CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Tôi đi thuê phòng ở Bồ Đề Đạo Tràng


Do ở chùa Miến Điện (Burmese Vihara), phòng có giá Rs 100/ngày, vị chi khoảng Rs 3.000/tháng (tương đương 60 đô Mỹ), tôi dự định ở Bồ Đề Đạo Tràng đến vài tháng nên tìm nơi cho thuê theo tháng có giá rẻ hơn. Ngoài ra, lầu 4 nơi tôi ở do ở tầng trên cùng nên vào mùa hè thì khá nóng, đặc biệt khi nhiệt độ lên 50 độ C thì giống như ở trong một cái lò thiêu; vả lại, những người ở chung tầng đã đi nơi khác hết nên có thể tôi sẽ ở đó một mình (một mình ở nguyên tầng lầu thì sướng quá còn gì nhưng tôi lại mắc bệnh……. sợ ma.)

Gặp sư cô Tĩnh Hoa ở Tháp (Main Temple – Mahabodhi Temple), cô bảo mới dọn phòng và cũng ở cùng tòa nhà với sư cô Tuệ Ngộ (người ở Bồ Đề Đạo Tràng cả 6-7 năm). Tôi theo cô Tĩnh Hoa đến khu nhà trọ này. Đa số người ở đây đều là tăng ni các nước. Phòng cô Tĩnh Hoa dưới đất, khá tối. Cô ấy bảo như thế tháng 5-6 sẽ đỡ nóng. Do trong phòng có toilet và nhà tắm nên phòng có hơi ẩm và lại có mùi.

Lúc ấy cô Tuệ Ngộ điện thoại bảo cô Tĩnh Hoa ra nhà hàng ăn trưa. Tôi từ chối mãi không được nên đi theo ra đó. Tổng cộng bữa trưa cho 5 người là Rs. 340 (có mời 1 sư Thái Lan và một ni Miến Điện.) Vừa gặp tôi ở nhà hàng, vị sư Thái hỏi ngay: Có phải tôi là người đạp xe đi vòng quanh thế giới không? (Sao mình nổi tiếng thế nhỉ? Hihihihih) Ah thì ra cô Tuệ Ngộ nói cho vị sư này nghe. Vị sư này thích nói chuyện với tôi vô cùng (chắc thấy tôi “liều” quá nên muốn xem tôi “liều” cỡ nào đây mà?)

Khi ăn xong, cô Tĩnh Hoa bảo con trai chủ nhà vừa mới về đến nên bảo tôi về xem phòng. Phòng ở lầu 2, trước đây con trai chủ nhà ở (anh ta vừa cưới vợ) nên phòng có nhiều tiện nghi hơn các phòng khác và điện thì 24/24h do sử dụng cả hai hệ thống điện – nhà nước và tư nhân.

Mọi người – gồm cô Tĩnh Hoa, cô Tuệ Ngộ và ni cô người Miến Điện- khuyên tôi nên ở phòng này bởi vì toilet không bốc mùi và phòng lại mát mẻ. Khi tôi hỏi giá thì anh ta bảo Rs. 3.000/tháng trong khi những người khác chỉ trả có Rs. 1.500/tháng. Tuy nhiên, do phòng có điện 24/24 nên ai cũng nghĩ là phòng sẽ có giá cao hơn phòng của họ nhưng cao đến thế là hơi mắc. Anh ta bảo do những người khác ở lâu hơn và là học sinh nên giá rẻ hơn. Tôi bảo giá Rs. 3.000 là đắt quá nên không thể ở; anh ta bảo có thể xuống giá một tí. Ah thì ra là nói thách với tôi đây mà. Được, bà cho biết tay. Tôi nói thật cứng: “I don’t want to pay more than Rs. 1.500” và đứng dậy dợm bước đi. Thấy có thể “hụt con mồi” nên anh ta đồng ý và nói: This price is only for you.

Mấy sư cô có vẻ “nể” sự cứng rắn khi trả giá của tôi (do tôi rành bọn Ấn độ quá mà; không cứng rắn với họ thì họ tìm cách kèo nài miết.)

Tuy nhiên căn phòng này dù tốt hơn những căn phòng khác nhưng cũng ẩm thấp và không có nhiều ánh nắng. Những tháng ngày “sống hoang dã” rèn luyện cho tôi thành một người yêu ánh nắng và môi trường tự nhiên rồi.

Tôi đi qua dãy nhà khác, toàn là những căn phòng mới xây để xem. Phòng mới nên đẹp hơn và trông giống phòng ở khách sạn hơn nhưng nóng hơn và không có cảnh tự nhiên. Tôi phân vân. Giá phòng ở đây chỉ ½ so với giá phòng tôi ở tại Burmese Vihara nên tôi hẹn hôm sau dọn đồ đến.

Khi về căn phòng ở Burmese Vihara, nghĩ đến việc phải chia tay nơi này, tôi thấy……….. đau lòng (đây là một trong những attachment, gây phiền não cho con người nè! Đó là mê nơi mình ở nên không muốn đi đâu cả.) Phòng của tôi tại đây thanh tịnh mát mẻ, nhìn ra phía sau nên không bị ảnh hưởng nhiều bởi tiếng ồn từ xe cộ dưới đường. Ngay trước cửa phòng là một cây thốt nốt; trên cây có mấy chú sóc nhỏ đáng yêu, sáng nào cũng hát cho tôi nghe; chim chóc đậu khắp các cây gần đó và líu ríu cả ngày. Từ cửa phòng nhìn ra ngắm cảnh hoàng hôn thật đẹp; mặt trời đỏ thẫm từ từ đi xuống. Trên cái cây to, mặt bên kia của phòng, buổi chiều, từng đàn chim bay về tổ, ngang qua đây, trắng xóa, tuyệt đẹp! (Ấn độ là một quốc gia ăn chay nên họ sống rất hài hòa với thiên nhiên chứ không giống như Việt Nam, chỉ trừ có cái chân bàn là không ăn thôi, còn lại thì “Gặm” tất! Quốc gia người ta ăn chay mà mọi người qua đây phóng sanh là phóng sanh cái nỗi gì????)

Nghĩ đến cảnh phải chia tay phong cảnh thanh bình nơi đây, tôi ……. đau lòng quá!!

Buổi tối, gặp sư cô Tuệ Ngộ ở tháp, tôi nói: Tôi thích Burmese Vihara nhưng do cả tầng lầu chỉ một mình tôi ở nên tôi …….. sợ ma. Vậy là sư cô dạy tôi sống trong Chánh Niệm để diệt trừ nỗi sợ. Chánh Niệm nghĩa là tâm luôn ở trong thân và khi nỗi sợ đến thì hãy nhìn thẳng vào nó như nhìn vào chính bản thân mình trong một cái gương soi. Khi nỗi sợ đến thì tự nói: Tâm ta đang khởi niệm lo sợ. Lo sợ. Lo sợ. Nhưng mà ta sợ gì?

Sau đó cô giảng về sự vô thường của tấm thân: cuộc sống của tấm thân chỉ được duy trì bởi một hơi thở; thân do 4 yếu tố tạo ra: đất (da, xương, thịt), khí (hơi thở), nước (máu), lửa (hơi ấm). Nhờ có 4 yếu tố này hợp lại mà thành một tấm thân; khi 4 yếu tố này tách ra thì thân không còn hoặc chỉ cần thiếu một trong bốn yếu tố này thì thân bị hoại. Người ta không biết nên chấp tấm thân này thành mình và yêu quý nó đến nỗi lo sợ nó bị tổn thương, bị hành hạ,…. Do đó mà có nỗi sợ. Tóm lại, xuất phát của nỗi sợ là do si mê, không biết tấm thân là vô thường.

Tôi thấm bài học và không còn thấy sợ ma khi ở Burmese Vihara nữa. Ngoài ra các sư cô còn bảo rằng ở chùa sẽ tốt hơn do đóng tiền phòng cũng là để cúng dường cho chùa và không khí trong chùa “trong lành” hơn bên ngoài nhiều.

(Một mình “chiếm hữu” cả tầng 4 được thêm một thời gian, tôi dọn xuống căn phòng ở lầu 2 để tránh nóng.) Bài liên quan: Căn phòng xinh xắn của tôi ở Bồ Đề Đạo Tràng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét