CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

Campuchia (21): Căng thẳng ở hồ Tonle Sap

Kỳ trước: Campuchia (20): Chân dung một cô gái Nga

Mấy ngày Tết âm lịch ở Siem Rep, tôi không có ăn Tết một mình đâu nghen các bạn. Có một bạn nam trẻ người Việt Nam, tên Thuận, làm ở lĩnh vực ngân hàng, mới 24 tuổi thôi, vác ba lô đi bụi từ Sài Gòn sang đây thăm Angkor Wat. Tôi có nhờ Thuận mua giùm mấy tuýp kem chống nắng của Sunplay nên tôi hẹn gặp bạn ấy ở Garden Village.

Không may là Thuận đến vào lúc tối mịt và nơi này hết chỗ. Thế là bạn ở một nhà trọ gần đấy, giá 6 đô Mỹ/phòng. Sáng hôm sau Thuận đến tìm tôi để đưa đồ thì tôi "xúi" sang đây ở dorm cho rẻ. Nhưng dorm hết sạch giường, chỉ còn phòng giá 5 đô thôi. Vậy là bạn ấy dọn sang.
Chân dung một du khách Việt Nam! (Hy vọng người trong ảnh không nổi giận khi bị tôi đăng ảnh lên đây.)
Gọi là ăn Tết chung nhưng thật ra chúng tôi…….. việc ai nấy làm. Tôi suốt ngày gõ gõ trên máy vi tính, còn Thuận phải đi thăm thú Angkor Wat (bạn ấy mua vé 3 ngày luôn, giá 40 đô Mỹ). Chỉ có ngày đầu tiên khi gặp nhau là tôi dẫn bạn ấy đi lòng vòng Siem Rep một tí giới thiệu những nơi mua thức ăn thức uống rẻ. Nhân tiện tôi chụp ảnh về cảnh ăn Tết của bà con Siem Rep luôn.

Và thêm một ngày chúng tôi đi chung nhau là ngày đạp xe đến hồ Tonle Sap. Năm ngoái tôi đã đến đây rồi nhưng năm nay vẫn muốn quay lại để xem có gì thay đổi không?

Và quả thật là có thay đổi.

Chúng tôi men theo con đường đất nhỏ mà đi.
Đường đất đỏ nhưng cầu lại có mái che đó nghen!

Du khách Việt Nam đang "tác nghiệp" trước cảnh đồng quê có cây thốt nốt.
Đường quê tuyệt đẹp!!!

Không hiểu sao cái cây thốt nốt này cụt mất tiêu cái ngọn mà vẫn sống hiên ngang thế nhỉ?
Trạm y tế nổi.
Trường học cũng nổi.

Trường học nổi mà cũng có cổng trường lịch sự đàng hoàng như trường ở trên bờ đấy nhé!!!
Có cả nhà trẻ nổi nữa nè!

Mấy hình ảnh ở trên chỉ là cảnh chụp trên đường đi đến hồ mà thôi. Bây giờ, tôi sẽ kể chuyện tại sao tôi đặt tên bài này là "Căng thẳng ở hồ Tonle Sap" và tại sao ở trên tôi lại bảo là nó đã thay đổi???

Mẹ cha chúng nó, tự nhiên năm nay bọn chúng lại "đẻ" ra cái barrier này, chắn lại, chỉ cho người địa phương đi qua mà thôi.

Du khách mà muốn đến hồ thì phải băng qua cái cổng soát vé này; vé 2 đô Mỹ.


Có cả một lực lượng bảo vệ hùng hậu nơi đây để bắt du khách đi qua cổng soát vé đó. Kiểu này tôi nghi bọn Trung Quốc mua luôn cái hồ Tonle Sap này rồi và bày ra bán vé đây!!! Ngu sao làm giàu cho tụi Trung Của nên tôi xúi Thuận làm ngơ và đi qua barrier luôn.

Chúng tôi vừa lách qua barrier thì tiếng í ới vang lên khắp nơi. Bọn bảo vệ gọi chúng tôi dừng lại. Hai thằng đến và nói nếu là người Khmer thì không phải mua vé; nếu là người nước ngoài thì phải mua và phải đi qua cổng bê tông kia.

Năm ngóai thì làm gì có chuyện mua vé nên tôi bực mình quá!!! Tôi bảo tôi là người Khmer đấy. Một thằng bảo vệ có vẻ "hầm hố" đến và đòi kiểm tra lung tung.

Biết là không thể thoát qua bọn này mà không mua vé được rồi nên tôi "hầm hố" trở lại. Tôi nói tôi là người Khmer đó. Hắn đòi kiểm tra chứng minh thư. Tôi hỏi hắn có không, đưa cho tôi xem trước. Hắn cũng không có, nói để ở nhà rồi. Tôi cũng bảo để ở nhà rồi. Hắn nói tiếng Khmer với tôi. Tôi bảo tôi không thèm nói tiếng Khmer với hắn (hehehe).

Hắn hỏi tôi là công an hay bảo vệ mà đòi xem chứng minh thư của hắn. Tôi hỏi: vậy sao hắn đòi xem của tôi? Hắn nói hắn là bảo vệ. Tôi bảo tôi không tin. Hắn nói hắn có đồng phục. Tôi nói mấy cái đồng phục này nếu muốn, tôi có cả chục bộ.

Lúc ấy, Thuận móc móc trong giỏ ra cái gì đó; tôi ra dấu bảo không đưa tiền. Thì ra bạn ấy móc máy ảnh ra và nói giọng nhẹ nhàng vô cùng (trái ngược với tôi, giọng của tôi lúc nào cũng "hầm hố"): bạn tôi làm ở bên quân đội ở Phnom Penh nói rằng chúng tôi có thể vào mà không cần mua vé; ba ngày sau anh ta sẽ đến Siem Rep. Nếu không cho chúng tôi vào thì để tôi chụp một tấm hình của anh. (công nhận bạn này giỏi thiệt nghen!!!)

Tên bảo vệ cũng ghê gớm không kém. Hắn bảo hắn đang làm nhiệm vụ của mình nên muốn chụp thì cứ chụp (hắn còn tạo dáng cho chụp nữa chứ hehehe).

Hắn cứ luôn miệng lặp đi lặp lại là hắn chỉ làm nhiệm vụ của mình thôi (chỉ có cha này đứng lại cho chụp hình thôi còn thằng cha kia "lỉnh" đi mất khi thấy cái máy ảnh.)

Hắn hỏi tôi là sao gây khó dễ cho hắn thế; đây là trường hợp đầu tiên mà hắn gặp. Tôi dĩ nhiên là không trả lời, ngu sao khai ra là tại tôi "muốn giỡn chơi" với hắn và tôi ghét cái kiểu moi tiền du khách của bọn người Hoa (chủ của hắn) (do tôi đoán trò soát vé này là của bọn người Hoa nghĩ ra mà.)

Lý do:  trước đây, du khách đến tham quan hồ thường phải đi đò ra mấy cái làng nổi mà vé thuyền là 20 đô (năm nay giảm xuống còn 15 đô.) Đắt quá!!! Vì thế nhiều du khách chọn cách tự túc đến đây rồi thuê thuyền của người địa phương đi, rẻ hơn so với việc mua vé của công ty. Thế là một phần để kiếm cách "móc túi" du khách, một phần để những người đi theo kiểu độc lập này phải "ma rốc" ra một ít dù có mua vé của công ty họ hay không, họ "đẻ" ra cái rào chắn và phòng vé.

Tôi thấy lạ một điều là hôm trước, tôi nói chuyện với mấy du khách khác (những người tự đạp xe đến hồ và thuê thuyền của dân địa phương) thì họ không nói gì đến vụ vé cửa cả. Sau này khi về Garden Village, tôi hỏi thì họ cũng bảo họ không thấy rào chắn hay phòng vé gì cả. Chả lẽ chỉ 1-2 ngày mà cái rào chắn và phòng vé mọc lên nhanh vậy sao? Hay có một con đường khác đến hồ???

Tội nghiệp Thuận, mới sang Siem Rep lần đầu, chắc cũng muốn xem hồ, tự nhiên đi chung tôi, "gây" với bọn bảo vệ, rồi quay về luôn. Vả lại có đến hồ thì cũng phải thuê thuyền mà đi chứ ở trên bờ cũng có thấy gì nhiều đâu.

Tôi nói chắc chắn phải có lối rẽ vào một làng nào đó và từ đây có thể thấy hồ. Tôi và Thuận đạp xe về ngã ba.

Ngã ba nằm ngay con đồi mà trên đồi có chùa.
Tại đây chúng tôi rẽ vào con đường làng và làm một vòng quanh ngọn đồi. Tôi thích cảnh làng ở đây vô cùng, thanh bình, gần gũi!!
Cảnh chụp trước một tiệm may đồ. Sáng tạo ghê chưa??
Chúng tôi gọi tên làng này là làng me bởi vì toàn là cây me nhưng me chua lè; một người địa phương tặng tôi một quả; tôi cắn một phát mà nhớ đời luôn.
Chua kinh khủng!!!
Đường làng rợp bóng me.

Một ngôi nhà trong làng.
Nhà của người Khmer hay có trang trí lắm chứ không đơn giản như nhà của người Lào.

Đáng yêu không nào????
Hình như nhóc này muốn nói: "Ai cho phép bà chụp tôi???" Đáng yêu quá nên chụp luôn, khỏi xin phép nghen bé con!!
Sáng tạo Khmer; khăn rằn cũng có nhiều công dụng ghê luôn!!!!
Nhóc này muốn nói gì vậy các bạn???
Xích đu đây ư???

Võng làm bằng lưới.......đánh cá.

Tonle Sap được nhìn từ làng??? Nước đang rút nên chỉ thấy toàn là sình.

Một hồi dạo chơi trong làng me, chúng tôi quay lại ngã ba ngồi nghỉ mệt. Tôi mua bắp (400 riel/quả nhỏ) và hai bịch ốc bưu (500 riel/bịch); công nhận ốc hấp với xả còn nóng ấm, ăn cùng muối tiêu chanh, ngon tuyệt cú mèo!!!!

Chúng tôi ngồi đếm xe chở khách du lịch chạy qua để đến hồ; nhiều vô số kể, đa phần là xe chở khách Châu Á; thỉnh thoảng mới thấy xe chở khách da trắng. Ngoài ra còn rất nhiều xe tuk tuk chở khách đi đi về về. Cứ kiểu này mà thu mỗi người 2 đô thì giàu to rồi!

Trong lúc ấy thì tôi nói với Thuận rằng để tiết kiệm tiền thì thay vì thuê thuyền chỉ để ra xem hồ; bạn có thể mua vé thuyền để đi Battambang. Giá vé khoảng 17-20 đô (nếu đi từ Battambang đến Siem Rep thì rẻ hơn. Không hiểu vì sao? Chắc nước xuôi dòng) Thuyền cũng đi ngang qua hồ. Rất nhiều du khách chọn cách đi này để vừa ngắm hồ vừa di chuyển đến thành phố tiếp theo, vừa có thể tiết kiệm tiền. Lộ trình là từ 6-7 tiếng. Khi đến bến cảng ở Tonle Sap thì du khách tự thuê tuk tuk về Siem Rep. Khi mua vé các bạn nhớ hỏi dịch vụ pick up từ khách sạn đến bến cảng nhé!!! Thuyền đi từ Battambang vào khoảng 7-8h sáng và 3h chiều thì đến Tonle Sap. 

Không hiểu do Thuận còn ấm ức bọn bảo vệ hay do ấm ức vì không được thấy hồ nên hỏi tôi quá giang xe vào đó được không. Đó là một ý hay. Có thể quá giang xe tải, nếu ngồi trong thùng xe ở phía sau thì ai mà thấy chứ? Đặc biệt là nếu tài xế là người Việt Nam thì càng dễ. Dù sao mấy cái làng chài ở Tonle Sap cũng là của người Việt Nam mà. Tự nhiên bây giờ người Việt sang làng Việt Nam lại phải mua vé 2 đô. Ức ghê!!! Tuy nhiên, quả câu "căng da bụng chùng da mắt" không sai. Ăn no rồi, tôi lại đâm ra lười biếng. Bỏ luôn cả ý định leo lên ngọn đồi gần đó luôn.

Lúc ấy chúng tôi thấy bạn người Hoa ở chung dorm ở Garden Village; chúng tôi ngoắc bạn ấy vào hỏi có trả tiền 2 đô mua vé cổng không. Bạn ấy bảo không (một số du khách khác đi xe đạp khi bị chặn lại bắt mua vé 2 đô cũng không mua mà quay xe chạy về; du khách đi tuk tuk thì không có cách nào khác, chỉ có "ma rốc" thôi bởi vì dù sao cũng phải trả tiền tuk tuk mà). Bạn người Hoa bảo bạn chạy xe quay lại khoảng 1 cây số và rẽ vào làng Chong Khneas. Bạn ấy ở làng này đến 6 tiếng; người dân mời ăn trưa, uống bia và lấy thuyền nhỏ chở ra hồ chơi. Khi bạn ấy bảo muốn trả tiền. Người dân lắc đầu từ chối. Bạn ấy quả có thời gian thật vui vẻ đấy chứ!!!

Chúng tôi đi theo bạn ấy thì thấy nơi này: Trung tâm giáo dục môi trường, chỉ cách phòng vé vào Tonle Sap khoảng 500 mét bên tay phải nếu đi từ hướng Siem Rep. Lúc chúng tôi đến thì nơi này đóng cửa lớn và mở......cửa sổ. Bên trong là mô tả động thực vật sinh sống ở hồ Tonle Sap và cuộc sống của người dân đánh cá nơi đây.
Ngoài cửa là hình vẽ hai con thằn lằn (tắc kè??) to.
Nhà nổi nằm ngay sau lưng bảo tàng; chắc là của người làm việc nơi đây.
Theo lời bạn người Hoa, chúng tôi rẽ ngay vào một lối nhỏ gần bảo tàng và vào khu dân cư sau:

Điều đặc biệt là nhà sàn ở đây cao thật cao!
Có thể mỗi khi nước từ hồ lên thì làng này bị ngập nên họ phải xây nhà thật cao.

Khi nhìn thấy bãi cỏ xanh mượt mà này là tôi nghĩ ngay đến cái lều của mình.

Tôi cũng muốn leo lên xe này lắm!
Trên đường ra thì chúng tôi thấy một đám trẻ con xúm xít thổi lửa nấu gì đó. Chúng tôi tiến lại gần; thì ra chúng đang nấu ăn bằng gáo dừa. Ồ bây giờ thì tôi biết rằng gáo dừa có thể được dùng làm bếp để nấu ăn, cũng như làm nồi và làm nắp đậy luôn.
Bếp là một cái lỗ được đào xuống đất rồi đặt 3 cái gáo dừa lên trên; thêm 1 cái nữa để làm nồi và 1 cái để làm nắp đậy.

Thì ra bọn nhóc đang kho cá.

Tôi đang chăm chú học hỏi cách nấu ăn bằng gáo dừa từ những cô giáo trẻ này đấy!!!
Trên đường về chúng tôi dừng ở một quán cóc ven đường và tự thưởng một chầu bánh xèo.
Quán cóc.
Bánh xèo 1 ngàn riel/cái
Cảnh bắt cá ngay sau lưng quán.

Kiến trúc thật lạ lùng!!!
Tôi phát hiện ra thêm một nơi bán thức ăn địa phương cho bữa tối rồi. Đó là khu vực đối diện chợ Phsar Leu, từ 5h chiều trở đi, nơi này đèn neon rực rỡ và các quán cơm san sát nhau. Cũng là 1 ngàn riel cho cơm và 2 ngàn riel cho mỗi món ăn.

Thuận "ghiền" ăn món lạp xưởng của người Khmer lắm; hầu như hôm nào cũng ăn cả; món này có giá 1.500 riel/cái. Bạn ấy nghe mọi người "đồn" rằng lạp xưởng Khmer cực ngon nên ăn thử thì ........... quả là ngon thật!


Thuận ở Garden Village đến 5 đêm: bốn đêm trong phòng 5 đô và một đêm ở dorm; vậy mà các cô tiếp tân chỉ tính có 16 đô thôi. Theo tôi chắc các cô gái này bị vẻ đẹp Việt Nam hớp hồn rồi nên tính toán lung tung!!! Hehehe.

Ngoài ra, Thuận kể cho tôi nghe rằng hôm thứ hai (trong số ba ngày do bạn mua vé 3 ngày mà), bạn ấy chạy loanh quanh về hướng núi Kullen nơi có linga ngàn năm gì đó, đó cũng là hướng đi đến đền Preah Vihear (nhưng từ núi đến đền hơn  200 cây số lận) thì xe bị.......... bể bánh. Một đám học sinh Khmer đến giúp đỡ; bọn chúng giúp đẩy xe Thuận vào tiệm sửa. Thuận hầu như không có tiền lẻ (chỉ có tờ 50 đô Mỹ thôi.) Cũng may moi móc một hồi thì ra tờ một đô (và được thối lại tiền riel). Hú hồn! Nếu không, bọn trẻ Khmer lại trả giùm nữa thì đâm ra mắc nợ dân Khmer mất. Đó cũng là lý do mà tôi khuyên mọi người lúc nào cũng thủ sẳn tiền lẻ, đặc biệt là riel.

Theo Thuận thì vé xe của hãng  Sorya từ Sài Gòn sang Phnom Penh là 10 đô Mỹ (theo tôi nhớ là nếu rảo một vòng quanh khu Phạm Ngũ Lão sẽ có vé rẻ hơn, khoảng 7-8 đô thôi - tùy đại lý; thậm chí có một hãng xe của Việt Nam - hình như nằm ở quận 5-6 gì đó của Tp Hồ Chí Minh chỉ bán vé 5 đô thôi. Hãng xe này chạy thường xuyên lắm bởi vì cứ ra đường lộ là thấy xe của hãng này chạy)

Tôi thấy làm lạ khi Thuận bảo là dù đi chuyến sớm nhất trong ngày nhưng đến 3h chiều xe mới đến Phnom Penh (trước đây tôi cũng đi xe của Sorya và 11h30 là đến rồi.) Tại Phnom Penh phải mua vé đến 35 ngàn riel (tương đương gần 9 đô Mỹ) để đi Siem Rep. Đó là lý do Thuận đến Siem Rep vào tối mịt lúc 11h đêm.

Tôi lại thấy lạ bởi vì từ Siem Rep đến Phnom Penh chỉ có 4-5 đô thôi. Tôi nhớ trước đây mình đi từ Phnom Penh đến Siem Rep cũng có 4.5 đô hà. Ngoài ra từ Sài Gòn sang Phnom Penh là 11h30; mua vé đi Siem Rep lúc 12h30 và tới nơi vào khoảng 6h chiều.

Có khi nào giá vé đắt là do xe chạy trái tuyến (nghĩa là 12h30 là chuyến cuối nhưng do đông khách nên họ phải bổ sung và vì thế mà lấy thêm tiền chăng?)

Bạn nào đi những tuyến này thì cập nhật giá xe và giờ giấc xe chạy cũng như xe đến cho bà con biết với nhé!!!!

Ah quên, Thuận có nhắn tin bảo tôi rằng ở Phnom Penh mọi thứ đều mắc gấp đôi so với ở Siem Rep.

Ở Siem Rep, Thuận trả tiền theo kiểu người địa phương (do tôi có hướng dẫn sơ qua rồi). Không hiểu ở Phnom Penh, Thuận trả tiền theo kiểu địa phương hay du khách mà giá đắt thế? Tôi biết Phnom Penh giá đắt hơn nhưng không ngờ là lại đắt đến gấp đôi.

Tôi cũng tin tưởng khả năng trả giá của Thuận lắm! Khi tôi dẫn đi mua nước giá rẻ ở Siem Rep thì dặn rằng ở trong khu vực Angkor Wat, có thể 1 chai 1.5 lít có giá 3 ngàn đến 1 đô Mỹ. Vậy mà Thuận mua được hai chai với giá 3 ngàn riel ("trùm" hơn cả tôi! Tôi mua 1 chai giá 2 ngàn riel.) Thì ra cậu chàng ra xa trung tâm 1 tí và bảo họ lấy nước thường, không cần nước ướp lạnh. Hèn chi mà có được giá ấy!

Kỳ sau: Campuchia (22): Đáng yêu Khmer




3 nhận xét:

  1. Tình cờ lạc vào đây, thấy bạn tả cuộc sống, con người nước bạn hay quá, rất cám ơn bạn.

    Trả lờiXóa
  2. Đọc thấy hấp dẫn ,cô bé kampuchea ạ !

    Trả lờiXóa
  3. Đang trên đuong đi siem reap,tình cờ đọc trang này.update xe khải nam đường hùng vương q5 đi sớm 4h30 giá 180k.mình đi xe capitol gần chợ orussey market giá 25k nhưng đi chậm,các bạn ra express mua vé 8$ xe 16c chạy lẹ

    Trả lờiXóa