tôi mua một đôi dép hai màu đỏ tím sặc sỡ với giá 5 tệ và may lại cho chắc với 2 tệ. Vậy là tôi có dép để mang, hết mang dép kẹp rồi nhé. Ngoài ra cái nồi tôi hay sử dụng để nấu ăn không hiểu sau lại không vào điện được; tôi dự định vứt đi rồi. Nhưng ở chợ tôi thấy rất nhiều gian hàng bán loại nồi này nên mang ra nhờ họ sửa giúp. Anh chàng chủ tiệm lấy sợi dây điện mới ra cắm thì nồi hoạt động bình thường; thì ra do nước canh tràn ra ngoài làm rỉ sét ốc vít của đồ cắm nên nó hư chứ không phải cái nồi bị hư. Anh chàng này đòi tôi 8 tệ cho sợi dây cắm mới; tôi trả giá mãi thì được giá 6 tệ. Tôi mua cái nồi chỉ có 20 tệ mà chỉ có sợi dây cắm thôi đã là 6 tệ rồi. Tuy nhiên như thế vẫn tốt hơn là vứt cả cái nồi như tôi dự định lúc đầu.

Có dép và nồi, tôi về phòng nấu thức ăn trưa mang theo. Tôi ghiền nhất là món cà chua nấu trứng ăn chung bún gạo. Món này vừa dễ nấu vừa ngon nên tôi hay nấu lắm.

Chia tay chủ nhà, tôi hỏi thăm đường đi Mohan, thị trấn giáp biên giới Lào.Hôm nay là ngày 5/10. Tôi còn 2 ngày ở tại Trung Quốc.

Kỳ sau: Lại trở về Trung Quốc (27): Đạp xe đến Mohan (thị trấn giáp biên giới Lào) và thủ tục qua biên giới

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét