Người nào cầu chúc cho bạn lên
thiên đàng, vô hình trung họ đã hại bạn mà ngay chính bản thân họ cũng không
biết. Vì sao tôi nói như thế???
Thiên đàng nói theo ngôn ngữ bình
dân thì là cõi tiên. Ai lên đó đều trở thành tiên cả. Tuy nhiên cõi tiên không
phải là cõi Phật. Đâu là sự khác biệt giữa cõi tiên và cõi Phật????
Cõi Phật không có sự luân hồi
sanh tử nhưng cõi tiên vẫn còn. Những người sống ở cõi tiên có thể có tuổi thọ
rất dài, kéo dài hàng trăm hàng ngàn đến hàng triệu năm. Tuy nhiên cõi tiên
không phải là cõi tạo phước mà là cõi sử dụng phước đức mà mình đã tích lũy.
Khi nào tất cả những phước đức ấy được sử dụng hết thì những người ở cõi tiên
cũng sẽ trải qua luân hồi sanh tử, đọa xuống làm người hoặc có thể xuống cõi
thấp hơn như súc sanh hoặc địa ngục.
Vì sao tôi bảo cõi tiên không
phải là cõi tạo phước mà là cõi tiêu xài phước đức? Nói cho dễ hiểu thì để tạo
phước, chúng ta phải cứu người, giúp người. Tóm lại là khi ta làm những việc có
ích cho người khác thì ta tạo phước. Trong khi đó, ở cõi tiên không ai cần ta
giúp, không ai cần ta cứu; họ có tất cả những cái họ muốn (vì thế mới có câu:
“sướng như tiên”). Do đó, khi “lỡ xui” tái sanh vào cõi tiên thì xem như công
đức mà bạn dày công tích lũy qua hàng triệu kiếp bằng việc “ăn cơm nhà vác tù và
hàng tổng” tiêu tán lần lần ở cõi tiên. Thử hình dung mà xem: Bạn để dành tiền
trong hàng chục năm; tài khoản ngân hàng đầy ắp; nếu chỉ sống hưởng thụ sung
sướng mà không làm gì để tạo thêm tiền thì dĩ nhiên tài khoản của bạn sẽ ngày
càng teo tóp và đến lúc nào đó sẽ rỗng không. Những người “xui xẻo” tái sanh
vào cõi tiên cũng chịu số phận như vậy đó!!!!!!
Các bạn có biết rằng trong đạo
Phật, các vị Bồ Tát mà đắc đạo thành Phật đều là đắc đạo từ cõi người, chứ
không vị nào đắc đạo từ cõi tiên cả. Đó là cõi sung sướng nên hiếm ai lên đó để
tu thì lấy gì đắc đạo. Có thể đó là lý do mà những người Phật tử hay nguyện cho
mình lên cõi Phật A Di Đà. Lên cõi Phật A Di Đà không có nghĩa là họ đã thành
Phật, mà chính là nơi ấy họ có môi trường tu tập; láng giềng của họ toàn là các
vị La Hán và Bồ Tát cả nên họ có thể tiếp tục tu để chờ cho Phật tương lai tái
sanh vào cõi người thì họ sẽ xuống để được học Đạo với Ngài mà giải thoát khỏi
luân hồi sanh tử.
Người không biết thì thường mong
được tái sanh vào thiên đàng hay cõi tiên; người biết rồi thì sợ hãi cái cõi ấy
vô cùng. Do đó để tránh bị tiêu sạch phước đức ở cõi tiên thì các bạn chớ dại
dột nguyện tái sanh vào cõi ấy nhé!!! Thay vào đó, hãy nguyện để được lên cõi
Phật A Di Đà như những Phật tử chân chính hoặc nguyện trở lại kiếp người để có
cơ hội tiếp tục tích lũy phước đức.
Đáng lẽ tôi không viết bài này
nhưng trên thế gian ngày nay có quá nhiều người “Thiếu hiểu biết” nên toàn cầu
mong được lên cõi tiên hoặc cầu xin cho người thân hay cha mẹ mình được tái
sanh vào cõi tiên. Nếu bạn cầu xin cho mình thì tự bạn hại bạn; nếu bạn cầu xin
cho người khác thì bạn đang hãm hại họ và đó là sự hãm hại do thiếu hiểu biết
mà ra.
Tóm lại có hai cõi các bạn nên đặt
toàn bộ tâm nguyện hướng khi chết là cõi Phật A Di Đà hoặc trở lại cõi người.
Lưu ý: nếu “lỡ xui” vướng
vào cõi tiên rồi thì vẫn còn cách gỡ. Thay vì hưởng thụ những sự sung sướng mà
cõi tiên mang lại, bạn hãy dốc tâm nhìn xuống cõi Ta Bà bên dưới mình và ra tay
cứu vớt, giúp đỡ những cảnh khổ; làm thế là bạn đang tạo phước ngay từ cõi
tiên. Tuy nhiên thường khi người ta đã sướng rồi thì hay quên cái khổ của người
khác lắm; vì thế cõi tiên khó tu hơn cõi người và ngay tại cõi người, người
sướng cũng khó tu hơn người khổ là thế!
Em nghĩ cõi tiên (nếu có) cũng là một mục đích sống của đời người, vì đã sống trên đời thì phải có mục đích, có chí hướng phấn đấu. Dù ở cõi nào thì cũng phải như thế, nên bài viết này chỉ phù hợp cho những ai muốn phấn đấu tới một mục đích nhất định, được sung sướng rồi thì dừng.
Trả lờiXóaĐúng, sống là phải có mục đích. Tuy nhiên, phải chọn đúng mục đích để hướng thì mới không lãng phí công sức và một kiếp người.
Xóa