Phật dạy một câu: Một đám thằng
mù ôm nhau đi.
Nghĩa là sao???? Những người cùng
nghiệp thì cùng sanh một nơi không có Phật Pháp hoặc Phật Pháp đi sai đường.
Vậy là người dẫn đường mù dẫn đám đệ tử mù lòa cùng nhau đi vào con đường đọa.
Phật lại dạy: “Này kẻ tỳ kheo vô
minh kia! Sao ngươi dám thuyết Pháp của ta như thế. Ngươi nói sai Pháp của ta
thì không chỉ ngươi phỉ báng ta mà ngươi còn phải chịu đau khổ kéo dài.”
Nhiều người mộ đạo Việt Nam cứ
xoay vòng với việc làm phước cúng dường bố thí và dừng lại ở đó. Tóm lại đạo
Phật dừng lại ở cúng dường bố thí mà thôi. Và rất nhiều tăng ni lợi dụng Phật
tử nên chỉ hướng dẫn đến đó và dừng lại. Mọi người lao đầu vào cúng dường bố
thí càng nhiều càng tốt.
Ngoài ra nhiều tăng ni sống trong
chùa nhưng tâm không an lạc. Vì sao? Họ không thấy đường ra, loay hoay mãi.
Cuộc sống nhàm chán. Cuộc sống không lý tưởng. Một người thật sự hiểu Pháp của
Phật là người sống an lạc dù là ở đâu. Sống ở đời thì an lạc ở đời; sống ở chùa
thì tìm an lạc trong Phật Pháp. Thử hỏi có bao nhiêu vị tăng ni thấy thực sự an lạc
trong Phật Pháp. Họ bảo sống ở chùa buồn quá, nhàm chán quá!!! Rồi phạm giới
liên tục vì không đủ dũng khí để bỏ chùa mà hoàn tục.
Pháp của Phật là Pháp an lạc mà
những người tự nhận mình là con Phật bảo rằng không thấy an lạc thì chắc chắn
một điều: họ đang đi sai đường.
Phật tử Việt Nam chỉ dừng ở cúng dường bố thí
thì họ chưa hề thấy Pháp của Phật bởi vì đó là bước thấp nhất trong quá trình
ngộ ra Pháp.
Tôi không phải Phật tử nhưng là
người may mắn bởi vì sống ở Bồ Đề Đạo Tràng nên có dịp gặp gỡ và nói chuyện với
tăng ni các nước, toàn là những vị cao cấp hoặc học hành nhiều năm trời về Đạo
Phật. Vì thế những ý kiến trong bài viết này không phải ý kiến của tôi (tôi có
biết gì đâu mà ý kiến ý cò) mà ý kiến tôi tập hợp từ nhiều cuộc nói chuyện với
các vị ấy.
Một sư cô dạy tôi 5 bước để thấy
Phật Pháp:
- Cúng dường bố thí
- Cúng dường chỗ ở cho chư tăng
- Quy y Tam Bảo (không phải là quy y bằng nghi thức)
- Thực tập lòng từ bi (bi không phải là bi ái mà là
bi với tâm bất động)
- Thiền định
Quy y Tam Bảo là gì??? Là Quy y
Phật Pháp Tăng. Quy y Phật Pháp Tăng là gì? Là một lòng một dạ theo bước chân
người Thầy Tối Thượng – đó là Đức Phật; một tấm gương sáng cho người tu tập đi theo
để ngộ đạo; Phật là đích đến. Để đến đích thì cần đúng đường; đó là chánh Pháp.
Để không chệch hướng thì cần sự thanh tịnh và giữ giới của tăng đoàn. Tăng là
biểu tượng cho sự thanh tịnh và giữ giới. Cần có hai điều này thì ta mới đi
đúng Pháp. Khi đi đúng Pháp thì ta sẽ thành tựu như Đức Phật. Đó là ý nghĩa
thực sự của việc quy y Phật Pháp Tăng.
Nhiều người “mù” nên có hai cách
cư xử: một là không xem tăng là một biểu tượng mà lấy những con người cụ thể ra
để làm gương. Khi những vị tăng ấy “lộ mặt” thì trở nên quay ngoắc 180 độ với
Phật Pháp và nói xấu đủ điều. Tăng đoàn là biểu tượng của thanh tịnh và giữ
giới. Người nào không thanh tịnh và không giữ giới, người đó không phải là
tăng. Một khi người đó không phải là tăng thì việc quái gì phải đi theo. Hai là
cung phụng tăng ni hơn cả cung phụng cha mẹ, cúng đủ thứ vật chất; mà nhiều
người trong số họ chưa phải là bồ tát nên bị vật chất do Phật tử cung phụng kéo
ghì xuống; họ đi sai đường rồi dẫn cho cả đám lâu la đệ tử đi sai đường.
Ha, nhiều tăng ni Bắc Tông lấy
cái vỏ tu theo “Bồ Tát Hạnh” để che dấu sự phá giới của mình. Chỉ che dậy được
với kẻ ngu. Tăng mà ăn mặc bóng bẩy như cải lương. Rồi bảo là theo thời thế, có
thế người ta mới trọng, mà khi người ta trọng thì người ta mới nghe Pháp. Nói
thế là coi thường người khác, coi thường cả Đức Phật. Ngày xưa, Phật có cần ăn
mặc bóng bẩy thế đâu và cả tăng đoàn của Ngài nữa mà người ta vẫn trọng. Một
người đáng trọng là người có phẩm hạnh, đối với tăng ni thì là sự thanh tịnh và
an lạc, từ bên trong chứ đâu phải qua mấy bộ đồ cải lương. Ngoài ra theo tôi,
những người tu theo Bồ Tát Hạnh không để vật chất dính vào người thì mới có thể
nói điều đó. Thử hỏi có bao nhiêu vị tăng ni không bị vật chất quyến rũ mà dám
lên tiếng bảo là ta đang tu theo Bồ Tát Hạnh. Đúng là chỉ ngụy biện được với kẻ
vô minh mất trí. Thêm nữa, những gì các vị ấy nói chưa chắc đã là chánh Pháp mà
dám bảo là để người ta trọng thì mới nghe Pháp.
Thử hỏi trên đời có gì mà Đức
Phật không nhìn thấy trước. Ngài thấy tất cả và tất cả đều được viết trong Kinh. Có bao người đọc đúng Kinh để thấy điều đó.
Nói về Kinh Phật tôi càng thêm
ức. Vì sao Phật chọn tiếng Pali là ngôn ngữ bình dân để thuyết Pháp mà chúng ta
không đi học tiếng Pa li để hiểu mà lại học tiếng Tàu. Tôi đã chất vấn một sư
cô vừa học xong tiến sĩ điều này. Tôi hỏi: Phật thuyết Pháp bằng ngôn ngữ nào?
Cô ấy bảo là tiếng Pa Li. Tôi hỏi: Tiếng
Pa li là ngôn ngữ bình dân, là
ngôn ngữ của người nghèo đúng không? Đúng. Vậy tại sao chúng ta không dịch Kinh
từ tiếng Pa li mà lại dịch từ tiếng Sanskit và tiếng Tàu? Phật làm gì cũng có ý
riêng của Ngài. Chúng ta rõ ràng không làm theo lời Phật dạy mà lại mở miệng
Phật bảo thế này Phật bảo thế. Phật dạy bằng tiếng Pa li nên tôi chỉ nghe theo
kinh dịch từ tiếng Pa li thôi nhá!!!!
Nói về tiếng Tàu, tôi lại thấy
ức. Tiếng Pa
li là ngôn ngữ bình dân. Những lời Phật dạy giản dị vô cùng. Tôi đọc kinh bằng
tiếng Anh dịch từ tiếng Pa li nên thấy nhiều bài kệ nghe như thơ con cóc ấy.
Nhưng mà cái Ông Già ấy làm thơ con cóc đáng yêu lắm lắm đó. Vậy mà kinh của
Bắc tông dùng toàn từ Hán Việt, đọc lên chả ai hiểu; ngay cả tăng ni đọc ra rã
mấy chục năm còn chả hiểu. Thế mới đẻ thêm công đoạn giảng giải Kinh; mỗi người
giảng giải một kiểu; hầm bà lằng. Tội nghiệp Ông Già Phật quá đi thôi!!!!
Nói thêm nữa nhá. Kinh Bắc tông đa
phần là do Ngài Huyền Trang lội bộ từ Trung Quốc sang Ấn độ vào cuối thế kỷ thứ
7. Ngài học ở Đại Học Nalanda và mang Kinh tiếng Sansrit về Trung Quốc dịch
sang tiếng Hoa. Việt Nam
dịch từ tiếng Tàu sang tiếng Hán-Việt. Vậy là qua đến mấy lần tam sao thất bổn
thì Kinh mới đến được người Việt. Chưa kể thế kỷ 7 ở Ấn độ là giai đoạn suy tàn
của Phật giáo (do đạo Hồi tiêu diệt.) Ô hóa ra Kinh mà Ngài Huyền Trang đem về
là bằng tiếng Sanskrit và lại rơi vào trúng giai đoạn suy tàn của Phật giáo cơ
à????????????????????
Và cũng chính người Trung Quốc
“đẻ” ra Quan Âm Bồ Tát và Kinh A Di Đà mà người Việt xem như là quốc bảo đấy. Ở
Bồ Đề Đạo Tràng, mỗi khi người Việt vào tháp đứng trước mặt Phật Thích Ca Mâu
Ni thì lại lầm rầm: “Nam Mô A Di Đà Phật.” Mấy người Nam Tông cười xém xỉu và
bảo: “Sao tụi mầy trước mặt ông này mà cứ gọi tên ông khác là sao? Ông Già ngồi
kia là Thích Ca Mâu Ni mà sao cứ gọi tên ông A Di Đà nào đó là sao?” Người theo
Nam Tông không biết Quan Âm Bồ Tát và Phật A Di Đà là ai cả? Họ bảo hai vị ấy
là thuộc tôn giáo nào thế?????????????? Hehehehehehe. Tôi bảo: Họ thuộc Tàu
Giáo khekhekhekhekhekhe. Nói thế không có nghĩa là tôi không xem trọng hai vị
Quan Âm Bồ Tát và Phật A Di Đà đâu nhé!!!! Dù người Nam Tông không biết họ là
ai nhưng đảm bảo họ cũng không thuộc dạng bình thường như chúng ta đâu
nhé!!!!!! Tuy nhiên nhiều Phật tử Việt Nam trong nhà không thấy thờ Phật
Thích Ca mà chỉ có thờ đúng tượng Quan Âm Bồ Tát mà thôi!!!!!
Nói về y phục thì lại thêm
chuyện. Tôi có hỏi mấy tăng ni Việt Nam: Sao y Phật không mặc mà lại
mặc gì như quan văn thời còn vua chúa thế?????? Một sư cô bảo: Điều này Phật đã
thấy trước rồi. Phật bảo trong Kinh: đến thiên kỷ thứ 4 (theo Phật lịch- chúng
ta đang ở thiên kỷ thứ 3) thì y Phật không còn mà thay vào đó là một miếng vải
đắp lên người và tay áo dài dài rộng rộng. Trời sao cái y phục mà Phật tả quen
thuộc thế nhỉ????
Các cô bảo do Võ Tắc Thiên đổi y
Phật của mấy tăng sĩ Bắc Tông. Bà ta khi bắt đầu hiểu và mộ đạo thì tôn trọng
tăng ni đến nỗi đổi cả y để mặc cho đẹp. Đúng là theo thời thì ta theo nhưng
bây giờ không còn Võ Tắc Thiên mà sao ta vẫn lại mặc y Võ Tắc Thiên chứ không
mặc y Phật là sao nhỉ??????????????????? Vả lại Việt Nam làm gì có Võ Tắc
Thiên???????????????
Còn thêm điều này nữa. Thầy chùa
bây giờ thành thầy cúng cả. Do đó tu trở thành một nghề. Ai tu nấy hưởng. Ai đi
thì người nấy đến. Vậy mà nhiều vị Phật tử bỏ tiền “thuê” tăng ni đọc Kinh giùm
chứ bản thân mình thì chả chịu đọc. Lý do: bận quá!!!! Vậy cứ vung tiền thuê
người tu giùm. Chùa chiền bây giờ biến thành nơi đọc Kinh cầu siêu, cầu an cả.
Tăng ni không lo tu tập mà tối ngày nghe lời Phật tử đi làm từ thiện, cứu trợ
hầm bà lằng. Loạn! Tăng ni đúng nghĩa không cần bòn phước kiểu ấy. Họ cứ lo tu
để trí tuệ bừng sáng. Khi có huệ trí thì có phước thôi. Ngoài ra còn giúp dẫn
Phật tử đi đúng đường. Tối ngày lo danh lo tiếng bằng cách xông cả vào những
việc đời thường. Đỡm!!!!
Chùa là của tất cả mọi người. Vậy
mà nhiều tăng ni biến thành của riêng. Kính cổng cao tường. Muốn thấy tượng
Phật phải qua mấy lần cửa. Cứ mở miệng là chùa tôi, tượng Phật của tôi. Tham
chấp như thế mà lại đòi giảng dạy cho Phật tử diệt trừ tham sân si. Bản thân
đầy tham sân si mà đi thuyết pháp cho người khác nghe! Đởm!!!
Biết bao tăng ni
mỗi năm sang đây học tiến sĩ bằng tiếng……….. Anh. Bản thân nói tiếng Anh ngọng
nga ngọng ngịu thua cả con nít 3 tuổi nói tiếng mẹ đẻ mà đòi làm luận văn thạc
sĩ tiến sĩ. Bọn giáo sư Ấn độ lại tham nhũng. Chỉ cần tiền là cho qua. Bọn tăng
ni thì vòi tiền Phật tử để……….hối lộ cho giáo sư. Tăng ni thì nên lấy chay tịnh
và sự đơn giản làm đầu; vậy mà ở Ấn độ như …………. Đại gia (có vị bòn tiền Phật tử dư nuôi cả
“chân dài” nữa đấy!) Điều đó không có nghĩa tất cả tăng ni ở đây đều thế các
bạn nhé!!! Nhiều vị học hành rất đàng hoàng và bức xúc trước những “đại gia”
tăng ni nên kể cả cho tôi nghe đấy!!!! Vị Phật tử nào đang “nuôi” một tăng/ni nào
mà muốn điều tra xem vị ấy có là “đại gia” ở Ấn độ không thì cho tôi họ tên qua
email. Tôi điều tra miễn phí giùm cho nhé!!!! Tôi đến tận nơi, bắt tận tay luôn
đấy!!!!!
Bản thân nhận
tiền cúng dường mà sống sung sướng hơn cả người cúng dường cho mình. Khi Phật
tử điện thoại hỏi thăm thì luôn miệng than nghèo than khổ để vòi tiền!!! Quá
tởm!
Nhiều vị tăng lợi dụng việc Phật
dạy ni phải cung kính tăng và lại quen được mấy mụ “Phật tử” loạn trí cung
phụng nên qua đây họ quen thói bắt các ni phải cung phụng phục vụ mình. May họ
không gặp trúng tôi!!! Nếu không, tôi sẽ bảo rằng: Phật dạy tôi cung kính tăng.
Tôi vâng lời Phật. Nhưng thầy có chắc thầy là một tăng đúng nghĩa hay không mà
đòi tôi cung kính????????? Nếu chắc thì đến trước bàn thờ Phật mà thề rằng: “nếu
tôi không là tăng đúng nghĩa mà bắt người ta cung kính thì sẽ bị đọa 5 ngàn
kiếp làm súc sanh ngạ quỷ.” Các vị làm thế thử xem có bao nhiêu vị tăng dám
thề????????
Bài liên quan: Tỳ kheo của Đức Phật
Có nhiều tăng có thân hình đàn
ông mà tính…….. đàn bà, thậm chí tệ hơn cả đàn bà. Họ tham lam ích kỷ. Phật tử
mà gửi thức ăn Việt Nam qua là ky bo giấu trong phòng ăn hết, không chia cho ai
cả. Thà đổ chứ không chia. Ky bo quá nên sanh đủ thứ bệnh. Đi nhà hàng với các
ni thì tranh thủ ăn lẹ lẹ đi ra để các cô trả tiền. Đi xe thì mời ni đi chung
rồi lúc xuống xe ngó lơ để ni tự trả tiền xe của họ (ni đi ké)!!!!!!!!!!! Nhiều
ni bên này cứ thấy tăng thì tránh. Ngoài ra nhiều vị cứ thấy Phật tử đi hành
hương thì bo bo theo để xin tiền. Riết nhiều Phật tử truyền miệng: “Qua Ấn độ,
nếu gặp tăng ni Việt Nam,
tránh ra xa để không bị xin xỏ.” Tăng ni mà làm thế thì quá đởm!!!!!!!!!!!
Học hành thì lơ mơ; tiếng Anh thì
ù ù cạc cạc. Vậy mà về Việt Nam
vênh váo; ta đây tiến sĩ Ấn độ. Để làm luận án tiến sĩ bằng tiếng Anh không hề
là chuyện đơn giản. Các vị học hành đàng hoàng tôi không nói làm gì. Còn nhiều
vị cứ tiền Phật tử mà bỏ ra mua chuộc các giáo sư cả!!!! Rồi khi về nước, trụ
trì chùa này chùa nọ. Phật tử thì ngu muội, không phân biệt đâu là minh sư.
Những vị có học hành đàng hoàng khi về muốn thay đổi cho tốt hơn thì bị “ném
đá” không tiếc tay. Các Đại Đức, Hòa Thượng quá chấp thì bảo: Cho đi học đi hành
rồi về cãi lời. Gặp tôi, tôi trả lời thế này: Nhờ tôi có ăn có học, tôi mới
thấy được cái sai mà sửa. Nếu ăn học rồi mà vẫn không thấy sai thì đi học làm
cái quái gì???????
Ha, bên này có cả sư làm gián điệp nữa đấy!
Vân vân vân vân, còn nhiều chuyện
nữa nhưng thôi kể chi cho thêm đau lòng.
Mục đích tôi viết bài này không
phải để “ném đá” tăng ni Việt Nam mà nhằm cho các Phật tử Việt Nam thấy rằng:
Chúng ta chỉ mới ở thiên kỷ thứ 3 mà đã thế rồi!!!! Tăng ni đúng nghĩa không dễ
tìm; càng ngày càng khó tìm minh sư nên các vị phải biết sợ mà lo tu hành ngay
từ bây giờ.
Thời Mạt Pháp, Kinh tàn Pháp tận
nên các vị nên đốc tâm mà tu hành trước khi chả còn Kinh để đọc nhé!!!!! Hình như Phật
có bảo đến thiên kỷ 4 những nước Phật giáo sẽ biến thành Hồi giáo đấy nên các vị
nên biết sợ mà lo tu hành đi là vừa!
Theo tôi để tìm hiểu về Đạo Phật
thì chúng ta không cần theo Bắc Tông hay Nam Tông gì cả (Nam Tông “chửi” Bắc
Tông; Bắc Tông “chửi” Nam Tông; cứ mặc cho bọn họ chửi nhau); ta hãy theo “Phật
tông”. Phật tông nghĩa là sao? Nghĩa là Phật dạy tiếng Pa li thì chỉ đọc Kinh
dịch từ tiếng Pa li; Phật dạy gì nghe nấy; Phật bảo gì thì làm nấy. Không cần
đi đâu để tìm minh sư cả bởi vì chính Đức Phật là minh sư của chúng ta. Nên nhớ
mỗi người đều có Phật tánh nên hãy trở lại tìm kiếm “Đức Phật” bên trong mỗi
chúng ta!
Bài này chỉ nói về sư Bắc Tông;
sẽ có bài nói về sư Nam Tông và bài nói về các Lạt Ma Tây Tạng nhé!!!! (Toàn là chê cả! Tôi bị đọa là chắc bởi vì
toàn là “bới lông tìm vết”)
Sao qua Ấn mấy tháng mà chị bị giác ngộ rồi hả ? Chưa thấy bài chia sẻ về đạo Sik nha!!!
Trả lờiXóaChưa mừ, Phật cứ thấy chị là khóc và bảo: "Chúng sanh này khó độ quá!!!!!!!!!!!!!!" Hehehehehehehehehe.
Trả lờiXóaCòn mê Bồ Đề Đạo Tràng mà, chưa có lang thang thì làm sao viết về Sikkism được!
Thích bài này của chị quá, thích cái kết "Phật bên trong ta" nữa. Cám ơn chị nhiều nhiều !!!! :)
Trả lờiXóaThật kỳ lạ!!!!!!!!!! Người viết phải cảm ơn người đọc mới đúng chứ?
Xóaem là em thích chị rồi đó. Cám ơn chị đã can đảm và thẳng thắn cho thấy 1 mặt trái nào đó. Có dịp sang Ấn, nhất định phải đến nơi đây nghiệm lại những gì chị kể.
Trả lờiXóaEm không phải người đạo Phật , nhưng rất có cảm tình với đạo Phật dù chưa tìm hiểu nhiều về giáo lý. Lý do đúng như chị nói, mỗi lần cố công đọc để giác ngộ thì đụng ngay mấy cái khái niệm dùng từ hán việt là khó nhai ngay. Người có tâm thì cũng sẽ dụng công thôi, nhưng em lại bán tín bán nghi. Phật Thích Ca Mâu Ni là ngươi Ấn, liệu có chắc ông giảng Pháp bằng những từ ngữ kiểu Hán Việt thế này không? Rõ ràng đạo Phật Việt Nam được truyền từ Trung Quốc. Trong quá trình phát triển đạo, ai biết các vua, tăng Trung Quốc có thêm thắt sửa đổi thế nào cho hợp với văn hóa của họ. Mình tiếp thu thứ này, chẳng phải là tam sao thất bản hay sao. Nghĩ thế nên đóng sách lại không đọc nữa. Dù có tâm thì công cũng phải dụng đúng chỗ nhỉ...
Lại nói có 1 giai người Ấn biết người Việt như em thích đạo Phật nên có nói vài chuyện về GAUTAMA BUDDHA. Em há hốc mồm chữ O hỏi ông Buddha này là ai, đến lượt hắn há hốc mồm ra, mày thích đạo Phật mà không biết ổng là ai sao? Sau khi giải thích, em mới nghiệm ra rằng thì ra đó là tên Phật Thích Ca Mâu Ni, Hix, đến cái tên Phật còn không biết, lại cứ gọi ngài bằng cái tên lai căng của tàu nó phiên ấm ra. Nghĩ lại mà buồn. Em vẫn thích đạo Phật, nhưng nếu có thời gian nghiên cứu, em sẽ tra cứu bắng tiếng Anh, một thứ ngôn ngữ phổ biến và nhiều người kiểm chứng được, chắc sẽ gần vời nguyên tác hơn, tránh bớt cái "khổ" "ngu dốt". Vậy mới thấy, đi 1 ngày đàng, học 1 sàng khôn, đâm ra lại nghi ngờ ngược "chân lý"
Đúng rồi, cần nghi ngờ tất cả, kể cả bản thân mình. Nhưng chỉ duy nhất Ông Già Phật ngồi trên bàn thờ ấy thì chả cần nghi ngờ cả. Cứ Ông ta nói gì thì nghe nấy cho chắc ăn (tuy nhiên phải nghe đúng lời Ổng nói mới được à nghen!!!)
XóaKhi ngài Ananda hỏi Đức Phật là ngài đi rồi ai sẽ làm thầy hướng dẫn cho chúng con. Phật có nói là hãy lấy Pháp và Luật làm thầy các ngươi. Những ai thấy Pháp tức là thấy ta. Giờ mình mới hiểu. Thới gian đầu mình cứ lấy Pháp và Luật ra để so thì mới thấy số lượng các vị tăng và tu nữ giữ giới không được nhiều như thời Đức Phật. Thậm chí có vị còn cố ý bẻ cong ý nghĩa thật sự lời dạy của Phật để che dấu cho hành vi phá giới của mình. Thời gian đó mình cứ chăm chăm đi tìm bắt lỗi của các vị vì lúc đó mình thấy rất khó chịu vì thấy rằng các vị không giữ giới. Tới lúc mình quy y Tam Bảo thì mới bít giữ giới hông dễ tí nào. Lúc này mình mới hiểu ra các vị còn bị phiền não (như tham, sân, si ) chi phối rất nhiều. Bản thân mình còn chưa thóat khỏi nói chi người ta. Thôi thì đành cho nghiệp ai nấy mang, va li ai nấy xách . Đường sanh tử hồn ai nấy giữ . Chủ yếu là mình phải hiểu bản thân mình càng nhìu càng tốt thì tự dưng thấy mình không cần phải giữ giới 1 cách gượng ép , nữa mà giới giống như 1 phần cuộc sống của mình vậy.
Trả lờiXóaCái tâm của cô như cái kiếng chiếu yêu, chiếu tới đâu thấy lồ lộ hiện yêu hiện ma tới đó. Phật tử Việt Nam có cái vui là đọc kinh mà chẳng hiểu kinh, cứ tụng như điên cho ra vẻ con cái nhà .... phật, lại được con nít khoái tỉ kêu là tụng ..... tiếng nước ngoài. Chưa kể còn "nguỵ trang" thêm cái áo lam cho hoành tráng, uy nghi, thích làm đẹp như kiểu Vỏ tắc Thiên. Hoàn toàn đồng ý về nguyên lý dạy chúng sanh bằng tiếng của giới ... bình dân, dân nghèo của cô. Tại sao lại cứ nói pháp Phật bằng cái thứ tiếng bí hiểm vô cũng ..... mật tông bí kíp như thế kia trong khi phật tử thì .....rất abc? Hèn chi mấy ông sư khoái người ta kêu bằng ....... THẦY. Theo Phật pháp thì duy chỉ có một vị thầy mà thôi:đó là đức Phật, những người tu chỉ là đồng đạo giúp đở nhau mà thôi. Không gì khôi hài hơn một ông già 70 tuổi lại kêu một anh 20 tuổi đáng tuổi cháu nội mình, mới cạo đầu là ..... thầy! Mô phật, nảy giờ ngoa ngử chắc gây nghiệp, đoạ trầm luân thêm vài kiếp. Mô Phật. Lổi này hoàn toàn do cô Dung mà ra. Xin san sẻ cũng cô để cùng cộng nghiệp. Chúc cô chân cứng pedal nhẹ.
Trả lờiXóaCha này lợi dụng blog của tôi để "văng miểng" rồi lại bảo là tại tôi mới ghê chứ!!!!
XóaNhưng việc các sư được gọi là Thầy thì tôi không phản đối bởi vì bất cứ người nào đắp y Phật thì dều xứng đáng được gọi là Thầy (còn bản thân họ có xứng đáng hay không thì đó là nghiệp của họ, mình cóc cần lo)
Chuyện kể rằng: trong một kiếp của Phật Thích Ca, Ngài là một voi chúa. Dù thân voi nhưng tâm Bồ Tát nên voi chúa rất coi trọng sư. Cứ mỗi lần đàn voi của Ngài đi ngang qua nơi các sư đang ngồi thiền thì Ngài đều cúi đầu chào từng người.
Một thợ săn quan sát hành vi của voi chúa nên đã "chôm" một bộ y Phật đắp vào người. Voi chúa cứ thấy ai mặc y Phật là kính cẩn cúi chào. Tên thợ săn lần nào cũng "thịt" con voi đi cuối đàn.
Thấy đàn voi ít dần, voi chúa quan sát và nhận ra tên thợ săn giả mạo sư, Ngài nổi giận bước đến trước mặt tên vô lại ấy trừng mắt nhìn một cách vô cùng nghiêm nghị. Tên thợ săn run rẩy lo sợ bị dẫm dẹp lép dưới bàn chân voi. Nhưng voi chúa chỉ trừng mắt nhìn đe dọa mà không đụng đến một sợ lông của tên thợ săn.Vì sao???? Vì Ngài không muốn hủy hoại bộ y Phật mà y đang dắp trên người.
Đọc xong truyện này các bạn nghĩ gì???????
có lần em được một vị đại đức, em không nhớ tên, là trụ trì tháp Đại Giác bên Bồ đề đạo tràng. Thầy có nói với em là "thầy là người Ấn, thầy niệm bằng tiếng pali. người Việt thì niệm tiếng Việt". quan trọng là niệm từ tâm. thầy cũng nói em nên niệm danh hiệu Lady budda - Quán thế âm bồ tát. y pháp bất y nhân, e rất thích đoạn đầu bài này, nhưng về sau thì có nhiều điểm e k đồng tình ạ
Trả lờiXóaBạn nói đúng rồi. Mục đích của tụng kinh hay niệm tên Phật là để cho tâm trụ lại, không chạy lung tung và không suy nghĩ vẩn vơ. Do đó không cần niệm tên, niệm bất cứ gì cũng được miễn sao định tâm.
XóaTuy nhiên, Phật dạy ta đến 84 ngàn pháp môn và niệm Phật hay tụng kinh chỉ là một trong các pháp môn ấy mà thôi.
Vấn đề mà tôi muốn nói không ở chỗ niệm tiếng Việt hay tiếng Pali mà là đọc, hiều và áp dụng kinh Phật cơ mà.