CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Đi bụi thì nên ăn đậu


Đậu ở đây là đủ thứ đậu, đậu xanh đậu đỏ đậu trắng đậu đen,……..Tóm lại đậu rất tốt cho sức khỏe đối với dân đi bụi mà lại vô cùng rẻ.


Để nấu chín đậu thì tốn nhiều thời gian và nhiên liệu; tuy nhiên có thể áp dụng cách nấu đậu dã chiến sau:

Cách này là do một bạn đọc gửi email cho tôi và giúp tôi nhớ cách nấu đậu mà tôi áp dụng từ 5 năm trước nhưng tạm thời quên, giờ có người nhắc nên nhớ lại. Cảm ơn bạn đọc này nhé!
“………….có cái cà mèn giữ nóng rất tốt, đun nước sôi đổ vào cà mèn đã chứa sẵn các loại đậu đen đỏ xanh vàng ..đậu nành ...đóng chặt lại, khoảng 3 tiếng sau nấu 1 ấm nước sôi để đổ vào thay cho nước đã nguội, đậy lại 3 tiếng sau lấy ra đun sôi lại toàn bộ trong vòng 5 phút là ăn được luôn. Bấy lâu nay ít tốn tiền điện nấu ăn lắm vì có cách tiết kiệm. Như vậy lỡ đi dọc đường đến lúc tối mù mà làm biếng nấu nướng hoặc ko có củi hay cây gì thì cứ cái cà mèn có ngũ cốc đó mà ăn luôn. Chỉ cần nhớ mỗi 2 -3 tiếng ghé nhà người dân xin đun 1 ấm nước sôi là được (tất nhiên phải mang theo cái cây đun nước mini) …………”

Tôi bổ sung ý tưởng trên như sau:
-        Có thể đem theo bình thủy mini, dạng dành cho đi du lịch.
-        Nước đậu uống rất tốt cho sức khỏe. Cho nên vừa có nước đậu uống, vừa có đậu để ăn thì còn gì bằng. Ở nhà ba tôi hay dùng cách uống nước đậu mà khỏi phải nấu như sau: cho các loại đậu (đậu gì cũng được) đã rửa sạch vào bình thủy rồi chế nước nóng vào, sau đó uống như uống nước trà, khi cạn thì châm thêm nước nóng, cứ uống miết đến khi đậu nát nhừ thì đổ bỏ đậu rồi lại cho đậu khác vào. Uống nước đậu mỗi ngày cực kỳ tốt cho sức khỏe. Do đó tôi khuyến khích dân đi bụi áp dụng cách này. Vừa bổ vừa rẻ thì ngu gì mà không dùng các bạn nhỉ!


1 nhận xét:

  1. Bổ sung riêng về đậu nành mà Ba của chị không ở rừng nên hỏng biết: Ngày xưa em ở rừng, đậu nành thì cứ đun sôi để chín đậu cũng hơi lâu và dù chín cũng không thơm ngon,sau khi được các bác thợ rừng lâu năm ở đó chỉ cho bí quyết riêng về đậu nành là phải rang chín đậu nành trước, để nguội rồi bỏ hủ cất và xài dần dần, khi nào cần ăn hay đi rừng không tiện nấu ăn nhanh vì đang đói thì trước khi đi nấu nồi nước sôi đổ vào bình giữ ấm có chứa đậu nành, leo rừng khoảng 3-4 tiếng sau là dùng đậu nành thay cơm luôn. Hồi xưa chuyên xài đậu nành kiểu này nên khỏi mắc công nấu nướng gì hết, cứ 1 bị đậu nành đó với gạo rồi trèo đèo lội xuối ...đi rừng từ tỉnh này sang tỉnh khác mấy ngày mấy đêm vẫn ok. Đồ nghề đi rừng lúc đó rất đơn giản: 1 con dao, 1 bị gạo, 1 bị đậu nành, 1 cái võng có lưới che côn trùng với có tấm bạt che mưa nữa là xong ...ôi giời ơi ...thế là rừng rú núi sâu gì em cũng đi tuốt tuồn tuột. Hồi đó ở 1 cái hang trên khu vực cách Ngọa Vân Am (vua Trần Nhân Tông ngày xưa đã ở ) 2 tiếng đi bộ đường rừng, thật ra cái hang đó chỉ là cái vòm hang thôi, từ phía tận cùng trong hang ra mái hiên của hang khoảng 4 mét, chiều cao mái hiên của hang là 2 mét, vậy là lấy bạt che làm mái nhà luôn, nấu nướng ở đó thì cứ lấy cây trúc phơi khô dành sẵn làm mồi. Lúc mới lên rừng ở thì chả biết cái gì hết, thợ rừng chỉ cho các loại lá ăn được ...như trái ớt mà mọi người thường ăn đó , lá ớt là ăn được, nấu canh dùng lá ớt với đậu nành đã rang chín thì tuyệt cú mèo. Cây ớt hồi đó xin ở nhà người dân ở dưới chân núi, bứng gốc còn giữ bọng đất với rễ đem vào rừng trồng để có lá và trái ớt ăn quanh tháng ngày.

    Trả lờiXóa