Dưới góc nhìn của tôi, người ta
đến đó là để tạo nghiệp nhiều hơn là tạo phước. Quan điểm của tôi có thể bị
nhiều người cho là “tà giáo”; do đó, nếu không muốn bị ảnh hưởng bởi một người
tà giáo như tôi thì các bạn nên dừng lại, không nên tiếp tục đọc.
Vì sao tôi
cho rằng người ta đến đó là để tạo nghiệp?
Trời ạ, họ
hủy hoại môi trường nơi đây không thể tưởng tượng nỗi.
1. Người ta cúng dường Phật hoa
tươi. Vậy là để có hoa tươi bán, bọn Ấn độ phải tàn sát cây cối để hái. Trong
quyển sách “108 điều răn để bảo vệ môi trường” do Ngài Karmapa viết, Ngài răn
rằng: thay vì cúng dường hoa, Phật tử hãy dâng cây con. Vì sao? Cây xanh có thể
trồng được chứ hoa để một hồi thì héo rồi thối rửa hết (thật là uổng phí một
kiếp hoa!)
Bài liên quan: One Hundred and Eight Things You Can Do To Help The Environment
|
Những dĩa hoa tươi rói chuẩn bị vào thùng rác. |
Lúc tôi đến Bồ Đề Đạo Tràng là đã
qua mùa thuyết giảng (thường từ tháng 11 đến tháng 2,3 hằng năm); vậy mà hằng
ngày, tôi vẫn chứng kiến các đoàn hành hương, cả Phật tử lẫn tăng ni, tụ tập
mua hoa cúng dường và cắm khắp nơi ở Main Temple. Mùi thơm từ hoa tỏa ra ngào
ngạt khắp nơi. Như vậy vào mùa cao điểm, số lượng hoa được hái và bán còn nhiều
gấp mấy lần như thế! Đảm bảo quyển sách 108 răn để bảo vệ môi trường của Ngài
Karmapa có rất ít người đọc. Vì sao? Để làm theo những điều răn ấy thì phải
thay đổi thói quen và thậm chí có cả một cuộc cách mạng nhưng người ta lại lười
biếng, chỉ thích làm điều gì dễ dàng cho mình mà thôi. Đó là một suy nghĩ ích
kỷ mà có biết bao nhiêu người tự nhận mình là người mộ đạo đã làm hàng năm khi
họ đến đất của Phật Thích Ca.
|
Đẹp thì đẹp thật nhưng tàn....................một kiếp hoa! |
Không hiểu những người Phật tử ấy
nghĩ gì, chứ bản thân tôi, một người khộng phải Phật tử mà cũng nhìn thấy ý
nghĩa của việc dâng hoa trái cúng Phật. Đó là: dâng hoa trái tượng trưng cho
việc khao khát được thành tựu như Đức Phật; dâng nước tinh khiết là tượng trưng
cho sự thanh khiết của tâm, dâng nến đèn là tượng trưng cho trí tuệ bừng sáng
trong ta. Vậy những người kia dâng hoa tươi cho Phật mỗi ngày là nghĩa làm sao?
Người ta chỉ cần dâng một lần thôi chứ và đặt toàn bộ nguyện vọng của mình vào
đó là đủ rồi. Mắc gì ngày nào cũng dâng để cho thực vật nơi đất Phật bị “tàn
sát” như vậy chứ????
Có kẻ còn cho rằng mình mua hoa
là mua hàng giúp cho người Ấn độ có công ăn việc làm nhưng thực sự cái mình
tưởng là giúp lại làm hại họ, tạo cho họ nghiệp phá hoại môi trường. Mà cho dù
điều đó có giúp cho họ sống đi chăng nữa thì nó chỉ tồn tại một kiếp trong khi
môi trường mà mình tiếp tay cho họ phá hoại lại tồn tại qua bao đời, bao kiếp.
Đồng ý là người dân nơi đây có
thể trồng hoa để bán, chứ không chỉ hái tự nhiên. Tuy nhiên mỗi một bông hoa
ngọn cỏ cũng là một sinh vật sống kia mà. Làm vậy có khác gì ngắt bỏ mạng sống
của nó đâu chứ? Vậy mà suốt ngày nêu cao lòng từ bi không giết hại sinh linh
nghĩa là sao? Chả lẽ con người và con vật có mạng sống, còn cây cỏ bông hoa
không có hay sao?????
2. Bọn họ đốt nến ghê quá!!!!
Trái Đất đang nóng lên từng ngày; số lượng băng tan ở Bắc Cực ngày càng tăng.
Vậy mà mấy người Phật tử kia còn góp tay “giúp” cho Trái Đất ngày thêm nóng bằng
việc đốt nến. Đã thế có người còn đem cả nến nhang ra chỗ cây Bồ đề nơi Đức
Phật đắc đạo để đốt lén nữa chứ! (bởi vì người ta cấm đốt nơi đây mừ!)Trời mẹ
ơi, họ muốn làm cho cây Bồ Đề ngộp thở mà chết dần chết mòn hay sao ấy??? Kiểu
này thì Đức Phật chỉ có mà ngồi khóc huhuhuhuhu thôi.
3. Bọn Ấn độ có ăn thịt chim đâu
(họ chỉ ăn thịt gà, cá, dê, cừu thôi) nên họ chả bao giờ bắt chim làm gì. Thế
mà từ ngày mấy thằng Phật tử, đặc biệt là mấy thằng Việt Nam sang bày ra
cái trò phóng sinh ấy, bọn Ấn độ tự nhiên ở đâu bị quàng cho cái nghiệp săn bắt
chim vào người. Chả hiểu Việt Nam
và Ấn độ có mối thù truyền kiếp gì mà mình lại tạo nghiệp cho cả họ lẫn mình
như thế nhỉ??? Bà con nào biết thì chỉ giùm tôi cái. Mà nên nhớ số lượng chim
bị chết trong quá trình bắt nhốt vào lồng cũng không ít, vậy là họ thêm cái
nghiệp sát sinh chim.
Mình tạo cho họ nhiều nghiệp thế
mà luôn miệng bảo: Ôi ta đang làm phước, ta đang giúp họ có công ăn việc làm.
Mẹ cha cái bọn giả nhân giả nghĩa hay cái bọn mất trí ấy! Chỉ vì công việc của
một đời mà hậu quả họ phải trả kéo dài nhiều đời, vậy là hại chứ giúp cái nỗi
gì! Thật không đành lòng khi nhìn cái bọn Phật tử kia hãm hại người dân Ấn độ
như thế!
4. Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya) là
nơi không có hệ thống hay cơ quan xử lý rác thải. Số lượng bao ny lông và các
loại rác khác do Phật tử thải ra hằng ngày, đặc biệt là vào cao điểm là không
đếm xuể. Trong chùa của Ngài Karmapa có dán luôn câu khẩu hiệu bằng tiếng Anh
đại ý là: Bồ Đề Đạo Tràng không có hệ thống xử lý rác thải nên xin quý vị mang
rác trở lại quốc gia mình mà tiêu hủy ở đó để tránh gánh nặng về môi trường cho
Bồ Đề Đạo Tràng.” Thử hỏi có bao nhiêu người làm theo câu khẩu hiệu này và có
bao nhiêu chùa ở đây dán những câu khẩu hiệu tương tự để kêu gọi ý thức của
Phật tử và du khách???
Nhiều người đến đây ngồi thiền cả
ngày nên tôi không muốn nói đến làm gì. Tuy nhiên có người đến đây, theo họ là
“tu phước,” góp tay hủy hoại môi trường nơi xứ Phật bằng cách mua/nấu món này
món nọ cúng dường tăng ni và chúng. Chẳng hạn, họ nấu trà sữa; vậy là mua thêm
một đống ly giấy/nhựa sử dụng một lần rồi bỏ; hoặc họ cho thức ăn vào bao ny
lông rồi đem cho/cúng dường. Thử hỏi có bao nhiêu người biết tái sử dụng lại
các loại ly này hoặc bao ny lông.
Họ uống nước bằng chai, rồi vứt
vỏ đi. Tính mà xem, trung bình mỗi ngày, một người uống hai lít, vậy là hai
cái chai nhựa loại 1 lít được mua; như vậy nếu có 1 ngàn người thì mỗi ngày môi trường ở đây gánh 2 ngàn chai nhựa. Như vậy mỗi tháng, mỗi năm, số lượng vỏ
chai sẽ là bao nhiêu các bạn nhỉ?
Vào mùa cao điểm nhiều đạo tràng
được mở khắp nơi ở Bồ Đề Đạo Tràng; thường ban tổ chức các đạo tràng hay làm
thẻ đeo bằng nhựa và dây đeo luôn vào cổ. Bọn họ thật đáng giận bởi vì không
khuyến khích Phật tử trả lại các dây đeo này để tái sử dụng cho mùa sau. Thường
người ta làm gì với những dây đeo ấy sau khi xong khóa học. Dĩ nhiên họ vứt đi
nếu không ai thu gom lại để tái sử dụng. Vậy là môi trường nơi đây gánh thêm
rác nhựa. Có nhiều dây đeo rất đẹp và dù đã sử dụng rồi vẫn còn rất mới và đẹp.
Dĩ nhiên là chúng bị vứt lại phòng trọ/khách sạn bởi vì Phật tử ưu tiên hành lý
cho quà lưu niệm hơn là các dây đeo này mà!
5. Ngay trên đất Phật mà người ta
còn giành giựt nhau từng chiếc lá bồ đề rơi. Thử hỏi ra khỏi nơi ấy, họ còn
giành giựt đấu đá nhau đến cỡ nào nữa. Ai đến đây cũng hứa với Phật là sẽ phát tâm
Bồ Đề/ Bồ Tát gì đó; họ đi cúng dường bố thí khá nhiều; vậy mà đến chiếc lá bồ
đề rụng cũng không nhường nhau nổi, thử hỏi lời hứa của họ có giá trị
chăng???Lời hứa chả có giá trị mà trước tượng Phật lại cầu xin đủ thứ thì Phật
chỉ có nước lại tiếp tục ngồi khóc huhuhuhuhu thôi.
6. Người ta đến đây và cho tiền
ăn xin vô tội vạ. Đây là xuất phát từ lòng ích kỷ. Cho tiền là để tạo phước cho
bản thân mà không nghĩ đến hậu quả đối với hành động cho tiền của mình.
Tôi đưa ra
thí dụ cho hậu quả của hành vi cho tiền vô tội vạ nhé!!!
Khi thấy việc xin tiền dễ dàng
quá, người ta bỏ làm để đi ăn xin. Việc cho tiền người tàn tật, tôi không nói
đến làm gì. Tuy nhiên, khi người lớn thấy dễ ăn sẽ bắt bọn trẻ con bỏ học để ăn
xin (mà ở Bồ Đề Đạo Tràng có nhiều trường học miễn phí do tăng ni lập nên;
ngoài ra giáo dục của Ấn độ bắt đầu từ năm nay miễn phí toàn bộ từ mẫu giáo đến
đại học- còn ngon hơn cả mấy nước phát triển nữa cơ đấy!) Vậy thử nghĩ xem,
thấy cái lợi trước mắt, bọn Ấn độ bắt con em nghỉ học để đi xin. Hệ lụy đến với
tương lai và nhân cách của tụi nhỏ như thế nào thì các bạn có thể hình dung ra
được rồi đó.
Ngoài ra, bé gái nghèo ở Ấn độ mà
không được đi học, lớn lên không có việc làm, gia đình nghèo quá không có tiền
hồi môn, do đó không ai cưới về làm vợ thì tụi con gái đó chỉ còn một con đường
là đi làm…………. điếm. Ah ha, tôi có đọc một quyển sách nói về tình trạng này ở
Ấn độ, nói rằng: thường gia đình nghèo, sinh con gái, thấy không đủ khả năng lo
của hồi môn cho nó sẽ bán nó vào lầu xanh khi nó chỉ 4-5 tuổi. Nó được nuôi
dưỡng đến 10-12 tuổi là bị bắt ra phục vụ khách; các bạn mà thấy bọn đàn ông Ấn
độ và mấy bé gái nghèo thì đúng là con voi và con kiến. Do đó đa số tụi nó
chết khi chưa đến tuổi 18, chết vô danh vì ba mẹ nó sau khi bán con thì xem như
nó đã chết rồi.
Chưa có ai thống kê số lượng trẻ
em bị bắt bỏ học đi ăn xin rồi lớn lên không nghề nghỗng trở thành gái điếm
nhưng tôi nghĩ tình trạng này không phải là không có đâu nhé!!! Vậy hóa ra ai
đã đẩy tụi nó vào con đường đi làm điếm vậy hả các Phật tử “chân chính” kia
ơi!!!!
Trước Main Temple có một nhóm người tật nguyền và
họ kiếm sống bằng cách chơi các nhạc cụ mua vui cho du khách. Tôi ủng hộ việc
cho tiền những người này bởi vì họ là những người có tật nhưng không tàn và họ
đang kiếm sống bằng chính công sức của mình. Khi đến đây nếu muốn cho tiền thì
theo tôi các bạn nên cho tiền những người này.
7. Việc cúng dường tiền cho tăng
ni khiến cho sư giả xuất hiện nhiều vô số, thậm chí nhiều hơn cả sư thật nữa
đấy! Thậm chí có vị còn lợi dụng lòng tin của Phật tử mộ đạo nhưng “mất trí” (ý
tôi muốn nói là ngu đấy, từ trong đạo Phật là “vô minh”) kêu gọi đóng góp để
làm những việc “cao đẹp”(toàn là lừa đảo cả).
Có hai khả năng: hoặc là vị
tăng/ni ấy bị lừa; hoặc là chính vị tăng /ni ấy lợi dụng danh nghĩa làm việc
thiện để lừa lại Phật tử. Đừng nghĩ rằng bất kỳ một tăng/ni đang ở hay học trên đất Phật
là đều thánh thiện cả các bạn nhé!!! Chính ngay tại đất Phật, tình trạng lừa đảo
ấy nhiều hơn tất cả các nơi khác đấy!!!! Khi người ta không còn sợ nhân quả thì
việc gì họ cũng làm được và cái gì họ cũng nói được cả để nhằm mưu lợi cho
mình.
Đối với tăng/ni Việt Nam, tôi đã
thu thập đủ thông tin để có thể điểm mặt chỉ tên những vị nào đã và đang lợi
dụng lòng tin của Phật tử nhưng tôi không làm thế; tôi muốn các bạn phải có trí
(wisdom) khi muốn cúng dường cho một tăng/ni làm việc thiện ở đây. Nếu cúng
dường sai người thì các bạn tự tạo nghiệp cho mình; đó là nghiệp của bạn, không
phải của bất cứ ai khác. Vì vậy, việc có tiền cầm trong tay và nghĩ cách tiêu
xài cho đúng để không gây nghiệp không hề đơn giản tí nào các bạn nhỉ?????
Làm gì để tạo phước thay vì tạo
nghiệp khi đến Bồ Đề Đạo Tràng:
- Không phóng sanh chim bừa bãi
- Không cho tiền ăn xin bừa bãi; nếu muốn phát tâm
thì cũng phải phát đúng người, đúng chỗ, không để tâm loạn xạ rồi phát
lung tung các bạn nhé!!!!! Chẳng phải việc quan trọng nhất trong đạo Phật
là điều phục được tâm của mình hay sao????????
- Dâng cây con cúng dường Phật thay vì hoa tươi (nếu
dâng hoa chỉ dâng đúng một lần thôi – tâm thành quan trọng hơn nhiều)
- Tái sử dụng bao ny lông khi mua hàng hóa; tốt nhất
là mang theo một cái túi xách rồi khi mua hàng cho thẳng vào túi xách thay
vì dùng bao ny lông.
- Tái sử dụng lại chai nhựa đựng nước uống. Nếu không
dám uống nước lọc từ các hệ thống lọc ở chùa thì mang theo viên lọc (dạng
như viên thuốc, lấy nước từ những nơi này rồi cho viên thuốc lọc ấy vào;
hoặc mang theo đầu lọc để tự lọc nước lấy từ vòi)
- Cúng dường đúng người; nếu không chính bạn gián
tiếp làm hại Pháp của Đức Phật qua việc “khuyến khích” sư giả xuất hiện.
(Sư giả, theo tôi, có 2 loại: thứ
nhất, không phải sư nhưng mặc áo quần nhà sư để lường gạt người khác; thứ hai,
là sư nhưng không giữ giới (lợi dụng kiểu tu theo Bồ Tát hạnh mà phạm giới rồi
bảo mọi người rằng họ đang phạm giới để độ chúng sanh; số lượng tu sĩ phá giới
để độ chúng sanh và số lượng người phá giới vì sự ích kỷ của bản thân là xấp
xỉ, thậm chí cái sau còn nhiều hơn cái trước nữa kìa), tu lâu mà không lọc được
tạp chất, vô minh mất trí dẫn đến wrong view, rồi wrong actions. Khi họ đã sai
rồi lại “khuyến khích” Phật tử làm theo điều sai, dẫn đến việc cộng nghiệp của
họ, của Phật tử đi theo họ và của người thụ hưởng từ hành động “từ thiện” của
họ; nhân quả dây chuyền có cơ hội xuất hiện.
Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ
quả. Nếu muốn làm Bồ Tát thì các bạn trước hết tiệt trừ nhân ác đi nhé!!!!!!!!)
(Ồ, lạ nhỉ, tôi không phải tu sĩ
cũng không phải Phật tử mà không hiểu sao dạo này mắc chứng gì mở miệng ra là
nói Pháp, chắc tôi cũng thuộc dạng “loại trí” các bạn nhỉ??? Thật kỳ lạ
quá!!!!!)
Ah, sẳn dịp “bà tám” nên nói
luôn, có người dạy tôi cách nhận diện người tốt xấu, sư thật giả bằng câu nói
sau: “Tâm sinh tướng.”
Các bạn không nên "ép" tôi kê khai tên tuổi của những vị sư giả ở đây bởi vì sự thật có thể giết chết một con người và tôi không muốn triệt đường tu của những người đó. Thay vào đó các bạn hãy từ mình tìm hiểu đi nhé!!!!
Trả lờiXóahttp://damhaphu.blogspot.in/2012/05/nhung-nguoi-i-tim-su-that.html
XóaĐọc mấy bài viết của chị hay quá, kì lạ là tuy mấy bài viết chị tư tưởng "âm binh" nhưng em lại rất thích, vì em cảm giác được những bài viết ấy chân thực, được chị "rút ruột nhả tơ" cảm nhận từ cuộc sống của chị.
Trả lờiXóaEm biết có một loại bệnh gọi là nghiện, nhưng em không ngờ có ngày em lại nghiện blog của chị, hầu như các bài viết của chị em đọc đi đọc lại nhiều lần đến mức thuộc, khó hiểu quá.
Trả lờiXóaHóa ra có thêm một loại thuốc phiện mới có tên là "Thích Đi Bụi" à??? Ở bên này quý thầy quý cô bảo rằng cũng cùng họ "Thích" đó nghen!!!! Do vậy nghiện thuốc này không có hại đâu hehehehehehehehehehehehehehehe
XóaPhật tử việt nam lại có đặc tính rất nhộn là đi chùa phải gặp được SƯ!Có gặp được sư thì cái cuộc đi chùa của mình mới có ý nghĩa, mới tạo phước đức. Nhất là mấy sư đẹp trai, ăn nói có duyên cở Thượng toạ Thích Chân Quang mà cô Dung đề cập tới với mấy bộ video thuyết giảng. Sư Chân Quang còn có biệt tài: đờn (piano đàng hoàng, có video clip) hay, sáng tác nhạc giỏi (có video nghiêm chỉnh), lại còn hát hay (có video trên mang luôn), còn biết cả múa nửa, quả là phật pháp nhiệm màu làm mê hoặc hồn người (ủa sao nghe có hơi hướm ma vương vậy cà). Có nhiều cô tới chùa nằng nặc đòi gặp sư Chân Quang thôi, vài trăm cây sô,lặn lội trèo đèo lội suối gì cũng cam, trong khi Phật ngồi cô tịch nơi gốc cây ở chùa gần nhà thì chẳng đoái hoài (giống các fan đòi gặp Mr. Đàm Vĩnh Hưng dễ sợ), sách Phật quanh năm chả đụng tay chứ đừng nói đọc. Tu kiểu An nam này có ngày thành quỷ, xuống luôn cỏi súc sinh, hay địa ngục a tì vì phạm phải giới dụ tăng phá giới. Mô Phật, thiện tai, cái blog này làm con ngoa ngôn nguỵ ngử, đức A di đà (hổng biết có ko) chứng giám cho con nhờ là tâm con trong sáng do đọc blog mà nhiễm độc tà giáo rồi phát ngôn ngoa ngoắt.Nam Mo A di đà , mày ba tao bảy!(một phật tử nói với tôi rằng, khi đi tụng hộ niệm cho người chết, phước đức người chết hưởng 3, còn "mình" hưởng 7. Từ đó cái tỉ lệ 3/7 này nó ám vào tâm tôi ko sao cứu chửa được, mô phật!)! Chúc cô đường trường có mây!
Trả lờiXóaOái, ghen tị với sư Chân Quang à??????????
XóaWow, marvelous blog structure! How lengthy have you been blogging for?
Trả lờiXóayou make running a blog glance easy. The overall glance of your website is great, as neatly as the content!