1. Tàu bắt đầu chìm
Thời gian lúc tàu đang bắt đầu chìm: thân tàu rung lắc dữ
dội, nghiêng hẳn về 1 bên, đồ đạc bay lung tung. Lúc này bạn phải bình tĩnh và
thực hiện nhưng quy tắc sau:
- Đi từng
bước thật chậm, tránh va chạm té ngã sẽ bị thương và chảy máu. Nếu bị chảy máu thì
chắc là xuống biển sẽ gặp được vài loài cá “Máu tanh” không hay chút nào.
- Tìm
cách phát tín hiệu SOS bằng tất cả các phương tiện bạn có thể dùng được như
Phone, hệ thồng SOS trên tàu là phổ biến
- Kiếm
ngay cho mình và người thân 1 cái áo phao, hoặc bất cứ thứ gì có thể nổi
được trên biển: Gỗ, can nhựa…và đừng quên 1 sợi dây dài nhé, dây thừng hay
gì cũng được miễn là bạn thấy nó chắc chắn. Dây để làm gì? Nó là thứ dễ kiếm
nhất và sẽ giúp bạn sinh tồn khi cần thiết: bắt cá, cột người thân lại khi
trôi dạt trên biển….
- Điều cuối cùng
là cố gắng nhớ lại con tàu đang đi về hướng nào, để có thể định hướng tạm
thời khi nhảy xuống biển. Vận dụng tất cả những kiến thức địa lý của bạn
để xem xung quanh đây có thể có hải đảo nào hay không?
Tùy con tàu lớn hay nhỏ mà khả năng chìm nhanh hay chậm nên
bạn phải thật sự quyết đoan trong khâu này, nó giúp bạn có thể sống sót khi đã
gieo mình vào đại dương bao la.
Bạn phải nhảy ra khỏi tàu trước khi con tàu chìm xuống biển
vì lực hút của nó sẽ kéo bạn xuống tận đáy đại dương.
2. Giai đoạn nhảy khỏi thuyền.
Nếu bạn xuống được xuồng cứu hộ thì đó là điều may mắn của
bạn, còn nếu không thể thì phương án nhảy ra khỏi tàu là đúng đắng nhất. Và khi
nhảy hãy nhớ những điều sau đây:
- Bình tĩnh xác
định hướng gió để nhảy cho đúng, nếu bạn nhảy ngược gió có khả năng bạn sẽ
bị gió thổi va vào thành tàu trước khi rơi xuống biển.
- Nhảy thẳng
đứng, tay bịt mũi, nếu có người thân thì hãy cột sợi dây vào tay nhau lại.
Không nhảy kiểu cắm đầu xuống như vận động viên nhé các bạn.
- Khi tiếp nước
nhanh chóng bơi ra xa khỏi khu vực tàu chìm để tránh bị hút vào vòng xoáy
nước, Nếu tàu có dấu hiệu tràn dầu thi cũng nên tránh xa chổ dầu loang nếu
không muốn bị bắt lửa chết cháy.
3. Giai đoạn mò mẫn tìm bến bờ, quyết định sinh tử là
ở đây.
Thật lòng mà nói, biển cả mênh mông không phải là cái hồ gần
nhà bạn. Bơi vào bờ thì cũng chỉ là một ý tưởng ngớ ngẩn. Nhưng bạn không còn
lựa chọn nào khác. Thực chất bạn cũng nên xác định tư tưởng rằng tình thế đã bi
đát lắm rồi khi bạn không có nổi 1 cái bè, không lương thực, không nước ngọt,
bị mất nhiệt, mất nước, kiệt sức dần trong làn nước lạnh giá và quan trọng
nhất: không ai cứu bạn cả… chết trong chưa đầy 1 ngày là điều sẽ xảy ra với bất
kì ai. Còn nhắc đến lũ sinh vật biển ăn thịt như cá mập thì xa vời quá.
Nếu ai ngại mệt thì có thể buông tay để có một cái chết đỡ
nhọc nhằn. Còn ai là mẫu “người không chịu đầu hàng” với ý chí sinh
tồn mạnh mẽ thì tiếp tục đọc nhé. 4 kỹ năng tìm hải đảo rất hiệu quả
Hải lưu – sông trên biển (các bạn có thể tra google để biết
thêm đặc tính của nó): nó có rất nhiều trên biển nhưng với sự rộng
lớn của đại dương thì gặp được nó cũng là điều rất khó khăn. Nếu thực sự bạn
may mắn gặp được nó hãy lập tức nương theo dòng chảy của nó, cũng dễ đến được
hải đảo hay đất liền.
Bất kì dòng hải lưu nào cũng đi qua 1 hoặc nhiều lần những
nơi như thế. Tuy đây là phương án của số phận nhưng cũng là một trong những
chiếc chìa khóa cho sự sống của bạn. Nương theo dòng hải lưu cũng ít tốn sức
hơn rất nhiều. Một số dòng hải lưu có nhiệt độ khá cao.
Sự giao nhau của các dòng hải lưu khiến cho màu sắc
biển thay đổi: Có
thể dễ dàng nhận ra dòng hải lưu hơn bằng cách quan sát màu nước biển. Thực sự
thì ở trên biển nhận ra được dòng hải lưu bằng mắt thường cũng khá khó khăn
ngay cả khi bạn ở trên tàu.
Tận dụng hướng gió để bơi: Không hi vọng nó thổi mình vào đất
liền nhưng tiết kiệm được năng lượng. Chú ý là hải lưu thì thôi gió mà gió thì
thôi hải lưu. Điều này chắc cũng chẳng cần phải nhắc vì bạn sẽ sớm nhận
ra chúng vốn không đồng hành với nhau.
Nhìn mây tìm đất liền: Tỉnh táo nhìn tất cả những đám mây
xung quanh bạn. Chú ý tất cả những gì có thể nhìn thấy. Các đám mây thường bị
gió thổi trôi đi với tốc độ giống nhau rất dễ nhận ra. Nhưng bỗng nhiên bạn
nhìn thấy một đám mây đứng yên ở 1 vị trí trong khi những đám mây khác đang
chuyển động thì hãy nhằm hướng đó bơi tới. Đó chính là hải đảo.
Tìm đất liền bằng chim biển: Điều mình muốn nói ở đây
là hầu hết tất cả các loài chim trên biển đều có thể xác định chính xác hướng
của đất liền. Chim báo bão (Albatross) có thể gặp ở cách xa đất liền tới 160km,
các loại chim khác như hải âu, nhạn trắng từ 60 – 100km, chim cốc biển trong
khoảng 40km và bồ câu biển từ 10km đổ lại, lúc này thì đã có thể nhìn thấy bờ
bằng mắt thường.
Nếu bạn đang trôi dạt trên biển mà gặp một chú chim biển thì
hướng bay của nó có thể là hướng đất liền. Chỉ là không xác định được nó đang
“bay ra” hay “bay vào” thôi. Nếu trời gần tối thì hướng mà nó bay tới chính là
đất liền.
Khi đã xác định được hướng bạn sẽ đến hải đảo thì hãy tận
dụng hết sức lực để đến đó. 3 Giai đoạn quan trọng nhất giúp bạn sống sót khi
chìm tàu giữa đại dương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét