CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

Lại trở về Trung Quốc (25): Từ Jinggu đến Puer

Kỳ trước: Lại trở về Trung Quốc (24): Chia tay chị Yang Peng và đạp xe đến Jinggu

Từ Jinggu đến Puer, 20 cây số đầu lên dốc, đẩy mệt đứt hơi. Tôi nghĩ tôi đang đi dọc theo sông Mê Kong mà tiếng Hoa gọi là Lancang.

Đoạn này không thấy đá tím khoai môn nữa mà là đá có màu nâu đỏ mà người dân sử dụng để xây mộ.

Ngoài ra, cách bó rạ ở đây giống như ở Đông Nam Á rồi, rơm được quấn thành từng cây nằm rải rác trên đồng, trong khi ở phía từ Dali đến Lincang người ta bó rơm theo bó và để dựng đứng trên đồng chứ không cho thành từng cây như ở đây. Ngoài ra các nhà hàng ở đây trông hao hao như các nhà hàng ở Thái Lan hay Việt Nam, sử dụng tre trúc để trang trí rất nhiều.



Do khu này rất nhiều tre, tôi đẩy xe đi dưới bóng các cây tre cao ơi là cao; người dân ở đây cũng ăn măng tre như mình vậy đó. Tôi thấy họ đào măng lên để luộc. Phong cảnh từ trên cao nhìn xuống ngoạn mục không kém những nơi tôi đã đi qua. Ở đây đường do xe tải chạy nhiều nên cũng bị lở và người ta phải cắm bảng báo hiệu để xe không chạy quá sát mép đường; nếu không rơi luôn xuống vực quá!


Chắc do gần phía nam nên khu này được thiên nhiên ưu đãi hơn và do vẫn còn khá nhiều rừng mà người dân tiêu xài hơi phí so với các khu khác. Các nơi khác người ta thu hoạch bắp bằng cách bẻ cả trái lẫn vỏ cho vào địu, về nhà lột vỏ ra, sử dụng hạt; cùi bắp và vỏ thì phơi khô để đun hoặc sưởi ấm. Dân ở đây, thu hoạch bằng cách chỉ bẻ lấy quả và bỏ vỏ lại ngay tại ruộng. Họ không đun cùi mà cho tất cả cùi xuống ruộng để thành phân bón hoặc vứt ra bãi rác. Vậy họ đun bằng gì? Họ vào rừng chặt cây lấy củi.

Tôi đẩy bộ 20 cây lên dốc hết cả ngày trời. Đến xế chiều thì bắt đầu xuống dốc 20 cây. Khi xuống dốc, tôi thấy một nhóm bạn Trung Quốc đi chung nhau bằng xe đạp. Nhìn họ là biết ngay cua rơ do họ đầu tư rất kỹ từ xe cộ đến quần áo và ba lô. Tóm lại họ trang bị kỹ đến tận răng. Trong khi tôi chả có trang bị gì hết. Ba lô thì cột. Xe thì cũng chả giống ai. Quần áo thì bình thường. Vậy mà tính đến nay tôi đã vừa đạp xe vừa đẩy bộ được hơn 1.000 cây số rồi đó các bạn! Tôi cứ đi từng cây số một, mỗi khi đẩy xe lên dốc cao thì tôi tính theo từng 100 mét một. Vậy mà từng 100 mét và từng cây số ấy tính đến nay đã hơn 1.000 cây số rồi đó. Tích tiểu thành đại mà. Do vậy các bạn chớ bảo tôi rằng các bạn chả để dành được tiền mà đi bụi được nhé. Hãy nhìn từng 100 mét mà tôi đẩy xe lên dốc được tích lũy thành 1.000 cây số ấy.

Trong chớp mắt tôi đã xuống đến nơi. 20 cây tiếp theo thì đường lúc lên lúc xuống nên tôi vừa đạp vừa đẩy bộ. Trời tối dần. Thật ra đường tráng nhựa đẹp đẽ và lại vắng xe cộ nên nếu cứ cầm đèn pin mà chạy thì cũng chả hề gì. Kẹt nỗi khi đạp xe qua nhà người dân thì chó trong nhà rượt theo. Ban ngày thì còn thấy bọn chúng, ban đêm thì bó tay, chả biết chúng từ đâu túa ra để mà tránh nữa. Vậy là tôi vừa đạp xe vừa tìm nhà trọ.

Tôi đến một ngôi làng. Người dân bất lịch sự. Họ rọi đèn pin vào thẳng mặt tôi. Lần sau ai rọi đèn pin vào mặt tôi, tôi cầm đèn mà rọi trở lại đấy. Nhiều người dân Trung Quốc rất đáng yêu nhưng cũng có nhiều người vô văn hóa lắm đấy các bạn. Thật ra họ thuộc dạng ếch ngồi đáy giếng quanh quẩn xóm làng nên thấy người lạ là co cụm lại thôi. Tiếng Hoa của họ thật tệ bởi vì họ chả hiểu tôi nói cái gì cả (hehehe.) Kiểu dân ở đây tôi thấy giống y như nhiều người dân ở các tỉnh phía bắc của Việt Nam vậy đó. Họ không hiểu tiếng Việt miền Nam của tôi và cũng chả chịu khó suy đoán mà chỉ cười trừ và lắc đầu thôi. Đúng là cái bọn….(chả biết mô tả thế nào???) Nếu nghe không ra thì cố mà nghe và cố đoán cho ra chứ. Trong khi người nói cố hết sức mà diễn đạt cho dễ hiểu mà người nghe thì cứ như nước đổ lá môn thì…bó tay (họ chả muốn động não suy nghĩ, chắc do họ cũng chả có não mà động?) Các bạn có bao giờ gặp tình huống này chưa vậy? Trong giao tiếp mà gặp bất đồng thì cả hai bên đều phải cố gắng mới được chứ, đằng này chỉ có một mình bạn cố hết sức còn phía kia thì chỉ cười trừ mà thôi (sau khi cầm đèn pin săm soi bạn từ đầu đến chân, từ người đến xe và hành lý.) Tôi muốn lấy cây đèn pin dộng vào đầu họ ghê (đang mệt đừ mà gặp cái bọn này thì chỉ có mà điên lên.)

Tôi dừng ở vài nơi, chỉ có nhà hàng mà không có nhà trọ. Tôi chạy tiếp. Nơi thứ nhất, phòng nhỏ xíu mà 20 tệ. Nơi thứ hai, 30 tệ. Nơi thứ ba 15 tệ, phòng lâu ngày không người ở rất bí. Tôi nói phòng thế thì tôi không thể nào ngủ nên hỏi họ tôi có thể cắm trại ngoài sân mà ngủ không. Họ đồng ý. Vậy là tôi dành chỗ của con chó mà cắm trại ngủ làm nó phải đi chỗ khác (xấu hổ quá, dành chỗ nằm với con chó mới ghê!) Nơi này ban đêm là quán rượu bởi vì khi tôi chập chờn mỏi mệt trong giấc ngủ thì tôi nghe tiếng rất nhiều người cả nam và nữ uống rượu và nói chuyện ồn ào. Hèn chi lúc tôi chuẩn bị đi ngủ (hơn 9h tối rồi đấy) thì tôi thấy bà chủ nhà đang nướng nướng mấy khúc thịt bò (chắc chắn là để phục vụ các tay bợm này đây.) Trước khi tôi chui vào lều để ngủ, ông chủ nhà mời tôi hút thuốc. Tôi từ chối và hỏi ông ta phụ nữ ở đây có hút thuốc uống rượu không. Ông ta nói hút thuốc thì ít mà uống rượu thì nhiều.

Khi các tay bợm về hết, chủ quán đóng cửa tắt đèn ngủ thì tối thui, đường lại vắng tanh, chỉ thỉnh thoảng có vài chiếc xe rọi đèn chạy ngang qua mà thôi. Đến 6h sáng mà trời còn tối thui làm tôi không dám dậy. Khi gần 7h mới chui ra khỏi lều mà dọn dẹp. Khi làm gần xong thì ông chủ dậy dọn dẹp chuẩn bị cho ngày mới. Ông ta còn nấu cho tôi một tô mì ăn miễn phí nữa chứ. Thật ngại ghê, đã ngủ ké, sử dụng nước, toa lét miễn phí mà lại được ăn sáng miễn phí.

Bắt đầu từ đây thì phải đẩy bộ 20 cây số lên dốc. Đoạn đường từ Jinggu trở đi chả thấy nấm đâu nữa mà chỉ toàn là lá khoai lang mà người ta trồng cho heo ăn. Ngoài ra các cây ổi xẻ dại mọc ven đường khá nhiều, trái chín rụng đầy nên tôi tranh thủ hái cả bịch và bị chó dí chạy muốn chết (hehehe.) Lên được 20 cây mất cả ngày trời, mệt đứt hơi, tưởng rằng đã đến Puer, ai ngờ mới đến được Ning er mà thôi. Puer cách đó 45 cây số nữa. Hết hơi và sợ không kịp ra khỏi Trung Quốc trước ngày 7/10 nên tôi hỏi thăm đường đến bến xe mua vé. Họ có vé đi Mengla nhưng do xe nhỏ nên xe đạp của tôi không thể chất lên. Họ bảo tôi đạp xe đi Puer sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. Tôi quanh quẩn ở khu chợ Ninger để ăn cơm (8 tệ, trong đó cơm và thịt 5 tệ, mỗi món rau xào giá 1 tệ) cũng không đến nỗi nào. Sau đó còn mua cả một ổ bánh mì ngọt giá 5 tệ mang theo. Ở đây họ bán thịt gà hấp trong cái nồi mây nóng hổi, gà thường 30 tệ/con, gà ri (loại gà có da màu đen) giá 18 tệ/500gr. Trông khá hấp dẫn đấy nhé!

Tưởng đã đến Puer mà vẫn chưa đến nên tôi đạp xe trong sự ngán ngẩm và không biết đoạn đường phía trước là lên hay xuống dốc nữa. Nếu phải lại đẩy xe 20 cây số lên dốc thì tôi…chết chắc luôn. Cũng may là đẩy bộ lên dốc được vài cây là bắt đầu xuống dốc gần 10 cây. Con đường 213 chạy dọc theo đường cao tốc mới xây nên một bên là cảnh ruộng lúa, một bên là đường cao tốc. Trời tối dần. Tôi thấy vài dãy nhà bỏ hoang mà tôi đoán chắc là của công nhân xây đường ở trước kia, vào đó cắm trại là hết xảy nhưng tôi sợ ma và sợ cướp nên cứ đi mãi. Mệt quá tôi hỏi người dân thì họ chỉ tay về phía trước. Đi 100 mét ở đây có nhà trọ giá 10 tệ người.

Tôi tranh thủ giặt quần áo và lau mình luôn. Tối hôm ấy bên trong phòng đầy bướm và muỗi mà lại không có ổ cắm để tôi cắm đồ đuổi muỗi nên tôi phải giăng lều lên mà ngủ trong phòng. Tôi ngủ mê mệt và ấm áp trong cái lều của mình.

Sáng tôi tranh thủ gội đầu và viết bài đến đây trong khi chờ quần áo khô để lại tiếp tục lên đường. Tuy nhiên tôi quyết tâm sẽ quá giang hoặc đón xe mà đi rồi. Tôi đang chạy đua với thời gian mà.

Đường 213 là đường quốc lộ cũ. Đa phần là xe chạy trên đường cao tốc mới xây nên tôi cũng khó đón xe ở đây. Vậy là trước khi lại tiếp tục đẩy xe lội bộ, tôi qua đường hái một bọc ổi xẻ mang theo. Chị chủ tiệm ga ra gần đó nhìn thấy và nói ổi này không ngon và nói gì đó mà tôi đoán là người dân ở đây chê đây là ổi dại nên họ rất ít ăn; nếu ăn thì lựa quả thật to và đẹp. Bây giờ thì tôi hiểu vì sao loại ổi này mọc đầy đường và người ta lại để nó rụng xuống đất chứ ít ăn cũng chả hái bán. Như thế tôi càng khoái bởi đây là loại ổi yêu thích của tôi và lại được ăn miễn phí. Vậy là tôi hết cảm giác xấu hổ khi hái ổi ven đường rồi (trước đây tôi cứ ngỡ là mình hái trộm nên xấu hổ ấy mà!)

Tôi cứ vừa đi vừa ngắm nghía mấy cây ổi; cứ thấy có quả chín là tôi dừng lại hái. Cuối cùng tôi có thêm một bọc ổi to nữa. Đi khoảng vài cây thì tôi đến một khu du lịch nhân tạo mà các nhà hàng ở đây được xây toàn bằng gỗ và trang trí trông khá đẹp mắt. Có rất nhiều xe du lịch của du khách đi theo gia đình, chứ ít có xe đi tour, dừng lại đây tham quan và ăn cơm.



Tôi dừng xe và vào đại một nhà hàng, chả biết gọi món ăn gì. Tôi đến hai cái bàn có khách đang ăn mà nhìn ngó. Một nhóm ba người ăn đủ thứ món trong đó có bao tử heo được nấu giống ở Việt Nam (tôi quên tên món ăn này rồi.) và món thịt bò xào với ớt khá cay; ngoài ra còn có hai bát canh, một rau, một khoai môn. Bàn kia chỉ có một ông khách ngồi ăn cùng một bát canh rau được nấu với khoai môn. Tôi ngồi chung bàn này và chỉ vào nói tôi muốn ăn y như thế.

Tôi ngồi đợi thức ăn đói bụng quá nên lấy bát xúc một bát từ thố cơm của ông khách này và qua bàn có 3 khách ăn ké món bao tử heo của họ (ngon thật!). Ông khách ngồi chung bàn tôi là người Lanzhou, tỉnh Gansu (Cam Túc). Ông ta 60 tuổi rồi và đang lái mô tô đi du lịch khắp Trung Quốc. Ông ta bảo trong 25 ngày qua lái xe khoảng 5 ngàn cây số. Ông ta bảo rất thích tỉnh Yunnan (Vân Nam.) Tôi bảo rồi mà dân ở phía Bắc xuống phía Nam là mê tít cảnh và con người nơi đây. Ông ta rất thích cảnh thiên nhiên và thời tiết ở đây nên dự định sẽ đến Simao (cách Puer vài chục cây) ở luôn 2 tháng, sau đó mới đi Kunming. Ông ta hỏi tôi ở đây có tốn nhiều tiền không? Tôi nói tôi ở 10 -15-20 tệ. Ông ta bảo ông ta toàn ở 40-50 tệ. Ông ta cũng nghĩ đến việc mua một cái lều để ở cho rẻ sau khi tôi tả lại tôi ở lều như thế nào.

Cuối cùng ông ta trả tiền cơm cho tôi luôn (9 tệ.) Sau đó chúng tôi chia tay, dù cùng đi Puer nhưng mỗi người đi theo cách khác nhau mừ. Tôi lại đi dọc theo đường 213, vừa đi vừa hái ổi và nghĩ cách hái mấy quả hồng. Dọc đường từ Jinggu đến đây, ngoài ổi xẻ còn rất nhiều hồng. Trước đây tôi dừng lại ở một cây hồng sai quả và hỏi xin chủ nhà một quả. Bà ta nói gì đó, tôi không hiểu nhưng đoán là hồng chưa ăn được nhưng cũng hái cho tôi 3 quả cứng ngắc và dặn khi nào mềm mới ăn (tôi vú đến nay mà vẫn chưa mềm) và một quả chín lẫn trong đám lá. Quả hồng chín ăn ngon ghê luôn nên ăn xong tôi lại thèm. Tôi dừng xe ở một ngôi nhà khác để xin hồng. Chủ nhà là một người đàn ông; ông ta nói hồng chưa ăn được, rồi thôi, chứ không hái quả cứng cho tôi như ở nhà kia.

Dọc đường 213, tôi thấy một cây hồng ven đường, cách chỉ một con mương. Tôi đang tìm cách vào hái thì thấy quả vương vãi ngoài đường. Tôi đoán nhóm 4 bạn Trung Quốc đạp xe đi trước tôi từ khu du lịch đã dừng và hái; hồng không ăn được nên họ vứt lăn lóc đầy đường. Vậy là tôi lại đẩy xe đi. Tôi đi một hồi thì đuổi kịp họ; họ đạp xe bằng tôi đi bộ ấy và họ cũng thường dừng lại nghỉ ngơi.

Còn khoảng 7-8 cây số cuối vào Puer thì đường xuống dốc. Dốc ở đây nguy hiểm, xe xuống rồi thì có bóp thắng kiểu gì cũng chả dừng ngay mà phải chạy thêm một đoạn ấy. Trên đường này có cả nơi dừng xe khẩn (chắc dành cho xe nào bị tuột thắng)- thật ra đó là một cái dốc được xây cao lên với đá cuội để giảm tốc độ của xe tuột thắng. Đoạn dốc này là một trong những đoạn dốc nguy hiểm nhất mà tôi từng thả xuống- ngoài ra đường ở đây lại không bằng phẳng cho lắm nên xe xuống dốc phăng phăng và cứ tưng lên xuống liên tục.

Kỳ sau: Lại trở về Trung Quốc (26): Puer và Mengla

2 nhận xét: