CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016

Những cái nên học và không nên học của người Sri Lanka

NHỮNG CÁI NÊN HỌC

1.     Cách họ cúng duờng thức ăn cho chùa dễ thương lắm! Để cúng dường thì họ phải đăng kí trước (có khi cả năm). Vào đêm trước ngày đăng kí thì nguyên cả gia đình kéo vào chùa; họ thức gần như cả đêm để chuẩn bị thức ăn cho chùa vào ngày hôm sau (nếu chùa có số lượng người đông). Vui vui! Ngoài ra, họ còn cúng dường hùn nữa đó nha mọi người. Ví dụ: Nếu tôi muốn cúng dường nhưng người khác nhanh chân hơn, đăng kí kín cả rồi thì tôi hùn với gia đình nào đó (nếu họ đồng ý). Hoặc nếu tôi không đủ tiền cúng dường nguyên 1 bữa ăn thì tôi hùn 1 món trái cây tráng miệng, hay một món bánh ngọt hay ya ua thôi cũng được. Dễ thương chưa! Cho nên có khi một bữa ở nhà chùa, có nhiều người hùn món như vậy, thức ăn quá trời, ai tham ăn (giống như tôi) là ăn bể bụng luôn đó hehehehehehe.

2.     Cứ đến ngày rằm mỗi tháng (gọi là Poson hoặc Poya Day), mọi người kéo nhau vào chùa ngồi thiền, nghe thuyết pháp. Ở Sri Lanka, ngày rằm mỗi tháng được xem là nghỉ lễ trên toàn quốc.


3.     Cách họ tổ chức sinh nhật cho con cái hoặc người thân thiệt là hay và đáng học hỏi! Thay vì tổ chức tiệc linh đình ở nhà hàng thì họ dùng số tiền đó cúng dường vào các trại dưỡng lão, trại tâm thần, trại trẻ mồ côi, người khuyết tật,…… Đầu tiên họ liên hệ nơi họ muốn cùng dường để đăng kí và hỏi số tiền cần cho 1 bữa hoặc 3 bữa/ngày hôm đó. Họ có thể gửi tiền hoặc đăng kí nhà hàng nấu món rồi mang đến. Vào hôm đó, cả gia đình kéo đến, họ cũng thổi nến, cắt bánh, hát chúc mừng sinh nhật tưng bừng luôn đó nha! Đây là cách giáo dục trẻ con rất là hay! Các bậc cha mẹ ở Việt Nam nên bắt chước đi nghen!

4.     Ở Sri Lanka, tượng Phật khắp nơi, từ ngã 3 đường, vòng xoay, trụ đèn cho đến gốc cây, cứ chỗ nào dựng tượng được là họ dựng. Cái này rất đáng học hỏi nè! Biết sao không? Bởi vì đi đâu cũng thấy tượng Phật thì khó mà làm bậy được lắm. Mỗi khi định làm gì bậy thì có 1 tiếng nói bên trong nhắc nhớ: Ông Phật ổng đang nhìn mầy kìa. Dám làm bậy không con? Vậy là hổng dám hehehehehe. Không chỉ có tượng Phật mà tượng của các tôn giáo khác như  Chúa Giêsu, mẹ Maria, các vị thánh… của Công giáo cũng được dựng lên khắp nơi bởi cộng đồng người Tamil theo Công giáo. Dễ thương ghê chưa!!!


5.     Ở Sri Lanka có một series sách tiêu đề là “The Buddhist Way of Living” dành cho trẻ em từ mẫu giáo đến lớp 9. Series này có hơn chục cuốn, được viết bằng ngôn ngữ tiếng Anh đơn giản dễ hiểu. Sách dạy trẻ em về nguồn gốc Phật gíao, cách ứng xử khi vào chùa, cách ứng xử với nhà sư, cha mẹ, thầy cô, người nước ngoài,.. Hay ghê! Các nhà xuất bản ở Việt Nam nhập sách này về bán đi nha!

6.     Giá cả được in trên bao bì (giống như ở Ấn độ). Cho nên người nước ngoài khi mua hàng đỡ bị chém. Cái này Việt Nam nên học hỏi đi nha!

NHỮNG CÁI KHÔNG NÊN HỌC HỎI CỦA NGƯỜI SRI LANKA

1.     Đó là bán vé vào chùa. Hổng biết sao kì cục vậy! Đáng lẽ phải khuyến khích người khác vào chùa thì đằng này lại tìm cách ngăn cản họ bằng cách bán vé. Cái này tạo nghiệp xấu lắm đó nha! Có người bảo tôi rằng theo tiên đoán của các trưởng lão thì trong tương lai Sri Lanka trở thành một quốc gia Hồi giáo. Ờ, bây giờ thì hiểu rồi. Tìm cách cản trở người khác vào chùa thì họ sẽ tái sinh vào những gia đình theo các tôn giáo khác như đạo Hồi. Có khi lúc đó, họ trở nên cực đoan đến nỗi đi đốt sạch mấy ngôi chùa mà kiếp này họ bán vé cản trở người khác vào viếng thăm. Cũng dám lắm à nghen!Bởi vậy lời tiên đoán trên rất có khả năng xảy ra bởi nghiệp xấu họ đã và đang tạo ra trong kiếp này. Cái này không nên học hỏi.

2.     Đó là khi vào chùa nghe thuyết pháp, ngồi một hồi mỏi chân là họ vô tư và thanh thản duỗi thẳng chân ra, chỉa lòng bàn chân và các ngón chân vào tượng Phật và vào mặt nhà sư đang thuyết pháp.  Phật tử các quốc gia khác gặp cảnh này sốc là cái chắc! Có lần tôi nói với họ rằng: Trong số những quốc gia Phật giáo mà tôi đã đến thì tôi thấy Phật tử Sri Lanka có lá gan rất là lớn! Cái họ hỏi vì sao. Tôi nói rằng: Bởi vì hổng có Phật tử nước nào dám ngồi chỉa thẳng chân và mặt nhà sư và tượng Phật như Phật tử Sri Lanka vậy đó. Cho nên Phật tử Sri Lanka quả là gan dạ! Nghe xong, họ xấu hổ nên thâu chân lại hoặc chĩa chân sang hướng khác. Tôi cũng nói với họ rằng: Ở mấy nước khác, ngồi như vậy là bị nhắc nhở hoặc bị mời ra khỏi chùa. Ở Thái Lan, có khi còn bị bỏ tù vì tội bất kính với Đức Phật. Cho nên tôi khuyên họ đừng có sang Thái Lan nếu không muốn ở tù hahahahaha.


3.     Duo-price (chính sách hai giá), người nước ngoài thường phải trả tiền nhiều hơn người bản địa.

4.     Dân Sri Lanka sử dụng bao ny long vô tội vạ (mặc dù bao ny long chính thức bị cấm sử dụng ở Sri Lanka. Nhưng mà ai cấm thì cứ cấm, ai xài thì cứ xài bởi vì không có hình phạt cụ thể). Họ sẳn sàng vứt ra ngoài đường những cái bao vừa to vừa sạch vừa đẹp. Do làm công việc tái chế rác thải ny long mà tôi phát hiện ra công nghệ sản xuất bao ny long ở đây cực kì phát triển. Màu sắc của bao rất đẹp. Một bao có thể có 4 sắc độ màu. Và sự pha trộn màu sắc cũng rất đa dạng. Do vậy sản phẩm được làm từ những bao này cũng rất đẹp. Ai muốn làm công việc tái chế bao ny long thì nên sang đây đi nha!



Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

Tôn giáo chỉ là quần áo mặc bên ngoài!


Nếu chúng ta đánh giá người khác qua tôn giáo mà họ theo thì cũng giống như là chúng ta đánh giá người khác qua quần áo mà họ mặc. Nếu tôi thích màu xanh thì những người mặc đồ xanh trở thành đồng minh của tôi. Nếu tôi ghét màu xanh thì những người mặc đồ xanh trở thành kẻ thù của tôi. Nếu tôi thích mặc váy thì những người mặc quần trở thành đối thủ của tôi.

THEO ĐUỔI TÔN GIÁO SẼ DẪN ĐẾN SỰ CHIA RẼ. THEO ĐUỔI CHÂN LÝ SẼ DẪN ĐẾN SỰ ĐOÀN KẾT. Dù là mặc đồ xanh hay đồ đỏ thì đó cũng chỉ là một bộ đồ, không hơn không kém. Quần áo có thể giúp mình ấm nhưng đó không phải là mục tiêu cần theo đuổi.

Vì một lý do nào đó, kiếp này mình sinh ra trong gia đình Công giáo, vậy là mình thành người Công giáo, rồi những người theo các tôn giáo khác trở thành đối thủ. Hoặc nếu mình sinh ra trong gia đình Phật giáo, mình trở thành Phật tử, vậy là những người theo Công giáo trở thành đối thủ của mình. Cứ xoay quần như thế trong yêu yêu ghét ghét từ kiếp này qua kiếp nọ. Hoá ra tôn giáo trở thành một phương tiện giúp chúng ta luân hồi hihihihihihihi. Càng theo tôn giáo thì càng dính chặt vào luân hồi sanh tử, không thể thoát ra là như vậy đó.

Tôn giáo là một hình thức che đậy của cái bản ngã. Trên thế giới này không có tôn giáo thứ 2, chỉ toàn là tôn giáo thứ 1. Nếu không tin, cứ hỏi Phật tử, họ sẽ rằng đạo Phật là số 1; nếu hỏi con chiên, họ cho rằng công giáo là số 1. Khi tự cho mình là số 1, người khác là số 2, chúng ta tự đẩy cái bản ngã của mình lên cao. Một người với cái ngã cao như vậy thì làm sao mà vào thiên đường hay Niết Bàn được nhỉ!

Toàn bộ Kinh Thánh Công giáo có một ý nghĩa ẩn phía sau, không hiểu nỗi ý nghĩa này thì sẽ tự cho mình là số 1. Khi hiểu ra ý nghĩa ẩn này thì sẽ thấy nó tương tợ như kinh điển Phật giáo vậy đó. Và khi đặt kinh Thánh cạnh kinh Koran của đạo Hồi thì hai quyển này nói những điều tương tợ. Nếu có thể thấy ra chân lý thì có thể hiểu được ẩn ý trong kinh thánh của các tôn giáo khác nhau. Bởi vì Chân Lý thì chỉ có một nhưng cách diễn tả Chân Lý ấy thì vô cùng đa dạng, chỉ ai thấy ra chân lý mới có thể hiểu được những cách diễn tả ấy.

Ví dụ: Một trong 10 điều răn của Chúa dành cho con chiên là: Chỉ thờ Ta, không thờ bất cứ thánh thần của các tôn giáo khác. Chỉ biết Ta, hãy phá tan thánh thần của các tôn giáo khác. 

Vậy là họ đi đến đâu là tàn phá thánh thần đến đó hihihihihi. Ý Chúa không phải như vậy. Ta ở đây nghĩa là sự phát triển về tâm linh, thánh thần của các tôn giáo khác nghĩa là các điều kiện vật chất như tiền tài danh vọng. Người theo đuổi sự phát triển tâm linh thì không theo đuổi tiền tài danh vọng; người chỉ biết đến tâm linh thì phá sạch sự thờ phụng tiền tài danh vọng. Đây là một ví dụ, còn những ví dụ khác rất là hay như vì sao Chúa chỉ làm việc 6 ngày, chủ nhật nghỉ làm, vì sao Chúa tạo ra thứ này thứ nọ,…….. Hiểu ra thì thấy rất là thú vị đó nha mọi người. Ai hiểu kinh thánh theo nghĩa đen thì rất là mắc cười hehehehehehehe. Vì sao?

Kinh thánh không phải để hiểu  mà là để trải nghiệm. Người có thể trải nghiệm được kinh thánh là người có thể thấy Chúa Trời. Người này được xem như được Chúa trời che chở (blessed) Người không trải nghiệm kinh Thánh mà chỉ hiểu kinh Thánh thì điều này đã được nói đến trong kinh Thánh rồi nha! Đó là người phải doomed to death because he eats the fruit of the tree of knowledge. Nói theo đạo Phật thì người theo đuổi kiến thức (knowledge) thì không có trí tuệ (wisdom)

Túm lại là vậy, hiểu kinh Thánh theo nghĩa bóng thì rất là thú vị đó nha mọi người!

Bài liên quan: Vì sao Chánh Kiến lại đứng đầu trong Bát Chánh Đạo?

Nước Sri Lanka không hề nghèo!


Nước Sri Lanka có cuộc nội chiến khoảng 30 năm (!) giữa người Sinhalese và người Tamil. Đa phần người Sinhalese ở phía Nam, theo đạo Phật. Phía Bắc là khu vực của người Tamil, theo đạo Hindu và Thiên Chúa Giáo. Cuộc nội chiến kết thúc vào năm 2009. Và mãi đến tháng 10/2015, hàng rào biên giới Bắc-Nam nằm ở tỉnh Vaunya mới chính thức được tháo bỏ. Trước thời điểm đó, di chuyển từ Bắc vào Nam và ngược lại không hề dễ, phải có giấy phép đặc biệt mới đi được. Đa phần chiến tranh diễn ra ở phía Bắc, hay nói cách khác là khu vực của người Tamil bị phá tanh bành (nghe nói trước đó, khu này đẹp và phát triển như Singapore). Từ năm 2009 đến năm 2016, chỉ 7 năm sau cuộc chiến, vậy mà họ xây dựng lại thành phố làng mạc vừa nhanh vừa đẹp. Quả là đáng nể! Đó là chưa kể, vào năm 2004, đảo quốc nhỏ xíu xiu này (đi từ Bắc vào Nam chỉ mất khoảng ½ ngày) chịu thảm họa Tsunami tàn phá tan hoang khắp nơi!
Vừa chiến tranh vừa chịu Tsunami, vậy mà theo cảm nhận của tôi, Sri Lanka không hề nghèo. Vì sao?

1.     Họ ăn mặc rất là đẹp
·        Phụ nữ ở đây, không chỉ ở thủ đô Colombo mà ở khắp Sri Lanka, ăn mặc đẹp. Váy áo của nhân viên tạp vụ đẹp y như trang phục của giáo viên tiếng Anh Hội Việt Mỹ (trước đây tôi có dạy ở đây) và váy của nhân viên nấu bếp thì y như váy dự tiệc của phụ nữ Việt Nam vậy đó.
·        Nam giới ăn mặc đẹp không kém! Thợ máy mà mỗi sáng đi làm mặc sơ mi đóng thùng, mang giày tây, tóc chải láng mướt, y như nhân viên văn phòng.

2.     Đường cao tốc của họ khá đẹp. Hoa được trồng dọc theo đường. Hai bên đường không có nhà ở, chỉ có phong cảnh, đúng theo tiêu chuẩn đường cao tốc ở mấy nước phát triển.

3.     Họ có đầu óc kinh doanh ghê gớm! Bằng chứng là chùa chiền nằm ở những nơi hơi đẹp 1 tí hay ở những vị trí có thể ngắm cảnh là họ đặt phòng vé trước cổng, bán vé cho du khách nước ngoài (người địa phương miễn vé). Bán vé vào chùa, chiêu này mấy quốc gia Phật giáo khác không ai dám làm, chỉ có Phật tử Sri Lanka mới dám. Mọi người thấy họ can đảm ghê chưa hahahahahaha!

4.     Người nghèo không thực sự nghèo vì họ luôn có cái gì đó để ăn. Vì sao? Đây là quốc gia Phật giáo, cho-nhận trở thành văn hoá (cho nên du khách đến đây mà “được” dân Sri Lanka bám theo xin xỏ thì cũng chớ có ngạc nhiên nha hế hế hế.) Vả lại, người Tamil nổi tiếng là hào phóng, rộng rãi và tốt bụng. Họ cũng rất thích cho.

5.     Xe hơi đầy đường. Nhà ở của họ giống như biệt thự. Nhà ở giữa và sân vườn thì rất rộng. Dân số của cả đảo quốc chỉ bằng dân số của TpHCM (nghe nói sau chiến tranh và Tsunami, nhiều người chết lắm, người sống thì chạy sang Ấn độ ở rất nhiều.) Đất trống còn rất nhiều. Một gia đình có thể có bao la là đất để ở.

6.     Không hiểu vì lý do gì mà Ấn độ đầu tư vào đảo quốc này rất nhiều. Thấy vậy, Trung Quốc quyết không chịu lép vế, cho nên cũng đổ tiền và đổ dân vào đây để “cạnh tranh” với Ấn độ hé hé hé. Về mặt tôn giáo thì đảo quốc này nổi tiếng là từng được Đức Phật Thích Ca viếng thăm 3 lần (nghĩa là ông Phật cũng từng đi đường biển đó nha mọi người) và công chúa, con vua A Dục (Ashoka) mang cây bồ đề con từ Bồ Đề Đạo Tràng sang đây trồng ở Anuddrapura. Sau khi cây bồ đề ở Bồ Đề Đạo Tràng chết thì sư Sri Lanka mang cây bồ đề con từ Sri Lanka về trồng ngược lại ở Bồ Đề Đạo Tràng. Chắc là vì những lý do này mà vua Thái và Phật tử Thái Lan đổ tiền vào đây như thác. Do họ đổ tiền vào nhiều quá mà người Thái Lan được miễn vé cửa khi vào chùa thờ Xá Lợi Răng của Phật Thích Ca tại Kandy. Nghe đồn là Phật tử Myanmar cũng đổ tiền vào đây như lũ. Nhiều quốc gia đổ tiền vào đảo quốc này, vậy mà nghèo mới là chuyện lạ đấy chứ!

7.     Xe buýt không đẹp lắm nhưng vé xe thì rất đẹp. Khi lên xe chỉ cần nói điểm đến thì nhân viên sẽ bấm vào một thiết bị cầm tay. Vé xe được in ra. Trên vé là ngày tháng năm, số xe, đoạn đường từ A đến B, số km và số tiền cần trả. Vậy là không ăn gian được rồi nha! Tuy nhiên ở các xe buýt tư nhân thì không có thiết bị này. Nhân viên nói số tiền và mọi người trả. Nếu đi xe buýt hoài thì sẽ đoán chừng được giá vé. Khi bị ăn gian thì biết được. Tuy nhiên, tôi ít khi bị ăn gian giá vé lắm. Nghe nói trước đây thì họ ăn gian rất nhiều, đặc biệt là đối với người nước ngoài, bây giờ thì bớt nhiều rồi.

8.     Hai tộc người lớn nhất Sri Lanka là người Sinhalese ở phía Nam và người Tamil ở phía Bắc. Người Sinhalese thì nói tiếng Sinhala, người Tamil thì quyết chỉ nói tiếng Tamil, cóc thèm quan tâm đến tiếng Sinhala, một thứ tiếng có ngôn ngữ viết đẹp tựa bông hoa (Người Tamil ở bang Tamil Nadu ở Nam Ấn cũng vậy đó. Họ chỉ nói Tamil, không thèm quan tâm đến quốc ngữ của Ấn độ là tiếng Hindi. Bởi vậy người Ấn ở bang khác mà đến Tamil Nadu thì cũng y như người nước ngoài vậy đó.) Mạnh ai nói tiếng nấy, cho nên để có thể giao tiếp với nhau, họ buộc phải dùng tiếng Anh. Do vậy số lượng người có thể nói tiếng Anh ở Sri Lanka là lớn. Có ngôn ngữ giao tiếp quốc tế là tiếng Anh, họ có thể mở rộng quan hệ hợp tác và học hỏi. Vậy thì làm sao mà nghèo được chớ!

9.     Ở quốc gia theo Phật giáo nguyên thủy này, mỗi sáng sớm hoặc suốt ngày rằm mỗi tháng là tiếng đọc kinh bằng loa vang vang khắp nơi. Cho nên dù có theo tôn giáo nào thì vẫn được nghe kinh mỗi ngày. Bởi vậy dù ở đây 6 tháng nhưng tôi chưa hề gặp ma đâu nha! Chắc nghe kinh riết, họ thoát cả rồi, không thành hồn ma vất vưỡng.

10.    Sri Lanka có một tập quán rất hay. Đó là vào ngày rằm mỗi tháng (gọi là ngày Poson/ Poya Day), họ đóng cửa tiệm, nghỉ làm để vào chùa ngồi thiền 1 ngày, hoặc 2-3 ngày, ăn ở trong chùa luôn. Có người cúng dường cơm cho ăn mỗi ngày. Bởi vậy du khách mà đến các khu Phật giáo ở phía Nam vào những ngày Poson có thể đói rã bởi vì họ vào chùa ngồi thiền hết rồi, hổng có bán hàng gì đâu. Nếu biết vậy thì mọi người cũng nên kiếm ngôi chùa nào đó, vào ngồi thiền với họ nha, được phát cơm miễn phí, ngủ trong chánh điện cùng mọi người, còn được nghe thuyết pháp bằng tiếng Sinhala nữa nha! Vui thiệt là vui! Tôi khoái cái tập tục này lắm luôn đó! Hihihihihihihi
(Lưu ý khi ăn cơm miễn phí ở chùa là: người Sinhalese đi đâu cũng mang theo cái dĩa cùng cái ly, của ai nấy dùng, không có dùng chung với người khác. Ở đây riết, tôi cũng tự trang bị một cái dĩa, một cái ly, và một cái muỗng; vậy là tha hồ mà ăn cơm miễn phí hí hí hí.)


“Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”


Sau 6 tháng ở Sri Lanka, tôi ngộ ra câu nói “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” luôn đó nha mọi người! Câu nói này không đúng nhưng cũng không hề sai. Đúng/sai là tuỳ thuộc vào mức độ hiểu của người tiếp nhận. “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” câu nói này đúng nhưng chỉ đúng với những người cuồng tín. “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” câu nói này sai và sai với những người không cuồng tín. Đây là mức độ hiểu thông thường. Ở mức độ hiểu khác thì “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” là sai khi người tiếp nhận cho rằng câu nói này đúng và áp dụng nó để đàn áp tôn giáo. “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” là đúng khi nguời tiếp nhận cho rằng câu này đúng và áp dụng nó để KHÔNG đàn áp tôn giáo. Nói túm lại, người thực sự hiểu câu này một cách đúng đắn không bao giờ và không thể dùng nó để đàn áp tôn giáo. Vì sao? Khi nào hiểu thì tự biết lý do vì sao, khỏi giải thích dài dòng.

Sau khi ngộ ra câu nói này thì tôi có thể trở thành chính trị gia đó nha bà con. Cái ông mà nói câu này quả thật là thâm thúy. Chỉ một câu nói đơn giản mà bao hàm cả một chính sách cai trị 1 quốc gia!

Ai muốn đi Ấn độ thì nên đi càng sớm càng tốt đi nha!

Hiện tại visa Ấn độ vừa rẻ vừa dễ xin. Cho nên mọi người nên tranh thủ mà đi. Biết đâu ngày mai, mấy đứa chính trị gia của hai nước gây lộn với nhau, cái nó cấm cửa hổng cho mình vào nước nó luôn. Bởi vậy cái gì làm được thì làm liền, hổng có chờ hổng có đợi ai hay bất cứ thứ gì. Cứ xem như ngày mai mình chết rồi, hôm nay là ngày cuối của mình đi. Nếu có thể sống được như vậy thì cuộc sống không hề nhàm chán. Ngày nào cũng là ngày cuối thì lấy gì mà chán hề hề hề!

Sau khi tôi đăng bài “Xin visa Ấn độ ở Bangkok, TháiLan” thì 1-2 năm sau, LSQ Ấn độ ở Thái Lan chỉ cấp visa Ấn độ cho người Thái, không cấp cho người nước ngoài nữa. Biết đâu sau khi tôi đăng bài “Xin visa Ấnđộ ở Colombo, Sri Lanka” thì LSQ Ấn Độ ở Sri Lanka ngưng cấp visa cho người nước ngoài. Có thể lắm đó nha!

Hoặc có thể sau khi tôi đăng nhiều bài về Ấn độ, cái mấy thèn Việt Nam đổ qua Ấn độ làm bậy gì đó. Vậy là họ không cấp visa dễ dàng người VN luôn đó nha bà con!

So với những quốc gia khác thì visa Ấn độ rẻ rề, chỉ chưa đến US$50 mà có thể dung dăng từ 3-6 tháng ở Ấn độ; với số tiền này thì chỉ ở các quốc gia 1 hoặc chưa tới 1 tháng.

Bởi vậy đang thời điểm thuận lợi, đi được thì đi đi. Ngày mai tụi nó có oánh lộn với nhau thì mình tìm nước khác mà đi, hổng có luyến tiếc là chưa kịp vào mà đã bị cấm cửa.

Bài liên quan: 

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

Đức Chúa Giê Su từng là một tu sĩ Phật Giáo tại Tây Tạng!

Tôi vào một nhà sách về Phật Giáo khá lớn ở Colombo, Sri Lanka thì thấy ở đây có bán sách của thầy Thích Nhất Hạnh bằng tiếng Anh. Ngoài ra, có một quyển sách tựa là “17 năm mất tích của Đức Giêsu truớc khi bị xử tử trên cây thánh giá” Tôi làm biếng đọc xem quyển sách nói gì, nhưng mà dưới cái tựa là tiêu đề “những documents chứng minh là Đức Giêsu từng viếng thăm Ấn độ, Nepal và Tây Tạng trong 17 năm. Người từng là tu sĩ Phật giáo tại Tây Tạng. Truớc đây có một sư cô Hàn quốc bảo với tôi rằng nguời Sri Lanka nói với sư cô rằng tại Châu Âu không có hồ sơ hay tài liệu gì về 17 năm này của Đức Giêsu nhưng tại Tây Tạng thì có. Sau khi tu tập tại Tây Tạng thì Đức Giêsu quyết trở lại Châu Âu mặc cho các thầy Tây Tạng khuyên là không nên bởi vì Người sẽ bị giết tại Châu Âu. Người nhất quyết trở về cho bằng đuợc và quả thật là bị xử tử.


Image result for jesus in meditation images
(Hình chôm trên mạng)


Để đến nhà sách này thì từ Pettah Bus Station, đón xe 138 đến Thunmunlla Junction. Từ Thunmunlla Junction đi bộ ngược lại vài trăm mét là thấy nhà sách nằm bên tay phải, cạnh nhà sách là Buddhist Conference Center. Sách tiếng Anh nằm trên lầu 1.

BE A TRAVELLER!

(Hãy là một lữ khách, đừng là du khách!)

Thống kê một tí về thông tin tài chính trong 6 tháng ở tại Sri Lanka cho mọi người tham khảo nha!

Tổng số tiền đã tiêu trong 6 tháng là khoảng US$ 670. Cụ thể:

  • Visa Sri Lanka 6 tháng: khoảng US$200 (tham khảo cách gia hạn visa Sri Lanka ở đây)
  • Visa Ấn độ 6 tháng: khoảng US$45 (tham khảo về cách xin visa Ấn độ ở Colombo, Sri Lanka ở đây) Bài liên quan: Ai muốn đi Ấn độ thì nên đi càng sớm càng tốt đi nha!
  • Vé máy bay ra vào Sri Lanka: khoảng US$ 140 (thuờng tôi mua vé một chiều, vé một chiều từ Ấn độ vào Sri Lanka luôn rẻ hơn là chiều nguợc lại, nếu đuợc thì nên mua vé hai chiều nha mọi nguời! Do tôi không biết mình có thể gia hạn visa và ở Sri Lanka 6 tháng hay không nên chỉ mua vé 1 chiều vào, tốn chỉ khoảng US$ 50, chiều ra tốn đến gần US$100)
  • Tiền cho người khác: khoảng US$150

Tổng cộng là US$ 535, còn lại là tiền chi tiêu trong 6 tháng, khoảng US$ 135. Khi chuẩn bị xong hết mọi thứ thì còn dư tiền bản địa, tuơng đuơng US$ 30 (LKR 4,600)

Lúc truớc ở Đông Bắc Ấn, tiêu khoảng US$ 100/4 tháng. Ở Sri Lanka 6 tháng, cũng tiêu khoảng US$100. Hổng có ở 1 chỗ và nhịn ăn nhịn uống đâu nha mọi nguời. Vẫn ăn ngon, ngủ an toàn, đi từ Bắc vào Nam, từ Jaffna đến Matara, từ vùng đồi núi đến biển khơi và tham dự các lễ hội lớn của người bản địa hihihihi. Tốn lại mục tiêu đi sao cho tốn thật ít tiền hoặc không tốn tiền gì cả (ngoại trừ tiền vé máy bay và phí visa) không phải là giấc mộng viễn vông đâu nha mọi nguời!

Cách để trở nên ít lệ thuộc vào tiền bạc là:

  • Hãy là một lữ khách (traveler), đừng làm một du khách (tourist) mặc dù toàn là xin tourist visa hehehehehe
  • Hành lí càng ít càng tốt, không có hành lí gì cả thì càng tốt (cái này tôi vẫn chưa làm được)
  • Có thể dễ ăn dễ ngủ. Nghĩa là không bị lệ thuộc vào thức ăn và chỗ ngủ. Hễ nguời bản địa ăn được thì mình ăn đuợc, không câu nệ gia vị cách thức nấu, miễn sao ăn vào vẫn còn sống là đuợc. Không câu nệ chỗ ngủ, nằm ngủ duới đất cũng đuợc, miễn sao vẫn còn có thể thức dậy và không bị mất gì cả là đuợc.
  • Có 1 hay 1 vài kỹ năng nào đó để có thể sử dụng nó đổi lấy thức ăn và chỗ ngủ. Ví dụ tôi có thể tái chế bao ny long thành sản phẩm này nọ tặng nguời bản địa thay lời cảm ơn cho sự tử tế của họ (những sản phẩm này nghe nói ở Châu Âu mắc lắm đó nha! Nhưng mà tôi không thích bán, chỉ thích tặng)
  • Có khả năng thích ứng với môi trường xung quanh, để có thể ăn ngủ cùng nguời bản địa.

Nếu có thể làm được như trên thì có thể hành nghề traveler đuợc rồi đó mọi nguời. Nghề này không nhận luơng bằng tiền mà nhận bằng thứ khác. Đó là thứ gì? Làm traveler đi rồi sẽ biết, ngu sao nói cho mọi nguời nghe hehehehe!

CÀNG ÍT SỰ LỆ THUỘC THÌ CÀNG NHIỀU SỰ TỰ DO

Bây giờ thì tôi hiểu câu chuyện này. Có người hỏi Đức Phật hay thiền sư nào đó (quên mất rồi) như sau:
Hỏi: Khi ngồi thiền thì Ngài đạt được gì?
TL: Chỉ có mất chứ không có đạt.
Hỏi: Ngài mất thứ gì?
TL: Mất dần các nỗi sợ hãi.
(Mất dần các nỗi sợ hãi, nghĩa là không còn bị lệ thuộc vào bất cứ điều gì nữa. Thực sự cái mà Ngài đạt được là sự tự do. Bởi Ngài không còn lệ thuộc vào điều gì nên không điều gì có thể làm cho Ngài sợ hãi nữa! Đức Phật không lệ thuộc gì nhưng tôi vẫn còn bị lệ thuộc. Tôi lệ thuộc vào cái thẻ visa để mua vé máy bay online. Nhưng mà trùi ui cái 3D Secure thiệt là hại tôi mừ.)


Nói là ít lệ thuộc vào tiền bạc nhưng vẫn phải có tiền để mua vé máy bay và mua visa. Có 2 cách giải quyết:

Cách 1: đăng kí với 1 công ty du lịch hay một tổ chức nào đó (tự tìm, không hỏi tôi nha!) Ví dụ: Trước đây có 1 công ty du lịch ở TpHCM yêu cầu tôi viết bài cho trang web của họ, khoảng một hoặc một vài bài/tháng. Bù lại họ sẽ trả tiền vé máy bay và tiền visa cho bất cứ quốc gia nào mà tôi muốn đến. Nhưng tôi làm biếng viết nên từ chối hihihihi. Mọi nguời có thể áp dụng cách này, nếu muốn.

Cách 2: Làm việc cật lực vài năm tích luỹ tiền vào tài khoản ngân hàng hoặc đầu tư vào nơi nào đó như thị truờng chứng khoán (đầu tư thế nào thì mọi nguời tự tìm, không hỏi tôi nha), sao cho mỗi năm lãi chừng US$ 1,000 – 2,000. Vậy là có thể đi suốt mà vẫn không đụng đến tiền gốc rồi nha.

Còn một cách nữa, cách này khá là xì trét. Ai làm được thì rất tốt. Đó là vừa đi vừa tìm cách kiếm tiền hợp pháp. Không khuyến khích mọi nguời buôn lậu hay bán ma tuý đâu nha hehehehehe. Nếu muốn thư thả thì áp dụng cách 1 và 2 cho khoẻ!

Cách xin visa Ấn độ ở Colombo, Sri Lanka

Cách điền vào hồ sơ:

1.     Ở phần surname, không điền gì cả, chỉ cần gõ vào 3 chữ X (XXX). Do không biết, tôi điền Họ vào. Vậy là phải làm lại từ đầu ở mấy cái dịch vụ ngay cạnh văn phòng. Dĩ nhiên là phải tốn tiền rồi.
2.     Ở phần Given Name, tương đương Full Name, nghĩa là phải gõ nguyên xi cả họ lẫn tên y chang như trong hộ chiếu. Ví dụ, phải ghi là Nguyễn Đức Quỳnh Dung chứ không được đảo từ nào đâu nha.
3.     Ở phần Place of  Birth, hộ chiếu ghi sao thì ghi lại y chang. Ví dụ: trong hộ chiếu, Long An viết tách rời thì phải viết y chang, không đuợc viết dính liền LONGAN. Nếu không thì họ sẽ bắt làm lại hồ sơ
4.     Ở phần Present Address thì phải ghi địa chỉ đang ở (địa chỉ khách sạn) tại Sri Lanka, không được ghi địa chỉ nước khác.
5.     Ở phần Port of Arrival và Port of Exit, phải ghi là ALL PORTS. Phần này sẽ xuất hiện trên visa. Nếu ghi tên cụ thể một nơi nào thì bắt buộc phải xuất và nhập cảnh ngay tại nơi đó. Vì vậy mà mọi người nên ghi là ALL PORTS cho an toàn.
6.     Những thông tin khác thì ghi y như khi nộp hồ sơ xin visa Ấn độ ở các nước khác.

Cách nộp hồ sơ:

1.     Không nộp hồ sơ ở tại Lãnh Sự Quán Ấn độ mà phải đến văn phòng công ty IVS, công ty được LSQ AD nhượng quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ xin visa. Địa chỉ công ty:
129 Philip Gunawardena Mawatha,
Thunmunlla Junction, Colombo 4
Điện thoại: 94 11 255 9435

2.     Có thể đến công ty  bằng xe buýt từ Pettah Bus Station (cũng là Pettah Market – Chợ và Bến xe Trung tâm của Colombo). Một số xe đi đến Thunmunlla Junction, ví dụ xe 138. Có thể hỏi để lên đúng xe. Thunmunlla Jumction còn được gọi là Thunmun Handiya, nghĩa là Three Road Junction)

3.     Khi đến Thunmunlla Junction thì tìm landmark là một tiệm giặt ủi to đùng ngay đầu hẻm. Trên cửa tiệm là từ LAUNDROMAT. Khi thấy Laundromat thì quẹo vào, đi khoảng vài mét là thấy văn phòng công ty IVS ngay bên trái. Vào nộp hồ sơ, đóng tiền và lấy phiếu hẹn. Đúng 1 tuần sau (nghĩa là 7 ngày) thì quay lại lần hai để nộp hộ chiếu. Ngày hôm sau 4h30 chiều thì quay lại lần 3 đế lấy hộ chiếu cùng visa. Túm lại để lấy được visa Ấn độ tại Colombo, Sri Lanka thì phải đón xe buýt đến Thunmunlla Junction 3 lần (lần 1, nộp hồ sơ và đóng tiền; lần 2, nộp hộ chiếu; lần 3, lấy hộ chiếu cùng visa)


4.     Nếu tự làm hồ sơ trên mạng thì vào trang này https://indianvisaonline.gov.in/visa/ điền thông tin và nên in ra truớcc khi đến IVS bởi vì các dịch vụ ở đây tính phí in mắc lắm, LKR50/tờ A 4, hình thẻ 2x2 là LKR 200/2 tấm. Cách họ in hình thẻ 2x2 ở đây hơi quái đản so với những nơi khác. Cho nên dù có chụp hình ở đâu thì khi đến dây cũng phải chụp hình lại. Nếu không thì IVS không tiếp nhận hồ sơ. Sao tôi nghi mấy dịch vụ này và nhân viên IVS có ăn chia với nhau lắm đó nha hehehehehe!

5.     Nếu là Non-Sri Lankan thì phải in tờ Fax Form ra rồi điền thông tin vào. Nên in và điền thông ngay sau khi điền hồ sơ. Nếu không dễ quên thông tin và có thể thông tin trên đơn và trên Fax Form không giống nhau. Trong Fax Form có câu hỏi là: Có được quốc tịch này khi nào. Tôi ghi là Since I was born (từ khi sinh ra)


6.     Nếu không muốn tự làm hồ sơ thì đến các dịch vụ cạnh văn phòng IVS nhờ họ làm giùm. Điền và in đơn là LKR 300 dành cho người nước ngoài. Tôi tự điền thông tin trên mạng, đến nhờ họ in, tốn mất LKR100/2 tờ A 4. Hồ sơ sai vài chỗ phải ra dịch vụ nhờ họ làm lại. Họ chỉ nhìn vào hồ sơ của tôi rồi gõ lại, sửa vài chỗ, vậy mà cũng bắt tôi trả LKR 250. Do ỷ y không in tờ Fax Form trước, nhờ họ in, tốn thêm LKR 50

7.     Phí visa cho hộ chiếu Việt Nam là LKR 6,030 (khoảng US$45). Tôi được visa 6 tháng Double Entry. So với visa Sri Lanka thì rẻ hơn nhiều huhuhuhu (Xin mời xem thông tin về việc gia hạn visa Sri Lanka ở đây)

Hồ sơ phải nộp gồm:
ü Đơn xin visa, điền online rồi in
ü 2 ảnh 2x2
ü Bản photo trang đầu hộ chiếu (trang có hình)
ü Bản photo trang có visa Sri Lanka
ü Fax Form
ü LKR 6,030 + phí dịch vụ. Tổng số tiền phải trả là LKR 6,125

P.S 1 Cái phiếu hẹn của họ dễ thuơng lắm nha! Dễ thương thế nào thì mọi nguời nộp hồ sơ đi rồi sẽ biết hehehehe

P.S 2 Có cô bạn người Anh đi từ Pettah Market đến công ty IVS, làm biếng đón xe buýt nên gọi tuk tuk đi khoảng đường chừng 5km, bị bắt trả LKS 3,000. Lúc về, tức mình cô nàng đón xe buýt, tốn có LKS 15 hehehehe


P.S 3 Để đi từ Nam Ấn đến Sri Lanka và ngược lại thì thường hãng bay có mức giá rẻ nhất là hãng Spicejet. Đường bay rẻ nhất là Chennai - Colombo (1h55m) hoặc Madurai - Colombo (1h5m). Hành lý check in miễn phí là 30 kí, xách tay là 7 kí.

Ở Colombo, Sri Lanka nếu không tự  mua vé được , giống như tôi (vì sao? Xin xem thông tin ở đây) và không muốn mua ở các travel agency thì có thể đến văn phòng chính của công ty tại địa chỉ:

Jetwing Travels PVT Ltd
Jetwing House 1
46/26 Navam Mawatha, Colombo 2, Sri Lanka
(near Nawaloka Hospital)
Dt: 94 4790300 / 011 4734400


Từ Pettah Market có thể đến bằng xe buýt 101 (xe buýt Moratuwa). Con đường Navam nằm dọc theo bờ hồ (không biết tên), cho nên sau khi mua vé xong thì ra bờ hồ ngồi ngắm cảnh chán chê xong rồi hãy đi nha mọi nguời. Có một cái chùa nhỏ được xây trên bờ hồ, người nuớc ngoài muốn vào chùa phải mua vé. Sri Lanka gây sốc cho du khách là người nuớc ngoài muốn vào chùa phải mua vé cổng. Trùi ui, vậy là tôi không vào chùa mà vào nhà thờ hoặc vào đền của đạo Hindu, mấy nơi này miễn phí. Đúng là chưa thấy nước nào giống như nuớc Sri Lanka vậy đó. Dù là chùa lớn chùa nhỏ chùa to chùa bé gì không biết, hễ chùa nằm ở vị trí hơi đặc biệt 1 tí, như trên đồi hay những nơi có thể ngắm cảnh thì khách nuớc ngoài luôn bị bắt buộc phải mua vé nếu muốn vào. Đúng là Sri Lanka hahahahaha
  

Bài liên quan:

Cách gia hạn visa Sri Lanka ở Colombo

Để đến Sri Lanka thì có thể xin visa online, điền thông tin (đơn giản hơn nhiều so với hồ sơ xin visa Ấn độ), rồi đóng phí là US$35. Sau đó họ gửi cho email xác nhận là đã được visa. In email xác nhận này ra, mang theo. Khi đến sân bay quốc tế Colombo thì nộp cho họ cùng hộ chiếu. Vậy là họ dán visa vào. Visa du lịch 30 ngày double entry. Nếu muốn ở lâu hơn thì trước khi visa hết hạn, đến Immigration Office ở Colombo xin gia hạn thêm 2 hoặc 5 tháng nữa. Gia hạn visa ở Colombo cũng rất đơn giản, chỉ cần một buổi sáng là xong.

8h sáng là bắt đầu phát đơn. Nhận đơn, điền thông tin, dán hình, rồi nhận phiếu chờ. Khi được gọi đến số thứ tự của mình thì nộp đơn cùng hộ chiếu. Sau đó chờ đựơc gọi để nhận hoá đơn thanh toán. Cầm hoá đơn đến quầy đóng tiền. Sau đó cầm giấy xác nhận đã đóng tiền đến nộp, rồi nhận lại hộ chiếu cùng con dấu gia hạn được in trong hộ chiếu.

Phí gia hạn thì tuỳ theo quốc gia. Biểu phí được sơn trên tuờng nên mọi nguời tự đọc đế biết mức giá mà chuẩn bị sẳn Sri Lanka Ruppee để trả.

Quốc tịch Việt Nam thì phí gia hạn là US$45 cho 2 tháng. Nếu muốn gia hạn cho 5 tháng thì cần đóng phí như sau:
US$45 cho gia hạn lần 1 là 2 tháng
US$45 cho gia hạn lần 2 là 3 tháng
LKR10,000 cho Government Tax vì gia hạn 2 lần liên tiếp.

Dù biểu phí đuợc ghi bằng US$ nhưng khi nộp tiền thì bắt buộc phải nộp bằng LKR. Tổng số tiền cho gia hạn 5 tháng dành cho quốc tịch Việt Nam là LKR 23,000 (hổng nhớ mấy con số lẻ)
Để đến Immigration Office thì có thể đón xe buýt ở Pettah Market. Cứ nói Immigration Office thì người ta sẽ chỉ cho xe mà lên, chỉ tốn khoảng LKR 12. Hoặc đón xe 103, 144, 171 rồi hỏi tài xế/lơ xe, họ sẽ chỉ trạm cho xuống.

Địa chỉ của Immigration Office:
41 Ananda Rajakaruna Mawatha
Punchi Boralla, Colombo 10
(near Medicare Hospital and near roundabouts of  Maradana Post Office.)

Hồ sơ phải nộp gồm:

-         Hộ chiếu gốc
-         Đơn xin gia hạn
-         2 hình (cỡ hình hộ chiếu)
-         Số tiền cần trả bằng Sri Lanka Ruppees.



3D Secure ơi là 3D Secure!


Trời ơi cái dịch vụ 3D Secure quái quỷ nó khoá mất cái thẻ của tôi rồi!
Bây giờ tôi không thể tự mua vé máy bay online nữa, mà phải đến travel agency hoặc văn phòng của hãng máy bay để mua vé. Dĩ nhiên là phải trả tiền nhiều hơn. Cái đồ 3D Secure khỉ gió!
Khi tôi điện thoại về ngân hàng ACB ở Việt Nam để hỏi thì họ bảo tôi phải về nuớc, đến ngân hàng lấy password rồi mới thanh toán online được. Giận, đi luôn, hổng thèm về cho bỏ ghét (Ờ, không về thì xem đứa nào không thanh toán online đuợc thì biết hehehehe.) Vậy là niềm vui săn vé máy bay khuyến mãi online đã bị cái thằng 3D Secure dập tắt rồi huhuhu.


Cái này hổng phải lỗi của tôi đâu nha! Lúc tôi mua vé máy bay để đi từ Ấn độ sang Sri Lanka thì bị bắt buộc phải đăng kí dịch vụ 3 D Secure bằng cách tạo mật khẩu tĩnh. Sau khi tạo mật khẩu tĩnh thì có thể thanh toán. Vài tháng sau thì ngân hàng gửi cho cái thông tin là phải đến ngân hàng để đăng kí nhận password qua email hoặc qua dtdd. Lúc đó tôi đang ở Sri Lanka, hổng hiểu ngân hàng muốn nói gì. Đến khi cần mua vé máy bay online thì mới hiểu bởi vì phải nhập mã OTP SMS thì mới thanh toán được. Tôi làm gì có cái mã này mà nhập. Trùi ơi, cái ngân hàng ACB yêu dấu của tôi trong mấy năm qua thiệt là không nghĩ đến trường hợp có những nguời đi trường kì như tôi sao trời!

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

My new finding - Thùng các tông

Có thể dùng thùng các tông trong những trường hợp sau:

- Mở thùng ra và trải xuống đất để nằm ngủ, tương tự như ngủ trên nệm mỏng.
- Mở thùng các tông ra và trải xuống đất để làm nệm tập yoga (yoga mat)

Thùng các tông có thể tìm ở khắp nơi và thường là miễn phí. Ở một số nơi có khi nhiều thùng các tông quá, họ dùng để chụm lửa, có thể xin họ và sử dụng trong thời gian ở tại địa phương đó. Khi đi nơi khác thì xin thùng khác mà dùng. Vậy là khỏi cần mang vác chi cho mệt, đi đến đâu thì xin thùng làm nệm nằm đến đó hihi.

Lưu ý: Nơi có thể xin thùng các tông là các cửa hàng tạp hóa, hoặc những tổ chức từ thiện này nọ hay được tài trợ và thường hàng tài trợ được đựng trong thùng, ngoài ra có thể đến siêu thị hay cửa hàng để xin.

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2016

My new finding - Milk Powder (Sữa Bột)

Nhờ bi bộ dọc bờ biển mà tôi phát hiện ra công dụng của sữa bột nè mọi người. Đó là sữa bột giúp lấy lại năng lượng rất nhanh. Sữa bột có thể thay thế cho bánh ngọt (biscuits) hay chocolate mà mọi người hay mang theo đề phòng trường hợp đói bụng.
  
Đi bộ vừa mệt vừa đói bụng, lấy bịch sữa bột ra, đổ một ít vào lòng bàn tay, rồi ngồi liếm sạch (sao giống dog quá vậy hehehehe). Nếu không muốn liếm thì mang theo 1 cái muỗng nhỏ, rồi múc từng muỗng cho vào miệng. Chú ý nên tránh nước miếng làm dơ bột trong bịch, có thể làm hư bột thì khi ăn bột bằng muỗng, hãy ngửa cổ lên và đổ bột vào miệng, không để muỗng chạm vào miệng nên muỗng không bị dính nước miếng. Sau khi ăn sữa bột thì uống nước (nước lọc cũng được, không cần nước nóng) thì năng lượng hồi phục rất nhanh.
  

Sữa bột vừa dễ mang theo vừa không quá mắc, vừa có thể mua ở khắp nơi. Vậy là mỗi khi đi đâu xa khu dân cư như lên núi, vào rừng, xuống biển thì nên trang bị trong ba lô một bịch sữa bột cùng một chai nước. Tha hồ mà đi nha mọi người! Nếu đến nơi xa lạ, không muốn vào nhà hàng ăn vì sợ bị chém thì mang theo sữa bột rồi ngồi liếm nha hihihihihi.

My new finding - Salt (Muối Biển)

Tôi vừa phát hiện ra công dụng của muối biển nè mọi người! Pha muối vào nước ta có thể sử dụng trong những trường hợp sau:

- Dùng nước muối để tắm thay cho xà bông, rất sạch sa; nước muối là trị liệu rất tốt cho da. Khi da có vấn đề, cứ pha nước muối mà tắm.
- Nước muối có thể dùng để giặt quần áo thay cho xà bông giặt đồ (detergent powder)
- Dùng nước muối để rửa mặt thay cho sữa rửa mặt (face wash)
- Dùng nước muối để gội đầu, rất sạch tóc, sạch gàu và sạch chí (nếu có). Sau khi gội đầu bằng nước muối, giữ khoảng 1 giờ đồng hồ, rồi gội lại bằng dầu gội đầu, tóc rất là mượt mà.

Ngoài ra có thể dùng nước muối để súc miệng, đánh răng, rửa vết thương,…..

Muối có nhiều công dụng như vậy nên đi đâu cũng nhớ man theo một bịch muối. Muối có thể mua khắp nơi và giá lại rẻ vô cùng.

Lưu ý: Khi nước muối thế nào (nghĩa là tỉ lệ muối và nước) thì tùy mọi người nha! 

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

BE A VOLUNTEER!

Một trong những cách đi bụi vừa rẻ vừa ý nghĩa là trở thành tình nguyện viên (volunteer). Định viết một bài về tình nguyện viên nhưng mà làm biếng quá cho nên không viết. Thay vào đó tôi giới thiệu với mọi người 3 tổ chức phi chính phủ, nơi mọi người có thể tự mình vào trang web của họ để tìm hiểu thông tin, sau đó tìm cách liên hệ với họ để trở thành tình nguyện viên. Ở cả 3 tổ chức này, tình nguyện viên có thể ăn ở tại campus của họ (có khi miễn phí có khi không, tùy theo khu vực và thời điểm), với điều kiện là mọi người vừa dễ ăn vừa dễ ngủ giống tôi, nghĩa là ăn gì cũng được và nằm dưới đất ngủ cũng không sao (sao giống heo quá vậy hehehehehe). To be sure, mọi người có thể gửi email liên hệ trước với họ trước khi đến. Nhưng mà tôi không có thói quen liên hệ trước (có biết khi nào đến đâu mà liên hệ hihi). Thường tôi xuất hiện trước mặt họ rồi hỏi thăm thông tin, nếu họ đồng ý thì ở, không thì đi. Đơn giản vậy đó!

Ba tổ chức này đều ở Ấn độ. Mọi người tự vào trang web của họ để tìm hiểu thông tin nha! Đặc biệt ai muốn tham gia giúp đỡ họ nhưng không muốn trở thành tình nguyện viên thì có thể trở thành nhà tài trợ cho họ (donor). Mọi người tự tìm hiểu rồi tự liên hệ với họ đi nha! Hỏi thông tin chi tiết, tôi làm biếng trả lời lắm đó hehehe.


3 tổ chức là:


Amritapuri: Tổ chức này có tổng hành dinh tại Kollam, bang Kerela, Nam Ấn độ; có chi nhánh ở Mỹ và Châu Phi. Tình nguyện viên đến từ khắp nơi trên thế giới nên tha hồ nói tiếng Anh và học hỏi kinh nghiệm từ họ.

Vivekanandakendra: Tổ chức này có tổng hành dinh tại Kanyakumari, bang Tamil Nadu, Ấn độ và có chi nhánh khắp Ấn độ, ngôn ngữ giao tiếp chính trong campus là tiếng Anh.

Mother Teresa’s House: Tổ chức này có tổng hành dinh tại Calcutta, bang West Bengal, Ấn độ. Có khoảng 400 Mother Teresa’s House khắp Ấn độ, và hàng nghìn ngôi nhà tương tự ở trên một trăm quốc gia trên toàn thế giới. Chỉ cần làm tình nguyện cho nơi này thì tha hồ đi từa lưa khắp thế giới nha mọi người!

Lưu ý khi làm tình nguyện viên ở các nơi này là:

-         Không có lương
-         Tự làm visa và tự mua vé máy bay khứ hồi và đi đến nơi.
-         Có thể liên hệ trước với họ để họ thu xếp chỗ ở
-         Có thể ăn ngủ tại đó (tùy nơi tùy thời điểm và tùy campus, mọi người nên liên lạc họ để hỏi)
-         Không có đóng phí gì đâu nha (có một số công ty du lịch đưa khách là sinh viên sang làm tình nguyện viên tại các nơi này đặc biệt là nhà Mẹ Teresa và họ có thu phí này nọ đó. Tự liên hệ tự đến nha mọi người. Những công ty vừa tổ chức đi du lịch vừa làm tình nguyện viên này có rất nhiều ở Trung quốc)


Túm lại là vậy. Nếu biết thêm gì thì sẽ cập nhật.

Bài liên quan: