CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011

Trở lại Lào (1): đạp xe từ biên giới Lào- Trung (Boten-Mohan) đến Moxay

Kỳ trước: Lại trở về Trung Quốc (27): Đạp xe đến Mohan (thị trấn giáp biên giới Lào) và thủ tục qua biên giới

Thị trấn Boten cách biên giới khoảng vài cây số. Tôi đi thẳng con đường tráng nhựa đẹp đẽ trông hao hao như các con đường ở Trung Quốc. Vừa đi tôi vừa ngắm những ngôi nhà sàn và những con người Lào xinh đẹp. Ở phía Đông Bắc Á quá lâu và thường xuyên nhìn thấy những con người mắt một mí nên bây giờ được về với Đông Nam Á, tôi phải con nhận là trong mắt tôi người Đông Nam Á đẹp hơn người dân ở Đông Á nhiều. Họ có nước da ngăm hơn và quần áo họ trông cũ hơn, không đẹp và thời trang bằng nhưng ở họ là một nét duyên ngầm và một nét đẹp làm tôi cứ nhìn mãi mà không chán. Chỉ mới sang Lào vài giờ thôi mà tôi cảm thấy sống chung với người dân này dễ chịu hơn là sống chung với người Trung Quốc ấy. Họ cũng nhìn tôi nhưng lại không làm tôi cảm thấy khó chịu như bọn người Trung quốc.

Ở Lào, người ta nhìn các bạn cũng vì tò mò và cũng để chào: Sabaidee (Xin chào!) với các bạn; trong khi bọn Trung Quốc chỉ nhìn vì tò mò (hình như chưa bao giờ họ chào tôi trước cả) và ánh nhìn của họ làm tôi thấy khó chịu (chắc do họ nhìn chủ yếu để thăm dò), trong khi cái nhìn của người Lào cho tôi cảm giác thân thiện (không hiểu vì sao?)

Tôi thuộc lòng từ xin chào bằng tiếng Lào (Sabaidee) bởi cứ đi đến đâu là bọn trẻ con vẫy tay và Sabaidee với tôi đến đấy nên tôi thuộc luôn chứ sao. Phong cảnh ở Lào cũng tương tự như ở phía Nam Trung Quốc chỉ có điều là nó trong lành hơn (rừng tự nhiên vẫn còn rất nhiều và sông suối vẫn chưa bị ô nhiễm). Các ngôi nhà ở đây xây bằng gỗ hoặc tranh chứ ít có nhà bê tông cốt thép như ở Trung Quốc.

Tôi dự định đi thẳng đến Luang Namtha bởi vì nghe nói nhiều du khách đi thẳng xe từ Mengla đến đây nên chắc nơi đây sầm uất và có chỗ đổi tiền. Luang Namtha chỉ cách biên giới khoảng 60 cây số thôi. Dọc đường này xe cộ qua lại cũng nhiều (dù không nhiều như ở Trung Quốc. Thật ngạc nhiên là đa số xe ô tô 4 chỗ là xe từ Trung Quốc sang (do tôi nhìn thấy biển số đấy). Theo tôi thống kê xe qua lại cả hai chiều thì vào sáng ngày 6/102011 có 95% xe ô tô 4 bánh và 75% xe pick up truck là xe đến từ Trung quốc. Chỉ có xe tải hạng nặng là của Lào mà thôi. Ôi bọn Trung Quốc đang “xâm lược” Lào ư? Thật tiếc cho một phong cảnh thiên nhiên hữu tình ở đây đã và đang bị bọn Trung Của hủy hoại (chẳng phải bọn Trung Quốc đi đến đâu là môi trường bị hủy hoại đến đó hay sao?)

Ở đây người dân trồng ngô rất nhiều và bây giờ đang là mùa thu hoạch. Các ngôi nhà sàn dọc theo đường lộ chính làm dịu bớt đi nét bê tông cốt thép của con đường. Một ngôi Lào điển hình gồm có một ngôi để ngủ và xem tivi, một ngôi để củi (nhà kho), một ngôi để nông sản thu hoạch được và một cái bơm nước có rào gỗ xung quanh. Tóm lại một gia đình không ở trong một căn nhà mà họ ở trong một quần thể nhà; các ngôi nhà trong quần thể này đều được xây cao hơn mặt đất một tí (chắc dể chống ẩm) và đều làm bằng gỗ và mái tranh.

Đường ở đây không hiện đại như ở Trung quốc nên dĩ nhiên là không đảm bảo an toàn bằng. Ngoài ra con nít và động vật được thả chạy rông đầy đường. May là dốc không thẳng đứng lắm; nếu không tôi có nước “đo đường”.
Chạy mãi đến một ngã ba thì phải quẹo để đi Luang Namtha nhưng chả thấy bảng chỉ đường nên tôi cứ đi thẳng và đi mãi thì vào thị trấn Om Rây. Tại đây họ bảo tôi quay trở lại để đi Luang Namtha. Chả muốn quay lại nên tôi dừng chân ăn tối. Món cá nướng và thịt gà xỏ que nướng, mỗi cái giá 5.000 kip (tương đương 4 tệ), rẻ hơn ở Trung Quốc nhiều. Tôi ăn mỗi thứ một món và thêm trứng nữa nên tổng cộng là 13.000 kip (tương đương 2 đô Mỹ)

Tôi thấy người dân tắm sông bên dưới nên đứng lại xem; phụ nữ thì quấn xà rông còn các anh Lào đẹp trai thì chỉ mặc quần lót thôi (sướng nghen, ngắm đã luôn!) và họ tắm trên sông. Hai bên bờ sông thì đất bằng, thật lý tưởng để cắm trại, nhưng chả có lối đi xuống cho xe đạp (dốc khá đứng) nên tôi dành ngậm ngùi chia tay mà lại đạp xe đi. Ở Lào tìm chỗ cắm trại dể hơn ở Trung Quốc nhiều, chỉ có điều chẳng có lối cho xe đạp để đi vào các nơi ấy. Có nhiều ruộng lúa hoặc ngô có lều cho người giữ ruộng ở và bây giờ là thu hoạch rồi nên chả ai ở. Vào đó cắm trại thì hết xảy, nhưng lại không có lối cho xe đạp vào.

Tôi lên xe chạy trong lúc trời tối dần. Tôi nhảy xuống đẩy xe lên dốc. Lúc ấy cũng có một người đàn ông đang đẩy xe đi trước tôi. Chúng tôi cùng nhau đi. Tôi vừa đi vừa rọi đèn pin tìm chỗ cắm trại. Khi thấy một nơi lý tưởng thì tôi định đẩy xe vào nhưng ông ta nói gì đó với tôi mà tôi đoán là ông ta mời tôi về nhà ông ta ngủ. Ngu sao từ chối. Vậy là tôi đồng ý. Chúng tôi đẩy xe lên hết con dốc thì xuống dốc và xe dừng lại ở một ngôi làng. Từ đường cái phải đi vào trong mới đến nhà ông ta. Phải đẩy xuống một con dốc và xe tôi ngã đánh rầm xuống đường. Lại tiếp tục đẩy. Ông ta chỉ tôi đẩy xe vào kho để và ra dấu bảo tôi mang các ba lô lên nhà sàn cho an toàn. Tôi ra dấu bảo không cần. Từ nhà kho, chúng tôi qua nhà bếp và cũng là nơi chứa ngô. Tại đây vợ và con ông ta đang ngồi bên bếp lửa. Họ nói chuyện với nhau và họ mời tôi uống chè (thực ra giống như lá vối vậy đó) và ăn cơm trong cái thố mây. Cơm dẻo dẻo như cơm nếp nhưng ăn ngon thật đấy!

Một hồi tôi nói tôi là người Việt Nam. Ông ta à lên và bảo cách đây 20 năm ông ta là bộ đội và có đi tập kết sang Việt Nam. Ông ta nói được bập bẹ tiếng Việt. Nhờ thế tôi học thêm một mớ từ tiếng Lào làm vốn. Vậy là chỉ sau một ngày ở Lào, tôi có thể ra chợ mua hàng và trả giá được rồi.

Tối tôi ngủ trong một căn nhà sàn đặc sệt chất Lào rồi đấy. Sáng, khi tôi lấy xe ra khỏi kho thì ông ta bảo tôi ở lại ăn sáng. Họ nấu cơm thật ngộ. Chẳng biết tả thế nào nữa. Sau khi nấu thì cho ra một tấm phản và quạt cho bớt nóng, sau đó cho vào từng thố mây để ăn dần.

Trong lúc ngồi chờ nước sôi để luộc rau rừng thì ông ta bảo nếu có tiền thì ăn trứng không có thì chỉ ăn rau thôi. Tôi nhờ chị chủ nhà dẫn ra tiệm mua 5 quả trứng gà về (giá 1 ngàn kip/quả, tương đương 3 ngàn đồng tiền Việt, tương đương gần 0.9 tệ, trong khi ở Trung Quốc chỉ có 0.7 tệ/quả thôi). Chị ta đập quả một cách cẩn thận, chỉ moi một lỗ nhỏ trên đầu thôi (hình như họ tái sử dụng vỏ vào việc gì đó.)

Sau khi luộc rau thì họ vớt ra cho vào nồi và trộn gia vị và ớt vào. Sau đó thì cho một nồi lên bếp với gia vị và ớt và cho trứng vào. Họ nấu như thế một hồi thì lấy vá trộn lên cho khỏi khét.

Do có khách là tôi nên họ lấy cái bàn bằng nhôm ra để giữa nhà và lấy đũa ra. Tôi được một thố cơm nhỏ và một chén trứng. Gia đình họ một thố to và một chén trứng nhỏ hơn của tôi nhưng tôi nhường cho họ phần trứng của tôi bớt. Tôi chủ yếu ăn rau. Gia đình họ quả là nghèo thật và ít có cơ hội ăn trứng nên họ ăn trứng ngay, còn tôi thì ăn rau.

Dù họ dọn chén đũa cho tôi nhưng tôi muốn ăn theo kiểu Lào mà tôi học được từ cô con gái của họ (trong lúc họ nấu trứng thì cô này bốc cơm ăm với rau rồi. Ăn kiểu Lào như sau: lấy tay vốc một vốc cơm, bớp cho dẹp ra rồi cho thức ăn vào giữa, sau đó véo từ mảng cơm cùng một ít thức ăn và cho vào miệng. Gì chứ học hỏi kiểu ăn uống thì tôi học rất nhanh.

Tôi khoái kiểu ăn này vô cùng và ăn nhanh cũng không kém họ. Tôi cứ lấy tay véo cơm và lấy đũa gắp rau, làm liên tục nên họ phải chỉ vào tô trứng bắt tôi ăn, nhưng tôi thích rau hơn và tôi muốn nhường trứng cho gia đình họ. Công nhận thức ăn đạm bạc mà ngon vô cùng! Tôi ăn gần hết thố cơm của tôi luôn. No cành hông nên tôi phải ngồi nghỉ mệt chứ không thể đi ngay. Tôi ra vườn hái vài quả ổi ăn sau khi tặng cho con bé 5 tuổi một quả to nhất và chín nhất. Tôi còn lấy hai cây bánh ngọt mua ở Trung Quốc tặng con bé này nữa.

Hai đứa con gái của họ, một đứa 12 tuổi và một đứa 5 tuổi đẹp vô cùng. Con bé 5 tuổi cứ nghe nhạc phát ra từ điện thoại di dộng của bố đến một đoạn nào đấy là múa may tay chân theo đáng yêu vô cùng. Con bé 12 tuổi trông cũng đáng yêu không kém và làm việc vất vả ghê. Mới có 12 tuổi mà vác bao ngô cả 40 kilo.

Người chồng 50 tuổi, hình như mất sức lao động nên không làm việc nặng mà toàn là người vợ 40 tuổi làm (mới 40 tuổi mà trông chị ta rất già, chắc do lao động vất vả và ăn uống đạm bạc.) Anh ta bảo ngô này xuất khẩu sang Việt Nam, giá là 1.700 kip/kg (tương đương khoảng 6 ngàn đồng)

Anh ta bảo tháng 2 năm sau sẽ có hai người bộ đội Việt Nam sang ở nhà họ, ăn cơm ngày hai bữa. Theo tôi gia đình này nghèo thiệt. Trước khi đi tôi cũng muốn tặng cái gì đó cho đứa con gái 12 tuổi nhưng đồ tặng để cả ở ba lô cột dây sau xe mà tôi lại ngại dở ra nên ngoài 5 ngàn kíp mua trứng và hai cây bánh ngọt, tôi chả để lại gì cho họ cả. Tôi cũng muốn để lại ít tiền nhưng tôi đổi rất ít tiền Lào, chỉ có khoảng 15 đô Mỹ tiền Lào thôi. Tôi không có bảng đồ hay sách hướng dẫn gì tiếng Lào cả và tôi không biết mình đang đi đâu, bao giờ đến nơi, nơi ấy có ngân hàng hay không (tôi không biết nói thế nào để họ chỉ tôi đường ta ngân hàng để đổi hay rút tiền cả; tôi thử nói tiếng Việt với anh chủ nhà nhưng anh ta không hiểu) nên tôi thủ tiền cho mình. Vả lại tôi cũng ngại việc đưa tiền cho họ lắm (sau này nghĩ tôi thấy hối hận là tôi đã không mua thêm 5 quả trứng mà tặng họ.)

Chia tay họ, tôi ra đi. Đẩy xe lên một ngọn núi cao vô cùng (tương đương ở Trung Quốc). May là có bốn đứa bé học trò trên đường đi học về đẩy phụ tôi. Có đứa thậm chí còn bảo tôi để nó cầm lấy tay lái và 3 đứa kia phụ nó đẩy xe. Vậy là tôi được đi một mình ên. Vừa đi tôi vừa nghĩ đến những món sẽ tặng bọn chúng. Chúng tôi đi mãi thì đến một nơi mà tôi đoán là đầu dốc và sẽ xuống nên dừng lại bảo chúng chờ tôi tặng quà. Chúng bỏ đi, tôi phải đưa tay ngoắc liên tục. Bọn chúng phụ tôi đẩy xe dưới trời nắng nên tôi không thể làm biếng dở ba lô mà lấy quà cho chúng được. Tôi phải dở ba lô ra và móc quà ra tặng cho mỗi đứa một cặp kẹp cài tóc mái; tôi định tặng đồ cột tóc nữa nhưng chúng bỏ đi mất.

Tôi lên xe xuống dốc thì dừng ở một ngôi làng mà tôi đoán là làng của mấy đứa con gái đẩy xe phụ tôi. Tôi mua một quả dưa giá 1 ngàn kíp, một bịch ổi giá 1 ngàn. Lúc ấy một phụ nữ đem một bịch ổi to hơn đến nói giá 2 ngàn; ổi của chị này ngon và to hơn ổi của bà già tôi đang mua nên tôi mua cả hai (tôi ngại trả lại bịch ổi của bà lão; họ lại gây nhau mất) và ổi của chị ta quả là thơm ngon thật. Ổi của bà già giống loại ổi dại mà tôi hay hái ven đường. Từ đây tôi không dám vừa đi vừa bẻ ổi hay bất cứ món gì nữa rồi bởi vì ở Lào món gì họ cũng đem ra chợ bán được nên nếu bẻ trộm của những người dân nghèo này thì kỳ quá. Tôi thấy họ bán cả loại dưa leo to đùng mà tôi thấy ở Trung Quốc nữa nhưng tôi không hỏi giá.

Tôi lên xe xuống dốc thêm một tí thì bắt đầu lên xuống. Lại đẩy bộ, trời nắng, tôi thấy một cái chòi canh ngô và có lối cho xe vào nên vào đó trải ra ngủ một tí và nhấm nháp thức ăn mới mua. Gió thổi mát lạnh, vắng vẻ, bên dưới là cảnh thiên nhiên; tôi muốn cắm trại ngủ ở đây một đêm, nhưng lúc ấy mới giữa trưa nên đành lưu luyến từ giã nơi lãng mạn ấy mà lên đường. Lúc vào thì xuống dốc nên khá dễ; tuy nhiên lúc ra phải đẩy xe trên con đường nhỏ xíu lên dốc; tôi đẩy muốn tắt thở luôn mới lên được đường cái ấy.

Tôi vừa đi vừa chụp hình. Một gia đình thu hoạch bắp/ngô xong trên một ngọn đồi dốc thẳng đứng. Tôi đứng lại xem cách họ đưa các bao ngô nặng trĩu xuống con dốc thẳng đứng. Họ lấy hai nhánh cây để giảm tốc độ lăn của các bao ngô; có khi họ thành công có khi nhánh cây gãy, bao ngô lăn tự do xuống dốc và có khi rách cả bao, ngô rơi vãi hết ra ngoài.

Tôi lại lên dốc, ở đây có nhiều ngôi nhà tranh xây tạm bợ để làm nơi đựng ngô thu hoạch được. Có nơi họ để ngô bên trong và họ giăng màn ngủ bên ngoài. Ngang qua một ngôi làng, tôi thấy một đoàn cả chục chiếc xe gồm ô tô 4 chỗ và pich up truck đậu dọc theo đường, có cả vài người nước ngoài. Tôi đoán một tổ chức NGO nào đấy muốn làm dự án cho ngôi làng này; nhưng nhìn kiểu đi của họ tôi chả ưa tí nào; tiền xăng và tiền xe để đưa cho người nghèo chả có ích hơn sau; đã đi làm dự án NGO mà còn bày đặt chơi sang, có tiền hô hậu ủng để làm gì vậy nhỉ? Theo tôi họ nên tiết kiệm từng đồng để đổ vào cho người nghèo.

Qua khỏi đoàn người có tiền hô hậu ủng ấy, tôi dừng lại trước một bà lão đang bày bày bán những quả dưa leo to đùng. Bà ta bảo là 10 ngàn kip/3 quả (tương đương 10 ngàn đồng tiền Việt/quả ấy.) Không mua, tôi lại đi tiếp vào một con đường đang sửa chửa; không hiểu sao anh chàng gác đường không dừng xe tôi lại nên tôi chả biết mà chạy luôn vào con đường đang tráng nhựa; khi gần ra hết đường thì đến một tốp công nhân đang xây đường, họ ra dấu bảo tôi đi sang làn bên kia tránh khỏi làn đường đang tráng này. Tôi thả dốc xuống. Con dốc này nguy hiểm hơn các con dốc ở Trung Quốc bởi vì đường không bằng phẳng lắm, nhỏ, không có phân vạch cho xe ngược chiều, không có vạch trắng trên đường nên mỗi khi bo tôi lại sợ bo luôn xuống cống. Quả là kinh hoàng bởi vì đường rất thiếu độ an toàn. Không hiểu ban đêm xe làm sao mà chạy nữa. Đường dốc quanh co mà không có các vạch vôi trắng thì bó tay, xe xuống lề chắc luôn. May là đường vắng vẻ, vậy là tôi vẫn muốn chết khiếp. Dốc thì thẳng (loại dốc mà xe một khi xuống rồi thì khó mà thắng được) và đường lại thiếu an toàn (không có chỗ dừng khẩn cấp cho những xe tuột thắng).

Sau đoạn dốc kinh hoàng, tôi vào làng Xay. Tại đây có một trường tiểu học do chính phủ Nhật xây. Họ viết tấm bảng ghi công bằng cả tiếng Anh ngay trước đường vào trường luôn nên tôi mới biết. Thực ra chính phủ Nhật xây rất nhiều trường tiểu học như thế ở cả Cambuchia. Nếu tôi mà là người dân Nhật đi du lịch đến những nơi này cũng thấy tự hào ghê gớm đấy chứ!

Ra khỏi làng Xay, lại lên một con dốc. Tôi đẩy bộ và may mắn là nhìn thấy một tờ giấy rút tiền của Lào Development Bank, tôi lượm ngay, chụp hình để sau này hỏi thăm đường ra ngân hàng chứ. Trong lúc tôi đang cố chụp hình tờ giấy mỏng manh này thì đoàn xe tiền hô hậu ủng chạy ngang qua làm tờ giấy của tôi bay xuống đường. Tôi phải chờ họ qua hết thì mới chụp hình được.

Tôi vừa đi vừa tìm chỗ cắm trại do trời đang tối dần. Tôi thấy một ruộng ngô non, băng vào, tôi thấy một lối đi xuống nên tôi thám thính tình hình. Thấy có thể cắm trại. Tôi tháo trại ra. Tôi đến nơi có hai thanh niên đang mặc quần lót tắm và ra dấu hỏi họ cắm trại ngủ ở đây được không. Họ không hiểu nên tôi cố diển đạt và theo thói quen, bật ra vài từ tiếng Hoa. Họ trả lời tôi bằng tiếng Hoa. Thật may bởi tiếng Hoa của tôi vẫn giỏi hơn tiếng Lào mà. Thì ra họ là người Lào gốc Hoa. Họ bảo được. Họ có xe tải và họ đang thu hoạch ngô trên cánh đồng của gia đình.

Tôi hỏi họ đi thẳng thì đến đâu (tôi chả biết mình đang đi đâu mà?) Họ bảo đến Moxay và Moxay là thị trấn khá lớn nên ở đó có ngân hàng. Hú vía! Tôi bảo họ tôi không có tiền kíp và muốn đến ngân hàng. Moxay chỉ cách đó có 7 cây số nữa thôi. Họ bảo tôi cắm trại ở gần xe tải của họ sẽ tốt hơn. Tôi nói không sao tôi muốn cắm trại gần sông để tắm giặt. Họ tặng tôi bột giặt. Họ hỏi tôi ăn tối chưa. Tôi nói chưa ăn nhưng có trái cây thì họ nói trái cây ăn thì làm sao no.

Họ giúp tôi dựng trại và giúp mang xe đạp của tôi xuống. Khi tôi thu xếp xong xuôi thì họ chia tay bảo đi về xe ngủ. Tôi thay đồ ra và mang theo đèn pin xuống sông giặt (nước sông chỉ cao đến bắp chân thôi.) Khi tôi đang loay hoay giặt đồ thì một cậu thanh niên cầm đèn pin xuống đưa cho tôi một bịch cơm và một một bịch măng xào.

Hôm ấy là đêm 7/10/2011, đêm thứ hai của tôi tại Lào. Tôi ngồi nhai cơm dưới ánh trăng. Bên dưới là sông, bên trên là trăng, nằm giữa tiếng côn trùng rả rích mà ngủ thì còn gì bằng các bạn nhỉ? Vậy mà tôi gặp ác mộng ấy. Tôi mơ thấy nước sông dâng cao ngập hết cả lều của tôi, mọi thứ chìm trong biển nước và máy tính của tôi bị hỏng tuốt, xe đạp của tôi không hiểu sao bị ai tháo mất cái ghi đông.

Sáng tôi thức dậy, mọi thứ vẫn còn nguyên; nước sông vẫn như cũ; chỉ có nắp lều hơi nước; chắc tối qua lúc tôi mơ bị ngập trong nước sông là trời mưa chăng? Tôi nướng chờ cho nắng lên âm ấm thì xuống sông gội đầu. Tôi mang theo cái ca nhôm và múc nước xối thẳng vào người lẫn quần áo – mát lạnh. Sau đó tôi chờ quần áo ráo nước thì mới chui vào lều mở máy tính ra viết bài trong khi chờ quần jeans của tôi khô hẳn thì mới thay y phục mà lại lên đường đến Moxay.

Buổi sáng nhiều người nông dân Lào đi ngang qua lều của tôi lắm; họ đi thu hoạch bắp mà và họ phải lội qua con sông để đến ruộng bắp phía bên kia. Vậy là sáng 8/10, người dân ở đây có cái để nhìn ngó trước khi làm việc, đó là tôi. Hai cậu thanh niên mà tôi nói chuyện tối hôm trước cũng vác rựa đi ngang qua để vào rẫy của họ.

Hai cậu thanh niên này 18-19 thôi. Khi nghe tôi khen người Lào đẹp thì họ bảo rằng họ muốn giới thiệu cho tôi một người chồng Lào nữa đấy! (hehehe) Họ bảo tôi ở Moxay có nhiều người Việt lắm. Nếu tôi đến đấy có thể nói tiếng Việt nữa cơ. Ah quên trong hai cậu thanh niên này, có một cậu lúc tối khi tôi đã vào lều khóa cửa lại và sắp chìm vào giấc ngủ thì cậu ta đến bảo tôi gì đó bằng tiếng Hoa và còn nói gì đó nghĩa là cho tôi tiền nữa đấy “Wo gei ni qian.” (chắc cậu ta muốn làm tình với tôi?) Đúng là bọn con nít hôi, mới 18-19 tuổi thôi mà “dê cỏn buồn sừng hút dậu thưa.”

Kinh nghiệm của tôi là khi sang Lào hay Cambuchia cứ nói tiếng Việt bởi vì có nhiều người biết tiếng Việt hoặc có thể họ là người Việt đấy (có điều có khi họ không muốn nói tiếng Việt mà thôi.) Nếu họ không hiểu thì nói tiếng khác vậy.

Tôi ngồi mở máy tính viết bài đến khoảng 4h chiều thì thu dọn để đi Moxay. Đi một chốc trước khi vào Moxay, tôi ghé vào một ngôi làng ăn món bánh giống như ở Việt Nam (tôi quên mất tên rồi) giá 1000 kip/cái. Toàn là bọn trẻ con bán hàng. Ăn xong tôi thẳng đường đi đến một nơi có nhà hàng hai bên đường. Tôi vẫn chưa nghĩ mình đến một thành phố lớn ở Lào nên hỏi người dân thì họ bảo đấy là Moxay. Tôi quen với những thành phố sầm uất đông ngẹt người ở Trung Quốc rồi nên tôi vẫn nghi ngờ nơi này là Moxay đấy bởi so với Trung quốc thì nó chỉ là một thị trấn lèo tèo mà thôi.

Kỳ sau: Trở lại Lào (2): Moxay/ Muong Xay / Oudomxay

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét