CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

TÌNH YÊU VÀ NGHIỆP CHƯỚNG



Thuở xưa có một ông trưởng giả nọ sang giàu hơn thiên hạ. Gia đình sinh sống trong cảnh vô cùng sung túc. Bằng mọi thứ sung sướng mà tiền của đã đưa đến cho ông. Còn có cái thú khác nữa mà ai cũng thèm muốn đó là ông có bốn bà vợ xinh đẹp trẻ trung không ai chịu nhường ai.  

    Bà vợ thứ nhất được ông yêu mến hơn hết. Vợ chồng gần gũi nhau không giây phút  nào rời. Thậm chí lúc đi đứng nghỉ ngơi, nằm ngồi, làm lụng v.v... lúc nào cũng có thiếp có chàng.

    Ông ta chiều hơn cả cô chiều ông. Ông chăm sóc luôn cả món ăn đồ mặc cho nàng, sắm sửa gì trong gia đình thì ông lo sắm cho cô ta trước. Mỗi mùa mưa nắng, ông lo chạy chữa, đề phòng cho nàng làm sao cho sắc đẹp không hề sút kém.

    Hai người ăn ở với nhau như bát nước đầy. Ông rất nuông chiều cô, chưa từng trái ý cô. Nhờ thế mà hai vợ chồng chưa từng có lời qua tiếng lại.

    Cô vợ thứ hai không được chồng nâng niu gần gũi như cô chánh thất, nhưng cũng là một người biết thương biết trọng chồng. Nàng lo công việc gia đình ở phòng trong, ít khi gặp mặt chồng.     Thỉnh thoảng gặp được chồng nàng hân hoan sung sướng cố giành giựt với “chị nhà” đôi phút bên chàng. Sau hạnh phút ngắn ngủi ấy nàng lại trở về nhiệm vụ với vẻ mặt buồn thiu thỉu.
   
    Cô hầu thứ ba xem chừng lạt lẽo như khách qua đường. Năm thì mười họa có gần gũi
được chồng, nàng mới tạm gọi là cuộc đời đáng sống còn ngoài ra kiếp sống nàng cô độc
lạnh lùng làm sao!... Nếu ông chồng chẳng vì lâu ngày nhớ nàng, lui tới với nàng trong giây lát hoặc nếu trong tư phòng nàng không có xảy ra việc gì bất thường, thì chắc cả gia đình không có ai còn nhớ đến nàng nữa.

    Cô thứ tư: một kẻ tôi đòi trá hình không hơn, không kém. Suốt ngày đêm nàng làm không rảnh tay tất cả những công việc chồng giao cho. Nặng nhọc khó khăn, nàng không oán trách, chồng đối xử theo kẻ trọc phú bần tiện, nàng cũng chẳng cần. Mặc dù thế chưa có một lần nào nàng được chồng chú ý thương hại hoặc săn sóc giúp đỡ gì để gọi là trả ơn nàng hết lòng thờ chồng.

    Bỗng một hôm ông trưởng giả lâm bệnh nặng. Ông  chạy chữa thuốc men đã nhiều nhưng không thấy thuyên giảm chút nào. Nhận thấy giờ lâm chung sắp đến, ông gọi người vợ thứ nhất đến nói:

  Ta sắp chết đây, em phải theo ta về bên kia cõi đời cho có mặt nhau, lúc tử như lúc sinh. 

    Người vợ thản nhiên, không gì bối rối đáp:

  Tôi không thể theo anh được. 
    Ông chồng ngạc nhiên hỏi:

  Suốt đời ta rất yêu mến người, chiều theo mọi ý muốn của ngươi, sao bây giờ lại
không đi theo ta? Trả nghĩa ta như thế ư?  

  Anh có lòng yêu mến tôi thật, nhưng tôi không thể nào đi theo anh được. Anh biết
cho như thế là đủ rồi. 

    Ông chồng buồn bực gọi người vợ thứ hai và cũng bảo nàng chết theo mình.

    Cô hầu đáp:

  Bình sanh anh yêu mến chị cả hơn hết sao anh không bảo chị đi theo? Tôi là phận em
út hầu hạ, đâu có thể cùng chết với anh được? 

    Người chồng nhìn nàng đăm đăm nói:

Ngày trước, lúc đi tìm cho được ngươi để đem về làm vợ là chuyện khó khăn không thể tả được. Ta phải chịu lạnh chịu nóng, chịu đói chịu khát vì ngươi. Bây giờ ngươi nghĩ sao mà không đi cùng ta?

    Người vợ nói lại:

  Anh chịu cực khổ khó khăn là để thỏa mãn lòng tham dục của anh. Vì nó thì anh
trách nó chớ trách gì tôi? Anh cần đến tôi, chớ tôi có cần gì đến anh đâu mà anh đem
chuyện gian khổ nói với tôi? Nếu anh chẳng thèm thuồng thân xác tôi thì anh đến tôi
làm gì? Chuyện ấy tôi không mang ơn mắc nợ gì anh cả. 

    Người chồng lại kêu người vợ thứ ba đến và ưu ái khuyên nhủ nàng nên theo mình về bên kia cõi sống.

    Người vợ thứ ba nói:

  Lâu nay tôi đã chịu ơn huệ của anh, nay đến ngày cuối cùng của anh, tình vợ chồng
dù sao cũng đậm đà nồng thắm rủi bề nào tôi sẽ tiễn đưa anh ra đến ngoài thành mà
thôi chớ chắc không thể nào đi hơn đến chỗ anh an giấc nghìn thu được. 

    Ông chồng lại thất vọng. Trong số bốn vợ thì ba bà đã từ chối niềm chung thủy với mình.

Ông cho gọi người hầu thứ tư lên và cũng như mấy lần trước anh bảo cô hầu phải cùng chết với ông cho có bạn.

    Cô hầu trả lời:

  Tôi xuất thân con gái, nhỏ ở với cha, thành gia thất ở với chồng. Tôi đã xa lìa cha mẹ
đến đây hầu hạ anh để anh sai khiến, thì quyền chết sống vui buồn đều do anh. Đối
với tôi tính mạng và cả cuộc đời tôi trao cả cho anh. Nay đến phút lâm chung, tôi xin
theo anh cùng đi.

Ba người vợ trước là những người ý hiệp, tâm đầu với chồng mà không thể đi theo được.
Người thứ tư khổ cực xấu xí một kẻ tôi đòi chẳng chút nào hợp ý với chồng lại chịu chết
cùng chồng.

    Câu chuyện xảy ra làm ai ai cũng ngạc nhiên không sao hiểu tâm địa của mỗi hạng người.

    Có người đem câu chuyện lên trình Đức Phật. Ngài dạy: Người vợ thứ nhất dụ cho thân người. Người đời ưa mến xác thân hơn cả vợ lẫn con, nhưng đến khi chết nằm trơ nơi đất chẳng chịu đi theo!

    Vợ thứ hai dụ cho của cải! Được thì vui chẳng được thì buồn. Đến khi chết, của cải
hoàn lại cho đời, nào có chịu đi theo!?

    Vợ thứ ba là dụ cho cha mẹ vợ con, anh em, bạn bè tôi tớ v.v... Lúc sanh thời lấy ân nghĩa tình ái cùng nhau tưởng mến, đến khi chết, họ khóc lóc thảm thiết, thương nhớ nhau thật đấy nhưng cũng chỉ tiễn đưa đến ngoài thành tức nghĩa địa là cùng. Lại khóc than thảm thiết lần nữa rồi cuối cùng họ từ giã nấm mồ hoang lạnh ai về nhà nấy, vì ai lại chẳng có công  ăn việc làm, tình nghĩa riêng tư? Ai còn bận tâm  đèo bòng theo
người chết nữa?

    Có thương nhớ chăng, lâu lắm cũng không quá mười ngày, rồi lại nhóm họp nhau  ăn
uống vui say quên mất người chết.

    Nhưng người vợ thứ tư lại khác, vợ thứ tư là tâm ý của con người. Trong thiên hạ ai mà không có tự ái bảo thủ ý mình, buông tâm thả ý, tham dục, giận dữ, chẳng tin chánh đạo?

Đến khi chết chỉ có tâm ý mới chịu đi theo để phải đọa vào ác đạo. Vì thế ta phải tự mình
thẳng tâm chánh ý.

4 nhận xét:

  1. câu chuyện này giống câu chuyện 4 bà vợ của nhà vua mà em từng đọc. Cảm ơn chị nhiều lắm.
    Chị ơi, chị đi tu rồi hả, dạo này "đạo pháp" của chị lên tay đấy!!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trời, sao ai cũng hỏi tui câu này quá vậy!!!!!!!! Tu hay không tu, theo bạn có ý nghĩa như thế nào? Theo thời Đức Phật thì chỉ có khái niệm "hành pháp" và "không hành pháp." Bạn không sát sanh, cũng có nghĩa là bạn đang hành pháp, cũng nghĩa là bạn tu vậy!!!!

      Xóa
  2. hehehe, biết ngay là chị "sa chân" vào chốn thiền môn rồi mà :)
    Nhưng chị chỉ có thể "tu hú" thôi, chị mà hú là tụi em có mặt đi bui theo chị ngay :)

    Trả lờiXóa
  3. Chị Dung thân mến!Ko biết giờ chị đã đắc đạo chưa nhỉ?
    Chị có rảnh thì cho vài ý kiến về vụ chị Huyền Chíp,700usd đi khắp thế gian này cái!Rất hay khi chị đang tu luyện về tham sân si,nhân quả...
    http://www.webtretho.com/forum/f26/20-tuoi-700-usd-va-di-khap-the-gian-1257142/index73.html

    Trả lờiXóa