CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Nền ẩm thực ăn bốc của Ấn độ.

Do chúng ta xuất phát từ nền ẩm thực ăn bằng chén và đũa nên chúng ta có xu hướng xem những dân tộc ăn bốc là không văn minh, nếu không muốn nói là mọi rợ. Trước đây tôi cũng nghĩ vậy đó, bây giờ nghĩ lại thấy……………… xấu hổ quá! Hì hì hì.
Chúng ta xem ăn bốc là mọi rợ bởi vì chúng ta dùng chuẩn mực của nền văn minh ăn đũa mà quánh giá họ. Khi ăn món Ấn mà ăn bằng đũa thì thực ra chúng ta mới là mọi rợ trong mắt họ đó nha mọi người!

Vì sao lại như vậy? Vì món Ấn chỉ có ăn bằng tay mới thưởng thức được hết vị ngon của nó. Ăn bằng muỗng hay đũa thì chỉ là cỡi ngựa xem hoa. Đã cỡi ngựa xem hoa mà còn bày đặt oánh giá người khác là văn minh hay không văn minh, là mọi rợ hay không mọi rợ. Thói thường là vậy.

Vì sao món Ấn phải ăn bốc thì mới ngon?
Để tôi dẫn truyện từ từ cho mọi người đọc chơi nha! Dựa theo kiến thức về ẩm thực theo kiểu Trư Bát Giới của tôi thì là vầy nè:
Nền ẩm thực ăn bằng dao nĩa, nền ẩm thực ăn bằng chén đũa và nền ẩm thực ăn bốc chẳng qua là do phong tục tập quán thời tiết khí hậu địa hình nơi ấy quy định thành món ăn và những loại món ăn khác nhau thì phải dùng phương tiện khác nhau để ăn thì mới đạt đến tuyệt đỉnh ngon của món ăn ấy.
Ví dụ, nếu bạn ăn mì Ý spaghetti bằng đũa thì hà hà hà hà làm sao thấu được vị ngon của món này. Bởi vì muốn ăn món này đúng điệu thì phải nùi thành 1 đống rồi cho vào miệng, cả mì lẫn nước sốt hòa vào nhau, nhai nhai thì mới thấy đã. Cho nên chỉ có dùng nĩa, cuốn cuốn sợi mì lại quanh nĩa rồi cho vào mồm thì mới đúng là dân sành điệu.  Ăn món này bằng đũa thì khi ăn xong nước sốt dính tè le ra quanh miệng, y như con nít vậy đó.
Còn dân ăn chén đũa thì là chuyên gia ăn sợi như sợi bún, sợi hủ tiếu, sợi mì, cái này không dùng đũa thì làm sao mà ăn. Ai ăn phở (phở nước chứ không phải phở khô nha) mà bốc được thì tôi gọi là đại sư phụ luôn. Còn dùng muỗng thì cọng bún cứ trơn tuồn tuột thì sao mà cho vào miệng được. Đó là chưa kể, bún cùng nước lèo lênh láng, vừa ăn vừa húp nước rồn rột thì mới đã nữa cơ. Dân chuyên ăn dao nĩa mà cho ăn món này thì lúc đầu họ chỉ có mà loay hoay như con gà mắc tóc. Và cuối cùng Eureka họ nghĩ ra cách ăn quái chiêu vầy nè. Cái này là tôi chứng kiến nha. Hồi còn đi học, tôi và 1 giáo sư người Bỉ ngồi trong căn tin ăn bún bò Huế.  Tôi dùng đũa gắp bún gắp rau lia lịa, vừa ăn vừa dùng muỗng húp nước xoàn xoạt và trong 1-2 phút tô bún bò hết veo. Còn ông giáo sư kia ngồi nhìn thấy tôi ăn như heo nên hãi quá hay sao mà hổng dám ăn luôn. Rồi cuối cùng ông ta ra một quyết định táo bạo. Đó là bưng tô bún bò lên húp cái rột cạn nước, rồi mới dùng đũa gắp bún ăn. Hahahahahahaha. Cũng may là ông ta biết dùng đũa.
Ăn dao nĩa thì do miếng ăn, không vừa cái mồm nên phải dùng dao để cắt. Còn dân Việt Nam thì cắt sẳn miếng nào miếng nấy vừa vặn nên đâu cần vừa ăn vừa cắt làm cái gì. Chỉ cần mỗi người một đôi đũa thì thi nhau gắp thôi. Còn món ăn Ấn thì hổng có thành miếng đâu nha mọi người. Rau củ quả gì họ cũng nấu lại cho thành đặc sệt dẻo dẻo quánh quánh. Hà hà hà, cái này mà dùng đũa hay dùng nĩa thì chỉ có mà bó tay. Người Ấn cũng dùng rau củ quả tương tợ như mình nhưng họ nấu cùng đủ loại gia vị Ấn cho nên món ăn hầu như lúc nào cũng sệt sệt lại hết. Và với món ăn sệt sệt này thì chỉ có dùng tay bốc thì mới đúng điệu thôi đó. Vì sao?
Vì vầy nè: ăn cơm kiểu Ấn, tôi ăn đủ kiểu rồi, ăn bằng đũa (ăn đũa với dĩa chứ hổng phải với chén vì họ ăn bằng dĩa), ăn bằng muỗng, rồi ăn bốc. Chỉ có ăn bốc thì mới là tuyệt hảo nhất. Này nhe: cơm nóng cho vào dĩa rồi chan rau củ quả nấu sện sệt lên, nếu dùng đũa để trộn thì mình không phán đoán được lượng thức ăn và lượng cơm đã vừa chưa, thức ăn có nhiều quá không, hay cơm có dư quá không. Mình chỉ nhìn bằng mắt, cho nên khi đưa lên miệng thì có khi quá mặn (do nhiều thức ăn), có khi quá nhạt (do ít thức ăn). Còn người Ấn họ dùng tay trộn đều thức ăn trước khi cho vào miệng, nghĩa là những ngón tay ăn trước, rồi mới đến miệng ăn. Do đó, khi món ăn vào đến mồm thì vị vừa ăn với mình. Tôi cũng dùng tay trộn thử rồi đó mọi người. Cơm nóng, trộn không quen thì rất dễ bỏng mấy ngón tay, nhưng nếu mình trộn thật nhanh thì cơm nguội lại, lượng thức ăn dư thì món cơm trong ngón tay mình sẽ rất ướt, lượng thức ăn thiếu thì món cơm trong ngón tay bị khô. Do mình để mấy ngón tay ăn cơm trước nên mình gia giảm lượng cơm và thức ăn cho vừa với mình nhất. Sau khi thấy lượng thức ăn và cơm hòa quyện lại vừa ăn rồi thì mình mới ăn. Khi ấy thiệt là ngon vô cùng!

Ăn bốc cũng là một nghệ thuật không hề dễ cho người mới bắt đầu tiếp cận nền ẩm thực này đâu nha. Nhìn cách bốc là biết người ăn khéo hay vụng luôn đó. Người ăn khéo thì chỉ dùng những lóng tay đầu tiên (tính từ móng) mà ăn thôi. Họ vo vo cơm thành những viên nhỏ rồi thải vào mồm, một cách đều đặn, cơm không rớt ra ngoài, thức ăn không dính mồm và bàn tay vẫn sạch sẽ, chỉ có những lóng tay đầu (tính từ ngón tay) thì mới dính thức ăn thôi. Người khéo ăn thì ăn xong chỗ của họ vẫn rất sạch sẽ. Nhìn họ ăn rất là thích con mắt. Y như một nghệ sĩ! Còn người vụng ăn như tôi thì phải dùng đến hai lóng tay (ở mỗi ngón) để trộn cơm, vo viên hổng chặt cũng hổng tròn, tống vào mồm thì tống hụt nên bị rớt ra, thành ra phải dùng tay nhét viên cơm vào mồm. Dân ăn bốc sành điệu thì ngón tay của họ không cần đụng vào mồm đâu. Họ cứ thải thải mà viên nào viên nấy nằm gọn ghẽ trong miệng. Mình mà thải thải giống vậy thì cuối cùng mình nhịn luôn bởi vì cơm rơi trở lại dĩa hết thì lấy gì mà nhai. Hihihihihihihihi

Dân Ấn ăn rất nhiều rau củ quả nhưng cách họ nấu cùng gia vị khiến cho mình lâu đói lắm đó mọi người. Cũng rau củ quả đó mà nấu kiểu Việt Nam thì rất mau đói. Cái này tôi làm thử rồi nè! Lúc ở chùa Nhật Bản tại Lâm Tỳ Ni, tôi cũng dùng rau củ quả đó, nấu kiểu Việt Nam, không dùng gia vị Ấn thì sư Nhật Bản than rằng: Tôi nấu cơm họ ăn mau bị đói trở lại quá! Do đó đừng có coi thường mấy cái gia vị cam cam vàng vàng đỏ đỏ của xứ cà ri nị này nha bà con. Gia vị thôi mà cũng cung cấp năng lượng ghê lắm đó!

À quên, họ còn món canh gọi là daal. Sao tôi ăn món này hao quá! Họ mỗi bữa cơm chỉ cần 1 chén nhỏ như chén mình dùng để đựng nước chấm vậy đó. Họ chan mỗi lần một ít lên cơm rồi trộn trộn lại ăn. Còn tôi thì cầm luôn nguyên chén chan thẳng vào đĩa cơm, cho nước lênh láng luôn, giống như ăn cơm với canh ở Việt Nam vậy đó. Làm lần nào tôi ăn cơm cũng được họ bổ sung thêm daal. Sau một thời gian thấy ăn canh với dĩa khó ăn quá (mỗi lần ăn như vậy thì tôi dùng muỗng để múc chứ nước lênh láng thì làm sao mà bốc), nên tôi lấy cơm cho vào chén canh daal rồi trộn lên rồi cầm nguyên chén lên ăn cho giống ở Việt Nam. Ăn vậy mà thấy đã! Đúng là thói quen khó bỏ của dân ăn cơm với canh hihihihihihi!

1 nhận xét:

  1. Mình đọc mấy bài của bạn đều thấy cuốn hút qúa hihi. Viết thực tế nhưng rất lôi cuốn. Hóng nhiều bài khác từ bạn ^^. Nếu đc thì mình xin fb để contact nhỉ ^^ vì mình cũng nghiện du lịch ��

    Trả lờiXóa