CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

Hành trang gọn nhẹ để đi bụi trong vài tuần.

Nếu tôi đi đâu đó trong vài tuần, chủ yếu là ngủ nghỉ trong nhà trọ, đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng và ăn uống trong hàng quán thì tôi chỉ cần những thứ sau đây:

Quần áo:
·       2 quần dài, 2 áo thun, 1 áo sơ mi dài tay để khoác ngoài.
·       2 đôi vớ
·       2 quần lót và áo ngực
·       1 khăn tắm mỏng (có thể dùng khăn rằn)
·       1 khăn choàng
·       1 cái sarong để tắm ngoài đường hoặc để quấn làm váy hay áo khi cần.
·       Nếu muốn mặc đồ thật thoải mái khi ngủ thì có thể mang theo 1 cái quần rộng rãi thoải mái, 1 áo thun cotton và 1 đôi vớ riêng chỉ để ngủ (vớ này có thể dầy hơn hay mỏng hơn vớ ngày – tùy theo nơi đến)
Lưu ý là quần và áo mặc ngủ này cũng có thể mặc đi ra ngoài khi cần. Tóm lại là đồ mặc để đi ra ngoài có thể dùng mặc để ngủ và đồ mặc ngủ có thể dùng để mặc ra ngoài khi cần.
Cơ bản là vậy, tuy nhiên còn tùy địa phương mình đến mà có thể thay đổi 1 tí hoặc thêm/bớt 1-2 món cần thiết cho phù hợp với phong tục địa phương. Ví dụ ở Ấn độ và các nước Hồi giáo, phụ nữ phải mặc áo dài phủ mông, nếu không thì rất dễ bị quấy rối tình dục và có nguy cơ bị hiếp dâm cao.Còn ở những nước nhiệt đới thì chỉ cần mang theo 1 cái quần dài và một cái áo thun thôi. Sau khi đi chơi thì mỗi tối tắm rửa xong giặt đồ phơi đến sáng là có thể mặc trở lại bộ đồ đó rồi. Tối mặc đồ ngủ để ngủ.

Bài liên quan: 
Kinh nghiệm vừa tắm vừa giặt đồ
Đi bụi thì không cần mang theo nhiều quần áo đâu.

(Quần áo như vầy, xét ra cũng nhiều lắm rồi đó. Sao con chim chỉ cần một bộ lông là có thể bay khắp nơi mà con người lại cần nhiều đồ thế nhỉ!!! Hihihihihi)

Ăn uống:
·       1 cái ca inox
·       1 đôi đũa
·       1 cái muỗng nhỏ
·       1 miếng bùi nhùi nho nhỏ để rửa ca sau khi sử dụng, rửa cùng xà bông cục, không cần đem theo nước rửa chén. Có thể thay thế bùi nhùi và xà bông bằng lá khô, khi cần thì lượm lá khô, quấn lại rồi rửa cũng rất sạch.
·       1 cây nấu nước nho nhỏ.
·       1 chai nước không

Vệ sinh:
·       1 cục xà bông
·       1 miếng bùi nhùi để tắm
·       1 bàn chải đánh răng, 1 tuýp kem đánh răng nho nhỏ
·       1 cái hũ nhựa nho nhỏ để đựng nước muối súc miệng trước và sau khi ngủ và sau khi ăn (tôi bị lệ thuộc vào nước muối nghen; nếu không súc miệng bằng nước muối thì dễ bị đau răng, và viêm amidan) Bài liên quan: Cách chăm sóc răng miệng và kem Dabur của Ấn độ
·       1-2 gói dầu gội đầu
·       Sữa rửa mặt nho nhỏ (nếu cần)
·       Kem dưỡng ẩm, kem chống nắng (nếu cần)
·       Son dưỡng môi (nếu cần) trong trường hợp mùa đông môi dễ bị khô và nứt đến chảy máu.
·       Bộ dụng cụ cắt móng.
·       Giấy vệ sinh
·       Khăn giấy hoặc khăn ướt
·       Dung dịch rửa tay (nếu cần)

Cách rửa tay này của Ấn độ cũng hay lắm nè mọi người. Họ không cần xà bông mà họ rửa tay bằng sình. Cho một ít sình ướt vào tay, chà sát 1 hồi rồi rửa lại bằng nước, tay sạch lắm đó nha!

Thuốc men:
·       PET chống muỗi, chống vắt và côn trùng. Một lọ PET chỉ có giá 6 ngàn 500 đồng tiền Việt thôi, mọi người hay mang theo đi rừng để chống vắt nhưng công dụng chống muỗi của nó cực kỳ hay.
·       Dầu gió (nếu cần)

Đi đường:
·       1 nón rộng vành để chống nắng
·       1 nón giữ ấm đầu (tôi mà ngồi máy lạnh hay thời tiết lạnh mà không có nón giữ ấm đầu là bị bệnh liền, hổng hiểu sao mỏ ác của tôi nhạy cảm dữ vậy đó!!!)
·       1 kính râm
·       1 cái gương nho nhỏ và tăm xỉa răng
·       1 đôi găng tay
·       Khẩu trang hoặc khăn tay nhỏ

Ngủ:
·       1 túi ngủ mùa hè bằng cotton, nặng khoảng 0.5 kí (nếu mùa đông lạnh thì thay bằng túi ngủ mùa đông)
·       1 tấm nhựa nhẹ để trải lưng khi nằm hay ngồi dưới đất. Hoặc dùng để căng phía trên võng để chắn sương nếu ngủ võng ngoài trời.
·       1 miếng che mắt và đồ bịt lỗ tai khi ngủ (nếu cần); tôi thường đội nón cho ấm đầu và kéo nón che mắt ngủ.
·       1 cái võng (nếu cần)
·       1 cái mùng (nếu cần)

Bài liên quan:  
Những lần bị bệnh của tôi 
Tự làm mùng cho võng  
 
Giấy tờ:
·       Hộ chiếu
·       CMND
·       Thẻ ngân hàng
·       Vài tấm hình thẻ
·       Bản photo trang đầu hộ chiếu và CMND
·       Tiền đô Mỹ và tiền bản địa chẳn.
·       Tấm danh thiếp của ngân hàng (trên đó có số điện thoại khẩn, trong trường hợp cần trợ giúp)
·       Tờ ghi chú mật mã của những trang thường sử dụng như FB, email, blog.
>>> Tất cả cho vào túi bao tử luôn mang theo người.
(Tiền ít chẳn và tiền lẽ thì để bên ngoài sử dụng cho dễ) 

Bài liên quan:Kinh nghiệm giấu tiền của tôi.

Ngoài ra còn có:
·       1 con dao nhỏ
·       1 cây kéo nhỏ
·       1 lưỡi lam
(Lưu ý: nếu đi máy bay mà không có người kí gửi những món này thì để luôn ở nhà, khi nào đến nơi thì mua. Bởi vì hành trang gọn nhẹ thì mang theo lên máy bay không có kí gửi hành lý)
·       1 cây kim và 1 ít chỉ trắng/đen, vài cái nút áo, vài cây kim tây
·       Đèn pin +pin sơ cua +đồ sạc pin (tôi dùng pin có thể sạc, dùng hoài luôn, không phải vứt pin ra môi trường)
·       Giấy viết + sổ tay ghi chú + sổ tay ngôn ngữ (ghi chú lại những từ bản địa cần thiết trong giao tiếp)
·       1 từ điển Anh – Anh nho nhỏ
·       Bản đồ
·       Vài bao ny lông sạch (có thể dùng đi dùng lại nhiều lần)
·       1 áo mưa cánh mỏng (nếu cần)
·       1 cây dù có thể gấp lại nhỏ gọn (nếu cần)
·       Dây dài để treo quần áo
·       1 lược chải đầu có răng to (cái này chỉ sử dụng sau khi gội đầu thôi chứ bình thường thì tôi chỉ cần cào cào đầu mấy cái, quấn tóc lên là xong, hổng cần lược làm chi cho cực, vậy mà tóc tai vẫn ngay ngắn đàng hoàng, hổng có bờm xờm xốc xa xốc xải đâu nha!)
·       1 đôi dép lê (nếu cần)
·       2 ống khóa nhỏ
·       1 dây xích nhẹ nhẹ

Tóm lại là vậy. Khi đi đâu, tôi xách mình ên đi rồi xách mình ên về, hổng có lăng xăng mua đồ lưu niệm hay quà tặng (như thời xưa). Vì không hiểu: Vì sao phải mua? Ai muốn mua gì hay cần gì thì tự xách mình ên lên đi rồi tự mua, mắc gì bắt người khác mua để rồi lại thấy món đó không phù hợp với mình. Trừ trường hợp đặc biệt nha: ai đó biết chính xác đó là món gì, họ đã từng sử dụng, và nhờ mua giùm khi biết tôi đến đó thì tôi mua giùm luôn nguyên thùng, cho xài mệt luôn hihihihihihi.

Với hành trang gọn nhẹ này thì chỉ cần ba lô ngày là có thể cho vào đủ, hoặc dùng ba lô dân văn phòng hay xách đi làm hay sinh viên đại học hay sử dụng khi đi học. Do đó, không cần mang theo 1 cái ba lô ngày riêng. Hành trang gọn nhẹ này không nên quá 8 kí, và bạn có thể mang trên lưng đi bộ hàng giờ, thậm chí mang luôn trên lưng đi lòng vòng tham quan chỗ nọ chỗ kia, khi nào cần ngủ thì tìm nhà trọ ngủ. Nếu không thì vào chùa hay các đền thờ xin ngủ ké luôn cũng được. Hành trang gọn nhẹ hay ở chỗ, bạn không lệ thuộc vào nhà trọ nhà nghỉ. Với hành lý lỉnh kỉnh, mỗi khi đi đâu chỉ muốn mau mau tìm nhà trọ rồi vứt hành lý vào đó cho đỡ nặng để đi tham quan cho tiện. Sau đó lại phải tìm đường để quay về nhà trọ. Với ba lô hành lí gọn nhẹ, bạn tự do đi lại, thấy chỗ nào ngủ được thì ngủ, thấy chỗ nào tắm được thì tắm (bởi vậy mới mang theo cái xà rông để tắm đường đó), thấy chỗ nào gội đầu được thì gội.

Mà nói thiệt thì với hành trang được liệt kê ở trên, có thể đi bụi hàng năm trời, chứ vài tuần thì xi nhê gì. Khi quần áo rách thì tìm cái khác thay thế, khi đồ dùng hết thì thay đồ mới. Cứ thế mà tung tăng đi khắp thế gian.

Quan trọng là tìm chỗ nào ít lạnh mà đi, hành trang như vậy mà leo núi Everest hay đến Bắc cực thì chết là cái chắc à nghen! Ta tự do mừ nên ta tìm nơi ít lạnh ta đi, bởi vì ta không muốn được ướp xác bằng băng tuyết hihihihi. Ở những nơi ít lạnh thì có khi ban đêm nhiệt độ cũng xuống thấp lắm. Làm sao để sống sót với hành lý như vậy?

Cái này khoa học chứng minh luôn nè mọi người! Mặc nhiều lớp quần áo thì ấm hơn là mặc 1 lớp quần áo dày (quần áo dày mang đi cực lắm). Cho nên chỉ cần mang theo đồ mỏng mỏng, có thể mặc vào mùa hè, còn mùa đông lạnh thì mặc nhiều lớp. Nếu vẫn lạnh thì có bí quyết sau: Xin hoặc tìm thật nhiều giấy báo cũ. Cứ mỗi lớp quần áo thì vò giấy báo lại cho vào giữa 2 lớp. Giấy báo có tác dụng hút ẩm tốt lắm đó nha mọi người (bởi vậy có người vò giấy báo cho vào bên trong đôi giày ướt nước mưa, sáng hôm sau giày khô ráo như cũ là vậy đó). Cho nhiều giấy báo vào giữa các lớp quần áo, người mình phình như mặc quần áo mùa đông dày vậy đó. Chỉ cần giữ cho hơi ẩm và hơi lạnh không đi vào được cơ thể là mình không có bị bệnh. Do đó thay vì mang theo 1 cái áo thun dày thì mình có thể mặc 2-3 cái áo thun mỏng, lót giấy báo ở giữa, vậy là ấm rồi, áo thun dày khi đến chỗ nóng thì không thể mặc nhưng áo thun mỏng thì có thể. Bí quyết giữ cho hành lý gọn nhẹ là vậy đó.

Theo kinh nghiệm của tôi thì ny lông cách lạnh cũng tốt lắm; cho nên nếu không tìm thấy giấy báo thì lấy những gì bằng ny lông mà mình có trong tay hoặc có thể tìm thấy để chống lạnh cũng tốt lắm đó. Mọi người có để ý thấy quần áo mùa đông đa phần là chất liệu ny lông không.

Việt Nam là một siêu cường quốc ny lông và người Việt Nam là tỷ phú ny lông (gì đâu mà sử dụng bao ny lông thấy phát sợ, chỗ nào cũng đầy nhóc rác thải ny lông). Việt Nam lọt vào top 5 của thế giới là một trong những quốc gia xả rác thải nhựa ra biển nhiều nhất rồi đó nghen. Do đó hãy tận dụng những gì mình có trong tay nha mọi người. Chắc hổng có ở đâu bao ny lông lại rẻ và dễ tìm như ở Việt Nam. Do đó, khi đi đâu cũng nên nhớ cho vài bao ny lông có đủ kích cỡ khác nhau vào hành lý, và nhớ tái sử dụng những bao này, đừng có xả rác ny lông lung tung ở nơi mình đến nha. Đồ đạc trong ba lô cho vào những bao ny lông riêng thì không sợ hơi ẩm và trời mưa bất chợt làm ướt đồ rồi nè! Vào chùa chiền hay đền thờ phải bỏ dép bên ngoài thì cho giày/dép vào bao ny lông rồi cho luôn vào ba lô thì khỏi vừa tham quan vừa nơm nóp lo sợ hổng biết có ai mang nhầm giày/dép của mình hay không rồi nè, đi mua đồ thì lấy bao ny lông ra đựng để xách tòn ten được rồi nè, cái gì ướt ướt thì cho vào bao ny lông nè........Tóm lại là có nhiều cách để sử dụng lắm. Nhưng nhớ là tái sử dụng lại mấy cái bao này nha mọi người!

Ngoài ra cái này là kinh nghiệm của tôi: Nhiều lúc leo núi cao, đứng chót vót trên đỉnh, gió thổi lạnh tê người, hơi sương ướt đẫm, có khi còn mưa nhẹ nữa cơ, tím tái cả người dù quấn đủ lớp áo quần, vậy là moi áo mưa cánh mỏng ra mặc vào, lát sau hồi phục lại hơi ấm, bắt đầu nở được nụ cười, chứ trước đó thì cười không nổi luôn do quá lạnh. Áo mưa cánh mỏng lợi hại chưa mọi người. Tuy nhiên hãy mặc áo mưa càng sớm càng tốt, đừng đợi cho đến khi quần áo ướt rồi mới mặc, vì lúc đó cơ thể sẽ bị lạnh do hơi ẩm đã đi vào người.

Bất lợi của áo mưa cánh mỏng là áo to, không ôm sát người nên gió phổi bay phần phật, làm cho việc di chuyển không dễ lắm, vả lại do áo bằng ny lông nên trơn, đeo ba lô bên trong rồi mặc áo thì ba lô phình to nên mặc áo không vừa, còn mặc áo xong rồi mới đeo ba lô thì dây ba lô dễ trơn. Và có một phát minh mới cho giải pháp này nè mọi người! Vừa rẻ tiền hơn mà vừa hiệu quả hơn (cái này tôi học hỏi từ mấy tên đi bụi khác). Đó là:

Lấy một cái bao to, tụi nước ngoài dùng loại bao đựng rác trong nhà bếp, tuy nhiên ở Việt Nam loại bao to này có màu trắng trong trông rất đẹp mà giá chỉ có 2-3 ngàn đồng tiền Việt/cái thôi, ngoài ra có thể tái sử dụng những bao to dùng để đựng đồ điện tử gia dụng như tivi, tủ lạnh, máy lạnh.............. Tùy theo kích cỡ cơ thể mà chọn bao có bề ngang vừa với mình nhất. Sau đó cắt 3 lỗ, 1 lỗ ở đáy bao để chui đầu vào, hai lỗ hai bên hông để thò cánh tay ra. Nếu bao dài quá thì có thể xẻ hai bên hông lên một tí để việc đi lại dễ dàng hơn. Có thể thủ sẳn 2-3 bao ny lông như vậy vào mùa đông. Cứ sau mỗi lớp quần áo thì lại mặc vào 1 bao. Sau cùng thì mặc áo khoác ra bên ngoài.Vậy là có thể dung dăng dung dẻ đi lại rồi nha mọi người! Tôi gọi đây là thời trang chống lạnh vô đối (nghĩa là không có đối thủ luôn.) Làm vầy cho mọi người tròn mắt kinh ngạc chơi. Nhìn ba lô nhỏ xíu hổng có quần áo dày gì cả mà vẫn ấm áp như thường hihihihihihi. Với thời trang chống lạnh vô đối này, mọi người có thể dùng dây buộc ngang eo cho nó đẹp nữa đấy!

Mọi người thử làm một cái như thế này, mặc vào rồi ngồi trước quạt gió hay trong phòng máy lạnh thử xem sao!

Nói vậy chứ ở mấy trang hướng dẫn bọn trẻ con kinh nghiệm sinh tồn đều khuyên bọn nhóc rằng: khi xảy ra thiên tai hay lạc mất người lớn, phải tự mình sống sót thì nếu không có gì trong tay, cách  chống lạnh, chống mưa gió hay nhất là tìm mấy bao ny lông to to, xé thành 3 lỗ rồi mặc vào người. Các bậc cha mẹ cũng nên dạy con mình điều này, bởi vì không ai có thể biết được chuyện gì sẽ xảy ra đâu. Biết được kỹ năng sinh tồn sẽ giúp cho khả năng sống sót của bọn trẻ cao hơn nhiều.

Mấy tay đi bụi với hành lý gọn nhẹ thường thủ trong ba lô mình những bao ny lông to to như vậy đó mọi người. Tuy nhiên bất lợi của thời trang chống lạnh vô đối này là: hai cánh tay hổng có gì che và cái đầu vẫn bị ướt. Cái đầu thì lấy bao ny lông nhỏ nhỏ và đội luôn vào đầu. Cái này là cách chống nước mưa làm ướt đầu của người Ấn độ nè mọi người. Họ không có áo mưa, khi trời mưa thì họ chờ cho hết mưa rồi mới đi, hoặc là dầm mưa luôn, nếu có dù thì che dù, nếu không có dù thì họ lấy bao ny lông đội lên đầu, rồi đi te te trong mưa, họ chỉ cần bảo vệ cái đầu cho khỏi ướt thôi hehehehehehe. Thời trang này nhìn mắc cười lắm! Nhưng khi buộc phải sinh tồn thì có gì mà hổng dám làm cơ chứ!

Hy vọng là ai cũng thủ cho mình 1-2 bộ thời trang chống lạnh vô đối này, vừa rẻ rề, vừa nhẹ bâng, và hãy nhớ tái sử dụng lại chúng nha!

Hành lý chỉ khoảng 5-6 kí lô có thể đi hàng năm trời. Vậy là sang hơn ông Phật rồi nha! Hồi xưa ổng và các tỳ kheo chỉ có 3 miếng y áo, 1 cái bình bát, 1 bộ kim chỉ, 1 cái đồ lọc nước. Vậy mà họ “đi bụi” hết nơi này qua nơi khác, từ năm này qua năm nọ. Toàn là đi bộ không mới ghê chứ! Bây giờ mình có nhiều đồ hơn, có máy bay để bay, có tàu xe để ngồi. Vậy là mình sang trọng hơn họ nhiều lắm rồi đó!

P.S 1:
Cái này dành cho ai đi bụi cùng thiết bị điện tử, còn tôi thì không cần những món này nữa rồi.
1 laptop nhỏ + đồ sạc
1 máy ảnh + pin + thẻ nhớ + đồ sạc pin
1 điện thoại + đồ sạc
1 ổ cắm đa năng (dạng ổ có nhiều chấu cho những kích cỡ ổ điện khác nhau.)

Tôi chỉ sử dụng điện khi sạc pin đèn pin. Khi nào tôi đổi sang xài đèn pin sử dụng năng lượng mặt trời thì có thể tạm biệt luôn cả pin và đồ sạc pin rồi nhe. Đi đâu chỉ cần xách cái mình ên lên đi.. Cần tra thông tin thì dùng dịch vụ internet công cộng. Muốn sử dụng điện thoại để gọi điện thoại nhanh cho ai đó thì mượn điện thoại của ai đó xung quanh mình. Cái này thì không khó, bởi vì thời buổi này là cái thời buổi gì mà con nít mới 7-8 tuổi mà đã lướt điện thoại nhoay nhoáy rồi. Chỉ có 1 số ít người quái đản như tôi mới không thèm đếm xỉa đến cái thiết bị ấy thôi. Cái này nhiều khi cũng phiền phức lắm. Bởi vì có khi dùng một dịch vụ nào đó, nó cứ bắt là phải điền số điện thoại vào thì mới được. Tôi làm gì có số mà điền cơ chứ. Bởi vậy điền đại số của ai đó. Nghe nói là Skype hay Yahoo có dịch vụ sử dụng điện thoại và có cả số điện thoại nếu dùng dịch vụ này. Tôi chưa cần nên chưa tìm hiểu thêm về dịch vụ này!

Cái này vui nha! Có người hỏi tôi nếu không dùng điện thoại thì trong tình huống khẩn cấp phải làm sao?
Trả lời: Đừng để mình rơi vào tình huống ấy. Nếu vẫn rơi vào thì chấp nhận thôi. Kệ! Chỗ nào cũng là nhà, người nào cũng là người thân thì có gì mà sợ nữa chứ!

P. S 2:
Cái này dành cho ai cực kỳ kén chọn trong ăn uống. Đó là khi không thể ăn được món ăn địa phương thì nên mua và mang theo một cái nồi cơm điện khoảng 0.6l, hiện có hàng của Sharp giá khoảng 500 nghìn tiền Việt, nặng chỉ khoảng 1.2 kí lô. Mang cái này theo để có thể tự nấu cơm ăn hihihihihihi. Tự nấu cơm ăn thì phải chịu khó mang vác nặng thêm 1 tí như phải mang theo 1-2 cái tô/dĩa nhẹ nhẹ để đựng thức ăn và gia vị để nấu nướng nữa. Gạo và thực phẩm thì đi đến đâu mua đến nấy. Lợi thế là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp với khẩu vị của mình, có khi lại tiết kiệm tiền vô cùng nữa. Đặc biệt khi no bụng rồi thì không có xu hướng ăn quà vặt ngoài đường nên không sợ bị "chém giá." Nhiều món đặc sản nếu vào nhà hàng ăn thì cực đắt đỏ, nhưng nếu ra chợ mua đồ sống về tự luộc hay tự hấp lên ăn thì cực rẻ. Hồi xưa đi Sapa nghe nói ở đây có món gà gì đó đặc sản, trong hàng quán bán mắc quá nên vào chợ mua con gà đã mần sẳn rẻ hơn nhiều về phòng tự luộc lên rồi chấm muối ăn luôn hihihihihihi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét