CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

KINH LỜI DẠY ĐẦU TIÊN – KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN (DHAMMACAKKAPPAVATTANA SUTTA)



Tôi nghe như vầy: sau khi thành đạo, Đức Thế Tôn chuyển bánh xe Pháp luân đầu tiên tại vườn Nai. Tại đây, Ngài dạy năm vị Tỳ kheo đầu tiên rằng:

-        Này các Tỳ kheo, có hai cực đoan mà người xuất gia phải tránh xa. Một là đắm nhiễm các dục thấp hèn, thô bỉ, phàm tục, không dẫn đến đức hạnh thánh nhân, không liên hệ đến mục đích tu tập. Hai là tự làm khổ mình bằng các lối tu khổ hạnh ép xác, không thích hợp với những phẩm hạnh bậc Thánh, không dẫn đến mục đích giải thoát.

-        Này các Tỳ kheo, vị hành giả có chánh trí phải loại bỏ hai cực đoan vô ích này. Hãy đi theo con đường Trung Đạo do Như Lai chứng ngộ, có khả năng đem lại pháp nhãn và trí tuệ thấu rõ sự vật, dẫn đến an tịnh, thánh trí, giác ngộ và Niết Bàn.

-        Này các Tỳ kheo, con đường Trung Đạo, chính là tám con đường chánh: Quan điểm chân chánh, tư duy chân chánh, lời nói chân chánh, hành vi chân chánh, nghề nghiệp chân chánh, nổ lực chân chánh, ý niệm chân chánh và thiền định chân chánh.

-        Này các Tỳ kheo, sau đây là bốn chân lý vi diệu của cuộc đời:

Chân lý thứ nhất là thực tại khổ đau. Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, thương yêu mà phải xa nhau là khổ, thù ghét mà phải gặp nhau là khổ, mong cầu mà không toại nguyện là khổ và chấp vào năm nhóm nhân tính (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) là khổ.

Chân lý thứ hai là nguyên nhân dẫn đến đau khổ. Đó là phiền não nhiễm ô, là tâm ái dục, là sự tham đắm và chấp thủ về cái ta, cái của ta, là dục ái, hữu ái và phi hữu ái.

Chân lý thứ ba là Niết bàn, tức là sự trừ diệt hoàn toàn gốc rễ của đau khổ và những nguyên nhân dẫn đến đau khổ. Đó là sự ly tham, sự từ bỏ, sự giải thoát và không còn chấp trước.

Chân lý thứ tư là con đường dẫn đến Niết bàn, đó là tám con đường chân chánh, là con đường Trung Đạo.

-        Này các Tỳ kheo, cần phải liễu tri về thực tại khổ đau. Đó là điều trước đây ta chưa từng được nghe, nay ta đã khám phá, có khả năng đem lại pháp nhãn và trí tuệ thấu rõ sự thật. Này các Tỳ kheo, cần phải trừ diệt hoàn toàn gốc rễ đến khổ đau. Đó là điều trước đây ta chưa từng được nghe, nay ta đã khám phá, có khả năng đem lại pháp nhãn và trí tuệ thấu rõ sự vật. Này các Tỳ kheo, cần phải tu tập trọn vẹn con đường dẫn đến Niết Bàn. Đó là điều trước đây ta chưa từng được nghe, nay ta đã khám phá, có khả năng đem lại pháp nhãn và trí tuệ thấu rõ sự vật.

Như vậy, này các Tỳ kheo, chỉ khi nào tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về bốn chân lý vi diệu của cuộc đời dưới ba sắc thái gồm mười hai khía cạnh đã trở nên hoàn toàn sáng tỏ, thì khi ấy Như Lai mới xác nhận với Thế gian, gồm chư thiên, ma vương, Phạm thiên, giữa các đoàn thể Sa môn, Bà la môn, giữa loài trời và loài người rằng: Như Lai đã chứng vô thượng chánh đẳng chánh giác. Tâm Như Lai đã giải thoát và an tịnh tuyệt đối, đời sống này là đời sống cuối cùng. Như lai không còn bị luân hồi sanh tử nữa.

Khi bánh xe Pháp đầu tiên này được Như Lai vận chuyển, tuyên bố, các hàng chư thiên trên địa cầu đều cung kính khen ngợi: “Pháp môn này thật là vi diệu. Không có Bà La môn, Sa môn, Chư thiên, Ma vương hay Phạm Thiên nào có thể thuyết giảng được. Đây là chân lý vi diệu vừa được đấng giác ngộ khám phá và truyền bá, đem lại an lạc và hạnh phúc cho loài trời, loài người.

Lúc ấy, các chư thiên ở cõi trời Tứ đại Thiên vương, cõi trời Đao Lợi, trời Dạ ma, trời Đâu Suất, trời Hóa Lạc, trời Tha Hóa Tự Tại, trời Phạm Chúng, trời Đại Phạm, trời Thiếu Quang, trời Vô Phiền và các chư thiên, Phạm Thiên cũng đều đồng thanh khen ngợi vài lần như vậy.

Trong khoảng thời gian ấy, mười ngàn thế giới đều chấn động và vang rền tiếng Pháp, rồi một luồng hào quang rộng lớn, rực rỡ phát chiếu, làm sáng cả vũ trụ. Ngay thời pháp này, tôn giả Kiều Trần Như đã giác ngộ và được Đức Phật xác chứng là A Nhã Kiều Trần Như.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

(trích từ Kinh Tụng Hằng Ngày của Đại Đức Thích Nhật Từ - Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay)

Bài liên quan: KINH LỜI DẠY SAU CÙNG  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét