Nếu bạn bị bệnh và
không có bảo hiểm ý tế thì thật không dễ chịu tí nào. Do đó, cần quan tâm đến 1
số vấn đề như sau:
1.
Đừng bao giờ coi thường muỗi, đặc biệt
là muỗi rừng. Lúc ở Nepal, tôi tá túc nhà 1 bác sĩ và vị bác sĩ này cho tôi lời
khuyên ấy. Nếu chẳng may bị đốt thì có thể bị nhiều bệnh nguy hiểm, ví dụ: bệnh
chân voi (phù phù to như chân con voi.) Do đó nên thường xuyên ngủ trong mùng mọi
người nhé!!! Vậy là tôi mua luôn cái mùng ở Nepal luôn. Nếu ngủ trong lều thì lều
có lưới chống muỗi nhưng thỉnh thoảng ngủ trong nhà người dân và có khi họ là
không ngủ mùng, do đó ta có mùng tự giăng lên luôn. Hoặc cũng có khi họ có mùng
nhưng mùng bị rách lỗ chỗ, vậy là có cũng như không. Tốt nhất là tự trang bị
mùng; nếu có mùng 3 trong 1 thì càng tốt.
2.
Nếu đi xe đạp thì nên sắm một cái bảo
hiểm dành cho xe đạp loại tốt, có giá tối thiểu phải là 30 đô Mỹ, không nên mua
loại rẻ hơn. Bạn có thể tiết kiệm gì chứ không nên tiết kiệm tiền mua nón bảo
hiểm. Khi nào đạp xe đổ những con dốc thì bạn sẽ thấy giá trị của lời khuyên
này. Lỡ xui, xe bị đứt thắng thì chỉ có một cách duy nhất là bỏ xe mà bay vào lề
(chứ không phải bay xuống vực đâu nghen!) và lề thì thường là vách núi. Nếu
không có nón bảo hiểm tốt thì chả khác nào “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa.” Do đó
nên đầu tư tối thiểu 30 đô Mỹ để mua một cái nón không tệ lắm. Thường nón bảo
hiểm xe đạp rất gọn nhẹ nên dễ dàng mang theo mọi lúc mọi nơi, thậm chí kể cả
khi ngồi xe đò xe buýt mà mang theo nón thì càng yên tâm; nếu xe có sự cố thì
ta tự chụp nón đội vào đầu, vậy là khỏi lo chết vì chấn thương sọ não
hehehehehehe.
3.
Lều thì nên mua loại lều có chức năng chống
mưa to; nếu không thì nên kèm theo tấm bạt che trên che dưới; thậm chí đối với
lều có chức năng chống mưa to thì nếu thường xuyên bị phơi nắng cũng dễ bị thấm
như thường; do đó nên căng lều nơi râm mát hoặc dùng bạt che để bảo vệ lều.
4.
Bệnh từ miệng ăn vào, họa từ miệng nói
ra; do đó trước khi bỏ cái gì vào mồm thì nên chịu khó ghé mắt liếc qua xem nó
thế nào nhé!!! Ở một số quốc gia Châu Á, thức ăn đẩy bán ngoài đường trên những
con đường bụi thấy ghê luôn, hoặc không nên ăn hoặc rửa lại (nếu rửa được); có
khi người bán còn chả thèm che phủ gì để bảo vệ thức ăn khỏi bụi nữa kìa. Vậy
thì thà nhịn, chứ lỡ ăn rồi, lâu ngày dày tháng, cơ thể tích lũy miết đến lúc đổ
bệnh thì thời gian bệnh sẽ phải tính bằng tháng và năm chứ không phải bằng ngày. Ăn nóng uống sôi, nhai kỹ no lâu. Bí kíp này hay lắm đó!
Tóm
lại, tạm thời là thế. Khi nào nhớ ra thêm cái gì nữa thì tôi sẽ cập nhật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét