CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

Ấn độ mổ tim chỉ có 1.500 đô Mỹ thôi nè mọi người!

Mổ tim mà rẻ như vậy chắc mở tour đi mổ tim thôi mọi người. Có tour du lịch để khám sức khỏe ở Singapore, rồi tour du lịch để giải phẫu thẩm mỹ ở Thái Lan, Hàn Quốc. Bây giờ là tour du lịch mổ tim ở Ấn độ. Tôi chỉ cho thông tin thôi nghen. Ai mở tour thì mở đi, tôi hổng có mở đâu hehehehehe.

Hệ thống bệnh viện Narayana Health do bác sĩ phẫu thuật tim lừng danh thế giới Devi Shetty thành lập năm 2001 mổ tim với chi phí có thể được xem là rẻ nhất thế giới! Họ đã làm điều đó như thế nào?

(Mở ngoặc nói nhỏ: Bác sĩ Devi Shetty là người phẫu thuật tim cho Mẹ Teresa)

Đầu tiên xin nói sơ qua về hệ thống bệnh viện Narayana Health. Hiện bệnh viện của họ có mặt tại 19 thành phố trên toàn Ấn độ như Bangalore, Guwahati, Hyderabad, Jaipur, Jammu, Kolar, Kolkata, Mysore, Raipur,……………. Trong đó riêng tại Bangalore (ở Nam Ấn) có đến 7 bệnh viện thuộc hệ thống này và Kolkata (ở Trung Ấn) có 6. Bệnh viện đầu tiên được xây dựng ở Bangalore, cho nên Bangalore được xem là tổng hành dinh của hệ thống này.

Trang web của hệ thống bệnh viện này vô cùng hoành tráng đó nha mọi người! Được dịch ra rất nhiều thứ tiếng, trong đó có cả tiếng Việt nữa đấy. Mọi người vào trang này narayanahealth.org sau đó vào ô “Select language” nằm ngay bên dưới logo Narayana Health ở góc trên bên trái, sau đó nhấp chuột chọn ngôn ngữ là Vietnamese.

Điều ấn tượng tiếp theo của hệ thống bệnh viện này là chính sách chống hối lộ (anti- bribery policy) vừa được ban hành đầu năm 2015. Hay quá đi thôi! Bởi vì Ấn độ là một quốc gia nổi tiếng về tệ nạn tham nhũng và quan liêu. Theo chính sách này thì mọi việc đều phải ở trên bàn, không có vụ nhét nhét tiền phía dưới bàn hay đút đút vào túi áo đâu nha! Túm lại theo tôi thì chính sách này quá hay!

Có cả hỗ trợ xin visa cho bệnh nhân quốc tế nữa nè mọi người, trợ giúp tìm nhà trọ tùy theo khả năng tài chính của bệnh nhân và gia đình, miễn phí sân bay đón và trả cho bệnh nhân quốc tế, có cả dịch vụ ngoại hối, sắp xếp xe đi du lịch địa phương, hỗ trợ thủ tục trước khi đi,…………. Nhiều dịch vụ quá chừng luôn! Bởi vậy bệnh nhân quốc tế của họ đến từ 75 quốc gia cũng không có gì lạ!

Trang web của họ chuyên nghiệp dễ sợ, có cả trò chuyện trực tuyến và đặt cuộc hẹn nữa (dĩ nhiên bằng tiếng Anh rồi.) Túm lại là sao hệ thống bệnh viện này vừa rẻ mà lại vừa chuyên nghiệp quá nhỉ!!!!

À quên bệnh viện này không chỉ điều trị những bệnh liên quan đến tim mạch mà còn nhiều chuyên môn khác nữa đó mọi người. Mọi người vào trang web chính của họ narayanahealth.org để tìm hiểu thêm! Họ có cả FB nữa mới ghê chứ! Vào FB gõ từ Narayana Health vào ô tìm kiếm là ra trang FB của họ.

Bây giờ thì chúng ta cùng tìm hiểu lý do vì sao bệnh viện này lại có chi phí quá rẻ. Theo một bài báo viết về hệ thống bệnh viện này năm 2013 thì lý do họ rẻ là do họ không tốn chi phí vào những hoa lá cành, cũng tương tợ như máy bay giá rẻ vậy đó. Máy bay giá rẻ có giá vé rẻ hơn nhiều so với máy bay bình thường bởi vì vô số dịch vụ hoa lá hẹ bị cắt giảm, tuy nhiên nhiệm vụ chính của máy bay (dù giá rẻ hay giá không rẻ) vẫn là chuyên chở hành khách từ địa điểm này đến địa điểm kia.

Hệ thống bệnh viện giá rẻ Narayana Health cũng làm điều tương tợ như máy bay giá rẻ. Họ dùng vật liệu xây dựng rẻ, họ không dùng máy lạnh mà dùng máy thông gió, quan trọng là họ mổ tim theo kiểu sản xuất dây chuyền hàng loạt (mass – production). Nghe sốc chưa mọi người! Sản phẩm được sản xuất dây chuyền thì nghe còn được, chứ tim mà mổ theo kiểu dây chuyền thì nghe buồn cười quá hà! Nhưng đội ngũ bác sĩ ở hệ thống bệnh viện này lại làm được điều ấy. Bác sĩ sáng lập Devi Shetty nói rằng: Chỉ có khoảng 10% dân số có khả năng chi trả mổ tim theo kiểu bình thường.

Cũng vậy, máy bay sang trọng thì chỉ dành cho một số ít người, còn máy bay giá rẻ thì tạo cơ hội cho nhiều người. Dù giá rẻ hay giá sang thì cuối cùng ai cũng được chuyên chở đến nơi cần đến. Gọi là mổ tim giá rẻ nhưng dịch vụ của họ chất lượng lắm đó nha, không có làm kiểu ẩu ẩu để kiếm thành tích đâu à!

Do mổ tim dây chuyền nên bệnh viện của họ còn có một cái tên gọi dí dỏm là “xí nghiệp tim” (Heart Factory) bởi vì số ca phẫu thuật tim mà bệnh viện họ đã tiến hành mỗi ngày là nhiều nhất thế giới (sản xuất từng món theo kiểu thủ công thì làm sao qua mặt được sản xuất hàng loạt hihihihihihi).

Ngoài việc giảm chi phí qua việc mổ tim dây chuyền thì họ còn giảm chi phí qua việc: ai cũng phải tham gia vào công việc, kể cả người nhà của bệnh nhân đang nằm viện, họ tham gia vào việc thay băng cho bệnh nhân hay làm những công việc đơn giản. Cái này gọi là xã hội hóa bệnh viện nè mọi người! Nhưng mà vậy cũng vui he.

Do tiến hành mổ tim dây chuyền nên vật dụng và thuốc men cần thiết cũng được mua với số lượng khủng. Nhà cung cấp cho hệ thống bệnh viện này giống như cung cấp hàng hóa cho một siêu thị cực lớn vậy đó mọi người. Bởi vậy giá thành giảm ghê gớm! Mỗi một bệnh viện tim thuộc hệ thống này tiến hành phẫu thuật từ sáng sớm đến chiều tối, hàng chục ca phẫu thuật mỗi ngày, y chang như các hãng bay giá rẻ vậy đó, sử dụng ít máy bay nhưng mỗi một chiếc máy bay được tận dụng đến mức tối đa, ít có thời gian nằm chờ trên mặt đất mà đa phần toàn là bay trên trời. Mổ tim dây chuyền mà hệ thống bệnh viện này đã và đang áp dụng cũng vậy đó. Cái gì mà có trong tay thì xem như hoạt động tối đa. Bác sĩ càng tiến hành phẫu thuật nhiều thì tay nghề càng nâng cao, trở thành chuyên gia xịn hồi nào không hay luôn.

Điều gì khiến cho bác sĩ Devi Shetty quyết tâm xây dựng hệ thống bệnh viện giá rẻ này?

Khi còn làm bác sĩ ở Kolkatta vào đầu thập niên 1990 thì mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 100 bệnh nhân tim, nhưng những ca cần phẫu thuật nhất thì bệnh nhân lại không chịu phẫu thuật chỉ vì không qua được thủ tục ĐẦU TIÊN (tiền đâu). Vào thời điểm đó người dân phải tự móc túi chi trả 80% chi phí y tế. 47% người dân nông thôn và 37% dân thành thị phải nợ tiền hoặc bán tài sản để có tiền chi trả viện phí. Mỗi năm chỉ có 120 ngàn ca phẫu thuật tim trong khi con số thực tế phải là 2 triệu ca mỗi năm. Trước tình hình này, bác sĩ Devi Shetty thấy chỉ có một giải pháp duy nhất là: giảm chi phí phẫu thuật xuống. Nhưng thường giá cả và chất lượng hay đi song song với nhau. Bác sĩ Devi Shetty nghĩ đến việc phối hợp giữa chất lượng cao và giá rẻ. Và thế là hệ thống bệnh viện Narayana Health ra đời.

Theo một bài viết được đăng trên Harvard Bussiness Review thì một heart bypass surgery (phẫu thuật tim mà máu được dẫn thông qua được đường truyền khác, không đi qua chỗ tim bị tổn thương – khả năng từ vựng y khoa của tôi có hạn nên tôi diễn giải dài dòng như từ điển nha mọi người) được tiến hành bởi Narayana Health chỉ tốn có 1.500 đô Mỹ, so với 144.000 đô ở Mỹ, 27.000 đô ở Mê xi cô, và 14.800 đô ở Colombia (còn ở Việt Nam bao nhiêu thì hổng biết) Đáng lẽ càng ngày thì chi phí càng tăng mới đúng chớ nhưng giá 1.500 đô này còn rẻ hơn ca phẫu thuật tương tợ ở Ấn độ 13 năm về trước nữa đó.

(Tiêu đề bài đăng của tôi ghi giá 1.500 đô là dựa theo cái bài viết này đó nha mọi người!)

Narayana Health tiến hành phẫu thuật tim giá rẻ nhưng chất lượng không hề kém tí nào. Tỉ lệ tử vong chỉ có 1.27% và tỉ lệ nhiễm trùng chỉ có 1%. Còn sự cố bedsore (lở da do nằm lâu trên giường) sau phẫu thuật trên thế giới dao động từ 8-40%, nhưng ở Narayana Health là 0% trong 4 năm trở lại đây (thông tin này được viết vào năm 2014).

Dù phẫu thuật hàng loạt giá rẻ nhưng hệ thống bệnh viện không hề lỗ đâu nha. Revenue tăng đến 200%.

Ở trên tôi có dùng nhiều lần cụm từ “mổ tim dây chuyền” Chắc có người thắc mắc: “mổ tim dây chuyền” nghĩa là sao?

Mổ tim dây chuyền là vầy nè: mỗi đội phẫu thuật có một bác sĩ chính, nhiều bác sĩ phụ, thực tập sinh, y tá, kỹ thuật viên. Một ca phẫu thuật tiến hành khoảng 5 tiếng. Bác sĩ chính chỉ làm việc 1 tiếng thôi, còn lại là công việc của bác sĩ phụ và các nhân viên khác. Vậy đó. Cầm dao hí hoáy 1 tiếng đồng hồ thôi rồi đi ra ngoài nghỉ ngơi lấy sức cho ca phẫu thuật tiếp theo. Cứ vậy mà ung dung “mần” hết ca này đến ca nọ. Ngày nào cũng “mần” vài ca riết rồi trở thành kiệt xuất luôn hehehehehehehe. (kiệt xuất chứ không phải kiệt sức đâu nha mọi người) Ở bệnh viện tim tại Bangalore mỗi bác sĩ phẫu thuật chính mỗi ngày “mần” 4 ca, tuần mần 6 ngày, vậy xem như họ cứ đủng đỉnh mần 24 ca/tuần. Vậy mà không giỏi mới là chuyện lạ đấy chứ!

Tiêu chí của bệnh viện là Chất lượng cao với giá rẻ nên họ rất kỹ khi phải dùng tiền mua gì đó. Không phải trang thiết bị nào cũng mua đâu, chỉ mua cái thực sự cần và có thể phát huy tối đa tác dụng thôi, còn lại là thuê để dùng. Nhờ vậy mà chi phí giảm xuống, việc bảo trì thiết bị cũng tốt hơn và thiết bị có thể được sử dụng trong khoảng thời gian lâu hơn.

Ngoài ra họ cũng tận dụng tối đa công nghệ thông tin trong việc lưu trữ và chuyển tải thông tin nhằm giảm chi phí. Ví dụ: mỗi buổi trưa, toàn bộ ban quản trị bệnh viện sẽ được nhận một sms thông báo cho họ biết thu nhập, chi phí…..của ngày hôm trước để họ có thể quyết định nhanh xem hôm nay có thể giảm miễn chi phí cho bao nhiêu ca phẫu thuật……

Túm lại là vậy, nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết cụ thể thì mọi người có thể google trên mạng.

Các bài báo liên quan:


P.S: Hy vọng mấy ông bà làm y tế ở Việt Nam mau mau học hỏi công nghệ mổ tim dây chuyền này của Ấn độ cho bà con ở Việt Nam được nhờ cái!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét