CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Thế nào là một Tỳ kheo chói sáng????????????



Tôn giả Sariputta (Xá Lợi Phất) hỏi: Hạng Tỳ kheo nào có thể làm chói sáng khu rừng Gosinga???

Tôn giả Ananda trả lời: Tỳ kheo nghe nhiều, gìn giữ điều đã nghe, tích tụ điều đã nghe. Những pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, văn nghĩa cụ túc, nói lên phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh, những pháp ấy được vị ấy nghe nhiều và gìn giữ kỹ, được lặp lại lớn tiếng, được ý tư duy, được tri kiến khéo quán sát; vị ấy thuyết pháp cho bốn hội chúng với văn cú viên dung, lưu loát, với mục đích đoạn trừ mọi tùy miên.

Tôn giả Revata trả lời: Tỳ kheo ưa thích đời sống tịnh cư, vui thú đời sống tịnh cư, nội tâm tu pháp, tịnh chỉ, không gián đoạn thiền định, thành tựu quán hạnh, luôn luôn lui tới các chỗ không tịch.

Tôn giả Anuruddha trả lời: Tỳ kheo với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhiên, quán sát ngàn thế giới.

Tôn giả Maha Kassapa (Đại Ca Diếp) trả lời: Tỳ kheo tự mình sống ở rừng núi và tán thán hạnh sống ở rừng núi, tự mình sống khất thực và tán thán đời sống khất thực, tự mình mặc y phấn tảo và tán thán hạnh mặc y phấn tảo, tự mình sống với ba y và tán thán hạnh ba y, tự mình sống thiểu dục và tán thán hạnh thiểu dục, tự mình sống biết đủ và tán thán hạnh biết đủ, tự mình sống độc cư và tán thán hạnh sống độc cư, tự mình sống không nhiễm thế tục và tán thán hạnh không nhiễm thế tục, tự mình tinh cần, tinh tấn và tán thán hạnh tinh cần, tinh tấn, tự mình thành tựu giới hạnh và tán thán sự thành tựu giới hạnh, tự mình thành tựu thiền định và tán thán sự thành tựu thiền định, tự mình thành tựu trí tuệ và tán thán sự thành tựu trí tuệ, tự mình thành tựu giải thoát và tán thán sự thành tựu giải thoát, tự mình thành tựu giải thoát tri kiến và tán thán sự thành tựu giải thoát tri kiến.

Tôn giả Maha Moggallana (Đại Mục Kiền Liên) trả lời: Hai tỳ kheo đàm luận về Abhidhamma (A Tỳ Đàm); các vị ấy hỏi nhau câu hỏi, và khi được hỏi, các vị trả lời được với nhau chớ không dừng lại vì không trả lời được, và cuộc đàm luận về pháp được tiếp tục.

Tôn giả Sariputta (Xá Lợi Phất) trả lời: Tỳ kheo điều phục được tâm, không phải Tỳ kheo không điều phục được tâm. An trú quả nào vị ấy muốn an trú vào buổi sáng, vị ấy an trú quả ấy vào buổi sáng; an trú quả nào vị ấy muốn an trú vào buổi trưa, vị ấy an trú quả ấy vào buổi trưa; an trú quả nào vị ấy muốn an trú vào buổi chiều, vị ấy an trú quả ấy vào buổi chiều.

Thế Tôn trả lời: Tỳ kheo, sau buổi ăn, sau khi đi khất thực về, ngồi kiết già, lưng thẳng, đặt niệm trước mặt, nghĩ rằng: “Ta sẽ không bỏ ngồi kiết già cho đến khi tâm của ta được khéo giải thoát các lậu hoặc, không có chấp thủ.”

(Trích Đại Kinh Rừng Sừng Bò (Mahagosinga Sutta), Kinh Trung Bộ II (31-60))

Chú thích của tôi về các vị tôn giả được kể tên ở trên (câu trả lời của từng vị là theo hạnh tu và sở trường của từng người):

Tôn giả Sariputta (Xá Lợi Phất): là một trong hai cánh tay đắc lực của Đức Phật (người kia là Đại Mục Kiền Liên), được xem là Đệ Nhất Trí Tuệ.

Tôn giả Ananda (A Nan Đà): là em họ của thái tử Sĩ Đạt Ta, là thị giả của Đức Phật, là người luôn ở cạnh Ngài và nghe tất tần tật mọi bài thuyết pháp của Ngài.

Tôn giả Revata: em trai út của Ngài Xá Lợi Phất, bỏ trốn trên đường rước dâu, lúc ấy Ngài mới có 7-8 tuổi, và sống một mình ẩn dật nơi rừng sâu, đắc quả A La Hán 1 tháng sau đó. Ngài không sống trong hội chúng, một mình nơi tịch tịnh ngay cả sau khi đắc quả Thánh.

Tôn giả Anuruddha: Ngài đắc chứng phép thần thông là thiên lý nhãn.

Tôn giả Maha Kassapa (Đại Ca Diếp): được xem là Đệ Nhất Khổ Hạnh Đầu Đà, Ngài và các đệ tử của Ngài tu khổ hạnh, luôn sống ở ngoài trời.

Tôn giả Maha Moggallana (Đại Mục Kiền Liên): được xem là Đệ Nhất Thần Thông, là một trong hai cánh tay đắc lực của Đức Phật (người kia là Ngài Xá Lợi Phất – hai Ngài là bạn rất thân của nhau, cùng sanh một thời điểm, cùng bỏ nhà trốn đi tu một lúc, quy y Phật cùng một ngày và trở thành cánh tay mặt và cánh tay trái của Đức Phật), nổi tiếng thông thuộc bộ A tỳ đàm (Abhiddhamma).

Thế Tôn: chính là ông Phật, Người đã bỏ cả đời ra để chỉ khuyên mọi người đúng một câu: “Các con hãy hành pháp của Ta ngay, không nên lãng phí cuộc sống của mình nữa!”


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét