CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

TÌNH YÊU VÀ NGHIỆP CHƯỚNG



Thuở xưa có một ông trưởng giả nọ sang giàu hơn thiên hạ. Gia đình sinh sống trong cảnh vô cùng sung túc. Bằng mọi thứ sung sướng mà tiền của đã đưa đến cho ông. Còn có cái thú khác nữa mà ai cũng thèm muốn đó là ông có bốn bà vợ xinh đẹp trẻ trung không ai chịu nhường ai.  

    Bà vợ thứ nhất được ông yêu mến hơn hết. Vợ chồng gần gũi nhau không giây phút  nào rời. Thậm chí lúc đi đứng nghỉ ngơi, nằm ngồi, làm lụng v.v... lúc nào cũng có thiếp có chàng.

    Ông ta chiều hơn cả cô chiều ông. Ông chăm sóc luôn cả món ăn đồ mặc cho nàng, sắm sửa gì trong gia đình thì ông lo sắm cho cô ta trước. Mỗi mùa mưa nắng, ông lo chạy chữa, đề phòng cho nàng làm sao cho sắc đẹp không hề sút kém.

    Hai người ăn ở với nhau như bát nước đầy. Ông rất nuông chiều cô, chưa từng trái ý cô. Nhờ thế mà hai vợ chồng chưa từng có lời qua tiếng lại.

    Cô vợ thứ hai không được chồng nâng niu gần gũi như cô chánh thất, nhưng cũng là một người biết thương biết trọng chồng. Nàng lo công việc gia đình ở phòng trong, ít khi gặp mặt chồng.     Thỉnh thoảng gặp được chồng nàng hân hoan sung sướng cố giành giựt với “chị nhà” đôi phút bên chàng. Sau hạnh phút ngắn ngủi ấy nàng lại trở về nhiệm vụ với vẻ mặt buồn thiu thỉu.
   
    Cô hầu thứ ba xem chừng lạt lẽo như khách qua đường. Năm thì mười họa có gần gũi
được chồng, nàng mới tạm gọi là cuộc đời đáng sống còn ngoài ra kiếp sống nàng cô độc
lạnh lùng làm sao!... Nếu ông chồng chẳng vì lâu ngày nhớ nàng, lui tới với nàng trong giây lát hoặc nếu trong tư phòng nàng không có xảy ra việc gì bất thường, thì chắc cả gia đình không có ai còn nhớ đến nàng nữa.

    Cô thứ tư: một kẻ tôi đòi trá hình không hơn, không kém. Suốt ngày đêm nàng làm không rảnh tay tất cả những công việc chồng giao cho. Nặng nhọc khó khăn, nàng không oán trách, chồng đối xử theo kẻ trọc phú bần tiện, nàng cũng chẳng cần. Mặc dù thế chưa có một lần nào nàng được chồng chú ý thương hại hoặc săn sóc giúp đỡ gì để gọi là trả ơn nàng hết lòng thờ chồng.

    Bỗng một hôm ông trưởng giả lâm bệnh nặng. Ông  chạy chữa thuốc men đã nhiều nhưng không thấy thuyên giảm chút nào. Nhận thấy giờ lâm chung sắp đến, ông gọi người vợ thứ nhất đến nói:

  Ta sắp chết đây, em phải theo ta về bên kia cõi đời cho có mặt nhau, lúc tử như lúc sinh. 

    Người vợ thản nhiên, không gì bối rối đáp:

  Tôi không thể theo anh được. 
    Ông chồng ngạc nhiên hỏi:

  Suốt đời ta rất yêu mến người, chiều theo mọi ý muốn của ngươi, sao bây giờ lại
không đi theo ta? Trả nghĩa ta như thế ư?  

  Anh có lòng yêu mến tôi thật, nhưng tôi không thể nào đi theo anh được. Anh biết
cho như thế là đủ rồi. 

    Ông chồng buồn bực gọi người vợ thứ hai và cũng bảo nàng chết theo mình.

    Cô hầu đáp:

  Bình sanh anh yêu mến chị cả hơn hết sao anh không bảo chị đi theo? Tôi là phận em
út hầu hạ, đâu có thể cùng chết với anh được? 

    Người chồng nhìn nàng đăm đăm nói:

Ngày trước, lúc đi tìm cho được ngươi để đem về làm vợ là chuyện khó khăn không thể tả được. Ta phải chịu lạnh chịu nóng, chịu đói chịu khát vì ngươi. Bây giờ ngươi nghĩ sao mà không đi cùng ta?

    Người vợ nói lại:

  Anh chịu cực khổ khó khăn là để thỏa mãn lòng tham dục của anh. Vì nó thì anh
trách nó chớ trách gì tôi? Anh cần đến tôi, chớ tôi có cần gì đến anh đâu mà anh đem
chuyện gian khổ nói với tôi? Nếu anh chẳng thèm thuồng thân xác tôi thì anh đến tôi
làm gì? Chuyện ấy tôi không mang ơn mắc nợ gì anh cả. 

    Người chồng lại kêu người vợ thứ ba đến và ưu ái khuyên nhủ nàng nên theo mình về bên kia cõi sống.

    Người vợ thứ ba nói:

  Lâu nay tôi đã chịu ơn huệ của anh, nay đến ngày cuối cùng của anh, tình vợ chồng
dù sao cũng đậm đà nồng thắm rủi bề nào tôi sẽ tiễn đưa anh ra đến ngoài thành mà
thôi chớ chắc không thể nào đi hơn đến chỗ anh an giấc nghìn thu được. 

    Ông chồng lại thất vọng. Trong số bốn vợ thì ba bà đã từ chối niềm chung thủy với mình.

Ông cho gọi người hầu thứ tư lên và cũng như mấy lần trước anh bảo cô hầu phải cùng chết với ông cho có bạn.

    Cô hầu trả lời:

  Tôi xuất thân con gái, nhỏ ở với cha, thành gia thất ở với chồng. Tôi đã xa lìa cha mẹ
đến đây hầu hạ anh để anh sai khiến, thì quyền chết sống vui buồn đều do anh. Đối
với tôi tính mạng và cả cuộc đời tôi trao cả cho anh. Nay đến phút lâm chung, tôi xin
theo anh cùng đi.

Ba người vợ trước là những người ý hiệp, tâm đầu với chồng mà không thể đi theo được.
Người thứ tư khổ cực xấu xí một kẻ tôi đòi chẳng chút nào hợp ý với chồng lại chịu chết
cùng chồng.

    Câu chuyện xảy ra làm ai ai cũng ngạc nhiên không sao hiểu tâm địa của mỗi hạng người.

    Có người đem câu chuyện lên trình Đức Phật. Ngài dạy: Người vợ thứ nhất dụ cho thân người. Người đời ưa mến xác thân hơn cả vợ lẫn con, nhưng đến khi chết nằm trơ nơi đất chẳng chịu đi theo!

    Vợ thứ hai dụ cho của cải! Được thì vui chẳng được thì buồn. Đến khi chết, của cải
hoàn lại cho đời, nào có chịu đi theo!?

    Vợ thứ ba là dụ cho cha mẹ vợ con, anh em, bạn bè tôi tớ v.v... Lúc sanh thời lấy ân nghĩa tình ái cùng nhau tưởng mến, đến khi chết, họ khóc lóc thảm thiết, thương nhớ nhau thật đấy nhưng cũng chỉ tiễn đưa đến ngoài thành tức nghĩa địa là cùng. Lại khóc than thảm thiết lần nữa rồi cuối cùng họ từ giã nấm mồ hoang lạnh ai về nhà nấy, vì ai lại chẳng có công  ăn việc làm, tình nghĩa riêng tư? Ai còn bận tâm  đèo bòng theo
người chết nữa?

    Có thương nhớ chăng, lâu lắm cũng không quá mười ngày, rồi lại nhóm họp nhau  ăn
uống vui say quên mất người chết.

    Nhưng người vợ thứ tư lại khác, vợ thứ tư là tâm ý của con người. Trong thiên hạ ai mà không có tự ái bảo thủ ý mình, buông tâm thả ý, tham dục, giận dữ, chẳng tin chánh đạo?

Đến khi chết chỉ có tâm ý mới chịu đi theo để phải đọa vào ác đạo. Vì thế ta phải tự mình
thẳng tâm chánh ý.

There is no dry land



Once upon a time there was a fish. And just because it was a fish, it had lived all its life in the water and knew nothing whatever about anything else but water. And one day as it swam about in the pond where all its days had been spent, it happened to meet a turle of its acquaintance who had just come back from a little excursion on the land.

“Good day, Mr. Turtle!” said the fish. “I have not seen you for a long time. Where have you been?”

“Oh,” said the turtle, “I have just been for a trip on dry land.”

“On dry land!” exclaimed the fish. “What do you mean by on dry land? There is no dry land. I had never seen such a thing. Dry land is nothing.”

“Well,” said the turtle good-naturedly. “If you want to think so, of course you may; there is no one who can hinder you. But that’s where I’ve been, all the same.”

“Oh, come,” said the fish. “Try to talk sense. Just tell me now what this land of yours is like? Is it all wet?”

“No, it is not wet,” said the turtle.

“Is it nice and fresh and cool?” asked the fish.

“No, it is not nice and fresh and cool,” the turtle replied.

“Is it clear so that light can come through it?”

“It is not clear. Light cannot come through it.”

“Is it soft and yielding, so that I could move my fins about in it and push my nose through it?”

“No, it is not soft and yielding. You could not swim in it.”

“Does it move or flow in streams?”

“No, it neither moves nor flows in streams?”

“Does it ever rise up into waves then, with white foams in them?” asked the fish, impatient at this string of Noes.

“No!” replied the turtle, truthfully. “It never rises up into water that I have seen.”

“There now,” exclaimed the fish triumphantly. “Didn’t I tell you that this land of yours was just nothing? I have just asked, and you have answered me that it is neither wet nor cool, not clean nor soft and that it doesn not flow in streams nor rise up into waves, and if it isn’t a single one of these things, what else is it but nothing? Don’t tell me.”

“Well, well,” said the turtle, “If you are determined to think that dry land is nothing, I suppose you must just go on thinking so. But any one who knows what is water and what is land would say you were just a silly fish, for you think that anything you have never known is nothing just because you have never known it.”

And with that, the turtle turned away and leaving the fish behind in its little pond of water, set out on another excursion over the dry land that was nothing.”

(Quoted from Bhikkhu Silacara’s booklet, The Four Noble Truths)

ĐÁNH NHAU VÌ CÁI BÓNG TRONG LU RƯỢU



Ngày xưa có chàng trai nọ con ông Trưởng giả vừa cưới được vợ. Vợ chồng mới cưới rất
yêu kính nhau. Một bữa chồng bảo vợ:

  Em vào trong nhà bếp lấy rượu ra đây cùng uống cho vui. 

    Người vợ vào nhà vừa giở nắp lu đầy rượu nàng chợt thấy bóng mình hiện ở trong lu liền cho là có người đàn bà khác đã ẩn tự bao giờ, nổi tam bành lục tặc, chạy ra lớn tiếng với chồng:

  Anh đã chứa dấu người đàn bà trong lu rượu còn cưới tôi về làm chi nữa? Vào mà ân
ái với hắn, tôi về đây!... 

    Chồng tức quá vào xem, lại thấy bóng mình, nổi giận chạy ra nạt vợ:

  Mầy giấu trai trong đó mà đổ thừa cho tao giấu gái? Dám làm việc như thế trước mặt
tao à? 

    Thế là hai vợ chồng cãi vả nhau rồi đến chuyện ấu đả kịch liệt, sưng đầu bể trán la khóc om sòm, đàng nào cũng cho mình là phải. Lúc ấy có vị Tỳ Khưu đi ngang qua nghe được nguyên do việc đánh lộn, đến xem thử mới biết là đánh nhau vì cái bóng trong lu, lòng bùi ngùi tự than rằng:

  “Người đời quá dại khờ cho cái giả là thật” 

    Ngài thương hại cho hai vợ chồng trẻ, rồi vào nhà can gián, dùng đủ lời hay lẽ phải. Hai vợ chồng vẫn không nghe. Ông liền nói:

  Ta sẽ vì các người mà bắt người trong lu ra cho.

Ngài lấy một cục đá to đập vỡ lu rượu chảy linh láng, bóng người trong lu cũng  biến mất. Cả chồng lẫn vợ nhìn vào mảnh lu bể không còn thấy bóng người nào nữa. Họ hiểu được sự lầm lạc của mình và xin lỗi nhau. 

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

KINH SA MÔN QUẢ (Kinh Trường Bộ Quyển 1)



…. Sau khi xuất gia, vị ấy sống chế ngự thân, chế ngự lời nói, chế ngự ý nghĩ, bằng lòng với nhu cầu tối thiểu về ăn uống, y áo, hoan hỷ sống trong an tịnh.

Giới của Sa môn:

42. Khi đã xuất gia như vậy, vị ấy sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Patimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ trì và học tập trong giới học, thân nghiệp, ngữ nghiệp thanh tịnh. Sanh hoạt trong sạch giới hạnh cụ túc, thủ hộ các căn, chánh niệm tỉnh giác và biết tri túc.

43. Thế nào là Tỳ kheo giới hạnh cụ túc?

Tỳ kheo từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến tất cả hạnh phúc của chúng sanh và loài hữu tình. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

Vị ấy từ bỏ lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp, như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

44. Tỳ kheo từ bỏ nói láo, tránh xa nói láo, nói những lời chân thật, y chỉ trên sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không lường gạt, không phản lại đối với đời. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

Vị ấy từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đến chỗ kia nói để sanh chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, không đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy Tỳ kheo ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, khuyến khích những kẻ hòa hợp, hoan hỷ trong hòa hợp, thoải mái trong hòa hợp, hân hoan trong hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

Vị ấy từ bỏ lời nói độc ác, tránh xa lời nói độc ác. Vị ấy nói những lời nói không lỗi lầm, đẹp tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

Vị ấy từ bỏ lời nói phù phiếm, tránh xa lời nói phù phiếm, nói đúng thời, nói những lời chân thật, nói những lời có ý nghĩa, nói những lời về chánh pháp, nói những lời về luật, nói những lời đáng được giữ gìn, những lời hợp thời, thuận lý, có mạch lạc hệ thống, có ích lợi. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

45. Vị ấy từ bỏ làm hại đến các hạt giống và các loại cây cỏ, dùng một ngày một bữa, không ăn ban đêm. Từ bỏ ăn phi thời. Từ bỏ đi xem múa hát, nhạc, diễn kịch. Từ bỏ trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang. Từ bỏ dùng giường cao và giường lớn. Từ bỏ nhận vàng và bạc. Từ bỏ nhận các hạt sống. Từ bỏ nhận thịt sống. Từ bỏ nhận đàn bà con gái. Từ bỏ nhận nô tỳ gái và trai. Từ bỏ nhận cừu và dê. Từ bỏ nhận gia cầm và heo. Từ bỏ nhận voi, bò, ngựa và ngựa cái. Từ bỏ nhận ruộng nương, đất đai. Từ bỏ nhận người môi giới hoặc tự mình làm môi giới. Từ bỏ buôn bán. Từ bỏ các sự gian lận bằng cân, tiền bạc và đo lường. Từ bỏ các tà hạnh như hối lộ, gian trá, lừa đảo. Từ bỏ làm thương tổn, sát hại câu thúc, bức đoạt, trộm cắp, cướp phá. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

46. Trong khi một số Sa môn, Bà La môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống làm hại các hạt giống và cây cối như hạt giống từ rễ sanh, hạt giống từ nhánh cây sanh, hạt giống từ đốt cây sanh, hạt giống từ chiết cây sanh, và thứ năm là hạt giống từ hạt giống sanh. Còn vị ấy thì không làm hại hạt giống hay cây cỏ nào. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

47. Trong khi một số Sa môn, Bà La môn dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống cất chứa và thọ hưởng các đồ vật như cất chứa các món ăn, cất chứa các đồ uống, cất chứa vải, cất chứa xe cộ, cất chứa các đồ nằm, cất chứa các hương liệu, cất chứa các mỹ vị. Còn vị ấy thì từ bỏ cất chứa các vật trên. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

48. Trong khi một số Sa môn, Bà La môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống theo các du hí không chơn chánh như múa, hát, nhạc kịch, ngâm vịnh, nhịp tay, tụng chú, đánh trống, diễn các tuồng thần tiên, mãi võ, đấu voi, đấu ngựa, đấu trâu, đấu bò đực, đấu dê, đấu cừu, đấu gà, đấu chim cun cút, đấu gậy, đấu quyền, đấu vật, đánh giặc giả, dàn trận, thao dượt, diễn binh. Còn vị ấy thì từ bỏ các loại du hí không du hí như trên. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

49. Trong khi một số Sa môn, Bà La môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống đánh bài và theo các trò giải trí như cờ tám hình vuông, cờ mười hình vuông, cờ trên không, trò chơi trên đất, chỉ bước vào những ô có quyền bước, trò chơi quăng thẻ rồi chụp nhưng không cho sụp đống thẻ, chơi súc sắc, chơi khăng, lấy tay làm viết, chơi banh, chơi thổi kèn bằng lá, cày với chiếc cày giả, nhảy lộn nhào, chơi chong chóng, chơi với đồ chơi bằng lá, chơi xe con, chơi cung nhỏ, chơi đoán chữ viết trên không hay trên lưng, chơi đoán tư tưởng, chơi bắt chước bộ điệu. Còn vị ấy thì từ bỏ đánh bài, và các loại giải trí như trên. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

50. Trong khi một số Sa môn, Bà La môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, cũng vẫn sống dùng các giường cao và giường lớn như ghế bành, ghế trường kỷ, nệm trải giường bằng len, vải trải giường nhiều tấm nhiều mầu, chăn len thuê bông, nệm bông, nệm thêu hình các con thú, mền bằng lông thú cả hai phía, mền bằng lông thú một phía, mền có đính ngọc, mền bằng lụa, tấm khảm lớn có thể chứa 16 người múa, mền voi, mền ngựa, mền xe, mền bằng da sơn dương khâu lại với nhau, mền bằng da con sơn dương khâu lại gọi là kadali, tấm thảm với lều che phía trên, ghế dài có gối đầu, gối chân màu đỏ. Còn vị ấy thì từ bỏ không dùng các giường cao và giường lớn như trên. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

51. Trong khi một số Sa môn, Bà La môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, cũng vẫn sống dùng các đồ trang sức và mỹ phẩm như thoa dầu, đấm bóp, tắm, đập tay chân cho mềm dẻo, gương kem đánh mặt, vòng hoa và phấn son, phấn sáp và phấn mặt, vòng tay, tóc giả trên đầu, gậy cầm tay, ống thuốc, gươm, lọng, dép thêu, khăn đầu, ngọc, phất trần, vải trắng có viền tua dài. Còn vị ấy thì không dùng các loại trang sức và mỹ phẩm như trên. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

52. Trong khi một số Sa môn, Bà La môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, cũng vẫn sống nói những chuyện vô ích tầm thường như câu chuyện nói về vua chúa, câu chuyện về ăn trộm, câu chuyện về đại thần, câu chuyện về binh lính, câu chuyện về hãi hùng, câu chuyện về chiến tranh, câu chuyện về đồ ăn, câu chuyện về đồ uống, câu chuyện về vải mặc, câu chuyện về giường nằm, câu chuyện về vòng hoa, câu chuyện về hương liệu, câu chuyện về bà con, câu chuyện về xe cộ, câu chuyện về làng xóm, câu chuyện về thị tứ, câu chuyện về thành phố, câu chuyện về quốc độ, câu chuyện về đàn bà, câu chuyện về đàn ông, câu chuyện về các vị anh hùng, câu chuyện bên lề đường, câu chuyện tại chỗ lấy nước, câu chuyện về người đã chết, các câu chuyện tạp thoại, các câu chuyện biến trạng của thế giới, câu chuyện về biến trạng của đại dương, câu chuyện về sự hiện hữu và sự không hiện hữu. Còn vị ấy thì từ bỏ nói những chuyện vô ích, tầm thường kể trên. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

53. Trong khi một số Sa môn, Bà La môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống bàn luận tranh chấp như nói: “Người không biết pháp và luật này, tôi biết pháp và luật này. Sao người có thể biết pháp và luật này? Người đã phạm vào tà kiến, tôi nói mới thật đúng chánh kiến. Lời tôi nói mới tương ứng, lời nói của người không tương ứng. Những điều đáng nói trước, người lại nói sau. Những điều đáng nói sau, người lại nói trước. Chủ kiến của người đã bị bài bác, câu nói của người đã bị thách đấu. Người đã bị thuyết bại. Hãy đến mà giải vây lời nói ấy. Nếu có thể được, gắng thoát ra khỏi lối bí.” Còn vị ấy thì từ bỏ những cuộc biện luận, tranh chấp kể trên. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

54. Trong khi một số Sa môn, Bà La môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống cho đưa các tin tức, hoặc tự đứng làm môi giới như cho các vua chúa, các đại thần của vua, cho các vị Sát đế lỵ, cho các vị Bà la môn, cho các gia chủ, cho các thanh niên và nói rằng: “Hãy đi đến chỗ ấy, hãy đi lại chỗ kia, mang cái này lại, đem cái này đến chỗ kia.” Còn vị ấy từ bỏ đưa các tin tức và tự đứng làm môi giới. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

55. Trong khi một số Sa môn, Bà La môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống lừa đảo, nói lời siễm nịnh, gợi ý, dèm pha, cầu lợi. Còn vị ấy thì từ bỏ nói lời lừa đảo và siểm nịnh như trên. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

56. Trong khi một số Sa môn, Bà La môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn tự nuôi sống bằng những tà hạnh như xem tướng tay chân, chiêm tướng, triệu tướng, mộng tướng, thân tướng, dấu chuột cắn, tế lửa, tế muỗng, dùng miệng phun hạt cải …. vào lửa, tế vỏ lúa, tế tấm, tế gạo, tế thục tôi, tế máu, khoa xem chi tiết, khoa xem địa lý, khoa xem mộng, khoa cầu thần ban phước, khoa cầu quỷ ma, khoa dùng bùa chú khi ở trong nhà bằng đất, khoa rắn, khoa thuốc độc, khoa bò cạp, khoa chim, khoa chim quạ, khoa đoán số mạng, khoa ngừa tên bắn, khoa biết tiếng nói của chim. Còn vị ấy thì tránh xa những tà hạnh kể trên. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

57. Trong khi  một số Sa môn, Bà La môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn tự nuôi sống bằng những tà mạng như xem tướng các hòn ngọc, tướng que gậy, tướng áo quần, tướng gươm kiếm, tướng mũi tên, tướng cây cung, tướng võ khí, tướng đàn bà, tướng đàn ông, tướng thiếu niên, tướng thiếu nữ, tướng đầy tớ nam, tướng đầy tớ nữ, tướng voi, tướng ngựa, tướng trâu, tướng bò đựa, tướng bò cái, tướng dê, tướng cừu, tướng gia cầm, tướng chim cun cút, tướng con tắc kè, tướng vật tai dài, tướng ma, tướng thú vật. Còn vị ấy thì tránh xa những tà mạng kể trên. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

58. Trong khi một số Sa môn, Bà La môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn tự nuôi sống bằng những tà mạng, như đoán trước: “Vua sẽ tiến quân, vua sẽ lùi quân, vua bản xứ sẽ tấn công, vua ngoại bang sẽ triệt thối, vua bản xứ sẽ thắng trận, vua ngọai bang sẽ thắng trận, vua bản xứ sẽ bại trận. Như vậy sẽ có sự thắng trận cho phe bên này, sẽ có sự bại trận cho phe bên kia.” Còn vị ấy thì từ bỏ những tà mạng kể trên. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

59. Trong khi có một số Sa môn, Bà La môn, dầu đã dùng các món ăn tín thí cúng dường, vẫn còn tự nuôi sống bằng những tà mạng, như đoán trước: “sẽ có nguyệt thực, sẽ có nhật thực, sẽ có tinh thực, mặt trăng, mặt trời sẽ đi đúng chánh đạo, mặt trăng mặt trời sẽ đi ngoài chánh đạo, sẽ có sao băng, các tinh tú sẽ đi đúng chánh đạo, các tinh tú sẽ đi ngoài chánh đạo, sẽ có sao băng, sẽ có lửa cháy các phương hướng, sẽ có động đất, sẽ có sấm trời, mặt trăng mặt trời các sao sẽ mọc, sẽ lặn, sẽ mờ, sẽ sáng, nguyệt thực sẽ có kết quả như thế này, nhật thực sẽ có kết quả như thế này, mặt trăng mặt trời đi đúng chánh đạo sẽ có kết quả như thế này, mặt trăng mặt trời đi ngoài chánh đạo sẽ có kết quả như thế này. Các tinh tú đi đúng chánh đạo sẽ có kết quả như thế này, các tinh tú đi ngoài chánh đạo sẽ có kết quả như thế này, sao băng sẽ có kết quả như thế này, lửa cháy các phương sẽ có kết quả như thế này, động đất sẽ có kết quả như thế này, sấm trời sẽ có kết quả như thế này, mặt trăng mặt trời các sao mọc lặn sáng mờ sẽ có kết quả như thế này.” Còn vị ấy thì tránh xa không tự nuôi sống bằng tà mạng kể trên. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

60. Trong khi một số Sa môn, Bà La môn, dẫu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn tự nuôi sống bằng tà mạng, như đoán trước: “sẽ có nhiều mưa, sẽ có đại hạn, sẽ được mùa, sẽ mất mùa, sẽ được an ổn, sẽ bị hiểm họa, sẽ có bệnh, sẽ không có bệnh, hay làm các nghề như đếm trên ngón tay, kế toán, cộng số lớn, làm thư, làm theo thế tình.” Còn vị ấy thì tránh xa các tà mạng kể trên. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

61. Trong khi một số Sa môn, Bà La môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn tự nuôi sống bằng những tà mạng, như sắp đặt ngày lành để rước dâu hay rễ về nhà, sắp đặt ngày lành để đưa dâu hay rễ, lựa ngày giờ tốt để hòa giải, lựa ngày giờ tốt để chia rẽ, lựa ngày giờ tốt để đòi nợ, lựa ngày giờ tốt để cho mượn hay tiêu tiền, dùng bùa chú để giúp người được may mắn, dùng bùa chú để khiến người bị rủi ro, dùng bùa chú để phá thai, dùng bùa chú làm cóng lưỡi, dùng bùa chú khiến quai hàm không cử động, dùng bùa chú khiến người phải bỏ tay xuống, dùng bùa chú khiến tai bị điếc, hỏi gương soi, hỏi phù đồng thiếu nữ, hỏi thiên thần để biết họa phước, thờ mặt trời, thờ đại địa, phun ra lửa, cầu Siri thần tài. Còn vị ấy thì tránh xa các tà mạng kể trên. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

62. Trong khi một số Sa môn, Bà La môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn tự nuôi sống bằng những tà mạng, như dùng các ảo thuật để được yên ổn, để khỏi làm các điều đã hứa, để được che chở khi ở trong nhà bằng đất, để dương được thịnh, để làm người liệt dương, để tìm đất tốt làm nhà, để cầu phước cho nhà mới, lễ rửa miệng, lễ tắm, lễ hy sinh, làm cho mửa, làm cho xổ, bài tiết các nhơ bẩn về phía trên, bài tiết các nhơ bẩn về phía dưới, tẩy tịnh trong đầu, thoa dầu trong tai, nhỏ thuốc mắt, cho thuốc qua lỗ mũi, xức thuốc mắt, thoa dầu cho mắt, chữa bệnh cho mắt, làm thầy thuốc, mổ xẻ chữa bệnh cho con nít, cho thuốc uống bằng các loại rễ cây, ngăn ngừa công hiệu của thuốc. Còn vị ấy thì tránh xa các tà mạng kể trên. Như vậy là giới hạnh của vị ấy trong giới luật.

63. Và như vậy, vị Tỳ kheo ấy, nhờ đầy đủ giới luật nên không thấy sợ hãi từ một chỗ nào về phương diện hộ trì giới luật, như một vị Sát Đế lỵ đã làm lễ quán đảnh, đã hàng phục kẻ thù địch, không còn thấy sợ hãi từ chỗ nào về phương tiện thù địch. Cũng vậy, Tỳ kheo ấy nhờ đầy đủ giới luật nên không thấy sợ hãi từ một chỗ nào về phương tiện hộ trì giới luật. Vị ấy nhờ đầy đủ giới luật cao quý này nên hưởng lạc thọ, nội tâm không vẩn đục. Như vậy là Tỳ kheo đầy đủ giới luật.

64. Thế nào là Tỳ kheo hộ trì các căn? Khi mắt thấy sắc, Tỳ kheo không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, Tỳ kheo tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thực hành sự hộ trì nhãn căn. Khi tai nghe tiếng, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến nhĩ căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, vị ấy tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhĩ căn, thực hành sự hộ trì nhĩ căn. Khi mũi ngửi hương………thân cảm xúc………….ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, vị ấy tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Vị ấy, nhờ sự hộ trì cao quý các căn ấy, nên hưởng lạc thọ nội tâm, không vẩn đục. Như vậy là Tỳ kheo hộ trì các căn.

65. Thế nào là Tỳ kheo chánh niệm tỉnh giác? Tỳ kheo khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhình thẳng, khi nhìn quanh, đều tỉnh giác; khi co tay, khi duỗi tay, đều tỉnh giác; khi mang y kép, bình bát, thượng y, đều tỉnh giác; khi ăn, uống, nhai, nuốt, đều tỉnh giác; khi đi đại tiện, tiểu tiện, đều tỉnh giác. Như vậy, Tỳ kheo chánh niệm tỉnh giác.

66. Thế nào là Tỳ kheo biết đủ? Tỳ kheo bằng lòng với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi lại chỗ nào cũng mang theo y và bình bát, cũng như con chim bay đến chỗ nào cũng mang theo hai cánh; cũng vậy, Tỳ kheo bằng lòng với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chỗ nào cũng mang theo. Như vậy là Tỳ kheo biết đủ.

67. Vị ấy, với giới uẩn cao quý này, với sự hộ trì các căn cao quý này, với chánh niệm cao quý này, với hạnh biết đủ cao quý này, lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch như rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống rơm. Sau khi đi khất thực về và ăn xong, vị ấy ngồi kiết già, lưng thẳng tại chỗ nói trên và an trú chánh niệm trước mặt.

68. Vị ấy từ bỏ tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gội rửa tâm hết tham ái. Từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận; lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gột rửa tâm hết sân hận. Từ bỏ hôn trầm thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm, thụy miên; với tâm tưởng hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm, thụy miên. Từ bỏ trạo cử hối tiếc, vị ấy sống không trạo cử, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo cử hối tiếc. Từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp.

69. Như một người mắc nợ, liền làm các nghề nghiệp. Những nghề này được phát đạt, người ấy không những trả được nợ cũ, còn có tiền dư để nuôi dưỡng vợ. Người ấy nghĩ: “Ta trước kia mắc nợ nên liền làm các nghề nghiệp. Những nghề này được phát đạt, ta không những trả được những nợ cũ, còn có tiền dư để nuôi dưỡng vợ.” Người ấy nhờ vậy được sung sướng, hoan hỷ.

70. Như một người bị bệnh đau đớn trầm trọng, ăn uống không tiêu, thể lực suy yếu. Sau một thời gian, người ấy khỏi bệnh, ăn uống tiêu thông, thể lực khôi phục. Người ấy nghĩ: “Ta trước kia bị bệnh, đau đớn trầm trọng, ăn uống không tiêu, thể lực suy yếu. Nay ta khỏi bệnh, ăn uống tiêu thông, thể lực hồi phục.” Người ấy nhờ vậy được sung sướng hoan hỷ.

71. Như một người bị nhốt trong ngục. Người ấy, sau một thời gian, được khỏi tù tội, an lạc kiện toàn, tài sản không bị giảm tổn. Người ấy nghĩ: “Ta trước kia bị nhốt trong ngục, nay ta được khỏi tù tội, an lạc kiện toàn, tài sản không bị giảm tổn.” Người ấy nhờ vậy được sung sướng hoan hỷ.

72. Như một người nô lệ, không được tự chủ, lệ thuộc người khác, không được tự do đi lại. Người ấy, sau một thời gian, thoát khỏi cảnh nô lệ, được tự chủ, không lệ thuộc người khác, được giải thoát, được tự do, đi lại. Người ấy nghĩ: “Ta trước kia bị cảnh nô lệ, không được tự chủ, lệ thuộc người khác, không được tự do đi lại. Nay ta thoát cảnh nô lệ, được tự chủ, không lệ thuộc người khác, nay được giải thoát, được tự do đi lại.” Người ấy nhờ vậy được sung sướng hoan hỷ.

73. Như một người giàu có, nhiều tài sản, đang đi qua bãi sa mạc, thiếu lương thực, đầy những nguy hiểm. Người ấy, sau một thời gian, đã đi khỏi sa mạc, đến đầu làng vô sự, yên ổn, không có nguy hiểm. Người ấy nghĩ: “Ta trước kia giàu có, nhiều tài sản, đi qua bãi sa mạc thiếu lương thực, đầy những nguy hiểm. Nay ta đã đi qua khỏi bãi sa mạc ấy, đến đầu làng yên ổn, không có nguy hiểm. Người ấy nhờ vậy được sung sướng hoan hỷ.

Định:

74. Như vậy, Tỳ kheo tự mình quán năm triền cái chưa xả ly, như món nợ, như bệnh hoạn, như ngục tù, như cảnh nô lệ, như con đường qua sa mạc, cũng như không mắc nợ, như không bị bệnh tật, như được khỏi tù tội, như được tự do, như đất lành yên ổn. Tỳ kheo quán năm triền cái khi diệt trừ chúng.

75. Khi quán tự thân đã xả ly năm triền cái ấy, hân hoan sanh; do hân hoan sanh nên hỷ sanh; do tâm hoan hỷ, thân được khinh an; do thân khinh an, lạc thọ sanh; do lạc thọ, tâm được định tĩnh. Tỳ kheo ly dục, ly ác pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Tỳ kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.

76. Như một người hầu tắm lão luyện hay đệ tử người hầu tắm. Sau khi rắc bột tắm trong thau bằng đồng, liền nhồi bột ấy với nước, cục bột tắm được thấm nhuần nước ướt, trào trộn với nước ướt, thấm ướt cả trong lẫn ngoài với nước, nhưng không chảy thành giọt. Cũng vậy, Tỳ kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân hình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.

Đó là quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa môn, còn vi diệu thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa môn trước.

77. Lại nữa, Tỳ kheo ấy diệt tầm diệt tứ, chứng và trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Tỳ kheo ấy thấm nhuần, tẩm ướt làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc do định sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do định sanh ấy thấm nhuần.

78. Ví như một hồ nước, nước tự trong dâng lên, phương Đông không có lỗ nước chảy ra, phương Tây không có lỗ nước chảy ra, phương Bắc không có lỗ nước chảy ra, phương Nam không có lỗ nước chảy ra, và thỉnh thoảng trời lại mưa lớn. Suối nước mát từ hồ nước ấy phun ra thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy hồ nước ấy, với nước mát lạnh, không một chỗ nào của hồ nước ấy không được nước mát lạnh thấm nhuần. Cũng vậy, Tỳ kheo thấm nhuần tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với hỷ lạc do định sanh, không một chỗ nào trên toàn thân, không được hỷ lạc do định sanh ấy thấm nhuần.

Đó là quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa môn, còn vi diệu thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa môn trước.

79. Lại nữa, Tỳ kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự cảm thọ mà các bậc Thánh gọi là “xả niệm lạc trú,” chứng và an trú thiền thứ ba. Tỳ kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên toàn thân, không được lạc thọ không có hỷ ấy thấm nhuần.

80. Ví như trong hồ sen xanh, hồ sen hồng, hồ sen trắng, có những sen xanh, sen hồng hay sen trắng. Những bông sen ấy sanh trong nước, lớn lên trong nước, không vượt khỏi nước, nuôi sống dưới nước, từ đầu ngọn cho đến gốc rễ đều thấm nhuần tẩm ướt, đầy tràn thấu suốt bởi nước mát lạnh ấy, không một chỗ nào của tòan thể sen xanh, sen hồng hay sen trắng không được nước mát lạnh ấy thấm nhuần. Cũng vậy, Tỳ kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên toàn thân không được lạc thọ không có hỷ ấy thấm nhuần.

Đó là kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa môn, còn vi diệu thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa môn trước.

81. Lại nữa, Tỳ kheo, xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú vào thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Tỳ kheo ấy thấm nhuần toàn thân mình với tâm tịnh trong sáng, không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh trong sáng ấy thấm nhuần.

82. Ví như một người ngồi, dùng tấm vải trắng trùm đầu, không một chỗ nào trên toàn thân không được vải trắng ấy che thấu. Cũng vậy, Tỳ kheo thấm nhuấn toàn thân mình với tâm thuần tịnh, trong sáng, không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh trong sáng ấy thấm nhuần.

Đó là quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa môn, còn vi diệu, thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa môn trước.

Tuệ:

83. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy. Tỳ kheo dẫn tâm hướng tâm đến chánh trí, chánh kiến. Vị ấy biết: Thân này của ta là sắc pháp, do bốn đại thành, do cha mẹ sanh, nhờ cơm cháo nuôi dưỡng, vô thường, biến hoại, phấn toái, đoạn tuyệt, hoại diệt; trong thân ấy, thức ta lại nương tựa và bị trói buộc.

84. Ví như một hòn lưu ly bảo châu, đẹp đẽ, trong suốt, có tám mặt, khéo dũa, khéo mài, sáng chói, không uế trược, đầy đủ tất cả mỹ tướng. Và một sợi dây được xâu qua hòn ngọc ấy, sợi dây màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng hay màu vàng nhạt. Một người có mắt cầm hòn ngọc ấy trên tây sẽ thấy: Hòn lưu ly bảo châu này, đẹp đẽ, trong suốt, có tám mặt, khéo dũa, khéo mài, sáng chói, không uế trược, đầy đủ tất cả mỹ tướng. Và sợi dây này được xâu qua hòn ngọc ấy, sợi dây màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng hay màu vàng nhạt. Cũng vậy, với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy. Tỳ kheo dẫn tâm hướng tâm đến chánh trí, chánh kiến. Vị ấy biết: Thân này của ta là sắc pháp, do bốn đại thành, do cha mẹ sanh,nhờ cơm cháo nuôi dưỡng, vô thường, biến hoại, phấn toái, đoạn tuyệt, hoại diệt. Trong thân ấy, thức ta lại nương tựa và bị trói buộc.

Đó là quả thiết thực, hiện tại của hạnh Sa môn, còn vi diệu và thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa môn trước.

85. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỳ kheo chú tâm, hướng tâm đến sự hóa hiện một thân do ý làm ra. Vị ấy tạo một thân khác từ nơi thân này, cũng là sắc pháp, do ý làm ra, đầy đủ các chi tiết lớn nhỏ, không thiếu một căn nào.

86. Ví như một người rút một cây lau ra ngoài vỏ. Người ấy nghĩ: đây là vỏ, đây là cây lau; vỏ khác, cây lau khác và cây lau từ vỏ rút ra. Ví như một người rút thanh kiếm từ bao kiếm; thanh kiếm khác, bao kiếm khác, và thanh kiếm từ nơi bao kiếm rút ra. Ví như một người lột xác một con rắn, người ấy nghĩ: đây là con rắn, đây là xác rắn; con rắn khác, xác rắn khác và con rắn từ nơi xác rắn được lột ra. Cũng vậy, với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỳ kheo dẫn tâm, hướng tâm đến sự kiện hóa một thân do ý làm ra. Vị ấy tạo một thân khác từ nơi thân này, cũng là sắc pháp, do ý tạo thành, đầy đủ các chi tiết lớn nhỏ, không thiếu một căn nào.

Đó là quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa môn, còn vi diệu thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa môn trước.

87. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỳ kheo dẫn tâm, hướng tâm đến các thần thông. Vị ấy chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân; hiện hình, biến hình đi ngang qua vách, qua tường, qua núi như đi ngang hư không; độn thổ, trồi lên ngang qua đất liền, như ở trong nước; đi trên nước không chìm như đi trên đất liền; ngồi kiết già đi trên hư không như con chim; với bàn tay, chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy; có thể tự thân bay đến cõi Phạm Thiên.

88. Ví như một người thợ gốm khéo tay, hay đệ tử người thợ gốm, với đất sét khéo nhồi nhuyễn, có thể làm các loại đồ gốm tùy theo sở thích. Ví như một người thợ ngà khéo tay, hay đệ tử người thợ ngà, với ngà khéo đẽo dũa có thể làm các loại đồ ngà tùy theo sở thích. Ví như người thợ vàng, khéo tay hay đệ tử người thợ vàng, với vàng khéo tinh nhuyễn có thể làm cho các loại đồ vàng tùy theo sở thích. Cũng vậy, với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỳ kheo dẫn tâm hướng tâm đến các thần thông. Vị ấy chứng được các thần thông một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân; hiện hình, biến hình, đi ngang qua vách, qua tường, qua núi, như đi ngang qua hư không; độn thổ trồi lên, ngang qua đất liền như ở trong nước; đi trên nước không chìm như đi trên đất liền; ngồi kiết già, đi trên hư không như con chim; với bàn tay chạm và rờ mặt trời và mặt trăng, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy; có thể tự thân bay đến cõi Phạm Thiên.

Đó là quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa môn, còn vi diệu thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa môn trước.

89. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỳ kheo dẫn tâm, hướng tâm đến thiên nhĩ thông. Tỳ kheo với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân có thể nghe hai loại tiếng chư thiên và người – xa và gần.

90. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỳ kheo dẫn tâm, hướng tâm đến tha tâm thông. Tỳ kheo sau khi đi sâu vào tâm của chúng sanh, của loài người với tâm của mình, vị ấy biết được như sau:

Tâm có tham, biết là tâm có tham. Tâm không tham, biết là tâm không tham.
Tâm có sân, biết là tâm có sân. Tâm không sân, biết là tâm không sân.
Tâm có si, biết là tâm có si. Tâm không si, biết là tâm không si.
Tâm chuyên chú, biết là tâm chuyên chú. Tâm không chuyên chú, biết là tâm không chuyên chú.
Tâm đại hành, biết là tâm đại hành. Tâm không đại hành, biết là tâm không đại hành.
Tâm vô thượng, biết là tâm vô thượng. Tâm chưa vô thượng, biết là tâm chưa vô thượng.
Tâm thiền định, biết là tâm thiền định. Tâm không thiền định, biết là tâm không thiền định.
Tâm giải thoát, biết là tâm giải thoát. Tâm không giải thoát, biết là tâm không giải thoát.

93. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỳ kheo dẫn tâm, hướng tâm đến túc mạng minh. Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Vị ấy nhớ rằng: “Tại chỗ kia, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây.” Như vậy, Tỳ kheo nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết.

95. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỳ kheo dẫn tâm, hướng tâm đến trí tuệ về sanh tử của chúng sanh. Vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của chúng. “Này các Hiền giả, những Tôn giả này làm những điều ác hạnh về thân, lời và ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các ác nghiệp theo tà kiến. Những người này sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa địa ngục. Này các Hiền giả, còn những chúng sanh nào làm những thiện hạnh về thân, lời và ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các thiện nghiệp theo chánh kiến, những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi trời. Như vậy, vị ấy với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của chúng.

97. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỳ kheo dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy biết như thật “đây là khổ,” biết như thật “đây là nguyên nhân của khổ,” biết như thật “đây là khổ diệt,” biết như thật “đây là con đường đưa đến khổ diệt,” biết như thật “đây là những lậu hoặc,”biết như thật “đây là nguyên nhân của lậu hoặc,” biết như thật “đây là sự diệt trừ các lậu hoặc,” biết như thật “đây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc.” Nhờ hiểu biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Đối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: Ta đã giải thoát. Vị ấy biết: Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm; sau đời hiện tại, không còn đời sống nào khác nữa.


KINH TỨ NIỆM XỨ (SATIPATTHANAS SUTTA)



Như vầy tôi nghe:

Một thời Đức Thế Tôn ngụ giữa dân chúng xứ Kuru tại đô thị Kam Ma Sa Dam Ma. Tại đây Đức Phật dạy các Tỳ kheo:

Nầy các Tỳ kheo, đây là con đường độc nhất dẫn đến thanh tịnh, vượt khỏi phiền não, đoạn tận khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết Bàn. Đó là bốn niệm xứ.

Bốn niệm xứ ấy là gì? Nầy các Tỳ kheo, người tu tập lấy thân quán thân với tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm khắc phục ham muốn lo âu. Người tu tập lấy thọ quán thọ với tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm khắc phục ham muốn lo âu. Người tu tập lấy tâm quán tâm với tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm khắc phục ham muốn âu lo. Người tu tập lấy pháp quán pháp với tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm khắc phục ham muốn lo âu.

Quán thân – niệm hơi thở:

Nầy các Tỳ kheo, thế nào là quán thân trên thân? Người tu tập đi vào rừng vắng, hay dưới cội cây hoặc nơi nhà trống, ngồi kiết già với lưng thẳng, hướng sự chú ý ngay trước mặt. Vị ấy thở ra, thở vào với sự tỉnh thức.

Khi thở vô dài, vị ấy sáng suốt nhận biết: đang thở vô dài; khi thở ra dài, vị ấy sáng suốt nhận biết: đang thở ra dài; khi thở vô ngắn, vị ấy sáng suốt nhận biết: đang thở vô ngắn; khi thở ra ngắn, vị ấy sáng suốt nhận biết: đang thở ra ngắn.

Vị ấy thực tập: cảm giác toàn thân tôi sẽ thở vô; vị ấy thực tập: cảm giác toàn thân tôi sẽ thở ra; vị ấy thực tập: an tịnh toàn thân tôi sẽ thở vô; vị ấy thực tập: an tịnh toàn thân tôi sẽ thở ra.

Cũng như người thợ tiện thành thạo khi quay dài hay ngắn đều biết rõ, người tu tập cũng vậy.

Quán thân – đại oai nghi:

Lại nữa, nầy các Tỳ kheo, người tu tập khi đi, sáng suốt ghi nhận: đang đi; khi đứng, sáng suốt ghi nhận: đang đứng; khi ngồi, sáng suốt ghi nhận: đang ngồi; khi nằm, sáng suốt ghi nhận: đang nằm. Thân thể trong tư thế ra sao biết rõ như thế.

Quán thân – tiểu oai nghi:

Lại nữa, này các Tỳ kheo, người tu tập khi bước tới bước lui, biết rõ việc mình đang làm; khi ngó tới ngó lui, biết rõ việc mình đang làm; khi co tay duỗi tay, biết rõ việc mình đang làm; khi mặc y kép hay thượng y hoặc khi mang bát, biết rõ việc mình đang làm; khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm; khi đi, đứng, ngủ, thức, im lặng, biết rõ việc mình đang làm.
Quán thân – quán thể trược:

Lại nữa, này các Tỳ kheo, người tu tập quán sát thân nầy từ bàn chân đến ngọn tóc. Toàn thân bao bọc bởi da, chứa đầy những vật bất tịnh khác nhau. Trong thân này gồm: tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bao tử, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mũi, nhớt, nước tiểu. Nầy các Tỳ kheo, ví như một người có mắt mở ra bao đựng các thứ hột, có thể phân biệt rõ: “đây là gạo, đây là là lúa, đây là đậu, đây là mè.” Tương tự như vậy, người tu tập quán sát thân này chứa đựng những thứ bất tịnh khác nhau.

Quán thân – quán tứ đại:

Lại nữa, nầy các Tỳ kheo, người tu tập quán sát về vị trí và sự sắp đặt của tứ đại. Vị ấy chánh niệm: trong thân này có địa đại, thủy đại, phong đại và hỏa đại. Như một người đồ tể rành nghề có thể phân một con bò thành từng phần riêng biệt, người tu tập có thể nhận rõ vị trí của tứ đại trong thân này.

Quán thân – quán tử thi:

Lại nữa, nầy các Tỳ kheo, người tu tập nhìn thấy một tử thi quăng bỏ trong bãi tha ma một ngày, hai ngày, ba ngày trong trạng thái căng phồng, biến thành màu xanh đen, nát thối. Vị ấy quán thân: thân này tự tánh là vậy, bản chất là vậy, không thể vượt ra ngoài tánh chất ấy.

Quán thân – quán tử thi bị hủy thể:

Lại nữa, nầy các Tỳ kheo, người tu tập nhìn thấy một tử thi quăng bỏ trong bãi tha ma bị các loài cầm thú, quạ, diều hâu, kên kên, chó, giả can hay côn trùng đục khoét để ăn. Vị ấy quán thân: thân nầy tự tánh là vậy, bản chất là vậy, không thể vượt ngoài tánh chất ấy.

Như vậy, vị ấy quán thân bằng nội thân hay ngoại thân hoặc bằng cả hai. Vị ấy quán tánh sanh khởi trên thân, quán tánh hoại diệt trên thân hoặc cả hai tánh sanh diệt trên thân. Vị ấy quán niệm sự hiện hữu của thân với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Vị ấy không ỷ lại, chấp trước bất cứ vật gì ở đời. Nầy các Tỳ kheo, như vậy là người tu tập lấy thân quán thân.

Quán thân – quán hài cốt:

Lại nữa, nầy các Tỳ kheo, người tu tập nhìn thấy một tử thi quăng bỏ trong bãi tha ma chỉ còn là một bộ xương với chút ít máu thịt còn sót lại với các sợi gân còn kết nối. Hoặc một bộ xương không còn thịt, chỉ còn chút máu được các sợi gân nối kết, Hoặc một bộ xương không còn máu thịt, không còn các sợi gân kết nối. Hoặc rải rác từng phần xương tay, xương chân, xương ống, xương đùi, xương mông, xương sống, sọ đầu. Vị ấy quán: thân này tự tánh là vậy, bản chất là vậy, không thể vượt ngoài tánh chất ấy.

Quán thân – quán hài cốt mục rã:

Lại nữa, nầy các Tỳ kheo, người tu tập nhìn thấy một tử thi quăng bỏ trong bãi tha ma chỉ toàn xương trắng màu vỏ ốc…Hoặc đã biến dạng theo thời gian vài ba năm… Hoặc mục nát thành bột…..Vị ấy quán: thân nầy tự tánh là vậy, bản chất là vậy, không thể vượt ngoài tánh chất ấy.

Như vậy, vị ấy quán thân bằng nội thân hay ngoại thân hoặc cả hai. Vị ấy quán tánh sanh khởi trên thân, quán tánh hoại diệt trên thân hoặc cả hai tánh sanh diệt trên thân. Vị ấy quán niệm sự hiện hữu của thân với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Vị ấy không ỷ lại, chấp trước bất cứ vật gì ở đời. Nầy các Tỳ kheo, như vậy là người tu tập lấy thân quán thân.

Quán thọ:

Nầy các Tỳ kheo, thế nào là quán thọ trên thọ? Nầy các Tỳ kheo, người tu tập khi cảm thọ lạc, sáng suốt biết rõ: cảm thọ lạc; khi cảm thọ khổ, sáng suốt biết rõ: cảm thọ khổ; khi cảm thọ không lạc không khổ, sáng suốt biết rõ: cảm thọ không lạc không khổ.

Khi cảm thọ lạc thuộc vật chất, sáng suốt biết rõ: cảm thọ lạc thuộc vật chất; khi cảm thọ lạc không thuộc vật chất, sáng suốt biết rõ: cảm thọ lạc không thuộc vật chất.

Khi cảm thọ khổ thuộc vật chất, sáng suốt biết rõ: cảm thọ khổ thuộc vật chất; khi cảm thọ khổ không thuộc vật chất, sáng suốt biết rõ: cảm thọ khổ không thuộc vật chất.

Khi cảm thọ không lạc không khổ thuộc vật chất, sáng suốt biết rõ: cảm thọ không lạc không khổ thuộc vật chất; khi cảm thọ không lạc không khổ không thuộc vật chất, sáng suốt biết rõ: cảm thọ không lạc không khổ không thuộc vật chất.

Như vậy vị ấy quán thọ bằng nội thọ hay ngoại thọ hoặc cả hai. Vị ấy quán tánh sanh khởi trên thọ, quán tánh hoại diệt trên thọ hoặc cả hai tánh sanh diệt trên thọ. Vị ấy quán niệm sự hiện hữu của thọ với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Vị ấy không ỷ lại, chấp trước bất cứ vật gì ở đời. Nầy các Tỳ kheo, như vậy là người tu tập lấy thọ quán thọ.

Quán tâm:

Nầy các Tỳ kheo, như thế nào là quán tâm trên tâm?
Nầy các Tỳ kheo, người tu tập khi tâm ham muốn, biết rõ: tâm ham muốn. Khi tâm không ham muốn, biết rõ: tâm không ham muốn.
Khi tâm sân hận, biết rõ: tâm sân hận. Khi tâm không sân hận, biết rõ: tâm không sân hận.
Khi tâm si mê, biết rõ: tâm si mê. Khi tâm không si mê, biết rõ: tâm không si mê.
Khi tâm thâu nhiếp, biết rõ: tâm thâu nhiếp. Khi tâm không thâu nhiếp, biết rõ: tâm không thâu nhiếp.
Khi tâm tán loạn, biết rõ: tâm tán loạn. Khi tâm không tán loạn, biết rõ: tâm không tán loạn.
Khi tâm quảng đại, biết rõ: tâm quảng đại. Khi tâm không quảng đại, biết rõ: tâm không quảng đại.
Khi tâm hạn hẹp, biết rõ: tâm hạn hẹp. Khi tâm không hạn hẹp, biết rõ: tâm không hạn hẹp.
Khi tâm cao thượng, biết rõ: tâm cao thượng. Khi tâm không cao thượng, biết rõ: tâm không cao thượng.
Khi tâm tập chú, biết rõ: tâm tập chú. Khi tâm không định, biết rõ: tâm không định.
Khi tâm giải thoát, biết rõ: tâm giải thoát. Khi tâm ràng buộc, biết rõ: tâm ràng buộc.

Như vậy, vị ấy quán tâm bằng nội tâm hay ngoại tâm hoặc cả hai. Vị ấy quán tánh sanh khởi trên tâm, quán tánh hoại diệt trên tâm hoặc cả hai tánh sanh diệt trên tâm. Vị ấy quán niệm sự hiện hữu của tâm với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Vị ấy không ỷ lại, chấp trước bất cứ vật gì ở đời. Nầy các Tỳ kheo, như vậy là người tu tập lấy tâm quán tâm.

Quán pháp – quán năm pháp ngăn ngại:

Nầy các Tỳ kheo, thế nào là quán pháp trên pháp?

Nầy các Tỳ kheo, người tu tập quán pháp qua năm ngăn ngại.

Nầy các Tỳ kheo, khi người tu tập tâm có ham muốn, tâm không có ham muốn, vị ấy sáng suốt biết rõ: nội tâm không có ham muốn. Với sự ham muốn vốn không có, nay sanh khởi, vị ấy biết rõ. Với sự ham muốn đã sanh khởi, nay đoạn diệt, vị ấy biết rõ. Với sự ham muốn đã đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy biết rõ.

Khi tâm có sân hận, vị ấy sáng suốt biết rõ: nội tâm có sân hận. Tâm không có sân hận, vị ấy sáng suốt biết rõ: nội tâm không có sân hận. Với sự sân hận vốn không có, nay sanh khởi, vị ấy biết rõ. Với sự sân hận đã sanh khởi, nay đoạn diệt, vị ấy biết rõ. Với sự sân hận đã đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy biết rõ.

Khi tâm có hôn trầm thụy miên, vị ấy sáng suốt biết rõ: nội tâm có hôn trầm thụy miên. Tâm không có hôn trầm thụy miên, vị ấy sáng suốt biết rõ: nội tâm không có hôn trầm thụy miên. Với sự hôn trầm thụy miên vốn không có, nay sanh khởi, vị ấy biết rõ. Với sự hôn trầm thụy miên đã sanh khởi, nay đoạn diệt, vị ấy biết rõ. Với sự hôn trầm thụy miên đã đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy biết rõ.

Khi tâm có loạn động, vị ấy sáng suốt biết rõ: nội tâm có loạn động. Tâm không có loạn động, vị ấy sáng suốt biết rõ: nội tâm không có loạn động. Với sự loạn động vốn không có, nay sanh khởi, vị ấy biết rõ. Với sự loạn động đã sanh khởi, nay đoạn diệt, vị ấy biết rõ. Với sự loạn động đã đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy biết rõ.

Khi tâm có nghi hoặc, vị ấy sáng suốt biết rõ: nội tâm có nghi hoặc. Tâm không có nghi hoặc, vị ấy sáng suốt biết rõ: nội tâm không có nghi hoặc. Với sự nghi hoặc vốn không có, nay sanh khởi, vị ấy biết rõ. Với sự nghi hoặc đã sanh khởi, nay đoạn diệt, vị ấy biết rõ. Với sự nghi hoặc đã đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy biết rõ.

Như vậy, vị ấy tu tập quán pháp qua năm triền cái.

Quán pháp – quán năm thủ uẩn:

Lại nữa, nầy các Tỳ kheo, người tu tập quán pháp qua năm thủ uẩn. Vị ấy quán sát: đây là sắc, đây là tập khởi của sắc, đây là sự đoạn diệt của sắc; đây là thọ, đây là tập khởi của thọ, đây là sự đoạn diệt của thọ; đây là tưởng, đây là tập khởi của tưởng, đây là sự đoạn diệt của tưởng; đây là hành, đây là tập khởi của hành, đây là sự đoạn diệt của hành; đây là thức, đây là tập khởi của thức, đây là sự đoạn diệt của thức.

Như vậy, vị ấy tu tập quán pháp qua năm thủ uẩn.

Quán pháp – quán sáu xứ:

Lại nữa, nầy các Tỳ kheo, người tu tập quán pháp qua sáu nội và ngoại xứ.

Vị ấy sáng suốt biết rõ: do duyên hai thành tố mắt và cảnh sắc, kiết sử sanh khởi; do duyên hai thành tố tai và âm thanh, kiết sử sanh khởi; do duyên hai thành tố mũi và mùi hương, kiết sử sanh khởi; do duyên hai thành tố lưỡi và các vị, kiết sử sanh khởi; do duyên hai thành tố thân và cảnh xúc, kiết sử sanh khởi; do duyên hai thành tố ý và cảnh pháp, kiết sử sanh khởi.

Với kiết sử chưa sanh, nay sanh khởi, vị ấy biết rõ.
Với kiết sử đã sanh, nay đoạn diệt, vị ấy biết rõ.
Với kiết sử đã đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy sáng suốt biết rõ.

Như vậy là người tu tập quán pháp qua sáu nội và ngoại xứ.

Quán pháp – quán bảy giác chi:

Lại nữa, nầy các Tỳ kheo, người tu tập quán pháp qua bảy giác chi.

Nầy các Tỳ kheo, khi tâm có niệm giác chi, vị ấy biết rõ: nội tâm có niệm giác chi; khi tâm có trạch giác chi, vị ấy biết rõ: nội tâm có trạch giác chi; khi tâm có tinh tấn giác chi, vị ấy biết rõ: nội tâm có tinh tấn giác chi; khi tâm có hỷ giác chi, vị ấy biết rõ: nội tâm có hỷ giác chi; khi tâm có tịnh giác chi, vị ấy biết rõ: nội tâm có tịnh giác chi; khi tâm có định giác chi, vị ấy biết rõ: nội tâm có định giác chi; khi tâm có xả giác chi, vị ấy biết rõ: nội tâm có xả giác chi.

Với các giác chi vốn không có, nay sanh khởi, vị ấy sáng suốt biết rõ. Với các giác chi đã sanh, nay được viên thành, vị ấy sáng suốt biết rõ.

Như vậy là người tu tập quán pháp qua bảy giác chi.
Quán pháp – quán bốn thánh đế:

Lại nữa, nầy các Tỳ kheo, người tu tập quán pháp qua bốn Thánh đế.

Nầy các Tỳ kheo, người tu tập sáng suốt biết rõ đây là khổ: sáng suốt biết rõ đây là nhân sanh khổ; sáng suốt biết rõ đây là sự chấm dứt khổ; sáng suốt biết rõ đây là con đường dẫn đến diệt khổ.

Như vậy vị ấy quán pháp bằng pháp. Vị ấy quán tánh sanh khởi trên pháp, quán tánh hoại diệt trên pháp hoặc cả hai tánh sanh diệt trên pháp. Vị ấy quán niệm sự hiện hữu của pháp với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Vị ấy không ỷ lại, chấp trước bất cứ vật gì ở đời. Nầy các Tỳ kheo, như vậy là người tu tập lấy pháp quán pháp.

Quả chứng:

Nầy các Tỳ kheo, người nào tu tập bốn niệm xứ trong bảy năm, như vậy có thể chứng một trong hai quả ngay trong đời hiện tại: một là vô lậu chánh trí, nếu không là quả bất hoàn. Nầy các Tỳ kheo, không nhất thiết phải tu tập đến bảy năm, một người có thể chứng quả trong thời gian tu tập bốn niệm xứ trong sáu năm, năm năm, bốn năm, ba năm, hai năm, một năm hoặc bảy tháng, sáu tháng, năm tháng, bốn tháng, ba tháng, hai tháng, một tháng, nửa tháng, thậm chí bảy ngày có thể chứng đắc một trong hai quả vô lậu chánh trí hoặc quả bất hoàn.

Nầy Tỳ kheo, đây là con đường độc nhất đẫn đến thanh tịnh, vượt khỏi sầu não, đoạn tận khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết bàn. Đó là quán niệm bốn lĩnh vực.

Đức Thế Tôn thuyết giảng như vậy, các Tỳ kheo hoan hỷ tín thọ lời Ngài.



Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

KINH LỜI DẠY SAU CÙNG



Chính tôi được nghe: lần chuyển bánh xe pháp đầu tiên, Đức Thế Tôn độ Tôn giả Kiều Trần Như và lần thuyết pháp sau cùng, Ngài độ Tôn giả Tu Bạt Đà La. Những người có thể hóa độ, Ngài đã hóa độ tất cả. Vào đêm cuối cùng trước ngày Niết Bàn vô dư, giữa rừng sala, dưới cây song thọ, không gian thật vắng lặng yên tĩnh, Đức Phật đã nhắn nhủ những điều cốt lõi của chánh pháp như sau:

1. Này các đệ tử, sau khi Như Lai nhập Niết bàn, các vị phải trân trọng, cung kính giới luật như kẻ nghèo hèn được giàu có, như kẻ đui mù được sáng mắt. Phải biết rằng giới luật là bậc thầy tối thượng. Dẫu có sống thêm ở đời bao nhiêu năm nữa, Như Lai cũng không ngoài mục đích răn dạy các vị về giới luật ấy thôi. Người giữ giới thì không được kinh doanh thương mại, xây dựng nhà cửa, cầy cấy ruộng vườn, đầu tư nông nghiệp, thuê người giúp việc kiểu thế tục, không được chặt đốn cây cối, đào đất, móc hang, điều chế dược liệu, đoán quẻ tốt xấu, xem sao đoán mạng, nghiên cứu địa lý, tìm tòi hung suy hay coi lịch đoán số. Các vị nên sống tiết chế thân mạng, ăn uống điều độ, duy trì nếp sống thanh cao, giải thoát. Không tham dự chính trị, không lãnh sứ mạng liên lạc thông tin. Không được luyện bùa chú, chế linh dược, giao hảo người quyền quý, kết thân kẻ ngạo mạn. Cần phải giữ tâm chân thật, sống chánh niệm và tỉnh thức trong từng phút giây, mong cầu đạo quả giải thoát. Không được che dấu lỗi lầm, bày điều mê ngoặc để thu hút quần chúng. Phải sống ít muốn, biết đủ đối với bốn phẩm vật cúng dường, sống vừa đủ để hành đạo, không cất chứa tài sản và tiền bạc. Như Lai vừa nói tóm tắt về sự giữ giới. Giới luật là căn bản, là gốc rễ của giải thoát. Nhờ giữ giới trang nghiêm, thiền định và trí tuệ phát sanh, có thể tiêu diệt sự khổ đau. Thế nên các vị hãy giữ gìn luật một cách trọn vẹn. Người giữ giới thanh tịnh sẽ nuôi lớn pháp lành. Người thiếu mất giới thì không thể phát sinh công đức.

2. Này các đệ tử, các vị phải chế ngự năm giác quan, không để chúng dong ruổi theo trần cảnh, dục lạc. Người tu phải như chú mục đồng cầm roi chăn, không để trâu dẫm đạp lúa mạ của người. Một khi các vị bung lung năm giác quan, không những các vị không chế ngự được năm dục lạc mà các vị cũng không thể dừng được vòng cương tỏa của phóng túng, như con ngựa chứng nếu không dây cương, nó sẽ lao xuống hầm hố. Nạn khổ của giặc cướp chỉ có một đời, trong khi nạn giặc giác quan làm chúng sanh đau khổ nhiều kiếp, tai họa của nó vô cùng nguy hiểm, các vị phải cẩn thận. Thế nên người có trí phải chế ngự các giác quan chứ không phục tùng nó, giữ gìn chúng như là canh chừng giặc cướp, không để chúng hoành hành thao túng. Này các đệ tử, trong các giác quan của con người, ý là quan trọng nhất. Các vị phải thận trọng chế ngự tâm ý mình. Tâm ý rất đáng sợ, nguy hiểm còn hơn thú dữ, rắn độc, thậm chí nguy hại hơn cả nạn hỏa hoạn. Cũng như có người mải mê cầm giữ chén mật trên tay và quên đi hầm hố trên đường, sẽ bị vấp ngã. Cũng như voi say mà không có móc sắt; như khỉ vượn gặp được cây rừng tha hồ mà chuyền nhảy; muốn chế ngự chúng thì thật là khó. Vì vậy các vị siêng năng chế ngự tâm mình, để giữ gìn tất cả các pháp thiện. Khi tâm được chế ngự một chỗ thì không việc gì không thành.

3. Này các đệ tử, khi thọ dụng phẩm vật cúng dường, các vị nên quan niệm như uống thuốc. Ngon không ham, dở không chê. Ăn uống chỉ để cho khỏi đói khát. Như ong hút mật trong hoa, chỉ lấy mùi vị, không làm tổn thương hương sắc. Người xuất gia cũng vậy; thọ dụng sự cúng dường để đủ sức khỏe tu tập, không được ham cầu quá nhiều, làm tổn thất tín tâm của tín thí. Hãy như người trí biết lượng sức kéo và chịu đựng của trâu, không nên dùng trâu quá sức, đến nỗi kiệt lực.

4. Này các đệ tử, ban ngày thì nỗ lực tu tập pháp lành, không để thời gian trôi qua uổng phí. Đầu hôm, cuối đêm cũng không luống bỏ. Giữa đêm tụng niệm, tu trì. Đừng vì chuyện ngủ nghỉ mà để cuộc đời trôi qua vô ích. Hãy tâm niệm rằng ngọn lửa vô thường đang đốt cháy thế gian, để tự tinh tấn độ mình, khắc phục sự lười biếng, ngủ nghỉ. Giặc phiền não luôn rình rập giết các vị, còn nguy hiểm hơn kẻ thù, làm sao các vị có thể mặc tình ngủ nghỉ mà không cảnh giác! Phiền não ngủ trong tâm người cũng như rắn độc nằm trong nhà, phải dùng móc sắt giới hạnh mà lôi kéo nó ra gấp. Rắn độc ra rồi ta mới an tâm ngủ nghỉ. Rắn độc chưa ra mà mải mê ngủ nghỉ thì thật là người không biết hổ thẹn.

Này các đệ tử, sự hổ thẹn là trang sức đẹp nhất trong mọi trang sức. Sự hổ thẹn có khả năng chế ngự mọi thứ bất thiện và phi pháp của con người. Thế nên hãy sống với tâm niệm hổ thẹn, đừng bao giờ lãng quên đức tính ấy. Mất tâm hổ thẹn là mất tất cả công đức. Có hổ thẹn là có tất cả thiện pháp. Không hổ thẹn thì có khác chi loài cầm thú.

5. Này các đệ tử, nếu có ai xúc phạm, thương tổn thân thể các vị, các vị nên kiềm chế tâm mình đừng để lửa sân hận thiêu đốt. Lại giữ lời ăn, tiếng nói, đừng buông lời ác độc để trả đũa ai. Tâm sân hận trỗi dậy sẽ làm băng hoại đạo nghiệp, cháy hết công đức tu tập. Đức tánh của kham nhẫn thì giữ giới và khổ hạnh cũng không thể sánh bằng. Thực hành đức nhẫn mới xứng danh là bậc thượng nhân có sức mạnh. Người nào chưa có thể chịu đựng sự nhục mạ một cách hoan hỉ như uống cam lồ thì chưa thể xứng danh là người vào đạo có trí. Sự sân hận sẽ thiêu hủy tất cả pháp lành, nó nguy hiểm hơn lửa dữ. Các vị phải canh phòng cẩn mật, đừng cho sân hận xâm nhập. Trong các loại giặc cướp công đức thì sân hận là nguy hiểm bậc nhất. Người thế gian sống thọ hưởng dục lạc, thiếu phương pháp chế ngự, nếu có sân hận còn có thể tha thứ được. Người xuất gia hành đạo loại bỏ mọi thú vui của đời mà không loại bỏ được sân hận thì thật đáng trách, cũng như bầu trời quang đãng mà có sấm sét nổi lên là điều không thích hợp.

6. Này các đệ tử, các vị hãy tự xoa đầu mình và ghi nhớ rằng: các vị đã bỏ tất cả các mỹ phẩm và trang sức của thế gian, khoác lên mình chiếc áo cà sa hoại sắc, sống bằng cách khất thực. Khi nào tâm lý kiêu mạn, cao ngạo nỗi lên thì lập tức chế ngự nó. Kiêu ngạo là tánh xấu mà thế nhân còn không nên có, huống chi là người xuất gia vì đạo giải thoát, sống bằng khất thực hay sao!

7. Này các đệ tử, tâm lý a dua nịnh trái ngược hoàn toàn với đạo giải thoát. Thế nên các vị hãy huấn luyện tâm cho thật chất trực. Nên biết rằng: Dua nịnh là điều dối trá mà người xuất gia không nên có. Phải làm cho tâm đoan chánh, phát huy đức tánh trung thực. Đó  là con đường vào đạo.

8. Này các đệ tử, các vị nên biết rằng người nào tham muốn nhiều thì nhu cầu lợi dưỡng cũng nhiều, do vậy mà đau khổ càng tăng. Người ít muốn thì không ham cầu, không đắm nhiễm nên không có tệ hại ấy. Chỉ với lợi ích ấy thôi cũng đủ để các vị phải trau dồi, thực tập, huống là khi hạnh này còn có công năng phát triển các công đức! Người ít muốn thì không lấy lòng người bằng cách dua nịnh, lòn cúi và cũng không bị các giác quan sai sử, thao túng. Hành giả ít muốn, tâm ý được thanh thản, không còn những ưu tư, phiền muộn, gặp việc thì đủ nghị lực để ứng phó, không việc gì không làm được. Nói chung, sống hạnh ít muốn, tất gần Niết bàn.

9. Này các đệ tử, nếu các vị muốn giải thoát mọi đau khổ thì nên thường xuyên tu tập pháp biết đủ. Pháp biết đủ là cơ sở của sự an lạc, hạnh phúc và sung mãn. Người biết đủ dẫu nằm trên đất vẫn thấy an lạc. Người không biết đủ dẫu sống ở thiên đường vẫn chưa thấy toại nguyện. Không biết đủ tuy giàu mà rất nghèo. Biết đủ tuy nghèo nhưng rất giàu có. Người không biết đủ là kẻ nô lệ của năm thứ dục lạc thấp kém và còn là tấm bia đời đáng thương xót đối với hành giả biết đủ.

10. Này các đệ tử, muốn đạt đạo tịch tịnh, vô vi, an lạc, các vị phải xa lìa những chốn huyên náo, sống một mình ở những nơi an nhàn, thanh vắng. Người ở chỗ yên tĩnh thì trời Đế thích và chư thiên đều kính trọng. Vì thế các vị nên xa lìa hội chúng, sống đơn độc thư thái và cắt đứt gốc rễ đau khổ bằng tư duy trí tuệ. Người thích hội chúng thì bị hội chúng nhiễu loạn, như cây cổ thụ mà có nhiều chim tụ tập thì có thể bị hư cành. Thế gian trói buộc con người trong đau khổ cũng giống như con voi già bị sa lầy, khó mong thoát khỏi. Đó là hạnh siêu thoát, các vị cần ghi tâm.

11. Này các đệ tử, nỗ lực tinh tấn thì không việc gì khó khăn. Thế nên các vị phải siêng năng, tinh tấn như giọt nước thường nhỏ có thể xuyên thủng đá. Người tu hành mà biếng nhác thì khác nào như người cọ cây lấy lửa, cây chưa kịp nóng đã nghỉ, dầu tha thiết được lửa, lửa cũng không vì thế mà có được. Hãy siêng năng tinh tấn không dừng!

12. Này các đệ tử, thực ra cầu cạnh thiện tri thức hay người trợ lực không bằng tự mình đề cao chánh niệm, tỉnh thức. Có chánh niệm thì giặc phiền não không thể xâm nhập được. Thế nên các vị phải sống trong sự nhiếp niệm. Mất chánh niệm là đồng nghĩa với mất công đức. Có chánh niệm bền vững thì dù sống trong môi trường ngũ dục cũng chẳng hề gì, như người chiến sĩ vào trận có mặc áo giáp thì không còn sợ gì nữa.

13. Này các đệ tử, nhiếp phục được tâm ý là làm cho tâm an trụ vào định. Tâm trụ thiền định thì sẽ thấu triệt được trạng thái sinh diệt, chuyển biến của thế giới. Các vị phải tinh tấn tu tập thiền định. Tâm định thì trạng thái chao động, tán loạn sẽ tiêu mất cũng như người biết cách giữ nước thì phải bảo vệ tốt đê điều. Cũng vậy, muốn có nước trí tuệ, các vị phải khéo tu tập thiền định, không để cho rỉ chảy.

14. Này các đệ tử, có trí tuệ thì không có tham trước, luôn luôn tự tỉnh thức và tự dò xét; nhờ đó người ấy có khả năng giải thoát trong giáo pháp của Như Lai. Nếu không có trí tuệ thì không xứng danh là bậc xuất gia. Trí tuệ là chiếc thuyền vững chắc vượt qua biển sanh tử, là ngọn đèn sáng chói trong hắc ám vô minh, là dược liệu thần y của mọi bệnh tật và là lưỡi búa bén chặt đứt cây phiền não. Vì thế các vị cần trau đồi tuệ giác “văn, tư, tu” để tăng trưởng lợi ích. Người có trí tuệ soi chiếu thì dẫu là mắt thịt vẫn là người có chánh kiến, thấy rõ bản chất mọi vật.

15. Này các đệ tử, hý luận chỉ làm cho tâm trí rối loạn. Người xuất gia mà sống hý luận thì không thể đạt được tuệ giác giải thoát. Vì thế, các vị phải nhanh chóng từ bỏ vĩnh viễn tâm lý hý luận vô ích. Diệt trừ các hý luận tạp loạn mới có thể đạt được an lạc tịch diệt.

16. Này các đệ tử, hãy thường xuyên nhớ đến các công đức để từ bỏ tất cả mọi phóng dật, như là tránh xa bọn giặc cướp tài sản thánh. Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã tuyên nói chánh pháp lợi ích rốt ráo. Về phần mình, các vị hãy nỗ lực tinh tấn thường xuyên, đừng để cuộc đời trôi qua vô ích, sau này ăn năn, hối hận thì đã muộn. Như Lai như là vị lương y, rõ biết bệnh lý, cho toa thuốc hợp bịnh trạng từng người. Uống hay không uống không phải là lỗi của lương y. Như Lai lại như người chỉ đường, chỉ rõ đâu là con đường nên đi và hướng đến giải thoát. Biết rõ đường lành mà không chịu cất bước lên đường, không phải là lỗi của vị đạo sư.

17. “Này các đệ tử, đối với bốn chân lý thánh, nếu có chỗ nào chưa thấu đáo, thì nên thưa hỏi, Như Lai sẽ chỉ bày cho các con.” Thế Tôn khuyên nhắc ba lần như vậy, bốn chúng đều im lặng, không ai còn thắc mắc.

Lúc ấy, tôn giả A-nậu-lâu-đà bạch Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn, dù cho mặt trăng có thể trở nên nóng; mặt trời có thể trở nên lạnh, nhưng Bốn chân lý Thánh mà Như Lai đã dạy không thể nào thay đổi được. Khổ đế là thực trạng đau khổ của cuộc đời: Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, thù ghét mà phải gặp mặt là khổ, thương yêu mà phải chia lìa là khổ, chấp vào năm nhóm nhân thể là khổ. Diệt đế là trạng thái hết sạch mọi đau khổ và nguyên nhân đau khổ, là an lạc, Niết bàn. Đạo đế là con đường dẫn đến an lạc, là tám chánh đạo, là trung đạo, không có con đường nào khác. Bạch Thế Tôn, cả bốn chúng đều không còn thắc mắc gì về bốn chân lý cao thượng nầy nữa.

18. Lúc bấy giờ trong chúng, hàng đệ tử hữu học phải đối diện sự kiện Đức Phật sẽ vô dư Niết Bàn, đều bi cảm, đau xót. Hàng đệ tử mới vào đạo, nghe những lời dạy cuối cùng đều được hóa độ như trong đêm tối nhờ có ánh sáng nên thấy đường đi. Các hàng đệ tử vô học đã dứt sạch các phiền não, vượt qua khỏi sanh tử, vẫn không ngăn được sự ngậm ngùi: “Tại sao Đức Thế Tôn vô dư Niết Bàn quá sớm!” Lúc ấy, Đức Phật vì thương bốn chúng nên dạy thêm rằng:

- Này các đệ tử, chớ có thảm sầu, đau xót! Dẫu Như Lai có sống thêm ở đời một kiếp nữa, rồi cũng phải có ngày Niết Bàn. Hội ngộ mà không chia tay, kết hợp mà không tan rã là điều không thể có được.

Đối với Như Lai, kinh nghiệm và pháp thức lợi mình, lợi người, Như Lai đều đã tuyên bố. Thật chẳng có lợi ích gì, nếu Như Lai sống lâu trên đời mà các vị không thực hành chánh pháp. Những chúng sanh đáng độ, Như Lai đã độ hết. Những chúng sanh chưa được độ, Như Lai cũng đã tạo nhân duyên để họ được hóa độ. Từ nay trở đi, đệ tử Như Lai hãy noi theo truyền thống chánh pháp mà thực hành. Đó là cách làm cho pháp thân Như Lai thường còn, và mãi mãi bất diệt ở thế gian. Như Lai vô dư Niết Bàn hay không, việc đó không quan trọng.

Này các đệ tử, các vị nên nhận thức rằng mọi vật thể, hiện tượng trên thế gian này đều chuyển biến, vô thường, có kết hợp thì phải có tan rã, chẳng có gì để quyến luyến, thương tâm. Cuộc đời là như thế, các vị phải nỗ lực tinh tấn để tự giải thoát. Dùng ánh sáng trí tuệ để tiêu diệt bóng tối si mê. Đời là một sự vận hành không kiên định. Như Lai vô dư Niết bàn như bỏ đi một căn bệnh dữ. Đó là năm nhóm nhân tính, mang tính tội lỗi, tạm gọi là thân; vì thế, nó phải chịu sự chi phối không thương tiếc của già, bệnh và chết. Bậc tuệ trí khi thoát khỏi nó có cảm tưởng như dẹp xong được bọn cướp. Như vậy chết không đáng để hoan hỷ, an lạc hay sao?

Này các đệ tử, các vị phải tha thiết tìm kiếm con đường giải thoát. Toàn thể thế giới từ những vật thể đang vận động cho đến các vật thể không vận động cũng đều không thường còn, và không có thực thể, rồi cũng phải đến lúc hoại diệt.

Thôi các vị hãy yên lặng, đừng nói thêm lời nào nữa! Đã đến lúc Như Lai vô dư Niết bàn.

Đó là những lời dạy cuối cùng của Như Lai.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật

(Trích từ Kinh tụng hằng ngày của Đại Đức Thích Nhật Từ - Tủ sách Đạo Phật Ngày nay)