CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

Lại về Lào (4): Đạp xe đến B.Phon Phon, ngủ 5 đêm và cây cầu hữu nghị Lào Thái 3

Kỳ trước: Lại về Lào (3): Đạp xe đến B.Namlo, qua thành phố Pakxan và dừng lại ở Bản Na Khua

Tôi đạp xe đến một bản khá nhộn nhịp. Ngay ngoài đường chính là các quầy dưa hấu. Bắt chước người dân địa phương, tôi vào mua một quả giá 5 ngàn kíp. Ngay sau lưng các quầy dưa hấu là một cái chợ. Tôi vào đó mua thức ăn: 5 cái bánh chiên 5 ngàn kíp, ăn một tô khợp bun 3 ngàn, mua một nải chuối sứ 2 ngàn.

Ra khỏi chợ, tôi thẳng đường quốc lộ mà tiến thì thấy hai bên đường là các quầy bán chuối già và chuối cau. Tôi thấy cô bé Lào chạy xe máy trước tôi cứ ngoái đầu nhìn tôi mãi dừng ở quầy của hai cô bé khoảng 10-11 tuổi. Tôi cũng dừng lại đó. Một cô bé ra đưa một nải chuối già to và nói giá 5 ngàn kíp. Giá cả không quá đắt nhưng tôi đã mua lỉnh kỉnh rồi, bây giờ thêm nải chuối nữa thì biết để đâu, vả lại chuối dễ dập lắm. Thấy tôi phân vân, một cô bé khác xách nguyên buồng chuối cau được cột trong một bao ny lông màu đỏ ra đưa cho tôi và nói giá 5 ngàn. Tôi tưởng mình nghe lầm chứ làm gì có giá 5 ngàn cho cả buồng chuối cau. Tôi cầm lấy và hỏi đi hỏi lại 5 ngàn à (ha pan kíp???) cô bé gật đầu. Cô bé kia quay sang nói nhỏ với cô bé này: chệt pan (7 ngàn mà?) cô bé này vẫn khăng khăng giá 5 ngàn. Ôi trời, tôi có thể từ chối một giá rẻ thế sao? Ở các bản khác với 5 ngàn tôi chỉ có thể mua 1 nải chuối cau thôi.

Vậy là tôi cầm lấy buồng chuối lên và máng luôn vào tay lái xe. Tôi cũng không biết làm sao mà lái xe nữa nhưng tôi không thể không mua. Tôi móc 5 ngàn ra đưa và lên xe đạp. Mấy người bán hàng ở các gian gần đấy nhìn tôi cười ha hả.

Thật buồn cười là tôi chở cả buồng chuối theo. Tôi cứ vừa đi vừa bẻ chuối ăn. Chuối cau này ăn không ngọt và không thơm như chuối cau ở các nơi khác nhưng cũng không tệ. Tôi cứ chốc chốc lại dừng xe và ăn chuối. Loáng cái đã hết 3 nải.Vẫn còn 3-4 nải nữa, hai nải cuối vẫn còn xanh.

Đi một hồi thì vào bản Namthone. Dọc hai bên đường là các bảng hiệu tiếng Việt. Thì ra dân Việt Nam chỉ toàn là chọn các bản hoặc thành phố, thị trấn lớn mà tập trung ở thôi. Tôi cứ đi nơi nào có nhiều bảng hiệu tiếng Việt thì biết đó là một bản lớn, chứ tôi qua nhiều bản nhỏ có thấy họ đâu. Ngoài ra người Việt sống ở phía Nam nhiều hơn ở phía Bắc, có thể là do ở phía Nam kiếm tiền dễ hơn chăng và có thể do ở phía Nam gần các cây cầu hữu nghị Lào-Thái nên mỗi khi hết hạn 30 ngày, họ băng qua cầu sang Thái rồi lại về Lào để được đóng một cái mộc 30 ngày khác.

Hèn chi lúc tôi đi vào chợ ở bản có nhiều dưa hấu, tôi đi đến đâu cũng nghe người ta nói: Côn Việt (Người Việt). Có thể là do tôi mặc quần chứ không quấn xà rông và có thể do tôi đẹp hơn nữa hehehehe.

Trời bắt đầu nắng lên. Tôi ghé vào một wat bên đường để lấy nước cho vào chai. Các wat ở phía Nam Lào có những đặc điểm hơi khác với các wat ở phía Bắc một tí. Tôi sẽ viết riêng về bài về sự khác biệt này sau nhé!!!

Tôi lại tiếp tục đi, gần 12h trưa, trời nóng như đổ lửa. Ven đường là một ngôi nhà tường đóng cửa, ngoài sân là vài cái bàn ghế được sắp xếp gọn ghẽ và ngay ngắn dưới những tán cây mát rượt. Sau lưng là một hồ nước đầy ăm ắp. Thật là quyến rũ, không cưỡng lại được. Tôi dừng xe, vào bàn ghế lấy thức ăn ra đánh chén, sau đó ra hồ nước gội đầu luôn. Đúng là đi bụi sướng nghen các bạn!!!! Có thể tắm và gội đầu mọi lúc mọi nơi miễn là thuận tiện!!!!

Thoải mái quá, tôi ngồi dũa móng tay móng chân mới sướng chứ!!!!

Lại lên đường. Chỉ còn khoảng 80 cây số nữa là vào Thakhet, một nơi nổi tiếng với khách du lịch bởi có vài cái hang nghe nói là vô cùng ngoạn mục.

Bây giờ tôi mới để ý và càng để ý thì càng thấy tiếc vì mình đã không được biết sớm hơn. Dân Lào xài sang vô cùng. Vỏ lon bia, lon nước ngọt quăng đầy đường không ai nhặt để bán ve chai cả, đó là chưa kể đến số lượng lớn thùng và hộp carton, chai nước suối. Tại sao tôi bảo là người Lào sang? Sang ở chỗ họ chỉ sử dụng một lần rồi vứt chứ không thèm đồ tái chế hay sao ấy? Thật bất nhẫn cho một quốc gia vẫn ngửa tay xin viện trợ của nước ngoài mà lại xài sang đến thế.

Chỉ đi vài cây số mà tôi nghĩ nếu chịu khó nhặt (chỉ một bên lề đường thôi) cũng được ít nhất một chục ký ve chai đấy chứ. Tôi không hiểu vì sao các xe buýt đường dài không trang bị thêm thùng rác và khuyến khích hành khách vứt rác vào đấy. Sau mỗi chuyến như thế, đảm bảo tài xế sẽ bán được khá bộn tiền đấy.

Bạn nào có duyên với nghề thu mua ve chai, phế liệu thì sang Lào mà tìm cơ hội nhé. Nếu kiếm được đầu ra từ các quốc gia thiếu hụt nguồn nguyên liệu thì các bạn sẽ giàu to đấy!!! Xem thêm ở bài: Đi buôn ở Lào

Còn khoảng 50 cây số nữa thì đến Thakhet, tôi dừng lại ở B. Phon Phon. Thật ra tôi kiếm wat để dừng nhưng wat ở miền Nam quá đơn giản nên nếu không nhìn kỹ thì sẽ không nhận ra. Tôi thấy wat của B. Phon Phon nằm thấp thoáng bên trong một xóm dân cư nên rẽ vào và phát hiện đó là một nơi vô cùng lý tưởng để nghỉ ngơi. Wat chỉ có hai tòa nhà: chính điện và nơi nghỉ ngơi cũng là nơi cúng dường thức ăn của người địa phương.

Ngay trước lối vào là một nhà sàn, trống bốn bên nhưng có mái che bên trên. Tại sao tôi cho rằng đây là nơi lý tưởng? Tôi cắm trại ngủ ở nhà sàn, không sợ mưa hay sương đêm.

Ban ngày thì vào chính điện ngồi gõ gõ; nơi này lót gạch bông và vắng vẻ; thỉnh thoảng có vài đứa con nít đến chơi thôi, chứ dân làng toàn lên nhà sàn chỗ có hai sư ông già và một chú tiểu 11 tuổi người Seno thôi. Vậy là tôi ở đó luôn đến 5 đêm.




Hàng ngày, tôi ôm máy tính ra chính điện gõ gõ hoặc đọc truyện. Ăn thì mỗi khi ăn xong, các sư gọi tôi lên ăn. Uống thì tôi xin nước nấu của mấy sư cho vào chai và uống. Đúng là thảnh thơi vô cùng. Điều khác lạ ở bản này là người dân không ai quan tâm đến việc quét dọn chính điện cả. Hôm đầu tiên tôi đến, hình như ở đây có diễn ra lễ hội gì đó nên chính điện đầy rác. Chịu không nổi, tôi cầm chổi lên quét dọn luôn. Nhờ thế tôi nhặt được 9 ngàn kíp ai đó đánh rơi ở ngoài sân, trong đó có tờ 5 ngàn kíp bị cháy xém một tí. Tôi nghĩ có thể vào ngân hàng đổi lấy tờ tiền tốt hơn. Mấy ngày ở tại đây, tôi hằng ngày quét chính điện. Ở đây có ổ cắm điện nên tôi có thể sạc pin. Tôi cứ ngồi gõ gõ thế, khi nào mệt thì nằm luôn xuống sàn chợp mắt. Chú tiểu thấy tôi đáng chán lắm hay sao mà cứ hỏi khi nào đi Pakse mãi.

Đến ngày thứ tư thì ở đây có một cuộc họp.


May là sáng hôm đó tôi quét dọn sạch sẽ nên họ đến không cần phải làm gì cả. Dân Lào quả là sống dị, quan và dân gần gũi nhau nên nhìn chả phân biệt được và họ quây quần như thế, tất cả ngồi dưới sàn nhà. Tuy nhiên cái tính xài sang của họ vẫn không bỏ. Một ông chắc là quan xã hay sao ấy, đi xe 7 chỗ đến, ôm theo thùng nước khoáng, loại chai 350ml, nhưng hầu như không ai uống, vậy là họp xong người dân, ai thích thì đến xin một chai, cuối cùng còn 3 chai, ông ta đưa cho tôi tất. Người dân uống xong cứ vứt vỏ chai lung tung hoặc đốt, không hề nghĩ đến việc dùng chúng vào việc gì khác hay tái chế cả. Ý thức về môi trường của người Lào khá kém; rồi đến một lúc nào đó họ sẽ phải trả giá đắt cho việc này. Hiện nay Lào vẫn là một quốc gia hầu như chưa bao giờ có ngập lụt. Mặc cho Thái Lan, Cambuchia, Việt Nam rên xiết vì lụt lội, Lào vẫn tỉnh rụi như không.

Lào, xài rừng vô tội vạ, chả những thế họ còn dẫn mối cho con buôn gỗ người Việt đến phá hoại tài nguyên thiên nhiên của họ. Đêm thứ tư của tôi ngủ tại đây, tôi được dịp tiếp xúc với anh Dũng, người Quảng Trị, chuyên buôn gỗ từ Lào về Việt Nam; anh ta đi buôn ở Lào 19 năm rồi và nói tiếng Lào chỉ thua tiếng mẹ đẻ mà thôi.

Khi tôi hỏi anh ta là sao người Lào chuộng bằng cấp Việt Nam. Anh ta bảo đúng thế; tự nhiên cùng là đồng môn nhưng một người được sang Việt Nam học và một người được học tại Lào thì khi ra trường, người học ở Việt Nam thế nào cũng làm sếp người kia. Những người Lào đi học từ Việt Nam về đều làm sếp cả. Lào là cái xương sống của Việt Nam, ai mà lấy được Lào thì lấy được Việt Nam nên Việt Nam chịu khó đổ tiền sang xây dựng cho Lào lắm; hầu hết các bác sĩ ở Lào đều được Việt Nam đào tạo cả; quân đội cảnh sát cũng thế.

Ngồi hỏi chuyện một hồi thì tôi cũng “ngộ” ra là vì sao người đi học ở Việt Nam về được “chuộng” hơn người đi học ở các nước khác, dù là Anh hay Mỹ hay Úc. Học ở Việt Nam không chỉ học được kiến thức mà còn cả mọi mánh lới như mánh làm sao lên chức, mánh làm sao ăn tiền mà không ai hay, mánh làm sao nhận hối lộ mà không ai thấy,… Té ra là thế. Vậy tóm lại, người làm “hư” dân Lào lại chính là người anh em tình như thủ túc Việt Nam của họ sao???

Anh Dũng còn bảo dân Lào ăn hối lộ kinh hoàng như dân Việt ấy. Anh ta bảo họ bây giờ cũng toàn là đồng tiền đi trước không hà. Muốn chặt gỗ ở khu rừng nào đấy. Anh ta chỉ cần hỏi bọn kiểm lâm: “Tao muốn vào rừng này chở gỗ cấm đấy, mày muốn bao nhiêu tiền?” Sau đó chỉ việc ngã giá thôi.

Anh Dũng còn bảo nghề buôn lậu gỗ này thật cũng lắm gian nan, mỗi chuyến bị bắt và tịch thu có thể đi đứt cả gia tài nhưng mối lợi thu về thì cũng to vô cùng. Anh ta bảo bầu Đức của Hoàng Anh Gia Lai trước đây khi mới sang Lào cũng là một tay buôn gỗ nhỏ như anh ta nhưng sau bành trướng lên thành một đại gia như thế. Té ra “đằng sau một gia sản kếch sù là một tội ác.” (câu này trích trong truyện Bố Già.) Vậy những hành vi từ thiện của họ phỏng có ích gì khi họ tước đoạt đi môi trường trong lành của biết bao con người ở thế hệ sau. Cho dù ông ta có cho từ thiện tất cả số tiền mà mình có cũng không bù đắp nỗi tội ác mà ông ta gây ra cho những thế hệ sau. (Thư gửi những người đang hành nghề "nhất phá sơn lâm" tại Lào)

Tôi nói với anh Dũng, nếu có cho tôi làm tỷ phú thì tôi cũng không làm cái nghề này. Anh Dũng bảo nếu ở Lào thấy ban đêm những xe loại 7 chỗ, 9 chỗ, 15 chỗ chạy như điên trên đường (tốc độ 150-160 cây số/giờ) thì 99% đó là xe chở gỗ lậu. Anh ta cũng bảo mình toàn chạy tốc độ ấy không hà để trốn kiểm lâm. May quá tôi không chạy xe ban đêm ở Lào. Nếu không biết đâu “nát thây” với mấy xe buôn gỗ lậu này rồi.

Ngoài ra anh chàng người Quảng Trị này còn cho tôi biết rằng 70% dân Lào hút thuốc phiện và hiện loại mà họ hay hút là hồng phiến. Bản chất họ là hiền lành nhưng khi cơn nghiện lên là họ sẳn sàng làm bất cứ chuyện gì để có tiền. Anh ta bảo tôi đi xe đạp còn đỡ chứ như anh ta đi ô tô thì nguy hiểm luôn rình rập bởi giống như dân Việt Nam, người Lào cho rằng ai đi ô tô ắt phải có nhiều tiền. Anh ta dặn tôi cứ đến các wat ngủ như thế này là an toàn nhất bởi vì họ không dám gây án ở những nơi linh thiêng như thế. Tôi hoàn toàn đồng ý bởi ở các nước khác như Mông Cổ hay Ấn độ cũng thế, cứ đến ngủ gần những nơi mà người dân thờ phụng thì được an toàn bởi họ dù gì cũng phải nể thần linh của họ chứ.

Vậy việc đi xe đạp và ăn mặc rách rưới như tôi đã đem lại sự an toàn cho tôi bấy lâu nay mà tôi không để ý đến các bạn nhỉ? Đến đây thì tôi nhớ ra một trong những chiêu mà các tay đi bụi sừng sỏ truyền tai nhau để tránh móc túi hoặc tội phạm là trông có vẻ rách rưới và xanh xao (look pale) một tí. Nếu bạn trông hồng hào, túi xách ba lô bóng láng, mặt thì hăm hở, mắt sáng rỡ nhìn ngó lung tung thì chắc chắn mọi cử động của bạn sẽ nằm trong tầm kiểm soát của một tên hay một nhóm tội phạm nào đấy chỉ chờ dịp là ra tay. Chậc, giang hồ hiểm ác, phải dùng chiêu thì mới sống nổi đây mà (lại lậm phim kiếm hiệp rồi.)

Tôi hỏi anh ta là tôi nghe nói Lào là nơi đất linh thiêng có đúng thế không? Anh ta nói đúng, anh ta cũng cực kỳ tin tưởng, nói chi là dân Lào. Chẳng hạn, xe hay hư hỏng dọc đường thì đến wat làm lễ, các sư đeo cho một sợi dây vào cổ tay và đeo dây vào xe thì hết ngay. Tôi hỏi tiếp tôi nghe nói đất Lào còn linh thiêng ở chỗ, ai đến đây rồi có thể sử dụng tài nguyên và vàng bạc của họ nhưng không nên mang ra khỏi Lào; nếu vẫn cố mang ra thì thế nào cũng “chịu hậu quả.” Anh ta bảo rằng anh ta không tin.

Anh ta bảo anh ta cũng là người có máu du mục, nghĩa là không thể nào ở yên một chỗ quá lâu, anh ta cũng thích đi đây đó nhưng toàn là đi bằng xe hơi chứ chưa đi xe đạp như tôi. Anh ta bảo đúng là không tin nổi. Khi mới đến bản này, nghe mấy người dân trong bản bảo có người Việt đi xe đạp từ Vientiane đang ở tại đây mấy ngày rồi. Anh ta không tin; anh ta bảo họ dẫn đi gặp cho được. Anh ta bảo sẽ về kể cho vợ nghe. Tôi bảo chắc chắn vợ anh ta không tin đâu nên kể làm chi cho mệt. Tôi giới thiệu blog của tôi cho anh ta và bảo người ta đọc blog rồi còn chả tin nữa là chỉ nghe kể miệng. Anh ta bảo tôi là lúc ấy anh ta bận đi “làm gỗ” cách đấy 50 cây, nếu 2-3 ngày sau quay lại mà tôi vẫn ở đấy sẽ tặng tôi một cuốn từ điển Việt Lào.

Anh ta bảo rằng anh ta có khi mê đi quá, cả năm “mất tích,” vậy mà vợ nhà vẫn không trách. Anh ta đi riết hai vợ chồng y như ly thân nhưng vợ vẫn chung thủy. Tôi bảo tôi phục vợ anh ta thiệt. Chắc cũng do chị ta quen dần sự vắng mặt của anh chồng rồi. Có khi anh ta ở nhà lâu quá, vợ lại “thấy ngứa mắt.”

Đúng là vui ghê khi gặp người có cùng dòng “máu du mục” như mình. Lạ thiệt nghen, những người như tôi có sẵn máu du mục trong người rồi nên ai đó bắt ép họ phải ở một nơi thật ra là đang giết dần giết mòn họ đấy. Việc thường xuyên di chuyển ngoài đường lại tạo cho họ niềm hưng phấn, chắc giống cảm giác “lên đỉnh” ấy. Tôi chẳng những có máu du mục mà dưới mỗi gan bàn chân của tôi là một nối ruồi; thử hỏi như thế thì làm sao tôi có thể ở yên một nơi được chứ?

Tôi ở B. Phon Phon đến 5 đêm trong sự chăm sóc của các sư và người dân. Nhiều bài viết của tôi ra đời tại tòa chính điện trong wat ở làng này lắm đấy. Nếu thấy những bài viết của tôi có ích cho mình thì khi nào đến bản này (cách Thakhet 53 cây số về hướng Vientiane,) các bạn đến đây mà cúng dường nhé!!!

Khi tôi chia tay mọi người để ra đi, các sư và dân làng bảo khi nào đi ngang thì ghé qua ăn cơm uống nước và nghỉ ngơi. Trước đó tôi còn được nhà sư tặng cho một khúc sáp nến mà tôi đoán chắc là có ý nghĩa gì linh thiêng lắm.

Khoảng 13 cây số là đến Thakhet thì sẽ đến cầu hữu nghị Lào-Thái số 3. Cây cầu này vừa mới khánh thành vào những ngày đầu tháng 11/2011 (lúc ấy tôi đang ở tại B. Phon Phon.) Cây cầu nối liền tỉnh Khammouane (Lào) và Nakhon Phanom (Thái). Có hẳn xe buýt quốc tế Thakhet-Nakhon Phanom. Theo tôi, so với cầu hữu nghị số 1 (nối liền Vientaine-Lào và Nongkhai- Thái) và cầu hữu nghị số 2 (nối liền Savanakhet-Lào và Muddahan-Thái) thì cây cầu số 3 là đẹp nhất.

Tôi được một anh hải quan trẻ đẹp cho vào chụp hình dù không làm thủ tục sang Thái. Cây cầu có hình dáng cong cong như vành trăng khuyết. Đầu cầu là hai tìa tháp vàng. Trông từ xa cây cầu trông đẹp một cách đầy nghệ thuật!!!!



1 nhận xét:

  1. Rất hay, cảm nhận của bạn thật tuyệt. Mình cũng đã từng đi hết thượng Lào, bắc Lào. Về phía nam Lào mình mới đến Savanakhet. Đang dự định xuôi tiếp nam Lào qua Campuchia mong bạn chia sê thông tin nhé. Đã và sẽ đọc hết các kỳ tiếp theo. Cảm ơn bạn!!

    Trả lờiXóa