Blog Thích đi bụi ra đời với mục đích truyền can đảm cho người VN, đặc biệt là giới trẻ, để họ dám nghĩ và dám đi. (The establishment of this blog is to spread the courage to young people, especially Vietnamese ones, in order that they dare think and dare go.)
CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY
1. Đối tượng độc giả:1. Những bạn trẻ có máu phiêu lưu thích chu du xứ người trong thời gian dài nhưng với số tiền tối thiểu nhất có thể; 2. Những người có tâm hồn rộng mở, sẳn sàng dẹp cái tôi và quan điểm của mình sang bên để tiếp nhận những quan điểm mới.
2. Quan điểm: Bạn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bạn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bạn sai. Bạn suy nghĩ khác tôi bởi vì tôi và bạn không giống nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.
3. Phương tiện: "Với bát cơm ngàn nhà; Một mình muôn dặm xa; Chốn chốn không phải nhà; Chỗ nào cũng là nhà."
4. Nội dung: Bao gồm nhiều lĩnh vực mà tôi quan tâm 1. Du lịch bụi (Budget Travelling) 2. Sống tối giản (Minimalism) 3. Tái chế và tái sử dụng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuộc sống
Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2012
Cambuchia (5): Kampong Cham – tức điên cái bọn công an tham nhũng
Bài liên quan: Tôi đã trở thành ma nữ của nhà Phật như thế nào?
Thành phố Kampong Cham nằm duyên dáng bên bờ sông Mê kong.
Trước khi vào thành phố thì phải đi qua một cây cầu thật dài bắc ngang qua sông.
Theo cảm nhận của tôi thì Kampong Cham là một thành phố khá lãng mạn và đẹp. Tôi dự định chạy một vòng thành phố để chụp ảnh trước khi tìm đường đến chùa của bạn nhà sư ở Strung Treng. Tuy nhiên do lúc ấy đã gần 3h chiều mà ngôi chùa này nghe nói cách trung tâm khoảng 20 cây nên tôi nghĩ bụng khi nào quay lại chụp cũng không muộn.
Khi qua khỏi cầu, hỏi thăm đường xong thì tôi rẽ trái chạy vào con đường đến chùa cần đến. Có người bảo là 25 cây, có người bảo 40 cây nên tôi cứ phía trước mà chạy.
Tuy nhiên đó là một đoạn hành trình rất đáng nhớ bởi thức ăn dọc đường rẻ vô cùng, phong cảnh thì đẹp, gần gũi các bản làng. Vì thế tôi vừa chạy vừa nhìn ngó và chụp ảnh tứ tung.
Một ngôi chùa đang làm lễ gì đó mà đánh trống tùng xèn. Tôi vào quay phim. Họ để tôi thoải mái quay, thậm chí còn “khoái” nữa. Chánh điện ở đây rất đẹp: cả trần nhà và tường đều có vẽ các sự tích nhà Phật.
Cổng nhà được cắt tỉa y như một pháo đài.
Một cây cầu điển hình
Một di tích mà tôi không biết nhưng chắc chắn là nổi tiếng với du khách.
Đám cưới ngay trên đường.
Người Hồi giáo ở Cambuchia cũng khá nhiều. Đây là một trường học Hồi giáo.
Tôi đến được chùa của bạn nhà sư ở Strung Treng –đó là chùa ở làng Prekkroboy, quận Kongmeas, tỉnh Kampong Cham - vào lúc tối mịt. Sau khi tôi tự giới thiệu mình và chìa ảnh của sư ở Strung Treng để xác nhận là tôi đến đúng chỗ ra thì vị sư trụ trì bảo rằng tôi có thể ngủ lại chùa vào đêm ấy.
Chùa này có khoảng 8 sư và tiểu; ngoài ra còn có vài chú bé học trò, ban ngày học ở trường tiểu học cạnh chùa; ban đêm thì ngủ với sư. Dân làng kéo đến xem tôi rất đông. Họ hỏi tôi đủ câu hỏi. Ở Cambuchia có một điều đặc biệt mà Lào không có – đó là người dân có khả năng nói tiếng Anh khá tốt; dù là bạn có vào một nơi xa xôi hẻo lánh nào đi nữa thì cũng có người biết nói tiếng Anh với bạn. Làng Prekkroboy này cũng thế. Vài người nói tiếng Anh khá tốt. Họ bảo tôi nên ngủ lại chùa; buổi tối ra ngoài nguy hiểm.
Có thể tôi không tế nhị lắm nên đã gây ra hàng loạt rắc rối sau đó. Tôi hỏi sư về chuyện của bạn sư ở Stung Treng trước mặt người khác nên có thể có người biết tiếng Anh và họ lại hiểu lầm nên nghĩ tôi là “ma nữ” chuyên đi quyến rũ các sư (mỗi khi tôi nói chuyện với sư, luôn có người đứng “hóng hớt” để nghe dù là hiểu hay không; họ có bao giờ để chúng tôi nói chuyện mà chỉ có hai người đâu.)
Lúc ấy chùa đang xây dựng lại nên có vài ông thợ ngủ ở một góc chánh điện. Tôi mệt quá nên sau khi tắm rửa xong thì tìm một góc khác trong chánh điện để giăng lều lên. Một thằng bé vào bảo rằng trong chùa đang chuẩn bị phòng ngủ cho tôi. Sư trụ trì bảo tôi có thể vào tòa nhà của sư ngủ chung với mấy đứa học trò (lúc đó tôi hơi ngạc nhiên nhưng sau này thì biết do sư có hai tòa nhà nên nếu tôi ngủ ở tòa nhà này thì có thể sư sẽ qua tòa nhà khác.)
Khi đang nói chuyện thì sư nhận được điện thoại của công an (chắc chắn là có người dân hớt lẻo với cảnh sát mà.) Tôi ở nhiều chùa ở Lào và Cambuchia rồi, có bao giờ có chuyện ấy đâu. Họ bảo rằng họ sẽ đến chùa. Họ đến thật. Hai tên. Ngồi nhìn tôi. Sư và một thanh niên thông dịch lại. Họ bảo tôi là nữ không được ngủ trong chùa. Đó là quy định. Tôi cho rằng đó là quy định vớ vẩn bởi vì tôi có phải lần đầu tiên ngủ chùa đâu. Chả lẽ ở các chùa khác, người ta nhìn tôi thành nam hay sao? Tôi bực mình khi họ bảo như thế.
Àh, mà nhờ những vụ việc xảy ra ở chùa mà tôi “ngộ” ra được một chân lý vô cùng thú vị. Đó là NGƯỜI DÂN KHMER NÓI LÁO RẤT NHIỀU. Bọn họ nói láo mà không cần chớp mắt đâu các bạn nhé. Tôi không hiểu yếu tố văn hóa lịch sử nào khiến họ ra như thế nhưng tôi chắn chắn 100%, họ là một dân tộc nói láo; họ nói láo tự nhiên lắm đó. Tôi thú vị với phát hiện này lắm các bạn nhé! Tôi đi Cambuchia rất nhiều lần mà mãi đến lần này tôi mới phát hiện ra điều đó đấy. Vì vậy khi đi du lịch sang đây, các bạn chớ vội vàng mà tin những gì người Khmer nói đấy nhé!!!!
Một người “cứng rắn” như tôi thì dễ gì bị thuyết phục bởi quy định vớ vẩn rằng nữ giới không được ngủ trong chùa nên tôi không chịu đi. Sư phải bảo rằng nếu tôi ở lại chùa thì sư buộc phải đi nơi khác. Tôi không tin. Một thanh niên khoảng 20 tuổi mà sư giới thiệu là em trai nói rằng thích tôi lắm bởi tôi là bạn sư nên mời tôi về nhà ông của mình ngủ. Sư bảo đó là nhà của ông sư bởi vì sư quê ở đây. Tôi ngạc nhiên. Sau này thì biết là họ nói láo đấy. Đó là nhà của trưởng ban phụ trách công việc trong chùa. Sư quê ở Strung Treng.
Tôi thấy thật lạ là người Khmer sẳn sàng nói dối mọi lúc mọi nơi cho dù biết rằng người khác chắc chắn biết đó là lời nói láo thì họ vẫn nói. Tôi ngạc nhiên trước cái tính cách này của dân Khmer. Tôi vẫn quan niệm rằng người có lòng tự trọng thì chỉ nói láo khi điều đó thật sự cần thiết – ví dụ để cứu người, hay để bảo vệ một giá trị sống hay vì đó là “white lie.” Còn người nói láo vô tội vạ thì đó là người thiếu tự trọng. Tôi không dám kết luận là dân tộc Khmer là một dân tộc thiếu tự trọng nhưng quả thật họ nói láo vô tội vạ đấy các bạn nhé!!!
Họ toàn nói láo với tôi nên tôi không thật sự biết điều gì đang xảy ra; vì thế tôi hành động theo suy đoán và tính cách của mình. Do đó sự việc càng trở nên tồi tệ. Tuy nhiên tôi không hối hận đã cư xử như thế - họ đã nói láo với tôi cơ mà. TÔI CĂM GHÉT VÀ COI THƯỜNG NHỮNG NGƯỜI NÓI LÁO BỞI VÌ THỨ NHẤT HỌ KHÔNG TÔN TRỌNG BẠN NÊN HỌ NÓI LÁO VỚI BẠN; THỨ HAI LÀ HỌ KHÔNG TÔN TRỌNG BẢO THÂN HỌ KHI NÓI LÁO.
Lúc đầu tôi không chịu đi bởi vì mệt quá, cho dù họ có bảo rằng tôi mà không đi thì hai tên cảnh sát ngồi đó hoài. Kệ họ chứ!!! Tuy nhiên khi người thanh niên mà sư giới thiệu là em trai lại năn nỉ tôi hết sức thì tôi phải “mềm” lại thôi. Tôi không nỡ để người khác năn nỉ mình nhiều.
Khi tôi đến nhà ấy thì mọi người nhường chỗ cho tôi ngủ, nghĩa là tôi có thể ngủ ở đâu cũng được. Tôi chọn ngủ với bà cụ; vậy là cô bé đang ngủ với bà phải đi qua chỗ khác ngủ. Tôi thấy điều đó không cần thiết bởi vì vẫn có thể ngủ chung 3 người cơ mà. Nhưng họ muốn tôi được thoải mái. Bà cụ lấy mền đắp cho tôi. Người thanh niên thấy tôi đã có chăn êm nệm ấm nên đi về nhà và bảo sáng hôm sau quay lại.
Buổi sáng, cậu ta quay lại thật sớm và ngồi ở thềm nhà chờ tôi dậy. Họ chỉ tôi nhà tắm và nơi rửa mặt. Lúc ấy tôi mới để ý thấy gia đình này thật đông người. Tôi mời họ ra sân để chụp hình.
Sau đó thì cậu thanh niên dẫn tôi quay lại chùa, trên đường đi tôi mua hai nải chuối giá 500 riel/nải. Tôi về chùa tạm biệt sư để đi. Sư bảo rằng bạn sư đang trên đường đến nên bảo tôi ở lại vài ngày. Tôi nói tôi mà ở lại thì sẽ có rắc rối cho chùa bởi vì người ta nhìn bạn sư thì có thể đoán ra chuyện gì. Lúc ấy sư sẽ bị mang tiếng. Sư bảo không sao, không sợ gì cả miễn sao tôi ở lại là được. Lúc ấy cậu thanh niên cũng bảo tôi ở lại. Hai phụ nữ trong ngôi nhà mà tôi ngủ ké hôm trước cũng bảo tôi ở lại. Không biết từ chối thế nào nên tôi hứa chỉ ở lại thêm 1 đêm nữa thôi.
Cảnh chùa
Khi tôi vừa nói xong thì hai tên cảnh sát lại đến đòi kiểm tra hộ chiếu. Tôi đưa họ xem. Họ đọc chả hiểu nên bảo tôi đem xe về đồn kiểm. Bực mình quá, đã thế thêm đói bụng nên tôi càng bực, tôi bảo chả cần ở làm gì. Tôi đi đây. Tôi lấy xe đạp bỏ đi. Họ giải thích gì đó bằng tiếng Khmer.
Tôi lấy xe chạy ra, ghé quán của một mẹ ăn bánh xèo, chỉ có 500 riel/cái; rau xanh ăn ngon vô cùng!! Những người ở đây dễ thương quá và lại no bụng nên tôi “hết nóng.” Vả lại, lúc ấy tôi mới nhớ là bọn công an Khmer ăn hối lộ ghê lắm nên thấy tôi là người nước ngoài ghé làng (làng này làm gì có người nước ngoài nào chịu ghé, thường du khách đến Kampong Cham thôi) nên tìm cách moi tiền tôi cho bằng được; ngoài ra do tôi là người Việt Nam mà dân Việt Nam là dân khoái đưa hối lộ. Tuy nhiên họ xui xẻo ở chỗ: tôi là người dễ gì chịu đưa tiền hối lộ. Tôi thấy tức bọn họ quá đi mất!!!!
(Sau này một sư còn cho tôi thêm thông tin -đó là: họ bảo họ không ưa người Việt Nam.)
Tôi dự định quay lại Kampong Cham thật (tôi muốn chụp hình thành phố lãng mạn này kia mà!) Chạy gần đến ngã ba rẽ vào con đường đất đỏ thì tôi sực nhớ đến hơn 10 cây số đường đất đỏ, bụi bay mù trời; ngán ngẩm đoạn đường này nên tôi hỏi lối khác để đi thì người dân bảo chạy hướng ngược lại thì đi Siem Rep luôn, còn muốn đi Kampong Cham thì phải quay lại con đường ấy.
Tôi quay xe lại để đi Siem Rep. Khi đi ngang qua lối vào ngôi chùa, tôi thấy mình bỏ đi như thế thì phụ lòng những người bạn mới tha thiết muốn tôi ở lại và thấy tức cái bọn công an quá nên không hiểu sao, tôi không chạy thẳng mà lại rẽ trở vô chùa.
Thấy tôi, sư trụ trì –lúc ấy đang đứng xem công nhân làm việc – đi nhanh ra với một nụ cười tươi roi rói, tiến đến và hỏi. Tôi nói tôi đã hứa với sư là sẽ ở thêm 1 ngày và tôi bảo tôi tức cái bọn công an quá nên tôi quay lại.
Lúc trước người dân hay đến nói chuyện với tôi nhưng lần này họ không đến; tôi nghĩ chắc họ sợ công an; nếu không thì vì chuyện gì, tôi cũng không biết.
Sư bảo công an nói tôi ở chùa ban ngày còn ban đêm phải đến nhà trọ cách đó 7 cây số. Không thấy dân làng nên tôi toàn chơi với sư.
Chú tiểu ăn mặc sexy chưa nào!!! Trời nóng họ tròng áo vào ổ y như người ta mặc áo yếm.
Nếu không thì mặc như thế này đây!
Chùa này nuôi rất nhiều mèo; mỗi khi mọi người ăn cơm thì các chú mèo vây quanh như thế này!
Lúc ấy có cả bạn của sư từ Stung Treng đến nữa. Sư bảo muốn dẫn tôi đi đâu đấy, hình như là sở thú thì phải nhưng trời tối nên mọi người đến nơi sư học tiếng Hàn. Nơi này cách chùa khoảng 7 cây.
Sau đó sư bảo xe chở tôi đến một nhà trọ (chớ hiểu lầm sư nghen!) và bảo tôi không được ngủ ở chùa mà phải ngủ ở nhà trọ. Tôi tức điên lên. Sao không nói trước để tôi mang theo đồ đạc. Tôi nhất định không chịu, ai nói kiểu gì cũng không chịu. Tôi là người cứng đầu cứng cổ, đặc biệt là khi người ta cố ép vào tình huống mà không muốn.
Tôi quyết định bảo phải chở tôi về chùa, tôi dọn đồ đi. Cuối cùng tôi được về chùa. Tôi lấy hết hành lý và đạp xe đi. Sư bảo mấy tên công an sẽ đến. Tôi điên tiết lên và bảo kệ cha bọn họ.
Tôi ra chỗ ngoài chùa khoảng nửa cây số, cắm trại ngủ. Dù không có trăng nhưng tôi không dùng đèn pin, tôi làm chậm rãi trong bóng đêm. Tôi ghét có người đến hỏi han; tôi muốn được một mình hít thở không khí trong đêm. Quả thật không ai phát hiện ra tôi cả. Từ tối đến sáng, ngay cả khi tôi dọn lều đi rồi cũng không ai thấy. Nơi ấy nằm gần đường nên hơi khuất sau một cái bụi. Đối diện bên kia đường có nhà dân nên tôi không sợ lắm. Nơi ấy là trước cửa một ngôi nhà sàn, nhưng lúc ấy nhà ấy không có ai ở; hình như họ chỉ ở đấy để thu hoạch vụ mùa và thời điểm ấy chưa thu hoạch nên không ai ở. Nhờ thế mà tôi an toàn.
Buổi sáng, tôi dậy sớm chụp cảnh mặt trời mọc.
Chụp xong, tôi dọn lều. Mới đầu dự định đi thẳng luôn nhưng sợ mọi người lo lắng. Tôi quay về chùa, vừa đi vừa chụp cảnh buổi sáng thanh bình.
Mọi người hớn hở và bảo hôm ấy sẽ dẫn tôi đi chơi. Một sư thì bảo sẽ dẫn đi sở thú; một sư thì bảo sẽ dẫn đi núi gì đó ở Kampong Cham cách làng 40 cây, trên đường đi Phnom Penh. Tôi bảo tôi tự chạy xe đạp theo sau. Mọi người không chịu bảo là xa lắm. Cuối cùng tôi tự mình chạy một chiếc xe máy chở theo hai đứa học trò của sư.
Vừa ra khỏi chùa một đoạn thì có người ngoắc tay bảo dừng lại. Không hiểu gì cả. Thằng bé học trò bảo ông ta bảo chờ công an đến làm việc. Lúc đứng chờ thì hai nhà sư ngồi chung một xe máy chạy đến (họ đi sau chúng tôi cả đoạn để tránh bị dị nghị.) Vậy là họ phải dừng lại luôn và chờ mấy cha công an đến.
Quả thật là dân Cambuchia sợ công an. Hai nhà sư thấy công an thì sợ. Tôi chả quái gì phải sợ bọn họ. Họ bảo trình hộ chiếu và mang xe về đồn. Tôi bảo thông dịch lại là muốn kiểm tra xe thì ok nhưng phải lập biên bản ghi rõ họ tên, chức vụ, ngày giờ, lý do gì kiểm tra xe và trong hành lý có gì (phải liệt kê ra hết) sau đó phải ký tên đóng mộc. Tôi nói với tất cả những người có mặt ở đó là tôi phải làm thế bởi vì ở Thái Lan đã có chuyện cảnh sát bỏ thuốc phiện vào hành lý của du khách, sau đó kết tội họ buôn lậu ma túy và họ phải đóng nhiều tiền lắm mới khỏi nhà tù.
Một anh công an trẻ măng, biết nói tiếng Anh đôi chút chạy xe máy đến. Tôi lặp lại những điều vừa nói bằng tiếng Anh. Anh ta gật đầu và bảo tôi lên xe để anh ta chở về chùa lấy hộ chiếu và xe đạp. Khi chúng tôi vừa về đến nơi thì có hai người công an nữa đi theo bảo anh ta nói với tôi là họ không cần kiểm xe đạp nữa. Họ sợ để lại giấy tờ chứng từ đây mà. Tôi lấy hộ chiếu và anh ta chở tôi đến đồn.
Tuy nhiên tiếng Anh của anh chàng này dở nên họ đành gọi một người khác đến phiên dịch. Anh ta là cháu của trưởng công an ở đây. Anh ta nói tiếng Anh rất tốt và bảo rằng đang làm cho một tổ chức phi chính phủ.
Dù anh ta không nói nhưng qua nét mặt của anh ta, tôi biết anh ta không hài lòng với kiểu muốn vòi vĩnh tiền hối lộ của bọn người này. Họ hỏi tôi đủ câu hỏi cả. Tôi cứ sự thật mà trả lời. Cuối cùng họ bảo tôi rằng khu vực này nguy hiểm cho người nước ngoài, kể cả trong chùa, bởi vì sư ở trong chùa còn bị cắt cổ huống chi là người thường (họ nói láo đấy.) Tóm lại họ nói láo đủ kiểu để tôi phải “xì tiền.” Sau này tất cả dân làng đều nói rằng: bọn công an Khmer tệ lắm, ăn hối lộ và làm đủ chuyện xấu xa. Tôi thấy nhục cho bọn công an này quá. Đã mang tiếng là công an (một nghề phải mang lại an bình cho người khác) mà bị dân nói thế thì nhục cho họ và cho cái nghề họ đang làm quá.
Tưởng tôi “dễ nuốt”à? Lầm to nhé!!! Họ ghi biên bản lại những câu trả lời của tôi và bảo tôi ký tên vào, đã thế còn trơ trẽn bảo rằng họ làm thế là vì sự an toàn của tôi. Tôi hỏi vì sự an toàn của tôi hay của họ? Người phiên dịch đúng là làm theo đúng chức năng, tôi nói gì anh ta dịch lại hết chứ không sợ sệt như mấy nhà sư, không dám dịch gì cả cho dù tôi có quát lên bảo rằng đã là phiên dịch thì phải dịch lại hết chứ.
Tôi không đồng ý ký biên bản và nói rằng: họ chả giúp ích gì cho tôi cả, chỉ toàn làm phiền và làm mất thời gian của tôi mà thôi. Cái biên bản này có ích quái gì khi họ bảo rằng tôi không thể ở đây bởi vì khu này nguy hiểm cho người nước ngoài; vậy việc ký biên bản chả có tác dụng gì cả nên tôi không ý.
Mấy tên đáng ghét ấy vào phòng riêng to nhỏ (không để cả người phiên dịch nghe) sau đó bảo nếu tôi không ký thì tôi có thể tự do đi lại ở Cambuchia, làm gì cũng được, họ không quan tâm đến sự an nguy của tôi (ai cần họ quan tâm cơ chứ, nếu có gì xảy ra thì họ cũng chỉ quan tâm đến tiền thôi, không đưa tiền thì dễ gì họ giải quyết.)
Vậy là tôi ra về mà không ký vào biên bản. Anh thông dịch muốn nói chuyện gì đó với tôi, chắc nói về bọn tham nhũng này nên bảo tôi lên xe để anh ta chở đi tham quan một thắng cảnh ở gần thành phố Kampong Cham, cách làng này khoảng 40 cây số; chiều anh ta sẽ chở về. Tôi cũng muốn đi theo lắm nhưng ngại mấy nhà sư đang ở trong chùa sẽ lo lắng bởi vì tôi ở lại đồn công an khá lâu; lý do họ không biết đọc hộ chiếu nên nhờ anh công an biết bập bõm tiếng Anh phiên dịch. Anh chàng này cũng mù mờ nên họ phải nhờ đến anh chàng phiên dịch kia.
Anh công an trẻ tuổi biết tiếng Anh chở tôi trở lại chùa và trên đường về đòi làm bạn tôi mãi. Tôi đồng ý luôn và dắt về chùa giới thiệu với tất cả mọi người.
Tại chùa, tôi kể chuyện ở đồn công an cho các sư nghe. Họ bảo rằng họ sợ công an, đặc biệt là lúc thấy dân làng tụ tập lại xem thì họ càng sợ, bởi họ là sư mà lại dính líu với phụ nữ. Vậy là bản lĩnh của họ chưa “thâm hậu.” Con người càng “có võ công thâm hậu” thì càng ít nỗi sợ, chỉ sợ khi thật sự cần thiết chứ không sợ lung tung; vả lại những người có tật thì hay giật mình đấy mà!!!
Họ bảo họ để dành phần cơm cho tôi; họ đem ra nào nước nào bánh đưa cho tôi ăn để lấy lại sức sau “trận đấu” với mấy cha công an.
Chiều hôm ấy, tôi chạy một chiếc xe máy (xe của một sư mua ở Phnom Penh – sư được mua xe nhưng không được chạy; mỗi khi đi đâu phải có học trò chở) chở hai thằng nhóc; hai sư đi chung một chiếc xe ôm. Chúng tôi đi đến……….. sở thú. Giữa đường thì hai sư phải quay xe về vì có ai điện thoại nói gì đó. Tôi đi sở thú cùng hai thằng nhóc. Tụi nó hăng hái vô cùng, chạy hết nơi này đến nơi khác làm tôi chạy theo muốn hụt hơi. Tuy nhiên chúng tôi có một khoảng thời gian vô cùng vui vẻ ở đó.
Khi tôi về chùa thì không thấy sư nào cả nên lấy máy tính ra xem. Mấy chú tiểu và vài phụ nữ địa phương đến xem. Sư trụ trì về bảo sư mới bị gọi lên đồn công an. Họ hỏi sư nhiều câu hỏi vô cùng và bảo sư rằng tôi không được ngủ trong chùa. Tôi chả quan tâm. Tôi chơi với mấy phụ nữ địa phương. Một chị bảo với sư rằng: Chị ta yêu tôi quá và nhờ sư dịch ra tiếng Anh cho tôi hiểu.
Tôi ngồi đó, mấy người địa phương qua lại tọc mạch công an hay sao ấy. Tuy nhiên cái bọn công an ấy “cạch” tôi rồi nên chả dám đến mà chỉ toàn điện thoại cho sư hù dọa đủ điều: nào là nếu có chuyện gì xấu xảy ra với tôi thì họ sẽ giam sư vào ngục, sẽ bắt hoàn tục không cho làm sư nữa,……
(Lúc tôi ở Strung Treng, thằng bé Kiệt bảo dân Khmer lạ lắm; họ mà không ưa bạn sẽ điện thoại cho công an nói xấu này nọ cho bọn công an xuống gây rối đòi tiền đủ kiểu. Nếu không điện thoại cho công an thì họ sẽ chơi bùa cho bệnh hoạn. Nhiều người Khmer tôi gặp đều có mang theo một lá bùa hộ mệnh- loại bùa dùng để trừ lại bùa kia ấy.
Anh Cu người Việt mà tôi gặp cũng nói tương tự lời thằng bé Kiệt.
Lúc tôi ở Lào gặp anh Thệp, làm ảnh, người Quảng Ngãi, anh ta kể có lần định sang Cambuchia làm ảnh nhưng gặp sự việc này thì “cạch” luôn: Anh ta thấy một ông lão dựng xe đạp hơi lấn ra ngoài một tí. Một chiếc xe ô tô chạy đến, người lái là một thanh niên trẻ, ngồi cạnh là một cô gái đẹp. Thấy xe đạp cản đường, anh ta không nói gì, rút súng ra bắn luôn vào lốp xe đạp, rồi lái xe đi mất.
Tóm lại, Cambuchia được xem là đất Phật nhưng tôi thấy sống ở đó nguy hiểm hơn ở Lào nhiều.)
Cái bọn chó săn kia quấy nhiễu sư mãi. Thậm chí họ còn cử vài thanh niên đến để đuổi tôi ra khỏi chùa nữa nhưng mấy thanh niên này đến ngồi nhìn tôi thôi chứ không làm gì cả. Tôi lấy hết đồ đạc và đạp xe đi ra thị trấn trên đường đi về Siem Rep, cách đó 7 cây số. Tôi đi trong bóng tối nên cũng sợ cái bọn công an thúi tha làm điều xấu với mình bởi họ đã bảo sẽ không chịu trách nhiệm cho sự an toàn của tôi nữa và hù sư là tôi mà có chuyện gì thì sẽ giam sư vào ngục sao? Tôi thấy một nhà trọ nên ghé vào, giá 5 đô cho phòng có đến 2 cái giường đôi, nhà tắm bên trong.
Khi tôi vừa vào thì ông chủ nhà nhận điện thoại; tôi nghe có từ Việt Nam nên đoán là bọn chó săn đã rình theo tôi để xem tôi ngủ ở đâu, có quay lại chùa hay không? Ông chủ chỉ lấy tiền mà không cần tôi trình giấy tờ gì cả. Vì thế tôi khóa cửa nẻo cẩn thận, lấy ghế để ba lô nặng lên trên dằn ngay cửa ra vào.
Tôi ngủ không ngon giấc lắm. Tôi ghét phòng trọ là thế. Bạn trả tiền để ở một nơi bí rị, nghe mùi từ toilet bốc ra. Thật đáng ghét!!!!
Kỳ sau: Cambuchia (6): Đạp xe từ Kampong Cham đến Kampong Thom
Có lần mình đi chơi một mình, tối vào KS ngủ, khuya lại có mấy giai phòng bên gọi cửa rủ đi ... đập đá! Nhớ mãi!!!
Trả lờiXóaRồi sao nữa? Bạn có đi không hay họ có rút "súng" (muốn hiểu theo nghĩa nào cũng được) ra "hăm dọa" không?
Trả lờiXóakeke, chị khá là công bằng và biết nhận thức đúng đắn, nhưng hình như chị mắc phải một yếu điểm lớn nhất nhì của con người là hay nổi nóng quá mức dẫn đến có những phán xét mất khôn.
Trả lờiXóaMột dân tộc nói láo nhiều thì có khi chỉ là thể hiện ở một vùng, miền nào đó mà nơi đó đã có sự ảnh hưởng từ xưa. Em thích đọc bài viết của chị vì em cũng thích đi du lịch bụi :)) nhưng mà chị vơ đũa cả nắm như vậy thì tội cho dân tộc Khmer quá, kaka.
Nên nhớ Phật giáo của Khmer, Thái, Lào... là Phật giáo nguyên thủy ở Ấn, khác với Phật giáo hệ phái của người Kinh, Hoa, Hàn... vốn đã được biến đổi theo thời gian và mang đậm dấu ấn Trung quốc.
Cám ơn bạn Vietbull nhé!!!
Trả lờiXóaNhững gì mình viết là dựa trên cảm nhận cá nhân và kinh nghiệm thực tế, chứ không nói theo lý thuyết sách vở bạn ơi!!!
Biết đâu sau này khi "hiểu rõ" hơn về người Khmer hơn thì bạn sẽ "tâm phục" những gì tôi viết????? Cái gì cũng cần thời gian. Hoặc cũng có thể sau này tôi thay đổi quan điểm và thấy nhận xét của bạn là vô cùng đúng đắn.
e khong nghi c la nguoi hay noi nong ma la nguoi co cam xuc manh liet, hehe, cung voi mot trai tim rat... ngot ngao!
Trả lờiXóaTrời, lần đầu tiên có người bảo rằng mình có trái tim ngọt ngào. Dù sao nghe thế cũng thấy...............sướng! Cảm ơn bạn nghen!
Xóacảnh bình minh rất đẹp .
Xóacho tui "đạo" lại mấy tấm ảnh của Dung chụp nhé!
Trả lờiXóaCó một bộ phận người Cam ko thích người Việt Nam mình........Dân K nói láo từ trước năm 1979, ngày theo bộ đội, tối theo Pol Pot. Nói chung, sau này có đi K chơi thì phải cảnh giác với họ. Thanks!!
Trả lờiXóaRất khó hiểu bạn đến, ở, quay lại làm gì ở chùa đó? Đất có lề, quê có thói mà! Tui nghĩ bạn nên tiếp tục hành trình là hay nhất !!!
Trả lờiXóa