CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011

Trở lại Lào (5): Luang Prabang (di sản văn hóa thế giới)

 Kỳ trước: Trở lại Lào (4): Đạp xe từ Pakmong đến LuangPrabang

Vào Luang Prabang, tôi đạp xe lòng vòng để tìm nhà trọ giá rẻ hoặc nơi nào đấy cắm trại. Theo tôi Luang Prabang giống như là một cụm các buôn làng gộp lại. Tôi lòng vòng khu trung tâm rồi lại ra ngoại thành. Do ban đêm nên khó thấy đường, vì vậy tôi nghĩ bụng có khi đạp xe đi luôn về hướng Vang Vieng cũng nên.

Tôi dừng ở một nhà dân có mấy đứa trẻ con chơi đùa trước cửa hỏi xin nước rửa mặt và nước uống cho vào chai. Tuy nhiên, trong thâm tâm, tôi muốn ở lại Luang Prabang vài đêm. Vì thế tôi lại làm thêm một vòng quanh thành phố thì thấy Lãnh sự quán Việt Nam ở That Bosot Village.

Đúng là người Việt ở Luang Prabang khá nhiều bởi vì khi đi ngang qua một số ngôi nhà, tôi nghe tivi tiếng Việt, nhạc Việt và ngoài đường thì có một vài nơi nghe tiếng Việt giọng bắc của vài khách bộ hành. Tuy nhiên tôi không dừng lại bắt chuyện với họ.

Loanh hoanh một hồi, tôi trở lại đồi Phousi với ngôi chùa thắp sáng đèn trên đỉnh đồi. Tôi quẹo vào một con đường và thấy một cây cầu gỗ đỏ bắc qua sông Nam Khan trước mặt.

Tôi chạy qua cây cầu này thì thấy một cái chợ địa phương. Tôi quay lại và đi ngang một hostel. Dòng chữ Backpackers đập vào mắt. Tôi quay xe lại và vào hỏi phòng. Một anh chàng đang nằm dài trên sofa xem tivi bật dậy hỏi tôi nói tiếng Anh được không. Anh ta nói 30.000 kip/giường và dẫn tôi lên thang xem phòng dorm. Phòng rộng thênh thang 8 giường có cả ban công mà không ai ở cả. Đã thế còn có wifi nữa chứ.

Tôi thử trả giá thì anh ta bảo nơi đây rẻ rồi, tôi có thể đi nơi khác dọ giá. Thực ra thì tôi thấy hình như ở đây không có khách nào khác ngoài tôi. Vì thế tôi trả 30.000 kip mà được ở cả một hostel thì còn gì bằng. Toilet và nhà tắm sạch sẽ, có cả tắm nước nóng. Nhà tắm có cả bình hoa giả, xà bông cục và xà bông gội đầu. Dorm thì có đèn nê on, đèn ngủ và quạt. Tôi check in luôn.

Nơi này là MeuneNa Backpacker Hostel 19/2 Phetsarath Rd. Ban Meaun Na (rất gần đồi Phousi). Email: backpackers@hotmail.com


Tuy nhiên trong phòng có muỗi nên tôi phải dùng máy đuổi muỗi. Và tôi ngủ không ngon giấc lắm. Sáng hôm sau tôi mới biết, ngoài tôi còn có một anh chàng người Pháp (tên là Adrien Vachey) đang đặt mục tiêu trong 3 tháng đạp xe 5 ngàn cây số. Anh ta vừa đạp xe từ các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam sang Lào. Anh ta mới 25 tuổi thôi, nghỉ làm cách đây 2 năm và cứ thế mà đi bụi suốt. Anh ta bảo trước đó đi làm ở cấp lãnh đạo của tổ chức, lương khá lắm nhưng chỉ lo làm không có thời gian tiêu tiền. tôi chỉ cho anh ta vài bí kíp để sốn ghòa đồng với người Lào cũng như vào buôn ngủ chung với họ. Anh ta khoái chí vô cùng.

Hostel này trước đây thuộc chủ khác, thuê nhà làm, hết hợp đồng thì chủ nhà đổi tên khác và tự kinh doanh (không biết do ế mà người ta không thuê nữa hay do thấy kinh doanh phát đạt nên đến hạn hợp đồng, chủ nhà đòi nhà để tự kinh doanh) được 2 tháng. Tôi thấy cả hostel chỉ có tôi và anh chàng người Pháp. Nơi này có 3 dorm, 1 phòng đơn và một phòng đôi. Không hiểu sao họ không đặt tôi và anh chàng người Pháp ở chung dorm để tiết kiệm điện. Chắc họ muốn tách nam nữ ra riêng chăng? Anh ta ở dorm 5 giường dưới đất còn tôi ở dorm 8 giường trên gác.

Ngay trước cửa là một bình nước nóng lạnh cho khách lấy nước vào chai mà uống, khỏi mua. Anh chàng người Pháp không có máy tính nên mỗi khi muốn vào mạng thì mượn máy tính xách tay của họ và họ cũng sẳn sàng cho mượn luôn. Toilet và nhà tắm chỉ do chúng tôi sử dụng nên tóm lại là khá sạch.

Tôi tắm xong thì giặt và phơi đồ ngay ngoài sân sau nơi có sàn nước rửa chén. Ở đây có cho thuê xe đạp và xe máy. Nhưng chúng tôi ai cũng có xe đạp cả nên chả cần thuê.

Tóm lại theo tôi nơi này ở khá rẻ so với mọi thứ mà nó cung cấp. Anh chàng người Pháp cũng nói thế bởi vì trước đó anh ta đi hỏi giá các nơi khác, toàn là 60 ngàn kíp trở lên không hà.

Buổi sáng chủ nhật 16/10, tôi thức dậy khoảng 7h, không kịp thay đồ rửa mặt, tôi lấy xe đạp chạy xem cảnh các nhà sư đi khuất thực, chả thấy ai, tôi ghé vào một nhà hàng đối diện Dara Market ăn một tô Khao soy giá 12.000 kip, sau đó vào khu chợ gần sông Mê kong mua thức ăn. Tôi thấy họ bán bánh mì thịt và cho giá là 10.000 kip. Tôi dừng lại ở một quầy khác, một người địa phương mua giá 5 ngàn kip. Tôi mua theo. Đang đẩy xe qua chợ, tôi nghe tiếng Việt Nam. Một đoàn khách từ Hà nội đang ăn sáng, ở tại khách sạn Phousi. Họ bảo chiều hôm đó sẽ bay về Hà nội. Họ cho tôi thông tin là 9h sáng hôm đó tại khách sạn này có chạy marathon từ thiện, có cả người từ Sài Gòn sang. Nếu tôi muốn nói chuyện thì 9h đến đấy sẽ gặp. Lúc ấy mới khoảng 8h sáng.

Tôi dừng mua một cái bánh chiên giá 2 ngàn kíp (tôi thấy một người địa phương mua 4 cái và chỉ trả 6 ngàn kip). Tôi còn mua một gói bánh 2 ngàn kíp của một người Thái. Ra khỏi chợ, trời bắt đầu nắng, tôi chạy trở lại hostel nhưng đi luôn qua cầu gỗ vào khu chợ địa phương ở đây. Thực ra nơi đây chỉ có vài gian hàng thôi. Thức ăn rẻ hơn. Tôi ăn 1 tô khợp pun chỉ với giá 5 ngàn kip thôi. Ngoài ra họ bán thức ăn sẳn, mua về ăn với cơm cũng không tệ.

Xong xuôi, tôi lại về nhà trọ, ôm máy tính ra ban công gõ gõ đến tận chiều thì ra chợ đêm chơi. Tại đây tôi ăn buffet chay giá 10 ngàn kip/dĩa. Hình như tôi là người lấy nhiều thức ăn vào dĩa nhất (chắc họ bán cho tôi lỗ vốn) trong khi các khách khác chủ yếu ăn thử cho biết, tôi thì ăn cho no bụng dù lúc ấy không đói.

Khi tôi kiểm tra tài khoản ngân hàng online mới biết ở Lào mỗi lần rút tiền từ máy ATM bằng thẻ quốc tế dù rút nhiều hay ít cũng phải đóng phí 20 ngàn kip trên lần. Đau bụng thật! Tôi rút hai lần, một lần 300 ngàn kip (xem như thành 320.000 kip), một lần 100 ngàn kip (xem như thành 120 ngàn kíp) Đó là chưa kể phải trả phí cash advance, phí chuyển đổi ngoại tệ và phí trung gian cho tổ chức visa. Tóm lại nếu rút tiền từ máy ATM, cộng tất cả chi phí vào thì xem như 1 ngàn kip tương đương khoảng 3200 đồng.

Tôi không rút tiền từ máy nên lấy tiền Euro ra đổi (tôi mang theo cả Euro và đô Mỹ). Tỷ giá cho Euro là 10789, cho đô Mỹ là 7990. Thật ra tôi thấy việc mang theo Euro hay đô Mỹ để đổi so ra vẫn lợi hơn việc rút tiền từ máy ATM (dù là ở nước nào đi nữa) bởi vì phí rút tiền cao quá. Đổi từ tiền Việt sang đô hay Euro rồi từ đấy đổi sang tiền địa phương dù mất hai lần tiền, vậy mà vẫn thấp hơn phí rút tiền từ máy đấy các bạn. Thật đau cho dân Việt Nam khi đi du lịch nữa, đã nghèo mà bị chịu phí cao. Tụi Tây đâu cần chuyển đổi tiền nhiều lần như thế, cứ ôm theo tiền của họ mà dùng.

Ngày hôm sau tôi ở ngoài ban công cả ngày ôm máy gõ gõ, thậm chí không dám ra ngoài mua thức ăn, tôi toàn uống sữa Lactasoy cầm hơi để gõ; tôi sợ tôi ra ngoài rồi, về lại làm biếng. Nếu không viết xong bài thì tôi không thể di chuyển tiếp được mà đoạn đường từ Luang Prabang về Vang Vieng thì lắm đèo nhiều dốc nên tôi e mình sẽ không kịp về đến Vieng Chan, mà ở quá hạn thì phải chịu phí overstay. Thật khổ các bạn nhỉ? Tuy nhiên những người Nghệ An cho tôi biết là có khi không cần ra khỏi Lào, cứ đến Immigration office đóng tiền tương đương 6-7 đô la gì đấy thì sẽ được đóng cho cái mộc 30 ngày khác. Tôi thấy văn phòng này rồi, nằm gần hostel của tôi. Nhưng tôi đẩy xe lang thang qua các bản làng thì làm gì có Immigation office để đóng mộc cơ chứ. Ah có khi ở Vang Viêng có văn phòng này cũng nên (khi nào đến đó tôi tìm hiểu và cập nhật thông tin sau nhé!)

Ở Luang Prabang, nếu muốn cho chuyến đi của mình thêm ý nghĩa thì các bạn có thể làm việc sau: đến thư viện nằm ngay trên đường chính của chợ đêm (dĩ nhiên là đến vào giờ làm việc) để mua sách cho vào túi xách từ thiện (mỗi quyển hình như là 2 đô Mỹ). Khi túi xách này đầy (khoảng 100 quyển) thì một chiếc thuyền sẽ mang nó đến tặng cho một buôn xa xôi hẻo lánh nào đó. Theo forum của Lonely Planet, có du khách bỏ tiền ra mua luôn cả túi (giá trị khoảng 200 đô) và ông ta được đi theo thuyền đến buôn tặng sách cho trẻ con. Bọn trẻ mắt sáng rực khi nhìn thấy sách.

Tôi đến Luang Prabang vào cuối tuần (thư viện đóng cửa) và ngày thứ hai thì hầu như cả ngày ôm máy tính gõ gõ nên chưa có cơ hội đến thư viện để hỏi xem thực hư thế nào. Bạn nào đến thì tìm hiểu tình hình và cập nhật thông tin cho tôi với nhé!!!

Cả ngày ôm máy tính, chả ăn uống gì, đến chiều tối thì đói meo nên sau khi tắm rửa tôi phải dẹp máy sang một bên mà ra chợ đêm ăn buffet chay giá 10.000 kip/dĩa. Tôi lại lấy một đĩa đầy nhóc thức ăn và quả thật là no vô cùng. Sau đó thì đi tìm các công ty du lịch hỏi xe về Vinh như một bạn đọc nhờ hỏi giùm. Quả là có rất nhiều xe từ Luang Prabang đến Vinh. Vào cuối năm, mùa cao điểm du lịch thì lượng xe càng nhiều. Giá cả dao động từ 250-350.000 kíp (tùy loại xe.) Tôi chỉ hỏi hai nơi nên chỉ có email của hai nơi này thôi. Đó là graceairtourservice@hotmail.com và laoskyline@hotmail.com Ngoài ra xe đi Hà Nội và Huế cũng nhiều vô số. Bạn nào cần thông tin cụ thể thì trực tiếp liên hệ với họ nhé!

Sông Namkhan chụp từ cây cầu đỏ gần hostel của tôi

Lưu ý: nếu mang xe đạp sang Lào thì phải chọn xe cực tốt các bạn nhé! Vì sao? Nếu xe có bị hư ở Lào thì họ không có bộ phận thay thế hoặc không sửa chửa được đâu. Anh chàng người Pháp ở chung hostel của tôi gặp tình trạng ấy rồi. Đáng lẽ anh ta đi Vang Vieng trước tôi một ngày nhưng xe bị trực trặc phải nằm tiệm không biết bao giờ mới được ra.

Nếu mang xe gắn máy Việt Nam sang thì có nguy cơ bị công an Lào phạt. Vì thế nhiều người sang đây bán hàng tháo biển số xe ra (lạ một điều là ở Lào rất nhiều xe máy chạy không cần biển số); tuy nhiên công an Lào chỉ cần liếc một cái là biết xe nào là của Lào, xe nào là của Việt Nam và xe nào là của Thái Lan; vì thế nguy cơ bị phạt cũng rất cao. Nhiều người ở Lào lâu đoán biết được nơi công an hay đứng nên tìm cách né. Tuy nhiên cũng hên xui!

Buổi sáng trước lúc khởi hành tôi đi loanh hoanh chụp hình thì nghe tiếng Việt của hai tên ở bên kia đường đối diện hostel của tôi. Tôi quay lại bắt chuyện tiếng Việt. Họ chuyển sang nói tiếng Anh. Tôi nói: ủa mới nghe nói tiếng Việt mà sao giờ chuyển sang tiếng Anh rồi. Họ nói: I don’t know your language.

“Mẹ kiếp, đồ mất gốc.” Lúc ấy tôi chỉ xì môi bỏ đi mà quên không mắng họ câu này thử xem hiểu tiếng Việt không? Đúng là hai tên khốn khiếp!!!

Kỳ sau: Trở lại Lào (6): Đạp xe từ Luang Prabang đến B. Kumkiewya, Muong Xiangngeun (Xã Kumkiewya, huyện Xiengngeun, quận Luang Prabang)

6 nhận xét:

  1. Cảm ơn bạn đã bỏ công tìm kiếm thông tin về chuyến xe tứ Luang => Vinh dùm mình. Mình sẽ theo dõi blog bạn để yêu thêm đất nước Lào và " có gan" lên đường....

    Trả lờiXóa
  2. Bạn Bé cò xinh đẹp ơi, từ Luang về Vinh bạn có thể đi tuk tuk ra bến xe Luang để mua vé, nên mua trước 1 ngày để chắc ăn có vé (vì tùy mùa cao điểm hay thấp điểm du lịch mà còn ít chỗ hay nhiều chỗ). Xe giường nằm (không bao cơm) là 250.000 kíp/ lượt. Bạn có thể liên lạc nhà xe Phương Vinh xuất phát lúc 18g30 thứ 5 và CN - Số tại Lào: 0205 657 5462 - 0205 417 1999, tại Việt Nam: 0913 382 200 để đặt chỗ trước rồi ngày đi chỉ cần ra bến xe mua vé thôi. Đường từ Luang về Vinh rất xấu, nhiều ổ voi ổ gà. 18g30 khởi hành từ Luang thì đến cửa khẩu Nậm Cắn chừng 5g sáng hôm sau, và khoảng 16g thì tới Vinh (có thể sớm hơn tùy thời tiết, giao thông...).

    Trả lờiXóa
  3. Sắp đi Lào nên lật tung blog của chị, cám ơn chị rất nhiều về những chia sẽ quí giá này. Chúc chị luôn vui, khỏe nhé.

    Trả lờiXóa
  4. Ngạc nhiên là những tấm "ri" lỗ Mỹ dùng để lót đất làm sân bay dã chiến (thường dùng cho trực thăng)trong chiến tranh Đông Dương 1954-1975 vẫn còn mới nguyên để làm hàng rào tổng lãnh sự quán Việt Nam. Trong khi ở VN loại này đã thành phế liệu xuất khẩu rồi!!!

    Trả lờiXóa
  5. Chắc 2 thàng này trốn nã mà: I don’t know your language.Tiếng Anh nói giọng Việt (miền bắc)phải không?

    Trả lờiXóa