Blog Thích đi bụi ra đời với mục đích truyền can đảm cho người VN, đặc biệt là giới trẻ, để họ dám nghĩ và dám đi. (The establishment of this blog is to spread the courage to young people, especially Vietnamese ones, in order that they dare think and dare go.)
CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY
1. Đối tượng độc giả:1. Những bạn trẻ có máu phiêu lưu thích chu du xứ người trong thời gian dài nhưng với số tiền tối thiểu nhất có thể; 2. Những người có tâm hồn rộng mở, sẳn sàng dẹp cái tôi và quan điểm của mình sang bên để tiếp nhận những quan điểm mới.
2. Quan điểm: Bạn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bạn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bạn sai. Bạn suy nghĩ khác tôi bởi vì tôi và bạn không giống nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.
3. Phương tiện: "Với bát cơm ngàn nhà; Một mình muôn dặm xa; Chốn chốn không phải nhà; Chỗ nào cũng là nhà."
4. Nội dung: Bao gồm nhiều lĩnh vực mà tôi quan tâm 1. Du lịch bụi (Budget Travelling) 2. Sống tối giản (Minimalism) 3. Tái chế và tái sử dụng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuộc sống
Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012
Bí kíp đi bụi ở Trung Quốc mà không biết tiếng Hoa
Trước khi đưa ra kinh nghiệm rút tỉa của mình thì tôi xin giải thích dài dòng một tí cho có đầu có đuôi các bạn nhé!!!!
Tháng đầu tiên là tháng kinh hoàng nhất của tôi tại Trung Quốc. Tại sao? Lúc ấy là mùa đông và tôi lại không biết tiếng Hoa. Ngoài ra tôi lại là người đi bụi với ngân sách 1.000 đô Mỹ/3 tháng. Chính vì thế tôi phải tìm mọi cách để tồn tại ở Trung Quốc mà không bị lũng ngân sách. Chính nhờ ngân sách eo hẹp nên tôi buộc phải đi chợ địa phương, buộc phải ở nhà trọ giá rẻ (chỉ toàn người địa phương), buộc phải đến những thành phố nhỏ nơi số lượng người biết nói tiếng Anh là rất nhỏ mà tôi trở nên là người biết nói tiếng Hoa. Dù tôi chỉ biết nói những câu thông thường nhưng cũng đủ giúp tôi tồn tại ở Trung Quốc trong 8 tháng. Nếu tôi không phải thường xuyên di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh kia (mỗi tỉnh nói tiếng Hoa với giọng điệu khác biệt, thậm chí họ còn xen tiếng bản địa vào nữa) thì đảm bảo tiếng Hoa của tôi không tệ tí nào.
Tuy nhiên, do thường xuyên di chuyển, thường xuyên tiếp xúc với tiếng Hoa được nói với những ngữ điệu khác nhau mà tôi có khả năng hiểu và đoán nghĩa ngôn ngữ của người Trung Quốc ở các vùng khác nhau. Ví dụ người Bắc Kinh (Beijing) không thể hiểu người Quảng Tây (Guang Xi) và ngược lại hoặc họ không nghĩa tiếng Hoa của người Tay Tạng ở Sichuan (Tứ Xuyên) nhưng tôi lại có thể đoán và hiểu tuốt. Người Hồng Kong không hiểu người Guangdong (Quảng Đông), tôi hiểu luôn. Thật buồn cười!!!! Không phải tôi siêu phàm gì đâu. Chỉ do tôi thường xuyên nghe nên có thể đoán ra họ muốn nói gì.
Các bạn có thể áp dụng những cách mà tôi từng áp dụng thành công cho tình trạng dốt tiếng Hoa của mình như sau:
Thứ nhất, tôi chụp hình những từ tiếng Hoa thông dụng nhất đối với tôi. Ví dụ: nhà trọ, công viên, toilet, siêu thị, chợ, lối ra, lối vào,…Khi tôi nói người bản địa không hiểu (do phát âm của họ khác) thì tôi chìa hình chụp từ ấy ra (dù phát âm khác nhưng khi viết thì dĩ nhiên là giống nhau rồi), dĩ nhiên là họ có thể đọc rồi. Các bạn lưu ý khi chụp hình các từ thông dụng thì phải lựa những từ nào viết vừa dễ đọc vừa to để người mắt kém cũng có thể thấy ấy. Chụp ở đâu à? Dĩ nhiên là từ các bảng hiệu trên đường ấy. Ví dụ từ “siêu thị”, thường kèm theo cả tên siêu thị ấy nữa thì bạn bỏ phần tên, chỉ chụp từ “siêu thị” thôi. Vậy là tôi có bộ sưu tầm của riêng mình rồi.Bài liên quan: Hình chụp những thuật ngữ cần thiết dành cho người đi bụi ở Trung Quốc
Thứ hai, khi đến tỉnh nào hoặc thành phố nào đó thì chụp hình các bảng chỉ đường đến các địa điểm tham quan của khu vực ấy càng sớm càng tốt (thường các tấm bảng này có màu nâu đỏ và có ghi tên bằng cả tiếng Hoa và tiếng Anh). Và khi muốn hỏi đường đi đến một địa danh nào thì chỉ cần chìa cái hình ấy ra cho người địa phương tự đọc thì họ sẽ chỉ đi đúng hướng. Ví dụ:
Thứ ba là chụp hình tên đường và chụp hình trạm xe buýt để có thể chìa ra hỏi thăm đường. Nếu di chuyển bằng xe buýt thì chụp hình bảng thông báo các xe buýt đỗ tại bến mình muốn trở về. Để chi? Loanh hoanh mà bị lạc thì cứ tìm tuyến xe buýt trong hình để mà đón xe về.
(Tạm thời là thế, khi nào nhớ ra điều gì nữa thì sẽ bổ sung sau các bạn nhé!!!!)
Ka ka, hay quá, đúng là đi 1 ngày đàng học 1 sàng khôn.
Trả lờiXóaquá đỉnh...
Trả lờiXóa