Tôi chắc chắn là nhiều
người khi đọc cụm từ này sẽ hình dung ngay trong đầu hình ảnh người ăn xin đầu
đường xó chợ, ngồi lê lết ở góc nào đó, để cái lon trước mặt rồi chờ đợi lòng hảo
tâm của người khác. Hoặc có người cho rằng đã là ăn mày thì phải xin tiền. Ờ,
lý do đơn giản của những suy nghĩ này là: nhìn ngắn, thấy gần, tư duy kiểu "ếch
ngồi đáy giếng." Xem phim ảnh sách báo hay trong cuộc sống xung quanh thấy ăn xin toàn là thế
nên hình ảnh ấy in đậm vào óc. Ăn mày kiểu này dành cho những người già cả, trẻ
em, những người sa cơ lỡ vận, bất đắc dĩ mới cần ăn mày lòng từ bi của người
khác. Ăn mày kiểu này bọn người nước khác nhổ nước miếng vào mặt. Vì sao trẻ
trung, có sức khỏe, còn sức lao động, không chịu lao động mà đổi cái ăn cái mặc
lại đi lê lết giành giật lòng từ bi của người già cả như vậy? Thật buồn cười có
người lại nghĩ đến việc làm thế khi tôi đề cập đến cụm từ “ăn mày xuyên lục địa.”
Họ cho rằng: đơn giản cứ ra nước ngoài ngồi lê lết xin tiền hay viết bậy bạ gì
đó trên mạng rồi kèm theo nút “donate” để xin tiền người khác. Đây không phải
là kiểu của những ăn mày xuyên lục địa chính thống, dù hình thức có tương tự
nhưng gốc của sự khác biệt nằm trong tư tưởng. Người quen hưởng thụ, quen được
người khác cung phụng phục vụ, lười biếng lao động, chỉ thích ngồi mát ăn bát
vàng, những kẻ tự biến mình thành gánh nặng của xã hội và môi trường thì luôn
có suy nghĩ như trên, nghĩ rằng chỉ cần lảm nhảm vài ba cái triết lý vớ vẩn là
có thể vớ bở được tiền của bọn người vớ vẩn không kém. Thật đáng thương!!!!
Tôi không nói rõ “ăn
mày xuyên lục địa” là gì bởi vì mỗi người khi nào cất bước lên đường một thời gian rồi thì tự
có định nghĩa cho riêng mình. Nhưng không ngờ vẫn có bọn người lợi dụng vào cụm
từ này để tìm cách moi tiền người khác. Thật là oan nghiệp!
Do đó, không phải ai
dùng cụm từ “ăn mày xuyên lục địa” cũng đều thực sự hiểu ý nghĩa của hai từ “ăn
mày” chứ đừng nói gì đến nguyên cả cụm. Trên trang vagabond có một bài viết về
việc ở Trung quốc có vài thanh niên sức dài vai rộng kiếm tiền đi lại bằng cách
ôm bảng ghi chữ cầu xin lòng thương hại của người khác nhằm có tiền đi bụi. Tác
giả bài viết không phê phán hình thức này mà chỉ thắc mắc là: thời gian họ ngồi
bất động như tượng ngoài đường để xin tiền thì họ có thể sử dụng để lao động đổi
cái ăn cái mặc cái ở và còn làm nhiều việc khác nữa kia mà; Không hiểu sao họ lại
có thể lãng phí thời gian như thế? Đó là chưa kể, bọn ăn xin này còn được tác
giả nhìn thấy luộc gà ăn sáng cho thật no rồi sau đó ra đường ngồi bất động để
xin. Lưu ý: bọn họ đều là người lành lặn, tay chân nguyên vẹn không bị khuyết tật
gì cả và đang trong độ tuổi lao động. Thật không hiểu họ sẽ nghĩ gì khi một người
khuyết tật đi lại bằng xe lăn sinh sống bằng nghề bán vé số đẩy xe đến trước mặt
họ và bỏ tiền và nón. Nếu là bạn, bạn sẽ nghĩ gì?
Lưu ý mà tôi muốn nhắc
mọi người rằng:
1.
Không phải ai cũng có khả năng hiểu được
ý nghĩa của hai từ “ăn mày.”
2.
Cẩn thận với những kẻ tự gọi mình là những
“ăn mày xuyên lục địa”, kể cả người đó là tôi.
3.
Những kẻ “ăn mày xuyên lục địa” thật sự
không có viết blog, họ lặng lẽ đi, lặng lẽ làm, không cần ai biết đến; một khi
họ tung tin về họ trên mạng hay blog thì là mấy chục năm sau, hoặc họ đã gác kiếm
dừng chân, hoặc họ đã chết và họ để lại nhật ký. Những kẻ viết blog kể lể từa
lưa như tôi đang làm không phải là một ăn mày chính thống. Khi nào tôi trở
thành ăn mày chính thống thì tôi dừng viết blog hoặc khi nào tôi dừng việc ăn
mày thì tôi viết blog. Không biết diễn tả sao cho mọi người hiểu nhỉ? Thôi kệ,
ai muốn hiểu sao cũng được.
4.
Có vô số kẻ ăn mày xuyên lục địa khắp
nơi trên thế giới đã và đang hoạt động nhưng chúng ta không biết về họ bởi họ
không chường mặt ra cho chúng ta xem bao giờ.
5.
Những người viết bài cho người khác đọc
như ở trang vagabond thì không ai trong số họ “ngồi lê lết” hay lảm nhảm để cầu
xin tiền của người khác cả. Họ cật lật lao động, cật lật tích lũy để có tiền đi
lại. Do đó mà những bài viết của họ vô cùng có giá trị bởi vì họ biết quý trọng
đến từng xu lẻ; còn những kẻ ăn mày lười biếng chỉ cầu cạnh xin xỏ lòng từ bi của
người khác thì không biết quý trọng từng hạt gạo hay từng xu lẻ đâu bởi tiền từ
trên trời rớt xuống cơ mà.
6.
Lời nhắn gửi dành cho những kẻ lười lao
động thích hưởng thụ là: Đời có vay có trả , luật nhân quả không chừa ai cả, hưởng
thụ không của người khác thì có mà tái sanh làm trâu làm bò làm ngựa cày bừa cực
nhọc để trả lại cho người ta, có ai hưởng không của ai được cái gì bao giờ.
MỌI NGƯỜI NÊN NHỚ CHO KỸ ĐIỀU NÀY: DÙ HÌNH THỨC CÓ TƯƠNG TỰ NHƯNG SỰ KHÁC BIỆT LÀ Ở TƯ TƯỞNG.
Dân gian có câu "bánh ít cho đi, bánh quy cho lại", hay "có qua có lại mới toại lòng nhau" là vậy :)
Trả lờiXóaTôi nhận thấy bạn là người có Tâm và có Tài, bạn phân tích rất hợp lý. Ngoài ra, tôi nhận thấy lượng người vào đọc blog của bạn rất lớn, bạn thật vĩ đại. Riêng tôi không có tài thu hút đọc giả nhiều như bạn cho nên tôi không thể để cái nút "Quyên Góp" mời đọc giả ủng hộ cho những những tổ chức lo cho người tàn phế hay trẻ em mồ côi, nếu bạn chịu làm chuyện "Quyên Góp" này cho những người già tàn phế hay trẻ em mồ côi tàn tật mà không phải bạn làm cái chuyện "Quyên Góp" cho vấn đề đi bụi của bạn thì công đức của bạn thật vô lượng. Bạn rất có tâm của 1 bậc Bồ Tát, vậy tại sao bạn không thực hiện điều đó ? Mình tin chắc sẽ có nhiều người đồng tình việc làm "Quyên Góp" của bạn lắm đấy !
Trả lờiXóaCùng ý kiến với bạn. Có bài , khi đi qua miền Ấn nghèo khổ , Quỳnh Dung đã chẳng nói nên giúp cho họ , nhưng bọn chị có đi tới đó được đâu,già rồi, chỉ nhờ mấy người như em . Chị tin bạn đọc đánh giá được QD là người thế nào.
XóaHề hề hề cảm ơn mọi người đã tin tưởng và ủng hộ giao tôi làm công việc thiện nguyện đầy công đức là quyên tiền để giúp người già và trẻ em ở các vùng xa xôi hẻo lánh. Đa tạ sự tin tưởng của mọi người; tuy nhiên, tôi có một yếu điểm chết người, đó là lòng tham, đặc biệt là tham tiền; mọi người mà đưa tôi tiền thì tôi không chắc là số tiền ấy 100% đến tay người cần đâu nghen! Thà không nắm trong tay thì không tham, một khi đã có thì "cái gì trong tay quan là của quan." Biết yếu điểm của mình là thế nên tôi mới sanh chứng sợ tiền. Nhưng sau này có nhiều bạn vác ba lô lên đường đi đến những nơi hẻo lánh ấy và chắc họ có thể làm được công việc quyên góp ấy. Còn tôi là kẻ phàm phu, tham tiền, cho nên mọi người cho tôi tránh được lúc nào thì hay lúc ấy nghen! Mọi sự tùy duyên hề hề hề.
Trả lờiXóaThi sĩ Bùi Giáng có là một ăn mày xuyên quôc gia ...
Trả lờiXóa