CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

Kể chuyện kiếm hiệp

Hôm nay đổi xì tai, kể chuyện kiếm hiệp cho mọi người nghe nha!
Một thuở nọ, ta đi bôn tẩu giang hồ đến một vùng đất nọ. Ở đây dân chúng nấu thức ăn đều cho vào một mùi vị gì đó mà ta ăn hổng được. Mùi rất nồng nặc. Nghe mùi thôi đã muốn bịnh rồi thì lấy gì mà ăn. Trùi ơi, đói muốn chết rồi. Có ai cứu tôi hơm?
Một trang hảo hán oai phong lẫm liệt nghe lời kêu cứu của ta nên mách rằng: Có một nơi có thức ăn rất rất ngon. Ta vừa từ nơi ấy trở về. Nhưng muốn đến đấy, ngươi phải băng đèo lội suối.
Đói mà nghe có ăn là mừng rồi nên ta đồng ý. Vậy là hành trình lội đèo lội suối bắt đầu. Cuối cùng cũng đến nơi. Đó là một ngôi làng nhỏ nằm dưới chân núi tuyết. Mục đích ta đến đây là để được ăn ngon cho bỏ ghét những ngày bị đói ở dưới kia. Vậy mà khi đến làng này, ta quên mất tiêu mục đích mình đến đây luôn. Ta lập nguyện ăn chay trong suốt thời gian ở đây mới ghê chớ. Chưa hết đâu nha! Ta còn ăn uống kham khổ, mỗi ngày chỉ ăn vài mẩu bánh mì trắng và uống nước lạnh thôi. Trùi ui, mọi người có biết lý do vì sao không. Vì ngôi làng này biết cách bỏ bùa dân tứ xứ. Ngôi làng nhỏ xíu xìu xiu mà anh hùng hào kiệt khắp nơi hội tụ về nờm nợp. Đó là một ngôi làng vô cùng tâm linh và vị lãnh tụ là người lãnh tụ tâm linh nổi tiếng nhất thế giới. Chỉ cần nghe tên thôi thì ai cũng biết dù chưa bao giờ giáp mặt. Ta đã bị dụ rồi. Như vậy cũng chưa hết đâu nha. Trong một buổi thuyết pháp ngoài trời, ta theo mọi người bon chen kiếm chỗ ngồi và ngóc mỏ lên nghe thuyết pháp. Ngài vừa giảng vừa đưa ánh mắt quét một lượt khắp đại chúng. Hổng biết người khác thì sao nhưng khi ánh mắt Ngài quét đến chỗ ta ngồi. Chạm phải ánh mắt Ngài ta thấy như có một luồng điện giật, một sự ấm áp lan tỏa khắp châu thân. Một ánh mắt từ bi hiền hòa và mát dịu mà lần đầu tiên trong đời ta chạm phải. Chấn động toàn thân. Ta không nhớ Ngài giảng gì mà chỉ nhớ ánh mắt ấy, một ánh mắt theo ta đến tận hôm nay. Đó là lần thứ nhất ta gặp Ngài.
Lần thứ hai cũng ở ngôi làng ấy nhưng ở ngoài đường. Tiếng còi hụ hụ báo động cho mọi người tránh ra vì xe Ngài sắp đến. Mọi người túa đến ngày càng đông để được giáp mặt Ngài. Nhắm thấy chen hổng lại họ rồi nên ta kiếm một chỗ cao cao và ở xa xa ngóc mỏ lên ngó. Ngài bước xuống xe, và chắp hai tay lại cười và chào đại chúng ở 4 hướng. Khi Ngài xoay về hướng của ta, dù đứng rất xa, nhưng ta cảm nhận được nụ cười của Ngài. Lại một sự chấn động khác xảy đến. Một nụ cười ấm áp chưa từng thấy. Chạm vào nụ cười của Ngài ta có cảm tưởng một vị cha già rất hiền từ và hết mực yêu thương con trẻ đang mỉm cười với ta. Một nụ cười hiền hòa và ấm áp khôn xiết. Và ta vẫn nhớ mãi nụ cười ấy.
Chạm được vào ánh mắt và nụ cười của Ngài là đã quá đủ đối với ta rồi, không cần phải bon chen xếp hàng để được gần Ngài, được chụp hình cùng Ngài và được Ngài xoa đầu đâu.

Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

ÔM HAY DỤNG?

Vì lầm tưởng giáo pháp của Đức Phật là Chân Lý nên mới có sự chia rẻ tông phái và tôn giáo. Đức Phật nói về Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo. Đó không phải là Chân Lý. Đó là phương tiện để thấy ra Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo ngay nơi chính mình. Chúa Giê Su nói về Bình Đẳng và Bác Ái. Đó không phải là Chân Lý. Đó là phương tiện để thấy ra Bình Đẳng và Bác Ái ngay nơi chính mình. Thánh Alla tuyên truyền phụng sự nhân loại. Đó không phải là Chân Lý. Đó là phương tiện để thấy ra sự phụng sự nhân loại ngay nơi chính mình. Không một giáo pháp nào là Chân Lý. Tất cả đều là phương tiện để chỉ Chân Lý. Không một vị thầy, không một bậc đạo sư, không một vị thánh, không một vị thần nào, kể cả Phật Toàn giác, không ai có thể dạy người khác Chân Lý, không ai có thể thấy Chân Lý giùm người khác. Họ chỉ có thể giúp người khác bằng cách cung cấp cho họ phương tiện để họ tự thấy ra Chân Lý.
Tất cả giáo pháp đều là phương tiện. Vì nhầm giáo pháp là Chân Lý nên mới có chia rẻ tông phái, vì nhầm giáo pháp là Chân Lý nên mới có Thánh Chiến, vì nhầm giáo pháp là Chân Lý nên mới có đánh bom tự sát,…….
Ôm phương tiện làm Chân Lý nên mới có chia rẻ và xung đột. Ôm phương tiện làm Chân Lý nên mới có tôn giáo mình, tôn giáo người. Ôm phương tiện làm Chân Lý nên mới có thầy mình, thầy người.
Túm lại tất cả mọi rắc rối của chúng ta đều xuất phát từ CÁI ÔM. Cho nên thay vì ÔM thì hãy DỤNG.
Thế nào là DỤNG?
DỤNG là bất kì ai nói điều gì thì hãy quán chiếu điều ấy ngay nơi chính mình.
Quán chiếu ngay nơi chính mình, đó là DỤNG.

Quán chiếu ngay nơi người, đó là ÔM.

Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017

Phụ nữ thích nói. Nam giới thích im.

Điều này thể hiện khá rõ khi tôi ở trong trại tâm thần nam và trại tâm thần nữ.
Ở trại tâm thần nam, người điên vẫn nói cười vu vơ, vẫn có cãi nhau chí chóe, vẫn có đánh lộn rầm rầm. Nhưng hổng phải lúc nào cũng vậy. Cãi xong thì thôi. Đánh xong thì im. Còn lại là một không gian im ắng. Họ nói nói cười cười một mình hoặc nhỏ nhỏ, đứng gần gần mới nghe, đứng xa xa thì mọi thứ vẫn im ắng. Chỗ nào có cái mặt tôi vô thì chỗ ấy mới ồn ào náo nhiệt. Xong, cái người phụ trách nói: Maya mà hổng có ở đây, nơi này im ắng đến phát sợ.
Bởi ở trại tâm thần nam thì tất cả người phụ trách cho đến nhân công đều là nam, nếu có nữ thì chỉ là 1 nữ phụ dưới bếp, nghĩa là giúp đầu bếp chính. Nếu không thì là nữ tình nguyện địa phương. Nữ tình nguyện địa phương thì đến theo giờ, xong việc là họ biến. Còn ở từ sáng sớm đến chiều tối thì chỉ có tôi thôi.
Túm lại trại tâm thần nam thường im ắng tĩnh mịch, chỉ có tôi là gây ồn.
Còn ở trại tâm thần nữ thì rần rần từ sáng đến tối, chỉ khi mọi người đi ngủ hết thì mới im ắng. Ở trại tâm thần nữ thì từ người phụ trách cho đến người trong trại đều là nữ, cho nên mạnh ai nấy nói. Người này im thì người khác tiếp. Tiếng lại lanh lảnh chứ không có trầm trầm như nam. Cho nên dù họ nói xa xa thì vẫn nghe hết. Suốt ngày rần rần vậy đó. Cái tôi trở nên tự kỷ luôn. Xung quanh rần rần mà tôi cũng rần rần chắc có nước chết. Cho nên tôi im im. Còn ở trại nam thì im ắng nên tôi mới rần rần. Nếu im luôn, chắc cũng chết.
Vậy đó ở trại nam thì tôi rần rần. Ở trại nữ thì tôi thành tự kỷ, chỉ cắm đầu cắm cổ vào công việc thôi. Xong rồi mọi người đâm ra thắc mắc. Họ sợ tôi bị bệnh, bởi vì người nói là người bình thường khỏe mạnh, người im im không nói là có vấn đề. Cho nên họ đâm ra ngại tôi bị bệnh. Cử hết người này đến người khác từ người trong trại đến người ngoài trại đến phỏng vấn xem tôi có bị làm sao không. Phỏng vấn riêng thì tôi nói, khoe công việc, khoe đam mê nên thao thao bất tuyệt. Xong rồi cái họ nói tôi vẫn bình thường. Thì đúng là vậy. Nhưng rồi mọi người lại thấy tôi im tiếp nên chẳng biết làm sao luôn. Mà tôi có thói quen nha: Khi đam mê công việc là mê chết bỏ luôn, quên hết tất cả mọi thứ trên đời, có khi quên cả ăn quên cả ngủ dù tôi cực kì mê ngủ và tham ăn. Hễ hổng làm thì thôi, mà làm rồi thì có một sự tập trung ghê gớm, khó bị phân tâm lắm. Bởi vậy ở một trường thiền, sư phụ tôi bảo: Con có sức định rất cao.
Thực sự tôi chỉ định khi đang làm việc hay đang cử động thôi, còn ngồi thiền thì hổng có định lâu được. Định ngắn, từng chập một. Còn khi làm việc thì tôi rất định, định nhưng ai làm gì cũng biết, ai nói gì cũng nghe. Bởi vậy ở trường thiền này, người ta ngồi trong thiền đường để hành thiền còn tôi thì xin thầy cho ra ngoài vườn, vừa dọn dẹp khu vườn vừa thiền, chứ hổng khoái ngồi trong thiền đường miết. Ông thầy lúc đầu cũng ngạc nhiên lắm nhưng thấy sức định của tôi khi làm việc cao quá nên đồng ý luôn.
Lý do lúc đầu thầy không đồng ý là khu vực này nổi tiếng có nhiều rắn độc, mà khu vườn mà tôi đang dọn dẹp thì bị bỏ hoang lâu lắm rồi, lá khô dày mấy lớp, nhìn hoang sơ y như khu rừng nhỏ vậy. Mới đầu khi thấy tôi đi chân không quét quét dọn dọn lá khô, thầy la vì sợ tôi bị rắn độc cắn. Nhưng sau đó thấy tôi hổng bị gì cả dù luôn đi chân không vào vườn thì thầy bó tay luôn. Một số người tò mò hỏi tôi là có bao giờ thấy rắn không. Tôi chưa bao giờ thấy rắn ở ngoài vườn cả dù thỉnh thoảng rắn có bò vào tận khu vực thiền đường luôn đó. Mọi người sợ quá trời vì loại rắn này cực độc, cắn một phát là đi đời nhà ma. Nhưng tôi ở ngoài vườn miết có thấy rắn đâu, chỉ thấy kiến đen thôi, loại kiến đen rất to và cắn rất đau.  

Tôi thương!!!

Tôi thương đứa nào mắt long lanh, tay chân mềm mại, lông mượt, đuôi dài. Tuần trước có một đứa dẫn theo 3 đứa trẻ sơ sinh đến ở ké. Vừa mới đến, chưa kịp làm quen đã bị mấy đứa mắt long lanh khác tẩn cho mấy trận. Con bé hoảng loạn trốn biệt tăm, tự tha con đi dấu, rồi tự cho con bú, không thèm ăn uống gì luôn. Cứ tìm ra chỗ ở của tụi mắt long lanh này là tụi nó trốn đi góc khác. Làm vậy mấy lần luôn, cái tôi bỏ mặc tụi nó tự cưu mang nhau luôn. Thức ăn của tụi kia vẫn để hai ba chỗ, lúc nào cũng có, có gì con bé này ra ăn ké. Vài lần con bé mò ra ăn ké bị tụi kia ăn hiếp quá trời, cái tôi la tụi kia: Trời trời, không được ăn hiếp em, để em ăn rồi có sữa cho con bú. Đứa nào ăn hiếp em là nhéo lỗ tai nghen! Cái con bé nó biết nó được bênh nên hổng có trốn tôi nữa. Tôi vào cái góc của mẹ con nó là nó chạy ra quấn lấy tôi rồi mè nheo kể lễ nổi khổ bị ăn hiếp, bị đói, rồi mất hết 1 đứa con luôn. Nó kể lể thấy thương lắm nha!
Cái tôi an ủi nó rồi để cơm cho nó ăn, để nước cho nó uống để nó khỏi ra ngoài ăn ké bị đánh.
Mỗi ngày vào thăm mẹ con nó mấy lần. Lần nào nó cũng nheo mắt nói: “I love you” với tôi, rồi cọ cọ rồi mè nheo rồi nhõng nhẽo.

Trời ui, tôi hiểu ngôn ngữ của tụi mắt long lanh này mừ!

Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2017

Đổ máu ở trường thiền.

Đúng là chuyện này vui ghê luôn!
Tôi ở ngoài chửi bới người ta quá trời, vậy mà hổng có bị đổ máu.
Vào trường thiền chỉ ngồi thiền thôi mà bị đổ máu.
Chuyện là vầy:
Tôi tham dự khóa thiền quán cảm thọ ở trung tâm thiền Goenka, khóa thiền 10 ngày, trong 10 ngày không được nói chuyện kể cả nói bằng ánh mắt hay nụ cười.
4h sáng phải dậy và 9h tối mới được đi ngủ.
Nhờ tham dự khóa thiền quán cảm thọ mà tôi phát hiện ra mình sân hận ngút trời. Trước đó ai nói cũng hổng có tin, toàn là tưởng mình đang giúp người ta, toàn là tưởng mình là người thẳng tánh như ruột ngựa, toàn là tưởng mình là người có sao nói vậy, toàn là tưởng mình chửi là chửi vậy thôi chứ làm gì có chuyện sân hận, chửi mà hổng có ghim thì lấy gì mà sân lấy gì mà hận, toàn là tưởng mình nói ra sự thật cho nên ai đó bị nhột mới chửi lại mình, toàn là tưởng mình từ bi bác ái nên mới nói như vậy với người khác,…………….
Những cái toàn là tưởng này cũng chỉ là toàn mà tưởng nếu tôi không may mắn tham gia vào khóa thiền quán cảm thọ. Trong toàn khóa thiền hầu như chẳng có thiền sinh nào giống như tôi cả. Mà cũng có thể tôi là trường hợp mà giáo viên trợ giảng mới gặp lần đầu nên thành ra cũng lúng túng, hổng biết sao mà lần.
Không ai giống tôi ở chỗ này. Trước khi khóa thiền bắt đầu tôi là người cực mạnh khỏe. Ngày đầu tiên vào thiền đường, vài người húng hắng ho, rồi sổ mũi ì xèo. Tôi tỉnh bơ, hổng có bị gì cả. Trước khi đến khóa thiền tôi tham dự một khóa yoga và tập yoga hằng ngày nên khỏe như trâu, cho nên ai bệnh thì bệnh, tôi tỉnh rùi rụi luôn.
Vậy mà qua đến ngày thứ 3 thì tôi lại đổ bệnh, mà khi bệnh rồi thì bệnh còn kinh khủng hơn người khác. Tôi bị ho, tôi bị sổ mũi, tôi bị nóng trong người, dù khi ấy là mùa đông. Tôi than phiền với giáo viên trợ giảng rằng: Trước khi đến đây tôi khỏe như trâu mà giờ bị bệnh thì chắc chắn là mấy thiền sinh khác lây bệnh cho tôi rồi. Giáo viên trợ giảng lại nói: Hổng phải vậy đâu. Ngồi thiền mà bệnh là dấu hiệu rất tốt, chứng tỏ là con đang đi đúng đường đấy. Tập khí bắt đầu xổ ra ngoài qua con đường bệnh đấy. Đừng có bỏ cuộc (bởi vì tôi bắt đầu khởi ý bỏ ra ngoài cho rồi, ở lại lây bệnh thì ở làm gì)
Nghe được khen là đang đi đúng hướng nên khoái, ở lại thiền tiếp .Không ngờ bệnh ngày càng nặng, đặc biệt là bệnh ho.  Cơn ho không dằn được, ho khản tiếng bể phổi. Cứ vào thiền đường là ho, ho ghê gớm, ho dữ dội, ho thành từng tràng, y như mấy người bị ho lao. Tối không ngủ được vì bận ho. Vậy mà giáo viên trợ giảng và các thiền sinh khác không ai nói gì (vì bị cấm nói thì lấy gì mà nói) cũng không ai tỏ thái độ gì (có được phép nhìn thẳng vào mặt ai đâu nên dù họ có tỏ thái độ cũng chả biết luôn.)
Từng ngày trôi qua, tôi khổ sở với những cơn ho. Rồi tôi phải bỏ luôn uống trà và ăn nhẹ vào buổi chiều (thiền sinh mới thì mới được ăn nhẹ chiều còn thiền sinh cũ thì chỉ ăn sáng và ăn trưa thôi), vì tôi nghĩ mấy cái này làm cơ thể tôi bị nóng nên ho. Vậy mà vẫn cứ ho khằn khặc miết. Cơ thể nóng phừng phừng, nóng đổ lửa, dù khi ấy là mùa đông. Tôi ngồi thiền không cần quấn mền, quấn áo ấm gì cả, cứ vậy mà ngồi, vậy mà vẫn nóng. Mỗi khi tôi nhắm mắt lại thì toàn là cảm giác đang ngồi ngoài trời trên bãi biển vào 12h trưa và mặt trời đang chói chang ngay trước mặt.
Dù loại bỏ hết những món mà tôi nghi khiến cơ thể tôi bị nóng, mỗi ngày đề nghị nhà bếp cung cấp cho tôi hai trái chanh tươi để tôi vắt nước uống để loại bỏ cơn nóng đang phừng phừng trong người. Nghĩa là vắt chanh vào thẳng nước mà uống cho dịu cơ thể lại chứ hổng có thêm đường đâu nha. Vậy mà cơ thể tôi vẫn nóng. Rồi một ngày, sau khi đi được khoảng 2/3 hành trình thì tôi phát hiện tôi bị đổ máu cam. Máu chảy ra từ mũi. Tôi lạ lẫm vô cùng bởi vì theo trí nhớ của tôi thì chắc phải hơn chục năm rồi tôi mới thấy mình bị chảy máu cam đấy. Chỉ lúc còn bé tí mới bị thôi. Vậy mà tôi chảy máu tè le ở trường thiền mới ghê chớ!
Ho, cơ thể phừng phừng, chảy máu cam le lét, vẫn chưa hết chuyện đâu nha.
Trong một buổi tối tôi ngủ và mơ một giấc mơ vô cùng kinh dị, một giấc mơ mà khi thức dậy tôi cứ nhớ mãi, tim đập thình thịch, tay chân run rẩy, đổ mồ hôi hột. Đó là trong giấc mơ tôi thấy mình bị một con ma nơ canh (loại mà mấy cửa hàng thời trang hay dùng để mặc quần áo mẫu) và tôi biết tên con ma no canh này luôn. Nó tên là Sân Hận. Nó đi theo sau lưng tôi khiến tôi thất kinh hồn vía, bỏ chạy thục mạng, nhưng nó bám chặt sau lưng, tôi chạy đi đâu nó theo đến đó. Tôi thấy mình băng qua đủ mọi địa hình, từ đồng cỏ, đến rừng núi mà nó vẫn bám theo sau lưng như một bóng ma kinh dị. Tôi càng bị rượt thì càng hoảng loạn, chạy miết chạy miết, rất rất rất là mệt. Rồi tôi chạy vào một khu rừng nọ có một cây cổ thụ với những cái cành to thiệt to. Tôi không thấy con ma nơ canh chạy sau lưng nên chạy chậm lại và thở hổn hển thì từ trên nhánh cây to, một con ma nơ canh khác rớt cái bịch trước mặt tôi và bắt đầu rượt tôi chạy. Tôi biết luôn tên con ma nơ canh này. Nó tên là Yêu Thích. Nó cũng khiến tôi sợ vô cùng nhưng nỗi sợ nhẹ hơn rất rất rất nhiều so với nỗi sợ do con ma nơ canh Sân Hận đem lại. Khi con ma nơ canh Yêu Thích rớt xuống thì con Sân Hận xuất hiện từ đằng xa. Vậy là tôi bị hai con ma nơ canh rượt theo sau lưng. Lúc ấy tôi chợt tỉnh giấc và mừng rỡ vô cùng vì đó chỉ là một giấc mộng, một giấc mộng đầy ma mị và vô cùng ám ảnh.
Nhưng từ đó tôi giải mã được tất cả cơn bệnh mà tôi trải qua trong trường thiền luôn. Sự sân hận trong tôi quá lớn, nên khi thiền quán cảm thọ thì nó có cơ hội bộc lộ ra ngoài qua bệnh tật và ác mộng. Và tôi cũng biết rằng rào cản lớn nhất của tôi chính là sự Sân Hận ngút trời này mà trước đó tôi không hề biết, toàn là tìm lý do khỏa lấp cho nó không hà.
Đúng là đáng sợ thật!
Cho nên nếu ai thấy mình hổng có sân gì cả mà hay chửi bới người khác thì cứ tham gia thiền quán cảm thọ đi, nó sẽ được bộc lộ ra ngoài hết luôn đó. Không ngờ là nó bộc lộ qua việc tôi chảy máu cam tè le nữa mới ghê chớ!

Tôi còn nhớ khi tôi nóng bức quá nên đề nghị giáo viên cho mở quạt máy trong phòng thiền. Giáo viên bảo: Bây giờ là mùa đông, cái nóng ấy đến từ bên trong, không phải từ ngoại cảnh, cho nên hãy quán sát nó. Nhờ vậy mà tôi quán sát được sự sân hận ngút trời của mình. Cho nên tôi đã biết ơn vị trợ giảng này vô cùng.

Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

Kể chuyện trẻ mồ côi nghe nha mọi người!

Ở nhà Mẹ Teresa có trại dành cho mấy cô gái lỡ chửa hoang nữa đấy. Nghĩa là những cô gái nào chửa hoang thì được đưa vào đấy ở mấy tháng đến khi nào đẻ em bé thì có thể để em lại nếu muốn, còn mình thì trở về cuộc sống bình thường. Vậy là mấy đứa chửa hoang khỏi phải phá thai hay giết con đi. Nhưng mà Nhà dành cho mấy cô gái này tôi chưa có tới, mọi người khuyến khích tôi đến đó miết vì công việc của tôi vô cùng phù hợp với những bà bầu này. Nhưng chưa đủ duyên nên chưa tới.
Ngoài nhà dành cho mấy cô gái chửa hoang còn có nhà dành cho tụi trẻ sơ sinh và tụi con nít dưới 10 tuổi nữa. Có nhiều đứa trẻ đẹp y như thiên thần luôn. Lúc đó, tôi nhìn tụi nó hoài mà không hiểu ra lý do vì sao tụi nó đẹp như vậy mà bị bỏ. Có đứa mắt hơi lé, có đứa bị tật hổng chỗ nọ thì chỗ kia, có đứa bị dị tật ở cơ quan sinh dục, hổng đái ỉa bình thường được. Nhân công mà làm việc ở chỗ này là cực nhất, phải trực cả ngày lẫn đêm, dĩ nhiên là họ có thay ca rồi. Ca trực đêm họ phải thức suốt, hết chăm đứa này đến đứa nọ. Ai mà đẻ em rồi thì mới biết, có 1 đứa con thôi mà chăm hết xí quách rồi, huống chi giờ là cả đám. Chỉ cần 1 đứa ọ ẹ thôi là cả đám hòa tấu theo cho có bạn. Rồi nguyên đêm cứ phải ẳm hết đứa này đến đứa nọ cho bú bình, hoặc cho uống thuốc. Nhưng mà tôi nể nhất là một cô bé nhân công làm việc ở đây. Cô bé 17 tuổi là vào đây làm rồi, có 6 năm kinh nghiệm. Chưa có chồng con gì cả mà chăm em chuyên nghiệp dễ sợ. Quan trọng là cô bé này thích công việc của mình vô cùng. Lúc tôi đến là cô bé vừa trải qua một cú sốc tâm lý cực đỉnh. Đó là thằng bé con mà cô bé chăm sóc 6 năm nay được 7 tuổi rồi, cô bé cưng nó lắm, nhận nó làm con nuôi. Vậy mà cách đó 1 tháng, đi học trường bên ngoài, bị lây bệnh sốt gì đó, vài ngày sau là qua đời. Con bé nó sốc quá trời luôn! Cứ luôn miệng nói về thằng bé con ấy. Lúc tôi đến, vị phụ trách mừng vô cùng, nói may là tôi đến đúng lúc, tạo công việc cho cô bé này làm, chứ cứ rảnh tay là nó lại nhớ thằng bé con. Sợ cứ vầy hoài chắc nó điên luôn đó.
Cô bé này kể cho tôi nghe rằng công việc này thay đổi hoàn toàn cuộc đời của cô bé. Trước đó rất mê chơi, ghét học, thích xài tiền bố mẹ. Từ khi vào đây làm thì lột xác, khác hoàn toàn. Nghe cũng vui ghê vì con bé ít ra đã tìm được lý tưởng sống.
Còn một Nhà khác dành cho mấy đứa mồ côi đã tốt nghiệp cấp 3 hoặc cao đẳng đại học hoặc trường nghề. Tụi nó vào từ lúc còn nhỏ hoặc lúc sơ sinh. Có đứa thì khỏe mạnh xinh đẹp, có đứa thì dị tật đủ chỗ, và quan trọng là không đứa nào biết chi tiết cụ thể nơi mình bị bỏ và mình bị bỏ như thế nào. Tụi nó nói không ai kể cho tụi nó nghe điều này cả. Còn mấy vị phụ trách thì bảo cái gì giấu được thì giấu bởi vì nếu biết nhiều tụi nó chỉ tủi thân và bị ám ảnh thôi. Bởi họ nói có nhiều đứa đến trông tình trạng thê thảm lắm, cho nên hổng ai muốn nhắc đến làm gì. Tụi nó từ nhỏ đến lớn sống, được học tập và nuôi dưỡng trong Nhà rồi, dù không có ba mẹ ruột nhưng có nhiều ba mẹ nuôi và anh chị em đồng cảnh ngộ. Nhiều đứa học hành xong hết, có việc làm ổn định, có vợ/chồng hẳn hoi và dọn ra ngoài ở riêng. Nhưng hễ có dịp gì là tụi nó lại về thăm Nhà. Còn những đứa chưa ra ngoài định cư được thì tụi nó khoe ảnh bạn trai/bạn gái với tôi. Cái tôi ngạc nhiên hỏi: Ủa sao hổng cưới người chung Nhà, đồng cảnh ngộ, từ nhỏ đến lớn đã cùng nhau sống, vậy có phải là dễ hơn không. Cái tụi nó im lặng 1 chút rồi nói: Bởi vì tụi em hổng có ba mẹ, hổng có gia đình nên ai cũng muốn có cha có mẹ có gia đình, và kết hôn với người bên ngoài, những người có gia đình đầy đủ cha mẹ ông bà là cách duy nhất để tụi em thật sự có một mái ấm. Lúc đó tôi ngáo đá chưa từng thấy, tôi hỏi tiếp: Ủa, chỗ này cũng là mái ấm vậy. Cũng có cha mẹ anh chị đủ hết rồi còn gì? Cái tụi nó nói: Đúng là vậy. Nhưng mà hổng giống được. Tại Maya có cha mẹ gia đình nên Maya hổng hiểu được là tụi em cần điều đó như thế nào đâu.
Tụi nó nói đến đây là tôi á khẩu luôn.


Đẹp vậy mà bị điên! Uổng ghê!

Lúc ở trại tâm thần nam, tôi thường trở thành tấm gương cho mấy bé gái lắm nha mọi người! Biết sao hông? Thường những gia đình tài trợ tiền cho bữa ăn hằng ngày của người trong trại hay đến tham quan trước và trong buổi ăn lắm. Họ hay đi cả gia đình, có cả nam nữ già trẻ lớn bé. Ở các trại tâm thần thì mỗi khi đến giờ ăn, những người phụ trách, nhân công và tình nguyện viên hay tập họp lại để phát thức ăn, nước uống, để đút thức ăn cho những người không thể tự ăn. Nam tâm thần nhìn rất ghê đối với phụ nữ, bởi vì họ lúc nào cũng bẩn bẩn, nước miếng nước mũi chảy tòe loe, muốn nói muốn cười lúc nào là nói cười, muốn cởi quần cởi áo ra lúc nào là cỡi, thậm chí muốn oánh lộn lúc nào là oánh,…. Cho nên thường khách tham quan là nữ đặc biệt là mấy bé gái ít có ai dám bước chân vào khu vực của họ lắm, chỉ toàn đứng xa xa nhìn thôi. Còn đến vào giờ ăn thì chỉ có người nam bước vào, phụ nữ toàn đứng trước cửa phòng nhìn vào thôi.
Nhưng mà tôi chơi chung người tâm thần riết tôi quen họ hết rồi. Cho nên ở chỗ chỉ toàn là phụ nam mà có phụ nữ xông vào là ai cũng ngạc nhiên, đã vậy còn kề cận ăn uống nữa chứ. Ai cũng nhìn đăm đăm quên cả chớp mắt. Tôi ít để ý lắm, lo để ý người tâm thần thôi cũng đủ mệt rồi. Phải để ý xem lúc nào họ chuẩn bị lên cơn để cắn hay oánh mình là……….. quăng chén bỏ chạy. 36 kế, tẩu vi thượng sách. Cho nên phải tập trung tinh thần cao độ lắm đó. Đó là chưa kể phải tranh thủ đút cho người này ăn xong là tới đút cho người kia. Để họ tự ăn có khi họ ăn chậm lắm. Họ ăn chậm thì mình không dọn dẹp được. Mình không dọn đẹp được thì mình không ăn được. Mình không ăn được là mình đói bụng muốn chết luôn! Cho nên ai ngó kệ họ, lo tập trung vào công việc thôi.
Vậy mà loay hoay một lúc quay lại thấy tụi con gái vào hết trong phòng ăn đứng, có đứa còn chạy đi chạy lại bưng bê thức ăn phụ tụi tui nữa chứ. Phụ nữ lớn tuổi thì cầm hẳn dĩa thức ăn, phụ đút cho người điên luôn. Thấy tôi làm gương hiệu quả quá, cho nên về sau cứ thấy đoàn nào có nhiều phụ nữ hay trẻ gái hay mắc cỡ là mấy vị phụ trách bắt tôi phải vào phòng ăn làm nhiệm vụ dù lúc đó tôi đang làm công việc khác cũng phải bỏ để đi làm người mẫu hehehehe.
Còn ở trại tâm thần nữ thì tôi chơi chung và ngủ chung họ luôn. Cả ngày cả đêm tôi ở cùng người tâm thần. Cái mấy đoàn khách tham quan đến ngó ngó rồi đi ra. Tôi lo hướng dẫn người tâm thần làm việc nên hổng để ý. Thỉnh thoảng thấy người này người nọ nhìn tôi cười tủm ta tủm tỉm miết. Hơi quê quê! Nhưng nghĩ bụng: Chắc họ thấy mình…………. đẹp quá nên họ cười chớ gì! (Nghĩ vậy đó cho đỡ thấy quê). Thậm chí mấy cô nhân công cũng nhìn tôi cười nữa chớ. Phải một lúc lâu sau mấy đứa con gái mồ côi mới lọ mọ tiết lộ với tôi rằng: Mấy đoàn khách tham quan vào đây xem xong, cái họ ra ngoài họ chỉ trỏ về phía tôi rồi to nhỏ với nhau rằng: Cái người đó……………. đẹp vậy mà bị điên………. Uổng ghê!!! Thường nhân công thì mặc đồng phục. Mấy đứa mồ côi thì ở trại khác hổng có ở chung trại người điên. Còn tôi thì không có ở đó lâu dài nên hổng có được cấp đồng phục.
Trời trời, nghĩ sao mà nói tôi bị điên vậy trời! Nhưng thỉnh thoảng có mấy người điên vừa vừa nghe người ta nói vậy thấy tức giùm tôi nên họ cãi: Hổng phải người điên, giáo viên đó. Cãi xong còn chạy vào kể cho tôi nghe nữa chớ. Hiếm lắm mới được vậy.
Rồi, nghe họ nói tôi bị điên riết cái tôi quen luôn. Sau đó ra khỏi trại điên rồi mà ai nói tôi điên là tôi bình thường luôn, bởi vì bị chai rồi chứ hổng phải do tâm bất động trước khen chê gì đâu nha!

Nhưng mà trở thành đồng bọn của người điên cũng vui lắm nha! Họ xem mình như họ, cho phép mình gia nhập vào thế giới của họ. Thấy mình là họ cười hả hả hả, một kiểu chào đồng bọn đấy!

Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

Kể chuyện nấu ăn cho người điên nghe nha mọi người!

Lúc mới đến làm tình nguyện viên ở nhà Mẹ Teresa, tôi làm phụ bếp nha!
 Do tôi mới đến nên tôi làm phụ bếp cho người điên mới ghê chứ!
Nghĩa là sao biết hông? Nghĩa là có khoảng 5-6 người điên vừa vừa, hổng có điên dữ dội, cho nên họ làm việc y như nhân công. Lúc mới đến tôi còn hổng biết họ điên nữa chớ, tưởng người làm công không hà, bởi vì họ chuyên nghiệp dễ sợ luôn!
Một người chuyên rửa chén, một người chuyên gọt rau củ, một người chuyên làm sai vặt, một người chuyên giặt đồ cho mấy người điên kia, một người chuyên tắm rửa người bệnh,…. Mỗi người chuyên một nghiệp vụ khác nhau.
Tôi được phụ anh điên bằm bắp cải. Tôi đâu có biết bằm sao cho chuyên nghiệp đâu. Cái anh ta hướng dẫn tôi phải bằm bằm bằm vầy nè, vừa nhuyễn mà vừa nhanh. Cái tôi làm theo y chang. Anh ta thấy tôi dễ dạy quá, nên hứng chí lên chạy ra ngoài sân….. múa dao. Múa dao thiệt luôn đó, chứ hổng phải giỡn đâu nha! Cầm con dao phay to thiệt to, múa tới múa lui, nổi da gà da vịt hết trơn luôn.
Còn chuyện khác là anh ta được phân công nạo dừa để nấu ăn. Dân vùng này có một đặc điểm là nấu cái gì cũng nạo dừa cho vào cho nó béo béo. Cái anh ta nạo nạo nạo, thỉnh thoảng dừa rớt ra một miếng to to, anh ta lấy đút vào miệng ăn, nhai tới đâu nước miếng nhễu đến nấy, cái đưa tay quẹt quẹt nước miếng, rồi bóc một miếng dừa đưa vào tận miệng cho tôi ăn cho tình cảm nữa chớ hahahaha. Dễ thương quá trời luôn hà!
Sau khi xong việc ở nhà điên toàn phụ nam này cái tôi được chuyển đến một nhà điên toàn phụ nữ. Tôi làm công việc khác, hổng có phụ bếp. Nhưng có một hôm người nấu bếp nghỉ bất thình lình, nghĩa là hổng thấy đến mà hổng báo trước, làm cho mọi người bị động quá chừng luôn. Cái một vị hỏi tôi nấu ăn cho cả nhà chừng 100 người được hông. Dễ gì mà hông được. Nấu luôn chớ sao!
Tôi xông pha vào bếp với 1 cô điên phụ tôi nha. Tôi nấu cái này cái nọ theo khẩu vị…… của tôi. Dân vùng này đặc biệt ăn rất cay. Tôi hổng có ăn cay mà hổng có ăn mặn, nấu mọi thứ cứ nhạt nhạt cho khỏi tăng huyết áp luôn (bởi tôi bị bệnh huyết áp thấp là vậy đó). Cái nấu xong có một đoàn đến tham quan nhà điên nữa nha! Mọi người dọn thức ăn ra xong còn dẫn tôi lên giới thiệu với đoàn khách là tôi nấu nữa chứ. Thường người điên luôn là người ăn trước tiên, tụi tui ăn sau khi dọn dẹp. Họ ăn xong họ cứ tấm ta tấm tức, giơ ngón tay cái lên liên tục. Có vị còn chạy theo lôi lôi kéo kéo tay áo tôi nói đi nói lại miết: “Maya ở đây luôn đi, nấu ăn cho tụi tui mỗi ngày.” Vui ghê chưa! Nhưng thức ăn tôi nấu chỉ có người điên mới ăn được còn người hổng điên hổng ai ăn được cả, kể cả những vị phụ trách hahahahha. Xong cái mọi người kết luận: “Thức ăn Maya nấu chỉ hợp với người điên thôi.” Hehehehehe. Vậy là tôi trở thành đầu bếp nổi tiếng chuyên nấu thức ăn cho người điên nha mọi người!
Từ đó về sau, hễ người nấu ăn mà nghỉ việc thì tôi được điều vào bếp chỉ để nấu thức ăn cho người điên thôi, còn thức ăn cho người hổng điên (số lượng ít hơn nhiều) thì người khác nấu.
Tôi có nick name là: “Maya – đầu bếp của người điên” là vậy đó.
Vậy mà lúc tôi chuẩn bị đi khỏi nơi ấy thì vị phụ trách cao nhất nhà ấy ra một thông báo tối hậu cho tất cả những đầu bếp là: Tất cả những thức ăn nấu cho người điên từ nay về sau nấu theo khẩu vị của Maya, nghĩa là không cay không mặn không ngọt không béo, tất cả phải vừa vừa.” Biết sao có thông báo này hông? Vì bác sĩ bảo vậy đó. Người điên ăn vậy cho đỡ bệnh đỡ uống thuốc vì dân vùng này ăn cay là cay lè, mặn là mặn chát, béo là béo đến chóng mặt luôn.Hihihihi.

Công nhận thương người điên quá chừng chừng luôn hà!

Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017

BI ÁI

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường dính phải bi ái mà mình hổng biết, cứ tưởng là mình đang từ bi. Bi ái nghĩa là do Ái nên mới Bi, vì vậy càng Bi thì càng dính là vậy đó.

Làm sao để biết mình dính phải bi ái? Đó là:
1. Khi khởi ý: Thấy thương ghê. Tội nghiệp ghê.
>>> Ý này khởi là do tập khí kiêu mạn. Thường mình chỉ khởi ý này khi thấy người/vật thua kém mình. Nghĩa là mình thấy mình hơn họ thì mới khởi ý như vậy.
2. Khi khởi ý ganh tị. Người thua mình thì mình thương, người hơn mình thì mình ganh tị. Nhưng do mình được học nên biết rằng ganh tị là không tốt. Cho nên khi gặp người hơn mình, ý ganh ghét trỗi lên; nhưng mình tìm cách đè nó xuống bằng cách cố tìm ra điểm nào đó của họ để “Thấy thương ghê. Tội nghiệp ghê.”
3. Khi khởi ý: Vì lòng từ bi nên tôi mới nói/làm/nghĩ,… việc này nha! Khởi ý này là do xuất phát từ Sân. Và để đối trị Sân thì mình khởi ý từ bi.
Cho nên ba dấu hiệu thường thấy khi mình dính bi ái là do tập khí kiêu mạn, ganh tị và sân.

Còn Từ Bi của bậc giác ngộ là Bi với Tâm bất động. Thế nào là bi với tâm bất động?
Bi với Tâm bất động thì Bi khi vắng mặt đi kiêu mạn, ganh tị và sân hận. Khi không có mặt ba đứa này thì từ bi tự hiển lộ. Còn bi mà thấy mình đang bi thì đó là Bi ái.

Bi ái còn thể hiện rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày nữa nha!
Ví dụ: Tôi có thói quen, thấy con gì có đuôi là ẳm lên hun chóc chóc rồi nói: “Cưng lắm đó, biết không vậy!” Cái này xuất phát từ tập khí thích sở hữu. Do mình muốn sở hữu nên mình mới nói như vậy.

Khi nghĩ đến đây thì tôi khởi lên sự tri ân tất cả thiện hữu tri thức đã đang trực tiếp và gián tiếp giúp mình đến được chỗ này. Sự tri ân này được khởi lên là do tập khí thích cái gì có lợi cho mình. Vì tôi thấy tôi được lợi cho nên tôi tri ân.

CON RẬN TIẾC CỦA

Như sét từ sắt sinh ...
Câu chuyện này xảy ra khi đức Phật ở tại Kỳ Viên, liên quan đến thầy Tỳ-kheo Tissa.
Ở Xá-vệ, có một chàng trẻ tuổi con nhà quyền quý xuất gia, làm đầy đủ bổn phận, là Thượng tọa Tissa. Lúc thầy còn ở tinh xá trong thành, được cúng dường một tấm vải thô dài tám thước. Sau ngày mãn hạ, thầy về nhà, đưa vải cho chị xem. Chị thầy nghĩ thầm: "Tấm vải này không xứng với em ta". Cô bèn lấy dao bén, rọc vải thành từng mảnh, bỏ vào cối giả đập cho mềm, bỏ những sợi thô, dệt thành tấm vải mới.
Vài hôm sau, thầy Tissa, tìm ra chỉ và kim, rủ thêm vài thầy và vài chú Sa-di biết may y, đến nhà người chị bảo:
- Ðưa em khúc vải, em muốn may y.
Cô lấy khúc vải mịn dài chín mét, đưa cho thầy. Thầy từ chối:
- Vải kia của em là thứ thô xấu, dài tám mét, khúc này đẹp lại dài chín mét, không phải của em. Hãy đưa khúc vải hôm trước ấy.
- Thưa thầy, vải này của thầy đó.
Cô kể lại những việc làm của mình và bảo thầy hãy lấy vải.
Thầy Tissa đem vải về tinh xá, và tìm người may y. Chị thầy sửa soạn cơm canh mang đến cho thợ may, và khi tấm y hoàn thành, trông nó rất đẹp. Thầy Tissa rất thích chiếc y mới, thầy định ngày mai sẽ đắp nó.
Nhưng hôm ấy, thầy bị bội thực và chết, tái sanh làm một con rận trong chiếc y mới của mình. Chị thầy nghe tin, nhào lăn dưới chân các Tỳ-kheo khóc lóc. Các Tỳ-kheo lo tang ma xong, bàn định:
- Không ai hầu cận Tissa khi thầy đau, chiếc y này thuộc Tăng chúng, chúng ta hãy chia phần.
Con rận la hoảng:
- Các thầy tước đoạt tài sản của tôi.
Và nó vừa kêu la vừa bò quanh chiếc y.
Ðức Thế Tôn ngồi trong hương thất, biết việc xảy ra, bèn gọi A-nan:
- Này A-nan, hãy bảo chúng Tăng dời việc chia y bảy ngày.
Tôn giả làm theo lời dạy. Cuối ngày thứ bảy, con rận chết và tái sanh lên cõi trời Ðâu-suất. Ngày thứ tám, đức Phật cho phép chúng Tăng chia y.
Sau khi chia xong, chư Tăng bàn tán:
- Tại sao đức Thế Tôn ra lệnh để chiếc y của Tissa lại bảy hôm, ngày thứ tám mới cho phân chia.
Ðức Phật đến gần các thầy hỏi:
- Các ông tụ họp ở đây bàn tán việc gì?
Và khi các thầy kể lại. Ngài nói:
- Tissa đã tái sanh làm con rận trong y mới của mình. Khi các ông định phân chia y, con rận đã nổi giận. Nó sẽ cự lại các ông, và sẽ đọa địa ngục. Vì lẽ đó Ta bảo để y lại. Hiện nay thì Tissa đã sanh lên cõi trời Ðâu-suất, Ta mới cho phép các ông lấy y đem chia.
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn, tham ái thật là một nỗi khổ lớn.
Phật xác nhận:
- Tham ái thật là vấn đề lo lắng lớn của chúng sanh trên quả đất, như gỉ sét phát sanh từ sắt, trở lại ăn mòn sắt, tham ái phát sanh từ chúng sanh và đưa chúng sanh xuống địa ngục.
Phật nói kệ:
(240) Như sét từ sắt sinh,
Sắt sinh lại ăn sắt,
Cũng vậy, quá lợi dưỡng,
Tự nghiệp dẫn cõi ác.


(Tích truyện Pháp Cú
Thiền viện Viên Chiếu
Nguyên tác: "Buddhist Legends", Eugene Watson Burlingame)

Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

Pháp Hỷ

Pháp Hỷ là tối thắng trong mọi Hỷ.
Giờ mới hiểu vì sao môi Phật lúc nào cũng mỉm cười. Cái mỉm cười này hổng phải là cái cười do tác ý mà đó là cái cười tự nhiên của thân. Khi Pháp Hỷ thấm sâu vào từng tế bào từng mạch máu và hằng như vậy thì các cơ các tế bào các mạch máu tự tạo ra nụ cười trên môi, cho nên lúc nào cũng thấy cười là vậy đó. Cái mình thấy ông Phật là bậc giác ngộ lúc nào cũng cười cho nên mình bắt chước lúc nào mình cũng cười giống vậy. Nhưng cái cười của mình là cái cười do mình tác ý, mình cố làm cho giống bậc giác ngộ, cho nên đó là cái cười do bản ngã tạo thành. Còn cái mỉm cười của ông Phật là cái cười Vô Ngã, cái cười do thân sắc tạo thành.
Vì ổng giác ngộ rồi ổng mới cười (hay nói chính xác là thân ổng cười), còn mình muốn giác ngộ cho nên mình cười (hay nói chính xác là ý mình cười). Mình chỉ là bắt chước cái hình tướng của ổng thôi. Cho nên nếu lỡ bắt chước rồi thì nên bắt chước cho trọn luôn. Cái cười phải xuất phát từ thân chứ không phải vì ý mình muốn cười.

Pháp Hỷ là tối thắng trong mọi Hỷ. Cái ông Phật ổng thấy mình mê Dục Hỷ quá, cho nên ổng lấy Pháp Hỷ ra làm mồi câu ổng dụ mình. Tại mình tham ăn cho nên thấy Hỷ là đớp. Đớp xong cái mình thấy sao cái Hỷ này nó ngon nó ngọt hơn cái Hỷ kia. Cái mình tham ăn quá nên mình tự nguyện đớp tiếp, mà để đớp thì mình phải đi dần dần về phía ông Phật, cái mình đi ra khỏi nhà lửa hồi nào hổng hay luôn.
Túm lại, ông Phật là bậc thầy về câu cá. Lấy mồi dụ cho cá đớp. Cá đớp xong còn tri ân cảm ơn ổng rối rít. Còn người chưa được đớp thì cầu niệm tên ổng suốt để ổng thả mồi cho mình đớp theo kiểu: Ông câu ai cũng vậy, ông câu giùm con, con cảm ơn.
Có ai đi câu cá mà được cá cảm ơn tri ân, còn cầu niệm cho được câu không vậy?

Không, chỉ có mình ông Phật mới làm được thôi, cho nên ổng đúng là đệ nhất câu cá.

Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

Con vật cũng là đại bồ tát đó nha mọi người!

Chuyện là thế này: Có thời gian tự nhiên tôi có số mát tay nuôi mèo hoang. Cứ đứa nào chửa hoang thì chạy đến chỗ tôi méo mèo meo kể lể tâm sự, vậy cái tôi nuôi tới chừng nó đẻ em luôn. Tiếng lành đồn xa hay sao ấy mà tụi nó bầu hoang rồi chạy tới méo mèo meo. Kệ, toàn là con gái cưng không hà! Nhờ trực tiếp chăm sóc và nói chuyện với bọn nó mà tôi được bọn nó dạy cho nhiều điều lắm đó. Ví dụ:
Tụi nó dạy tôi nói tiếng mèo, cho nên tôi biết thêm 1 ngoại ngữ mèo nè! hihihi
Tụi nó dạy tôi về cái chết. Một số mèo con chết vì bị giảm bạch cầu (đây là bệnh nan y của loài mèo) cho nên chết trên tay tôi luôn. Mèo chết y như con người, thở hắt ra hơi cuối cùng thật mạnh, cứ thế mà đi luôn. Bởi vậy tôi học được rằng: Thở vào mà không thở ra thì đi là cái chắc.
Có lần tôi ngồi trên võng đung đưa ngắm cảnh hoàng hôn, cái một cô mèo ngồi kế bên tôi, nhìn về hướng tôi nhìn, im lặng y như ngắm cảnh vậy đó. Tôi mắc cười quá nên khởi ý: “Con cũng biết ngắm hoàng hôn nữa sao con gái cưng?” Vừa mới khởi ý chưa kịp thốt ra lời để ghẹo con mèo thì đột nhiên toàn cảnh trước mặt tôi biến mất, toàn thể tan biến vào hư không và trước mắt tôi chỉ là khoảng hư không sáng rực mênh mông không ranh giới, tất cả mọi thứ đều biến mất ngoại trừ cái hư không sáng rực này. Việc xảy ra chưa đến 1 giây. Tôi bàng hoàng nhận ra rằng hóa cái thấy của mình và của con mèo là y chang nhau nhưng do nghiệp người nên mình nhìn ra cảnh hoàng hôn, còn con mèo thì do nghiệp mèo nên nó nhìn ra cảnh gì đó, nhưng cái thấy thì cũng chỉ có một. Tôi vui mừng vô cùng và bàng hoàng nhìn sang con mèo, một đại bồ tát vừa trợ duyên cho mình. Còn con mèo nó vẫn ung dung ngồi ngắm cảnh như thể chẳng có chuyện xảy ra vậy đó. Lúc đó thật sự tôi rất muốn quỳ xuống lạy tạ ơn nó luôn đó. Lần đó tưởng mình kiến tánh rồi chớ. Nhưng hóa ra vẫn không phải.
Cái có một lần khác, tôi thủng tha thủng thỉnh ra vườn, vừa đi vừa chánh niệm, đi thì biết mình đang đi, bước bước nào thì biết biết đó, cái nghe tiếng con chim hót, tôi vừa ngẩng đầu lên nhìn thì tự dưng cảnh vật lại rõ ràng hơn, tươi sáng hơn, đẹp đẽ hơn, rực rỡ, lộng lẫy hơn, và mọi thứ y chang như được tả trong Kinh A Di Đà vậy đó. Bàng hoàng ghê luôn! Hóa ra cảnh A Di Đà là có thật.
Từ đó tôi ngộ ra rằng chánh niệm có 2 mức: mức 1 là đi thấy mình đi, ăn thấy mình ăn, nói thấy mình nói, nghĩa là làm thì biết mình đang làm gì, nghĩ thì biết mình đang nghĩ gì, nói thì biết mình đang nói gì, nhưng cái này chỉ mới ở mức thô thôi. Chánh niệm mức 2 thì tương đương cảnh giới A Di Đà. Tưởng vậy là ngộ xong rồi. Vậy mà vừa đến giữa vườn cái thấy con mèo ngồi rình con rắn nước. Vậy là vào được chánh niệm mức 3. Đó là dù mắt chăm chú nhìn vào một vật nhưng không gì thoát khỏi cái thấy, dù chỉ nghe một âm thanh nhưng không âm thanh nào có thể lọt khỏi cái nghe. Do mình chỉ chăm chăm vào một cái nên mình nghĩ mình chỉ có thể thấy một cái chứ thật ra mình có thể thấy bao quát toàn cảnh luôn đó. Lúc đó cũng tưởng là đã kiến tánh rồi chớ, nhưng thật ra cũng chưa phải.
Khi phát hiện ra 3 mức độ của chánh niệm tự nhiên thấy vui không thể tả (cộng thêm lúc đó tưởng kiến tánh nữa chớ), niềm vui cứ len lỏi vào từng thớ thịt. Vậy mà niềm vui vẫn chưa dừng ở đây. Tối ấy một cách vô tình đột nhiên nghe được một bài thuyết pháp của sư Viên Minh, một bài pháp nói về 3 mức độ chánh niệm này. Dĩ nhiên là sư Viên Minh dùng ngôn ngữ khác để diễn đạt nhưng ý thì hoàn toàn y như vậy. Vậy là niềm vui tăng lên gấp bội, bóp nghẹt cả tim luôn. Không ngờ cái thấy của mình lại có người đồng cảm đến như vậy. Nghe đến đâu thì ngộ đến nấy bởi vì y chang cái mình đã trải nghiệm. Vui thiệt là vui!!!
Bởi vậy đối với tôi mèo là đại bồ tát là như vậy đó mọi người!
Ngoài đại bồ tát mèo, tôi còn có các đại bồ tát khác trong vai các con vật khác nhau như gà, vịt, ngỗng, khỉ, sóc, kiến,….. Bởi vậy mới nói là thiện tri thức ở khắp nơi, trong đủ thứ hình dạng, đóng đủ mọi vai trò sẳn sàng trợ duyên cho mình hưởng được hương vị pháp.

Đâu đâu cũng là thiện tri thức, đâu đâu cũng là bồ tát. Quan trọng là mình có chịu nhìn ra họ hay không mà thôi!

Kể tiếp chuyện người điên nghe nha mọi người!

Làm việc ở trại tâm thần rất dễ bị đánh, có thể bị đánh bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Ai đánh. Người điên họ đánh mình đó. Mà khi họ lên cơn, họ cực khỏe, họ đánh rất rất rất đau. Tôi số đỏ, nên chưa bao giờ bị họ đánh, nhưng những người khác thì bị rồi. Có vị đang lui cui quét dọn phòng của người điên. Họ ăn sáng xong rồi, mỗi người ôm một góc ngồi ngó. Cô này đang lui cui quét dọn như thường lệ, hổng để ý đến xung quanh. Cái một người điên theo dõi cô ấy, rồi nhích từ từ về phía cô ấy. Cô ấy thấy nhưng hổng để ý. Rồi từ phía sau lưng đột nhiên lao tới tát một phát vào mặt cô ấy tóe lửa, 5 ngón tay còn in trên gò má rướm máu. Đau quá trời đau, cô ấy khóc rống lên, chạy đi tìm người phụ trách bù lu bù loa: “Con hổng làm ở chỗ này nữa đâu, đau quá trời đau.” Rồi vị phụ trách phải chuyển cô ấy qua trại người neo đơn cho cổ bình tâm lại.
Còn một vị khác vừa mua xong cặp kính viễn thị như ý, hôm ấy vào phòng y tế phát thuốc cho người điên, đây là công việc làm hàng ngày, mỗi ngày 2 lần sáng và chiều. Cái có một anh điên bị lên cơn, nên vị này ép anh ta uống cho xuống cơn. Anh ta càng lên cơn, giang tay tát một phát như trời giáng làm cặp mắt kính mới mua cái gọng văng đằng này, hai cái tròng mỗi cái văng một góc. Rồi xong đời luôn cặp kính! Vị này sau đó kể lại rằng ngay khi bị tát thấy toàn là đom đóm trước mặt, lần đầu tiên trong đời bị một cái tát mạnh như vậy, từ đó hiểu luôn thế nào cái tát như trời giáng.
Nhưng nhờ người điên mà chúng tôi học được bài học này. Đó là sau khi mình làm gì đó cho người khác, họ hổng oánh mình đã là may mắn lắm rồi, đừng mong chờ thêm gì nữa.
Tuy người điên dễ lên cơn nhưng trái tim họ trong veo hà mọi người! Tôi là một trong những người may mắn được đặc cách ngủ lại trại người điên, nhưng hổng có ngủ chung phòng họ. Có lần tôi ngủ trong phòng ăn tập thể. Tôi trải chiếu rồi giăng mùng ngủ. Phòng ăn là nơi mà bất cứ ai cũng có thể ra vào. Nhưng khu vực người điên ngủ thường tối có khóa cửa để họ khỏi ra ngoài. Tối đó vị phụ trách quên khóa cửa. Tôi đang ngủ, hôm đó hơi bị cảm nên không có mở quạt trần dù trời hơi nóng nực. Cái khoảng 12h giờ đêm, tôi nghe có tiếng lục đục đẩy cửa vào phòng ăn, rồi bóng một người lẻn thật nhanh vào, tiến về phía tôi. Mọi người biết người này làm gì không. Người này đi về phía công tắc, mở quạt lên cho tôi, rồi lại nhanh chân chạy mất trước khi tôi nhận diện ra đó là ai. Sáng, tôi báo cáo lại cho vị phụ trách, vị ấy mới sực nhớ là tối qua mình quên khóa cửa.
Còn một chuyện khác là do tôi ở lại 24/24 ăn ở ngủ làm việc tại phòng ăn (vì đây là phòng lớn nhất của trại), cái mấy cô tâm thần rất chăm lo cho việc ăn uống của tôi, họ hay giấu thức ăn để phần cho tôi, hoặc họ chôm thức ăn từ mấy vị phát thức ăn, canh người ta sơ ý là chỉa nải chuối rồi giấu vào giỏ của tôi, sau đó khều khều tôi bảo tôi ăn đi cho khỏi đói. Dễ cưng chưa!
Còn nữa nha, thường bữa trưa, nhân viên và tình nguyện viên ăn lúc 1-2h trưa, còn người tâm thần ăn lúc 11h 30 sáng. Nghĩa là họ ăn xong rồi thì chúng tôi mới được ăn. Cái người điên họ hổng thấy tôi ăn giống họ, họ sợ tôi bị đói, họ chạy tới chạy lui bảo tôi lấy thức ăn ăn đi, họ còn bắt người phát thức ăn phải để dành thức ăn cho tôi nữa. Cái tôi phải giải thích rằng tôi ăn sau họ. Sau khi ăn họ phải đi ngủ nhưng họ hổng ngủ chờ xem tận mắt cảnh tôi ăn trưa xong rồi mới ngủ. Cưng chưa! Do tôi ở chung họ 24/24 cho nên được họ đặc cách quan tâm vậy đó hê hê hê.
Cho nên ở trại tâm thần dù nguy cơ bị đánh và thỉnh thoàng bị hăm giết rất cao nhưng vẫn vui lắm, cái gì nó cũng trong veo hết á. Hổng có vụ nói một đằng làm một nẻo hay nghĩ cái này lại nói cái khác. Người điên họ thích là họ biểu lộ thích, hổng thích thì họ cũng biểu lộ luôn, mạnh nhất là oánh hoặc rượt chạy vòng vòng thôi hà.

Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017

Người điên cũng là đại bồ tát đấy mọi người!

Có thời gian tôi làm tình nguyện viên ở nhà Mẹ Teresa. Nơi này tựu trung người điên, người già neo đơn, trẻ mồ côi, người khuyết tật. Tóm lại là đủ mọi thành phần mà xã hội và ngay cả gia đình họ từng chối bỏ, muốn vứt họ ra đường cho rảnh mắt, hoặc tệ hơn nữa là chẳng có người thân để mà vứt vì họ đến từ thùng rác.
Vậy mà không ngờ họ dạy cho tôi vô số điều mà người bình thường không dạy được. Một trong những điều ấy là: Thân thể tự vận hành mà không cần ý muốn của mình.
Ví dụ: Khi mình muốn ăn thì mình đi lấy thức ăn mình ăn, rồi mình khởi ý nhai, rồi khởi ý nuốt. Vì hành động này cứ lặp đi lặp lại cho nên làm cho mình lầm tưởng rằng nếu mình không khởi ý muốn thì cơ thể chẳng thể vận hành. Cái mỗi ngày tôi được giao nhiệm vụ đút cơm cho ngưởi tâm thần ăn, trong đó có một đại bồ tát. Vị bồ tát này là thanh niên thân thể to lớn tráng kiện, tay bị khèo nên chẳng thể dùng, răng thì đầy đủ nhưng do miệng chẳng bao giờ khép lại, cứ hả ra miết thì lấy gì mà nhai cơm, cho nên cơm đút cho vị này phải được xay nhiễn hoặc nghiền nhiễn rồi đút. Vậy mà đút vào miệng thì thức ăn tự trôi xuống. Chỉ cần có người giúp để thức ăn vào mồm thôi thì cơ thể tự thực hiện chức năng của nó. Tôi kinh ngạc dễ sợ luôn. Sau đó, tôi bắt chước thử. Tôi lấy một miếng bánh mì trắng ngậm vào miệng, cứ để vậy và không nhai. Nước miếng tự thấm vào bánh mì làm cho bánh mềm nhũn thành nước, khi thành nước rồi thì cổ họng tự nuốt. Tóm lại là chỉ ngậm bánh mì vào miệng rồi không làm gì cả, chỉ quán sát cơ thể tự vận hành thôi. Đúng là không ngờ luôn!
Nhờ học được bài học đắt giá từ vị đại bồ tát trong vai người tâm thần bị khuyết tật mà sau này tôi có thể vượt qua 1 giờ ngồi thiền im lìm như pho tượng không được đổi tư thế tại trung tâm thiền Goenka. Tôi vận dụng lý “Cơ thể tự vận hành” nghĩa là không cần mình tác ý khởi ý gì cả, cơ thể tự thân vận động, cơ thể biết tự chăm sóc nó. Lúc đầu ngồi khi cơn đau lên đến đỉnh điểm, tưởng như không chịu nổi, cái tôi nói rằng: “Ủa cơ thể, mày tự sống độc lập được mừ, mày tự vận hành mừ, mày đâu có cần tao đâu mà sao bây giờ mày nhiều chuyện quá vậy. Mày đau thì kệ mày nha, mày có gãy xương thì cũng kệ mày nha, hổng có liên quan đến tao.” Ha ha ha. Trời, vậy mà cơ thể nó cũng tự biết thân biết phận thấy ghê luôn. Khi thấy mình bỏ nó rồi, hổng có thèm để ý nó nữa, cái nó hổng thèm đau nữa, vậy là cơn đau từ từ giảm. Khi nó giảm, cái mình ngạc nhiên, mình tự hỏi: “Ủa sao mày giảm vậy, hổng đau nữa sao cưng!” Cái nó ghét nó đau trở lại. Hehehe. Vui ghê!
Đấy mọi người thấy chưa, cơ thể có thể tự vận hành độc lập, biết tự chăm sóc nó, hổng cần mình đâu. Cái này khoa học chứng minh luôn rồi nè! Cơ thể có chức năng tự chữa bệnh.

Lưu ý: Hôm nào mọi người thử ngậm thức ăn vào miệng và không nhai không nuốt để cho cơ thể tự vận hành thử xem sao! Tôi phải mất vài chục phút với một miếng bánh mì nhỏ đó. Nhưng ăn kiểu này rất lâu đói trở lại và đỡ tốn thức ăn lắm đó. Nghĩa là ăn ít mà no lâu.

Bài liên quan: Ngũ Uẩn

Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017

Nhân chi sơ tính có bổn thiện hay không?

Có. Nhưng đó là cái thiện của Nhị Nguyên. Vì là cái thiện của Nhị Nguyên nên Nhân chi sơ chẳng những có tính bổn thiện mà Nhân chi sơ còn có tính bổn ác nữa.
Một đứa trẻ thơ có tham có sân hay không? Có. Hãy quán sát thật kỹ một đứa bé bú mẹ ta sẽ thấy nó vẫn tham vẫn sân. Khi đói mà không được bú, nó thể hiện sân bằng cách khóc ré lên, quẫy đạp đủ kiểu. Khi được mẹ  đưa vú vào miệng. Có đứa vẫn chưa hết sân đâu nhé! Nó cào cấu nhai cắn núm vú mẹ khiến mẹ phải đau đớn vô cùng. Và cái tham của một đứa trẻ thể hiện ở chỗ là khi đói nó ngấu nghiến ngậm lấy vú mẹ mà bú lấy bú để.
Cho nên một người tu để trở về cảnh giới của một đứa trẻ thơ thì người ấy vẫn còn kẹt trong Nhị nguyên.

Nhưng vì sao người ta vẫn hay so sánh một người tu đắc đạo (nghĩa là đã Kiến tánh/ nghĩa là đã Nhập Dòng) với một đứa trẻ?

Đó là vì chưa đủ duyên để hiện ra ngoài cho nên cái tham cái sân của một đứa trẻ thơ thuộc mức độ vi tế và siêu vi tế. Và một người tu đắc đạo cũng vậy. Họ qua được cái tham sân thô chứ cái vi tế và siêu vi tế vẫn còn ẩn nấp bên trong. Đó là lý do vì sao những vị tu thiền định đạt đến mức thiền cao nhất, vào được cảnh vô sắc giới nhưng họ vẫn không thành Phật được dù họ cực thiện. Là vì cái tham của họ đi vào mức siêu vi tế rồi. Cho nên cái thiện của họ vẫn là cái thiện của Nhị Nguyên, không phải cái thiện của thực tánh.

Trước đây tôi từng ảo tưởng về kiểu tu để trở về cảnh giới của trẻ thơ. Nhưng khi được thiện tri thức khai thị cho pháp Nhị Nguyên mới biết được rằng cảnh giới ấy chỉ là bước khởi đầu cho con đường tu mà thôi, chưa phải là đích đến.

Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2017

CHIÊU CẢM

Nếu mình thường xuyên suy nghĩ tiêu cực, nói lời tiêu cực, phán xét lỗi người này người nọ thì một thời gian sau mình toàn gặp chuyện xấu chuyện tiêu cực. Vì sao lại như vậy?

Trong mỗi người luôn có những hạt giống từ thiện đến ác, từ cực thiện đến cực ác. Cứ người ta có cái xấu gì thì mình có cái xấu ấy. Nhưng do hạt giống xấu của họ đủ duyên rồi nên nó mới trổ, còn hạt giống xấu của mình chưa đủ duyên nên nó ẩn. Cho nên ai xấu cái gì thì mình xấu cái nấy chứ mình đâu có tốt hơn hay thiện lành hơn ai đâu. Nhưng hạt thiện hay xấu chỉ trổ khi đủ duyên. Hạt xấu của mình chưa đủ duyên để trổ nhưng tối ngày mình thay vì tưới nước cho hạt thiện thì mình không tưới, mình cứ nhắm hạt xấu mà tưới miết thì khi đủ duyên quả tự trổ là điều dĩ nhiên rồi.

Cứ để ý thì thấy, cứ mình hay chê bai một điều xấu nào đó của người khác thì thời gian sau mình cũng hành động xấu y chang vậy luôn. Cái này tôi từng trải nghiệm rồi nè! Cứ tôi chê bai ai cái gì thì thời gian sau tôi dính vào cái xấu đó luôn.

Cái này người đời gọi là tự mình chiêu cảm quả xấu đến với mình!

Ứng dụng pháp nhị nguyên thì sẽ biết rằng khi mình thấy một điều xấu của người nào đó thì nên biết rằng mình cũng có cái xấu ấy. Khi biết mình cũng xấu giống họ thì không dám tùy tiện mà chê bai người, khi không dám tùy tiện chê bai người thì không có tưới tẩm cho hạt giống xấu, khi hạt giống không được tưới tẩm thì làm sao đủ duyên mà trổ quả.


Cho nên khi thấy bất cứ điều gì bất như ý thì hãy thu tâm lại để tự thấy mình cũng giống y như vậy khi đủ duyên!

Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2017

Thoát khỏi thiện ác tốt xấu.

Khi còn trong nhị biên thì tất phải chịu ảnh hưởng của thiện ác tốt xấu. Nhưng bản chất ai cũng muốn mình thiện mình tốt cho nên tìm cách thể hiện ra ngoài toàn cái thiện cái tốt, còn cái xấu thì tìm cách giấu vào bên trong. Nhưng cái xấu khi được giấu vào trong thì chỉ là đá đè cỏ mong chờ cơ hội được bùng phát ra ngoài. Hễ càng đè thì càng bức xúc cho nên chúng ta hay dùng đủ mọi cách để cho cái xấu xì hơi bớt ra ngoài (chứ cứ giấu nó ở bên trong miết thì chịu gì nỗi).

Ví dụ cụ thể là khi vào các trang mạng xã hội, chúng ta hay sử dụng nhiều nick cùng lúc. Cái nick chính thức thì rất tốt và đạo mạo, còn những nick mà người thân hay người quen không biết thì chúng ta sử dụng để xì bớt cái xấu ra ngoài. Còn ngoài đời thì bộ mặt lúc ở công sở khác với bộ mặt lúc ở nhà, khác với bộ mặt lúc ở quán nhậu,…… Do vậy mà có câu nói một người có nhiều mặt hay có nhiều vai diễn là thế đó.

Nếu cứ phải xoay quần với các vai diễn với các bộ mặt, với sự thiện ác tốt xấu như vậy thì rất là mệt mỏi và cũng chẳng thể giải quyết rốt ráo gì cả.

Khi chúng ta đi vào pháp nhị nguyên thì cứ cái gì nổi lên bề mặt, chúng ta tập quán chiếu mặt đối lập của nó ở bên trong. Khi nhìn thấy được cả hai mặt thì tự nhiên mọi thứ quay về với thực tánh hay với bản thể. Vậy là thoát khỏi tốt xấu thiện ác.

Ví dụ có bạn hỏi: “Tôn trọng người chính là tôn trọng mình. Yêu thương nguời chính là đang yêu thương mình điều đó có đúng không?”

Trả lời: Thực tánh của chúng ta đã là tôn trọng và yêu thương rồi. Do chúng ta đề cao bản ngã của mình quá nên mới sinh ra cái gọi là không tôn trọng và không yêu thương. Và để đối trị lại điều ấy thì chúng ta tìm cách tôn trọng và yêu thương. Luôn cố gắng như vậy sẽ rất mệt mỏi. Khi trở về với thực tánh thì điều ấy là tự nhiên, không cần phải làm gì cả. Làm sao để trở về? Đó là thấu cho được nhị biên. Khi ép mình phải tôn trọng và yêu thương thì có nghĩa là bên trong đã có sự không tôn trọng và không yêu thương. Nhìn ra được hai mặt đối lập này thì thực tánh mới hiện ra được.

Nhị biên/Nhị nguyên nghĩa là: cái gì cũng đi nguyên cặp đối lập mà ko thể tách rời, ví dụ: vui buồn, xấu đẹp, đúng sai, thiện ác, chánh tà, được mất, thành bại, phàm thánh, sanh tử, khỏe bệnh, sanh lão...vvv


Thứ Năm, 3 tháng 8, 2017

Kể chuyện trường thiền cho mọi người nghe nha!

Ở một trường thiền nọ, có một vị thiền sư hướng dẫn thiền cho thiền sinh quốc tế. Nghĩa là mạnh ai nói tiếng nấy. Để hiểu thì thông qua ngôn ngữ thứ 3. Vi diệu là vị sư này không rành ngôn ngữ thứ 3 lắm!

Ai cũng phải câm nín, không được giao tiếp nói chuyện gì cả. Mỗi ngày vào buổi trưa có 2 tiếng đồng hồ, vị sư già sẽ đến cho mọi thiền sinh trình pháp. Ai có vấn đề thắc mắc câu hỏi gì thì nêu ra cho thầy. Trên đời này 1 trong những điều khó khăn nhất là đối diện với thầy. Đặc biệt là người mê ăn ham ngủ thì càng không dám nên mỗi ngày có 2 h kinh hoàng như vậy. Vậy mà vị sư phụ trách thiền sinh chẳng hiểu gì về nỗi kinh hoàng này cả, ngày nào cũng đi dạo dạo mấy cái cốc lôi đầu từng người bắt phải đến trình pháp với thầy. Trời, có hành mới có cái mà trình chớ, toàn ăn với ngủ không thì biết gì mà trình. Nhưng mà bị ép quá nên phải nặn óc cho ra cái gì đó để trình. Mà để có gì đó để trình thì chỉ còn cách là phải hành thiền. Vậy là buộc phải hành thiền.

Vi diệu ở chỗ trò ngồi trò trình, trò nói gì là chuyện của trò, thầy chỉ ngồi im lặng nhìn trò. Vậy là xong, câu hỏi nêu ra không có câu trả lời, trò tự hỏi tự trả lời luôn. Trò ngồi nói quá trời, thầy chỉ nói 1-2 từ, khá hơn thì 1-2 câu, vậy là xong. Nhưng mà cái vi diệu nằm ở chỗ, chỉ cần trò có trình thì trong khoảng thời gian rất ngắn trò tự có câu trả lời luôn. Có khi câu hỏi nêu ra vừa dứt thì câu trả lời tự đến luôn, không cần thầy phải nói gì cả, thầy chỉ ngồi nghe thôi. Còn hôm nào lười lười không trình, giấu vấn đề trở vào trong tự nghiền ngầm tìm câu trả lời thì phải mất thời gian rất lâu, có khi từ 1-2 ngày. Vậy mà khi trình với thầy thì câu trả lời đến ngay trong ngày hôm đó dù thầy chẳng nói gì cả.

Mọi người thấy vi diệu chưa! Thật ra cái vi diệu này nằm ở chỗ, trò được “thế giới ngầm” hỗ trợ, nghĩa là được thiện tri thức giúp đỡ. Thiện tri thức ở đây có nghĩa rất rộng. Hay nói cách khác là khi chạm được vào pháp thân của chư Phật, chư Thánh và chư Bồ tát thì được hỗ trợ cho nên vấn đề được giải quyết rất nhanh. Làm sao để chạm vào pháp thân của thiện tri thức?

Thứ nhất cần phải có định, nghĩa là tâm không loạn, do đó không được hý luận. Hý luận rất lãng phí năng lượng và thời gian. Tâm định thôi cũng chưa đủ mà còn cần có tâm chân thật. Định với tâm chân thật thì đó là chánh định. Khi đạt được chánh định rồi thì sẽ chạm vào được pháp thân của thiện tri thức.


Túm lại, mục đích tôi viết bài này là để trả lời cho câu hỏi một vị hỏi tôi rằng có phải tôi thường viết bài là để giúp mọi người ra khỏi chỗ kẹt không. Không phải như vậy. Ai kẹt thì tự tìm cách ra, đâu có liên quan gì đến tôi đâu. Tôi viết là để trình pháp cho thiện tri thức hihihi.

Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

Câu trả lời thật đến từ đâu?

Do thấy mọi người hay khuyến khích nên đọc kinh đọc sách cho thông lý để khỏi đi lạc đường, cái tôi sinh tật nhiều chuyện kể cho mọi người nghe chuyện này vui lắm!

Ngày xửa ngày xưa, hổng biết thiền thiếc gì cả (do hổng biết thiền nên thấy ai ngồi thiền hay ghét và nói xấu lắm! Do ganh tị ấy mà, thấy người ta làm được còn mình thì hổng làm được nên bị tức), nhưng thấy mọi người ai cũng nói lý này lý kia nghe rất hay. Ghét quá tìm sách đọc đọc đọc để có cái mà tào lao này nọ với người ta chớ.

Ngồi đọc riết mỏi lưng nên nằm đọc, nằm dài dài ra ôm quyển sách dày cồm cồm đọc. Cái cạnh phòng tôi có một bạch y cư sĩ người Thái Lan nha! Cô này lúc nào cũng mặc đồ trắng, gia đình cực giàu, nhưng từ bỏ hết vào rừng tu thiền cùng sư phụ 10 năm. Sống ẩn dật và khổ hạnh, chuyên mặc quần áo cũ, ăn ngọ, khi ăn đếm từng muỗng, đủ thì dừng chứ không ăn cho đến no, mỗi ngày ngồi thiền 16 tiếng đồng hồ. Nếu không từ bỏ vào rừng tu thiền thì theo định mệnh cô ấy đã là vợ của Thái tử Thái Lan và bây giờ có thể thành hoàng hậu Thái Lan rồi đó. Nhưng mà cô ấy bỏ hết để làm bạch y cư sĩ. Cô ấy có thần thái của tiên nữ, khuôn mặt rất đẹp, mắt sáng rực rỡ, cốt cách quý phái, thanh tao như thần tiên.

Cô ấy suốt ngày suốt đêm đóng cửa phòng ngồi thiền miết, chỉ mở cửa khi ra ngoài đi toilet hay đi tắm thôi. Mỗi lần đụng mặt thì mắt cô ấy nhìn xa xăm đâu đó chứ hổng có thấy cái bản mặt mình. Lại ghét lần 2. Người đâu mà chảnh mèo quá!

Cái một trưa nọ, đột nhiên cô ấy xuất hiện trước cửa sổ phòng tôi, đưa cho tôi 1 món ăn nào đó (rõ là lấy thức ăn dụ kẻ tham ăn nè!) rồi bắt chuyện với tôi. Lạ ghê luôn! Cái tôi nói chuyện với cô ấy. Vậy là thỉnh thoảng hai người có trao đổi qua lại vài câu xong rồi mạnh ai vào phòng nấy. Người thì chuyên chú ngồi thiền, người thì chuyên ngồi gặm sách, cuốn nào cuốn nấy dày cồm cộm.

Câu cô ấy hay nói với tôi là: Chúng ta từng là chị em của nhau.

Một lần nọ cô ấy đứng ngay cửa sổ ngó thấy tôi đang ôm sách gặm gặm nên phì cười và nói một câu nghe bất mãn thấy sợ luôn. Cô ấy bảo: Mọi câu trả lời cho những thắc mắc và vấn đề của mình đều đến từ bên trong, chứ không phải đến từ sách vở. Câu trả lời đến từ sách vở không phải là câu trả lời chân chính đâu.

Mục đích của cô ấy là để khuyên tôi ngồi thiền. Nhưng mà lúc ấy đang làm mọt sách mà bị chê nên ghét quá, cho rằng cô ấy nói vớ nói vẩn nó tào nói lao gì đâu không hà.

Vậy mà không ngờ câu nói của cô ấy theo đuổi tôi cho đến tận bây giờ. Mọi câu trả lời phải đến từ bên trong, không phải đến từ bên ngoài.


Đúng là tôi số đỏ. Đi đâu cũng gặp thiện tri thức.

Thứ Ba, 1 tháng 8, 2017

Một bài pháp rất dễ thương!

Người đời thường than trách: con người sao quá tệ bạc xấu xa .. 

Khi đã thấy người xấu thì mình đã ngầm tự cho mình là tốt rồi. Nếu mọi người chung quanh là xấu, đều là hèn hạ, đều đáng ghét, mình quá tốt, thì không còn lòng dạ nào thân thiện với ai cả. Như vậy ở thế gian này mình như kẻ lạc loài bởi có suy nghĩ mình quá tốt đẹp hoàn hảo trong thế gian không có ai bằng mình nên không quan hệ không giao hảo được. Khi thấy mình lạc lõng giữa mọi người thì sẽ sanh tâm chán đời. Ngược lại, nếu thấy mọi người ai cũng tốt, ai cũng giỏi, ai cũng hơn mình bản thân muốn được gần gũi giao hảo, học tập, để được hay được tốt, được tiến bộ. Lúc đó tâm yêu đời phát khởi. Quan niệm yêu đời hay chán đời gốc từ chỗ thấy người tốt hay người xấu mà ra..

Đa số chúng ta với cặp mắt quen nhìn ra ngoài ít để ý chính bản thân mình. Bởi vậy, lúc nào cũng thấy người này có khuyết điểm, người kia cũng có khuyết điểm, còn mình thì không thấy lỗi của mình nên luôn cho rằng mình là người tốt, người hoàn hảo. Mọi người cũng vậy cũng có suy nghĩ giống mình ,họ luôn hướng ra ngoài, khi thì thấy cái khuyết điểm nhiều hơn cái ưu điểm và cái xấu của người mình nhớ mãi, cái tốt của người lại mau quên. Cho nên giúp ai thì mình nhớ hoài, còn ai giúp lại mình thì không hề nhớ. Do đó mà sinh ra cái bệnh kể công và quên ơn người. Cái ơn lớn nhất là ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà cũng quên nữa. Hàng ngày chúng ta không nghĩ đến việc hiếu thảo với cha mẹ, cứ dạy con phải có hiếu với mình. Đó là do mình nhớ mình ban ơn cho con mà không nhớ cha mẹ ban ơn cho mình. Đây là thực tế bất công mà hiện nay đa số ở xã hội bây giờ như vậy.
Có nhiều người nói chuyện đáng thương lắm, họ nói rằng : Ở đời chẳng ai thông cảm cho tôi cả. Trong nhà thì cha mẹ anh chị em không hiểu được tôi, ra ngoài xã hội cũng không ai thông cảm cho tôi. Tại sao mọi người không thông cảm cho mình? Tại mình quá hay, hay tại mình quá dở? Cũng bởi bản thân mình chấp ngã to quá, mở miệng ra là đề cao mình lên, hạ người khác xuống, mình cao quá ai thông cảm cho mình được đây? Người mà hay than như vậy là do họ cho là họ hay, họ tài giỏi, họ hoàn hảo, họ không bao giờ thấy họ dở, nên thấy không ai hiểu nổi mình ,cho nên luôn cảm thấy cô độc, mà cô độc thì sinh ra chán đời, rồi than trách, chửi đời.
Con người thường thấy ai hay, ai tốt làm được lợi cho đời, cho mình thì mới quý trọng, còn ai mà dở xấu, hèn kém thì khinh họ. Vẫn có sự phân biệt tốt xấu, giàu nghèo. Bởi vì mình thấy những người này không làm lên trò trống gì, chỉ có ta thôi, nên thấy họ không có ý nghĩa gì với mình cả. Vì vậy sinh ra chán không muốn lo, không muốn làm gì cho ai cả, nên sống trong buồn khổ u não chứ không vui.
Muốn có quan niệm sống phù hợp với đạo lý và hữu ích cho đời, thì chúng ta phải có thái độ nhìn đời cho thấu đáo. Bây giờ chúng ta muốn sống với mọi người cho vui thì phải làm sao? Phải nhìn thấy cái dở quên đi cái hay của mình, thì tự nhiên ( Cái ta) tự hạ thấp thì đâu còn phân biệt chấp trước, khinh thường với ai, ai ai mình cũng thể giao hảo, hoà đồng, sống vui vẻ cùng mọi người được. Quý vị thử nghĩ xem có ai trọn đời tài giỏi hoàn hảo được, cẩn thận tối đa cũng có lúc sơ xuất để mọi người thấy cái dở của mình. Như vậy nếu kiểm điểm những điều dở từ thuở bé đến giờ ghi chắc đầy cuốn trăm trang. Lỗi mình cộng lại nhiều như thế thì có gì mà phách lối, có gì mà kiêu ngạo? Do vì cái dở của mình xoá hết, cái hay ghi vào, khi giở sổ ra thấy mình hay quá, hoàn hảo quá, nên mới thấy mình siêu, mới thấy mình hơn thiên hạ, đâu có biết mình cũng đã từng sai, đã từng phạm sai lầm, đã từng dở hơn người trong thiên hạ. Luôn nghĩ mình tốt đẹp hơn người nên thường coi khinh người khác. Mọi người và mình muốn có chỗ thông cảm cho nhau thì việc đầu tiên phải nhìn thấy lỗi của mình đừng nhìn thấy mỗi cái hay của mình, thấy mình còn dở nhiều nên gần ai cũng có cái nhìn muốn học hỏi, nhờ vậy dễ cảm thông với mọi người.
Bởi vậy trên đường tu người phật tử chân chính phải nhớ cho thật kỹ là đừng thấy lỗi của người mà phải thấy lỗi của mình và tìm cái hay của người mà học hỏi. Phật dạy: Người có nhiều đức tính tốt hơn ta thì đó là bậc thầy của ta, ta học những cái hay của họ. Người có cái dở cũng là bậc thầy của ta, ta cũng nhìn đó để mà tránh. Thầy hay chúng ta bắt chước, thầy dở chúng ta học để tránh. Phải biết nhìn ra cái hay cái dở để mà chuyển hóa rồi sửa đổi. Sửa đổi được rồi với con mắt từ bi, tâm từ sẽ không còn sự phân biệt tốt xấu, hay dở, nhìn đâu cũng thấy an vui hạnh phúc vậy thì sẽ không còn yêu đời hay chán đời mà tất cả sẽ đồng nhất, bình đẳng. Nhìn thấy ai cũng là thiện tri thức để cho mình học hỏi không còn phân biệt chấp trước, như vậy thì không còn phiền não, không còn có sự vui buồn, yêu đời hay chán đời thất thường nữa, đảm bảo tâm của chúng ta lúc nào cũng an lạc, vui vẻ...
ST