CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

“Đem tâm của ngươi ra ta an cho.”


Khi Tổ Bồ Đề Đạt Ma nhận Huệ Khả làm đệ tử rồi thì không dạy gì hết. Một hôm Ngài Huệ Khả khổ quá mới thưa:

“Bạch Hòa Thượng, tâm con bất an, xin Hòa Thượng dạy con phương pháp an tâm.”

Giống hệt như chúng ta, tâm Ngài Huệ Khả cứ xao xuyến bồn chồn mãi nên Ngài xin Tổ dạy cho phương pháp để định tâm. Tổ nhìn sững vào mặt Huệ Khả bảo:

“Đem tâm ra ta an cho.”

Theo cái thấy của chúng ta thì Tổ thật vô lý, đệ tử xin dạy phương pháp tu mà Ngài không dạy gì cả, bảo: “đem tâm ra ta an cho.” Nghe câu này chúng ta thấy lúng túng. Nhưng Huệ Khả là người xuất cách, Ngài bèn nhìn lại cái nghĩ tưởng lăng xăng mà lâu nay Ngài cho là tâm, không thấy nó đâu cả. Ngài thưa:

“Bạch Hòa Thượng, con tìm tâm không được.”

Tổ nói rất nhẹ:

“Ta đã an tâm cho ngươi rồi.”

Từ đó, Huệ Khả biết đường vào cửa thiền.

Lâu nay chúng ta cho rằng cái nghĩ tốt, nghĩ xấu, nghĩ phải, nghĩ quấy ….là tâm của mình. Trăm người như một đều chấp như thế. Bởi chấp niệm suy nghĩ là tâm mình nên cứ khởi nghĩ lung tung, vì nghĩ tứ tung nên bất an. Bây giờ phải tu theo pháp nào để đừng khởi nghĩ và tâm được an? Ơ đây Tổ không dạy pháp gì hết, bảo: “Đem tâm ra ta an cho.” Tức là đem niệm nghĩ suy mà ông cho là tâm đó ra ta an cho. Ngài Huệ Khả sực nhìn lại cái mà Ngài cho là tâm xem nó ra làm sao? Tìm lại thì nó mất tiêu. Ngay đó thì tâm Ngài đã an. Nên Tổ nói: “Ta đã an tâm cho ngươi rồi.” Khi thấy niệm nghĩ suy là những niệm giả dối, không tiếp tục nghĩ suy nghĩ nữa thì tâm an chứ gì! Không thêm một pháp nào nữa hết.

Mình đang suy tính chuyện chuyện nọ, hãy nhìn lại xem nó ra sao? Khi nhìn thấy nó thì nó tự lặng không còn nữa. Vậy “niệm nghĩ suy” và “cái nhìn” niệm nghĩ suy, hai cái có khác nhau không? Niệm nghĩ suy thì lăng xăng lộn xộn, chợt khởi chợt mất; còn “cái nhìn” niệm nghĩ suy thì nó lặng lẽ mà sáng suốt, không động. Khi niệm nghĩ suy lăng xăng lộn xộn đã mất, chỉ còn lại “cái nhìn” lặng lẽ thì tâm không an là gì? Rất đơn giản. Khi Ngài Huệ Khả nghe tới đó, tâm bừng sáng lên, không nghi ngờ. Còn chúng ta nghe qua thấy mù tịt. Cái nghĩ tưởng lăng xăng lộn xộn đó là cái hư dối không thật, gọi nó là vọng tâm hay vọng tưởng.

Từ lâu chúng ta lầm cho vọng tưởng là mình; bây giờ, mỗi khi nó dấy khởi, nhìn nó biết là hư dối, không theo nó, đó là tu. Nếu khi vọng tưởng lăng xăng khởi, nhìn nó không lặng thì tìm xem nó xuất phát từ đâu? Tìm không thấy chỗ xuất phát của nó, rõ ràng vọng tưởng không có nguồn gốc, chợt hiện rồi mất. Vậy không có pháp an tâm mà tâm được an.

Từ lâu mọi người ai cũng lầm nhận cái suy tư nghĩ tưởng là ta (ngã.) Vậy ta có khi nào vắng không? Ta lúc nào cũng hiện hữu không bao giờ vắng mặt, còn cái suy tư nghĩ tưởng chợt hiện chợt mất sao gọi là ta được. Vậy lúc không nghĩ tưởng thì ta ở đâu? Biết rõ cái suy tư nghĩ tưởng là hư dối, không thật, đó là trí tuệ. Tuy vọng tưởng chưa hết nhưng trí tuệ đã phát sáng thì từ từ sẽ làm chủ được nó. Bởi lâu nay chúng ta lầm nhận nó là ta nên chạy ngược xuôi theo nó. Bây giờ biết nó là hư giả, không theo, đó là biết học đạo. Khi chưa học đạo, chúng ta tưởng đạo xa lắm, tưởng đạo là cái gì huyền bí phi thường nên có nhiều người vô rừng lên núi tìm đạo. Nhưng đạo chính là tâm chân thật có sẳn nơi mỗi người. Vậy có được mấy người biết được tâm chân thật đó????? Thế mà mở miệng ra xưng là ta là tôi nhưng không biết cái ta chân thật là cái gì?

Đạo Phật không cho phép chúng ta ngồi suy tính chuyện bên ngoài mà không tự biết mình. Nếu không biết cái gì là mình, cái gì không phải là mình thì người đó chưa phải là người trí. Người trí biết được mình rồi mới chinh phục những cái không phải là mình, nên không còn lệ thuộc nó nữa và không bị nó chi phối làm cho khổ đau.

Biết được mình mới là điều chủ yếu của sự tu hành. Nếu chưa biết được mình mà biết nhiều chuyện bên ngoài cũng chỉ là trò đùa, cũng vẫn trầm luân trong vòng luân hồi, không có ngày dừng.

Nguồn: Trích sách “Những Cánh Hoa Đàm.” Tác giả: Thiền sư Thích Thanh Từ. Nhà xuất bản: Hội Thiền Học Việt Nam. Năm 2003. Trang 71-75.

3 nhận xét:

  1. Bài này khó hiểu quá cô Dung ơi, con đọc 2 lần mà vẫn chưa ngộ. Phải chăng tâm con không tĩnh?
    Cám ơn cô về những chia sẽ từ trước đến nay nhé.
    Dõi theo những bài viết của cô.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trời, đọc tới ......... 2 lần lận hả con??? Cô đọc có .................. 20 lần hà!!! hehehehe!

      Thôi bây giờ không hiểu thì năm sau hiểu cũng không muộn mà. Cái gì cũng phải từ từ!

      Xóa
    2. Chịu khó nghiên cứu "Thiền Tông Việt Nam" dữ ta.

      Xóa