CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012

Campuchia (12): “Xông pha” vào căn cứ địa của Khmer Đỏ - vào địa cứ (phần 3)

Kỳ trước: Campuchia (12): “Xông pha” vào căn cứ địa của Khmer Đỏ- đến Anlong Veng (phần 2)

Ở Anlong Veng không thể tìm thức ăn chay cho Emilie nên cô ta đành ăn cơm không cùng cà chua. Cô ta đói đến nỗi tay chân run lẩy bẩy; vậy mà trước đó cứ kén chọn mãi; cuối cùng đói quá nên phải chịu thôi. Ăn xong thì mọi người suy nghĩ xem nên làm gì. Bàn bạc một lúc thì quyết định không nghỉ tại nhà trọ mà đạp xe đi về hướng đền Preah Vihear (cách Anlong Veng khoảng 109 cây số) để tìm chỗ ngủ.

Chúng tôi đi ngang qua một đám cưới.

Tôi hỏi có ai muốn vào ăn cưới không thì họ bảo không được mời mà vào thì họ thấy kỳ quá. Chúng tôi đi đến một cái cổng chùa đang xây dở dang. Tôi dừng lại hỏi thăm thì người dân bảo có thể ngủ trong chùa này. Chúng tôi đi vào con đường đá đỏ khoảng 500 mét thì đến chùa.

Hai cô gái mặc thêm quần áo vào để che bớt da thịt đi. Tôi hỏi sư trụ trì chúng tôi ngủ ở đó được không. Họ bảo được. Lúc đầu chúng tôi dự định căng lều ngủ trong cái chồi cạnh cây nước để tiện tắm rửa. Một cô bé Khmer có tên là Kolap đang lấy nước, nói chuyện với chúng tôi. Cô ta bảo vào trong nhà ăn mà ngủ. Vậy là chúng tôi khăn gói vào đó. Emilie và Olga được chỉ cho mùng chiếu và gối; họ giăng mùng lên ngủ chung; cái mùng nhỏ nên chỉ ngủ được thoải mái 2 người thôi. Tôi căng lều lên ngủ; dù sao tôi vẫn thích ngủ trong lều hơn.

Xong xuôi mọi người ra cây nước tắm. Cô bé Kolap giúp chúng tôi bơm nước. Sau đó cô bé rủ mọi người về nhà cô ta ngủ. Tôi bảo tôi căng lều lên rồi. Vậy là mọi người từ chối.

Các nhà sư đến “tám” với chúng tôi trong ánh đèn cầy; chùa này cũng không có điện. Trong số họ có một nhà sư biết tiếng Anh một chút. Nhà sư hỏi xin số điện thoại của Olga nhưng cũng như tôi, hai cô gái kia không ai dùng điện thoại cả. Chúng tôi từ chối. Olga có vẻ ngạc nhiên nên hỏi tôi: “Sao sư mà lại đi xin số điện thoại của phụ nữ.” Tôi nhún vai ra ý: “no idea.” Một lúc sau, các sư bỏ đi hết để chúng tôi nghỉ ngơi.

Cả ngày mệt mỏi nên ai cũng ngủ ngon thì chợt có tiếng bước chân thình thịch, tiếng nói xôn xao, tiếng cười rổn rảng của một nhóm phụ nữ và tiếng đèn pin loáng loáng soi vào mùng. Tiếng Emilie: “What is it?” Tiếng cười nói: “What is it? Fa rang? (người nước ngoài?) Tôi không biết họ là người hay âm hồn nữa.

Cuối cùng họ ngồi xuống và ăn gì đó. Tôi chui ra khỏi lều thì thấy 3 phụ nữ và 1 người đàn ông đang ăn cà ri. Họ rủ tôi ăn. Không khách sáo, tôi ngồi xuống luôn và rủ Emilie cùng Olga ra ăn. Đúng là một kỷ niệm không thể nào quên. Chúng tôi ngồi ăn cà ri cùng với họ vào khoảng 10-11h đêm. Họ cứ bảo chúng tôi ăn cho no hoài nên chúng tôi cũng ăn no nóc luôn. Sau này Emilie và Olga cứ nhắc mãi lại chuyện này. Họ luôn miệng bảo chuyến đi xe đạp này là phần thú vị nhất trong suốt cuộc hành trình của họ cho đến ngày hôm nay. Đối với tôi những chuyện như thế bình thường nhưng họ mới trải nghiệm việc đạp xe đi xa lần đầu và rất nhiều cái mới mẻ nên họ cứ xuýt xo mãi.

Cà ri nóng ăn cùng bánh mì khá ngon. Chúng tôi “chén” rất tự nhiên. Olga chỉ ăn bánh mì thôi. Cuối cùng mọi người để chén muỗng qua một bên và họ giăng mùng ngủ. Thì ra họ đến để ngủ ké chùa đây mà.

Buổi sáng họ dậy sớm hơn chúng tôi và đọc kinh gì đó. 6h30 tôi bảo mọi người dậy để thu dọn bởi vì các nhà sư sắp đến ăn sáng. Nhưng tôi thấy lạ quá; không thấy ai nấu ăn hay chuẩn bị thức ăn cho sư cả. Có một gia đình đến làm lễ gì đó, chắc là lễ trừ tà.

Chỉ có một sư ngồi ăn thức ăn của họ thôi. Sư hỏi tôi có đói bụng không. Tôi nói không đói lắm. Tôi hỏi các sư và chú tiểu khác đâu thì sư bảo mọi người đến một nơi nào đó (tôi đoán là đám tiệc gì ấy) nên sáng đó không ăn tại chùa.
Thằng bé này có nụ cười đẹp vô cùng nhưng mỗi khi tôi giơ máy ảnh lên thì mặt nó nghiêm như thế này.

Vậy là tôi phải giục hai cô gái vội vã lên đường bởi vì nếu họ có lễ gì đó thì tôi không muốn bỏ lỡ cơ hội chụp hình. Sư dặn chúng tôi là khi nào về thì cứ ghé lại chùa mà ngủ, không ngại gì cả đâu.

Chúng tôi đạp xe ra ngoài khoảng vài trăm mét thì thấy một cái đám cưới. Tôi ra dấu hỏi một phụ nữ đang đứng ở ngoài sân là chúng tôi vào chụp hình được không thì họ bảo được và mời vào. Chúng tôi leo lên thang để vào nhà sàn. Những người ăn cà ri cùng chúng tôi đêm qua đều có mặt ở đây cả; 2 sư và 2 chú tiểu trong ngôi chùa mà chúng tôi ngủ tối qua đang ngồi tụng kinh với thức ăn ê hề trước mặt.

Tôi thấy họ đốt vàng mã là đô la Mỹ nữa đấy. Tôi tranh thủ chụp vài pô hình. Olga và Emilie thì ngại nên không dám chụp; tôi cứ click click.

Khi lễ xong, họ mời chúng tôi ăn; đó là món cháo cá và bún Khmer. Thấy dĩa bánh bò, Olga và Emilie hỏi đó là gì và rất muốn ăn nhưng ngại mở miệng ra hỏi. Tôi qua mâm cạnh hỏi xin và đưa cho họ ăn. Họ thích món bánh bò ăn với dừa nạo này vô cùng.

Khi ăn xong thấy mọi người cúng dường tiền gì đó. Olga và Emilie hỏi tôi. Tôi hỏi người dân thì người dân bảo cho tiền vào khay. Hai cô gái cúng dường khoảng vài ngàn riel. Tôi ngại vụ này nên không làm. Lúc sau tôi đoán ra là họ đang quyên góp cho chùa bởi vì có quyển sổ ghi tên người đóng tiền ở bên cạnh mà.

Chúng tôi đạp xe đi về hướng đền Preah Vihear khoảng vài cây thì quyết định dừng lại quá giang xe. Tôi bảo họ đón xe của quân đội bởi vì tôi biết chắc là dù tranh chấp đã được giải quyết nhưng dễ gì Campuchia rút quân đội đi hết. Một chiếc xe tải của quân đội chạy đến. Xe trống rỗng. Chúng tôi ra dấu quá giang và xe dừng lại. Ba chiếc xe đạp được mang lên và chúng tôi leo lên ngồi; ai cũng hỉ hả vì quá giang quá dễ. Đoạn đường tiếp theo sẽ được mô tả trong bài nói về ngôi đền Preah Vihear các bạn nhé!!!!
Campuchia (13): “Đột nhập” vào đền Preah Vihear – ngôi đền mà Thái Lan và Campuchia tranh chấp

Bây giờ tôi tiếp tục câu chuyện về khu căn cứ của Khmer Đỏ.

Sau khi trở về từ đền Preah Vihear. Chúng tôi ngủ một đêm trong ngôi chùa ngủ lần trước gần Anlong Veng. Đó là chùa Thlat, làng Toul Kroland, huyện Thlat, quận Anlong Venh, tỉnh Oddor Meanchey.

Buổi sáng, sau khi ăn sáng, nhà sư ở lại nói chuyện và nhờ Emilie cùng Olga phụ đạo tiếng Anh. Sư cứ đi theo họ mãi đến nỗi Olga nói nhỏ: Chắc sư muốn bỏ tu luôn hay sao ấy???
Các sư quây quần nói chuyện với chúng tôi

Sư Khmer cũng có thể có hình xăm

và hút thuốc thoải mái
 Cuối cùng sư bảo chúng tôi đến nhà Tamok; không ai hiểu Tamok là gì mà sư cũng không biết giải thích bằng tiếng Anh là gì nên chúng tôi nghĩ chắc là chùa hay di tích lịch sử gì đó. Tôi bảo tôi muốn đến đó xem sao; vả lại chỉ cách Anlong Veng khoảng 1 cây số thôi.

Lúc mọi người chia tay các sư để đi thì sư hỏi xin địa chỉ Facebook của Emilie. Emilie có vẻ ngạc nhiên và hỏi tôi là sao các nhà sư Khmer có vẻ socialize quá vậy? Vì những chuyện đã xảy ra ở các ngôi chùa khác nên tôi không dám nói chuyện đùa giỡn với các nhà sư nữa.

Chúng tôi ra khỏi chùa và đến Anlong Veng. Hỏi thăm đường đến nhà Tamok thì được bảo đi khoảng 500 mét, rồi lại đi 1 cây số, sau đó có bảng hướng dẫn ngay đầu đường.



Thì ra Tamok là một tướng cũ của Pon Pol. Trước đó, sư có bảo chúng tôi là người nước ngoài nên có thể phải mua vé. Khi chúng tôi đến thì không ai bắt mua vé cả; miễn phí. Chúng tôi vào.

Cảnh thanh bình yên tĩnh.
Mobile radio station of Polpot

Dòng chữ tiếng Anh duy nhất tại đây; còn lại là chú thích bằng tiếng........Khmer nên chúng tôi chả hiểu gì cả
Thùng rác gì mà trông y như thùng.........đạn


Khu vườn thật rộng.





Các ngôi nhà sàn.





Cảnh từ nhà sàn nhìn ra thì tuyệt vời.



Nghe nói có hầm trú ẩn nhằm tránh bom của chính phủ nhưng tìm mãi không thấy.
Cứ tưởng là dấu giầy của Tamok; té ra không phải; của ai thì không biết

Lúc tôi đi loanh quanh tìm hầm trú ẩn thì có hai nhà sư không biết tiếng Anh nhưng muốn chụp hình chung với hai cô gái bạn đường của tôi. Khi tôi đi ra thì Emilie bảo tôi rằng thật lạ là Emilie khi đứng giữa họ để chụp hình, cô cố tránh không chạm vào người họ nhưng họ lại cố ý nghiêng người chạm vào vai cô ta mới ghê chứ!!! Tôi bảo Emilie chụp lại với họ thì không thấy cảnh ấy nhưng Emilie bảo hình trước trong camera của cô ta có đấy. Tôi cũng thấy lạ quá!!! Đáng lẽ sư không được chạm vào phụ nữ chứ. Hay họ nghĩ đây là phụ nữ nước ngoài nên không cần giữ gìn chăng?

Từ nhà Tamok đi ra, tôi đề nghị ghé vào phòng thông tin nằm ngay cửa ra vào mà lúc đến chúng tôi không để ý. Một người đàn ông ở đây nói tiếng Anh khá tốt và cho chúng tôi những thông tin vô cùng thú vị.

Đó là Mr. Sovithyea Hok, Deputy Director Tourist Office Oddor Meanchey; email: suvithyea@yahoo.com; Điện thoại: 855 – 012 884403

Khi tôi hỏi xin phần thông tin bằng tiếng Anh thì ông ta xin lỗi và bảo hiện giờ họ vẫn đang tập hợp tài liệu và không thể cung cấp thông tin được. Họ đang xây dựng một bảo tàng ở ngay tại đây. Năm sau nếu chúng tôi quay lại thì sẽ có phần thông tin chính xác.

Ông ta quả thật y như người phát ngôn của chính phủ bởi rất nhiều câu hỏi của chúng tôi, ông ta xin lỗi không trả lời và bảo rằng thông tin vẫn đang được tập hợp nên chưa thể trả lời.

Ông ta bảo Tamok là một tướng lĩnh của Pol Pot. Khi Pol Pot bị bắt thì Tamok vẫn còn quân đội và cố thủ tại căn nhà này. Mãi đến năm 1998 khi Pol Pot bị hỏa thiêu thì Tamok mới ra hàng; nhưng không ở tù ngày nào, chỉ bị quản thúc trong một căn nhà nhỏ mà thôi.

Ông ta bảo gia đình ông ta trước đây là giới trí thức (thành phần mà Pol Pot cực kỳ căm ghét) bởi bố mẹ là giáo sư. Tuy nhiên họ đoán trước thời thế nên đã tẩu thoát trước khi bị giết. Bằng cách nào? Họ sang Sài Gòn ở 1 năm. Ông ta bảo nhờ Pol Pot có một ý tưởng điên rồ là dù không có vũ khí, không có binh sĩ nhiều vẫn muốn sang Việt Nam đánh chiếm lại Sài Gòn và miền Nam Việt Nam. Tức mình, nên Việt Nam mang quân đánh bật trở vào. Do Việt Nam đem quân đội vào Campuchia là không đúng nên sau khi đánh bật quân Pol Pot thì vội vã rút lui; và gia đình ông ta đã theo chân mấy người lính Việt Nam này. Đó là năm 1978. Họ ở lại Việt Nam 1 năm.

Khi tôi hỏi là nghe nói chế độ Pol Pot là do Trung Quốc tài trợ có đúng không? Ông ta bảo hiện họ đang trong quá trình tập hợp tài liệu nên vẫn chưa có chứng cớ cụ thể. Một số quốc gia muốn họ gây hấn với các nước khác nên tung tin đồn là nước này nước nọ yểm trợ Pol Pot nhằm làm mất tình đoàn kết với các nước. Họ bảo khi nào họ có chứng cớ cụ thể chính xác thì họ sẽ trả lời cho câu hỏi: ai đã yểm trợ Pol Pot diệt chủng dân Khmer. Chết cha, hy vọng Việt Nam không dính líu vào vụ này (mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia theo cảm nhận của tôi là không hề đơn giản các bạn nhé!!!); nếu không họ đem ra tòa án quốc tế kiện hoặc họ thông báo cho toàn dân họ biết thì lúc ấy dân an nam mít không dám bước chân sang Campuchia mà đi du lịch nữa đâu??? Nhỡ họ còn thù dân tộc, bổ cho một cán cuốc vào đầu là “thôi rồi lượm ơi!!!” Nếu muốn đi du lịch Campuchia thì đi tranh thủ đi ngay các bạn ơi!!!!

Olga hỏi là chế độ Pol Pot đem rất nhiều trẻ em từ các vùng quê về để “dạy dỗ” lại theo “kiểu mới,” vậy những đứa trẻ lúc ấy, bây giờ đã là người lớn có bị đem ra xét xử hay không?

Câu trả lời là: không thể trả lời cho câu hỏi này; hỏi mấy ông chính quyền ấy.

Tuy nhiên, lại thừa nhận là Pol Pot ghét trí thức, thù tiểu tư sản; ông ta đến những vùng xa xôi đem trẻ em của những gia đình nông dân nghèo khó về cho mặc áo pyjama đen và đào tạo. Nếu cha mẹ không đồng ý, cho vài cán cuốc vào đầu họ ngay. Vì sao lại bổ bằng cán cuốc mà không bắn? Tiết kiệm đạn…..chắc để đánh với Việt Nam.

Không biết có bạn nào trông thấy khuôn mặt của Pol Pot không? Hiền lành, lương thiện, y như thiên thần, vậy mà dùng cuốc bổ vào đầu người khác.

Theo thông tin mà tôi biết thì Pol Pot có bằng tiến sĩ Xã hội học của Pháp. Khi tôi nói với Emilie thì cô ta bảo cô ta có quen với một giáo sư của Pol Pot ở Pháp và ông giáo sư này bảo Pol Pot là một sinh viên khá kém thông minh. Olga nhảy ngay vào nói: “dĩ nhiên bây giờ họ phải nói thế thôi; không thể nào mà tán dương Pol Pot rồi.” Còn tôi thì nghĩ: “dân Pháp khéo nói nhỉ? Nếu kém thông minh thì sao họ vẫn cấp bằng tiến sĩ cho ông ta.”

Vậy ra Pol Pot đối xử tử tế với nông dân nghèo, hèn chi không phải người Khmer nào cũng ghét Pol Pot. Ông ta chỉ bổ cuốc vào giới trí thức, giàu có, tiểu tư sản hoặc những thành phần mà ông ta xem là “khó đào tạo” thôi. Tóm lại chắc bây giờ con cháu của những giới này thù ông ta tận xương tủy.

Vậy mà không hiểu sao nơi hỏa thiêu của ông ta ngày nay trở thành historical site của Campuchia luôn đó nghen các bạn!!! Có cả thùng quyên góp tiền để bảo vệ di tích ngay phía trước luôn ấy.

Anlong Veng có rất nhiều địa điểm tham quan. Hy vọng năm sau sẽ có bản đồ hay brochure hướng dẫn cụ thể rõ ràng các địa điểm này.

Những người ở đây bảo chúng tôi đến tham quan nơi Pol Pot bị hỏa thiêu, nằm trên một ngọn núi, cách nhà Tamok khoảng 14.5 km.

Tôi quyết định đi đến đây trong khi Emilie và Olga muốn về Siem Rep. Vậy là chúng tôi chia tay ngay khi ra khỏi nhà Tamok và hẹn gặp nhau tại Garden Village.

Kỳ sau: Campuchia (12): “Xông pha” vào căn cứ địa của Khmer Đỏ - leo núi vào nơi Pol Pot được hòa thiêu (phần 4)

5 nhận xét:

  1. người dân Khmer họ ko thích người Kinh cho lắm vì người Kinh từng mang tiếng xăm lược đất nước họ, và cho dù sử sách VN ko ghi rõ nhưng sự thật lịch sự vẫn có thể đc khơi mào nếu bạn học bậc đại học, cao học.

    Số là toàn bộ vùng miền Nam VN trước đây là vùng đất Khmer, Thủy Chân Lạp ấy. Tới khoảng cuối thế kỷ XVII thì đế chế Khmer sụp đổ, người Kinh từ phương Bắc sau khi đã thống trị đc Chăm cũng có ý định đánh chiếm Khmer, vua Khmer vốn nội chiến đã lâu nên cung ko thể giữ bờ cõi. Cho đến thời vua Nguyễn Huệ thì vùng đất Chân Lap (Campuchia krom ấy) hoàn toàn nằm trong vùng kiểm soát của người Kinh :D

    Đó là lịch sử thôi các bạn ạ, hãy để cho sự thật được thông suốt, ko nên nhìn vào đó mà chăm biếm vì sự thật hồi xưa nước nào mạnh là nước đó thắng thế hà.

    Cư dân Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long là cư dân bản địa, các kiến trúc chùa đình của họ còn lại rất nhiều trong khi người Kinh chúng ta toàn là mới xây cả, nếu bạn đi du lịch phía Bắc VN thì sẽ thấy những kiến trúc nhìn năm tuổi của dân tộc Kinh còn sót lại rất nhiều mà ở miền Nam ko có.

    Vài dòng lịch sử để các bạn hiểu rõ thêm, để văn minh và tri thức hơn. Hj

    Trả lờiXóa
  2. Rất vui vì có bạn trẻ như Vietbull am hiểu về lịch sử nước nhà (lịch sử là cái không phải ai cũng nhớ và cũng biết nên nếu mình biết thì dĩ nhiên có quyền tự hào rồi!)

    Tuy nhiên nói đi thì cũng nói lại, cái lịch sử mà bạn Vietbull được học là do dân tộc nào viết vậy bạn??? Người Khmer có nghĩ là người Việt xâm lược họ đâu; họ cho rằng khi Việt gả công chúa cho họ, họ tự nguyện dâng đất làm của hồi môn cơ mà. Vì vậy, cái mà nhiều khi mình cho là lịch sử hay sự thật là do bị ai đó " ép đặt" vào đầu nên chỉ nhìn một chiều. Đi bụi để có cái nhìn đa chiều các bạn ơi! Không ngồi nhà mà nói chuyện dông dài được đâu nhé!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ồ! Lịch sử của "Bò Việt" là lịch sử "máy lạnh" mà. Thời nay nhìu lắm. Các bộ luật và chủ trương (như bên giáo dục chẳng hạn) đều được các "tiến xỹ" ngồi phòng máy lạnh sáng tạo ra !!!

      Xóa
  3. Bàn về lịch sử VN chắc tới tết conggo vẫn chưa hết vì theo mình hiện nay LSVN cần phải có cuộc nghiên cứu độc lập tách khỏi ảnh hưởng chế độ, chính trị, tôn giáo...Nếu nói thẳng ra LSVN đang bị bóp méo và có sự dối trá trong đó theo nhu cầu chính trị đặc biệt dưới thời XHCN
    Mình không ngại nói thẳng ra vì chúng ta cần trả sự thật cho lịch sử...Không nên nhìn 1 phía như trường hợp Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh (Gia Long), hay hư cấu như Lê Văn Tám, bịa đặt như Võ Thị Sáu...Cuốn sách Tổ Quốc Ăn Năn bên dưới sẽ cho chúng ta có cái nhìn khác, mới hơn về lịch sử (Tôi không cho là đúng hết hoàn toàn vì tôi cần kiểm chứng thêm nhưng theo tôi nó rất đáng ghi nhận...Dù tác giả cố gắng trung lập nhưng tôi vẫn thấy ông không thích CS...chắc CS không có gì để thích haha)
    http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspxtid=2qtqv3m3237n1n3n1nmn31n343tq83a3q3m3237nvn
    Riêng ý kiến bạn Dung và Vietbull gì đó theo mình thì Cam nhượng đất miền tây nam bộ cho VN: Sính lễ, cắt nhượng do VN giúp Cam chống Tháiland (Có thể Champa nữa không nhớ rõ), mình lấn chiếm cũng có (1 nhóm người hoa phản thanh phục minh được chúa nguyện cho khai thác ở đây...dù không phải của mình hiih). Đó là thông tin mình biết được
    Đã đến lúc con cháu VN có trách nhiệm trả sự thật cho lịch sử, nếu không thế hệ sau này cứ bị sỏ mũi về lịch sử
    Qua đây cám ơn bạn Dung...nhờ bạn mà mình biết cung đường Paske, Si Phan Don từ phía của khẩu Hoa Lư Bình Phước...Tuy nhiên mình khám phá nhiều hơn bạn 1 tý...Ra mấy đảo ăn dầm nằm dề luôn, đi thuyền Kayaing khám phá các đoạn thác Mêkong ở đây là number 1...hơn cả cái thác lớn nhất ĐNA. Thanks so much...Bảo trọng sức khỏe nha bạn

    Trả lờiXóa
  4. My family every time say that I am killing my time here at net,
    however I know I am getting familiarity daily by reading such pleasant articles.

    Trả lờiXóa