CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

Loanh quanh ở Nagarkot




Chia tay anh bạn đồng hành rồi, cũng không biết đi đâu nhưng cuối cùng cũng phải đi chứ chẳng lẽ lại đón xe về lại Bhaktapur hay Kathmandu.

Ba lô trên vai, tôi đi bộ dọc theo con đường chính, vừa đi vừa nhìn nhìn ngó ngó, lúc ấy chắc cũng khoảng 11h trưa rồi à.

Con đường chính ở Nagarkot được tráng nhựa sạch sẽ rất đẹp. 


có cả trường học của Đài Loan nữa đây này!

Ta cứ con đường chính mà đi thì từ đâu, một anh chàng người Nepal đi ra lẳng nhẳng theo ta. Anh ta hỏi muốn đi đâu. Ta nói không biết nên cứ đi. Anh ta bảo có muốn xuống ngôi làng bên dưới không, anh ta dẫn cho đi. Ta bảo ta không muốn leo xuống đã đời rồi lại leo lên. Anh ta bảo nếu không leo xuống thì chả có nơi nào mà đi bởi vì Nagarkot chỉ có thế thôi nên phải leo xuống thì mới đi nơi khác được. Anh ta nói nếu muốn leo xuống thì anh ta làm hướng dẫn cho. Nghe mà thấy sĩ nhục dễ sợ luôn bà con! Một mình ta đạp xe 7 ngàn cây số băng núi băng rừng từ Trung Quốc đến đây; bây giờ chỉ đi xuống cái làng bên dưới mà cũng cần hướng dẫn là sao? Giận chưa?

Ta làm lơ anh chàng, cứ dung dăng dung dẻ mà đi. Anh ta bám theo như đĩa, chỉ chỉ trỏ trỏ cái nọ cái kia. Ta mặc kệ; hắn nói thì nghe, hắn hỏi thì đáp như bạn đồng hành chứ không có chấp nhận hắn làm hướng dẫn đâu à nghen!

Ngôi làng dưới núi.

Hắn kể rằng hắn là một lama. Ta bảo sao không đi tu luôn, lama thì ở trong chùa chứ lăn lóc chi bên ngoài. Hắn bảo Lama là một caste ở Nepal, nghĩa là người biết về Phật Pháp chứ không có nghĩa là thầy chùa đâu mà tu. Hắn từng ở thiền viện 6-7 năm rồi nhưng sau đó xuất viện, không muốn làm tu sĩ.

Hắn bảo hắn có nhà ở Kathmandu, nhưng không biết làm thế nào để kiếm tiền ở Kathmandu nên mới đến Nagarkot. Lần đầu tiên hắn đến Nagarkot là năm 17-18 tuổi gì đó và yêu nơi này như quê hương thứ 2. Gia đình hắn ở Thankot (cách Kathmandu khoảng 12 cây số), bố mẹ làm nông hay gọi về nhà phụ giúp công việc và cưới vợ nhưng hắn không muốn về nhà. Năm nay hắn 35 tuổi.

Hắn bảo hắn là Lama và ở thiền viện 6-7 năm nhưng lại bảo ta là hiện tại có đến 5-6 vị Phật lận đó. Ta bảo theo ta biết thì hiện tại chỉ có Phật Thích Ca thôi, các Phật kia chắc Phật quá khứ. Hắn bảo: không phải, trong Phật giáo Tây Tạng, hiện tại có đến 5-6 vị Phật. Ta bảo: chắc họ là Bồ Tát. Ví dụ Ngài Đạt Lai Lạt Ma là một Bồ Tát chứ không phải là Phật.

Ta không hiểu lắm về Phật giáo ở Nepal nên hỏi hắn; hắn nói xong, ta thấy sao không giống ai hết cả. Ta hỏi tiếp thì hắn mới kể chuyện về nguồn gốc của Phật giáo Nepal, dung hòa với đạo Hindu rất kỹ nên giờ ở Nepal hai đạo này tuy hai nhưng là một. Hắn bảo sao mấy cái ta nói về Đạo Phật, hắn chả biết; hắn còn gọi là ta là guru của hắn nữa chứ. Ta bảo ta không phải là Phật tử nên không biết nhiều về Phật giáo đâu; hắn là Lama thì hắn mới biết nhiều chứ. Vậy mà hắn vẫn cứ gọi ta là guru và bảo guru của hắn ở thiền viện (hắn không gặp 6-7 năm rồi) tự nhiên một hôm điện thoại bảo hắn rằng không nên hút thuốc nữa, không biết vì sao vị ấy lại biết chuyện hắn hút thuốc lá sau khi rời thiền viện và bảo hắn quay về nẻo tu nhưng hắn không chịu về.

Hắn “tám” chuyện với ta suốt cả buổi dù ta không yêu cầu. Hắn ngồi thắt cái dây đồng thành một cái mặt dây chuyền tặng ta và bảo là hay làm thế để tặng cho du khách và bạn bè lắm; thậm chí đi xe buýt, ngồi trên xe, hắn thắt một cái tặng lơ xe và trả tiền vé rất ít. Ta ngồi xem nhưng chả học được cách thắt ấy.

Nhưng ta nghĩ hôm ấy hắn quả là xui khi “vớ” phải ta bởi ta có phải là một du khách đâu. Đường xuống làng có đường lộ đàng hoàng mà hắn cố ý muốn ăn tiền hướng dẫn nên tìm cách dẫn ta đi theo ngõ tắt là băng theo đường mòn núi xuống.



Ta ghét cái kiểu đi trekking lắm các bạn, ta chỉ thích đạp xe và hiking thôi, đi đường nhựa, đường lộ cho an toàn, còn kiểu đi theo đường mòn thì ta sợ độ cao mà nên ta không ưa. Vậy mà hắn cố tình dẫn. Ta lại đeo cái ba lô to đùng còn hắn, cái ba lô nhẹ hều. Gần xuống đến nơi, thấy ta có vẻ khổ sở nên hắn bảo đưa ba lô hắn đeo. Đeo xong, hắn bảo ta rằng: công nhận cô khỏe thật!!!!!!!

Chính hắn!
Hắn đeo ba lô hộ ta đây này!


Hắn dẫn ta đến một căn nhà của người địa phương và bảo rằng nhà này giống như nhà bà con hắn vậy đó. Không ai ở nhà, chỉ có hai đứa bé; một lúc sau, một phụ nữ về; hắn nói  nói gì đó với chị ta. Ta không cảm nhận được sự thân thiện ở đây; cái nhìn của chị ta đối với ta là cái nhìn của một người vào cái thùng ATM.


Do trước đó ta có nói với hắn rằng ta muốn ở chung nhà người địa phương để tham gia việc làm nông với họ như một người thân trong gia đình chứ không phải như một du khách. Hắn bảo nếu thế thì ta đến Thankot ở với bố mẹ hắn chứ ở Nagarkot khó kiếm lắm bởi vì đây là khu du lịch nên người dân ở đây quen nghĩ du khách là ATM rồi; cái gì họ cũng quy thành tiền cả.

Lúc ấy trời đã ngả chiều. Đi loay hoay với hắn mất của ta gần cả ngày rồi. Sau đó, hắn hỏi có muốn leo trở lên Nagarkot không. Cái này ta đoán trước rồi mà, leo xuống thế nào cũng leo lên. Lần leo lên này, hắn dẫn đi đường lộ vì ta chả mê cái vụ leo trèo mấy con đường mòn trên núi.


Đường lộ lên xuống làng

Hắn hỏi ta muốn ở đâu. Hắn bảo hắn có phòng ở  trên núi, hai phòng, một phòng hắn ngủ còn phòng kia thì bỏ trống nên ta có thể ở. Cũng được. Hắn bảo hắn trả tiền trọ  6 tháng nhưng mới ở ba tháng thì có một thiền viện Tây Tạng lên mua đất để xây chùa và bồi thường cho mọi người. Bạn hắn ở gần đấy lúc đầu bàn với hắn là không nhận tiền bồi thường mà muốn cúng dường cho chùa nhưng sau đó đổi ý lén nhận mà hắn không biết và hắn đã lỡ nói cứng với chùa là để cúng dường rồi nên giờ không thể nói khác. Vậy là hắn mắc toi 3 tháng tiền nhà.

Hắn bảo tên hắn là Kumar. Ta nói sao nghe giống “kumari” quá vậy. Hắn bảo kumari nghĩa là “unmarried girl” còn kumar là “unmarried boy.” Hắn bảo tại bố mẹ đặt cho cái tên Kumar nên giờ hắn mới lông bông không vợ con gì cả. Và hắn đặt cho ta một cái tên Nepal nghĩa là mặt trăng nhưng ta quên mất rồi.

Ta hỏi nhà hắn có bếp không, nếu có thì mua thức ăn về nấu ăn cho tiện. Hắn bảo muốn nấu thì hắn dẫn qua nhà bạn hắn, họ có bếp và hai đứa trẻ nữa. Hắn hỏi muốn nấu gì; ta bảo không biết, hay là thịt gà. Hắn nói giá là NRS 400/ký; 5 người (gồm hắn, ta, bạn hắn và hai đứa bé) thì ăn ½ ký là đủ rồi. Hắn dẫn ta ra cửa hàng mua thịt gà. Ta đưa hắn NRS 350; hắn mua thêm vài thứ lặt vặt nữa và không trả lại cho ta tiền thừa. Ta nghĩ: thôi kệ, coi như công lao của hắn đi.

Cô bé, con bạn hắn, tên là Mumin, khoảng 12-13 tuổi, là đầu bếp chính. Sau một hồi xào xào nấu nấu thì cũng xong món thịt gà, không ngon lắm nhưng chấp nhận được. Họ chia cho ta nhiều thịt lắm nhưng ta sớt lại cho em trai của Mumin là Wangel bởi ta thấy nhóc này có vẻ thích gặm xương gà quá! Nhóc này khoảng 9-10 tuổi. Ta và hai đứa bé ngồi trên giường ăn (họ bưng một cái bàn nhỏ để lên giường), Kumar và bạn anh ta ngồi ở bàn dưới đất ăn.

Bữa tối của ta

Hai đứa trẻ
Kumar và bố của hai đứa trẻ

Phòng bếp này có đến 3 cái giường nhưng hiện tại không ai ở cả. Gia đình Mumin chỉ sử dụng để nấu ăn thôi. Họ bảo bạn họ thuê giá NRS 5,000/tháng nhưng không thường xuyên ở, thỉnh thoảng cuối tuần hay cuối tháng ghé tạt qua ở vài ngày rồi về lại Kathmandu. Họ sử dụng bếp ở đây và mỗi tháng trả cho bạn họ NRS 1,000.

Gian bếp đây (hình chụp vào sáng hôm sau; lúc này cô bé Mumin đang nấu ăn cùng cô bạn hàng xóm); cạnh bếp là cái giường thứ nhất
Hai cái giường còn lại (bạn họ là người mê đàn đúm nên treo hình ca sĩ từa lưa)

Khi thu dọn xong, mọi người bảo tôi ngủ ở đó, ba cái giường muốn chọn giường nào cũng được. Sau đó họ hỏi có cảm thấy ok không. Tôi bảo: ok  và hỏi cách đóng cửa. Hóa ra chốt cửa hỏng mất rồi. Kumar hỏi: hay muốn tôi ở lại đây ngủ cho an tâm; tôi ngủ giường này, cô ngủ giường kia. Thôi thôi cảm ơn.

Bố của Mumin cuối cùng bảo tôi về nhà anh ta ngủ cùng hai đứa con của anh ta; anh ta sẽ ngủ lại căn phòng bếp. Anh ta bảo bởi vì giữa đêm có thể bạn nhậu hay bạn hút (họ hút marijuana) tưởng phòng trống như mọi khi hoặc tưởng chỉ có nam giới nên tạt qua ngủ thì gay quá!!! Nếu có chuyện gì với tôi thì anh ta cũng sẽ bị liên lụy. Do đó theo anh ta thì tốt nhất tôi về nhà anh ta ngủ với hai đứa nhỏ cho an toàn.

Vậy là tôi theo Mumin và Wangel về căn phòng nhỏ xíu của ba cha con họ. Hai đứa nhỏ ngủ chung một giường, tôi ngủ một giường. Có cả tivi để xem nữa đấy nhé!!!

Giường ngủ của ta ở nhà Mumin.

Vậy là tôi đánh một giấc thật ngon và ấm cúng!!!!!!!!!

Kỳ sau: Trở thành đầu bếp XỊN ở Nagarkot  

5 nhận xét:

  1. Nếu là em, chắc em sợ khiếp vía, hehehe
    Công nhận chị gan thật.

    Trả lờiXóa
  2. Ờ, có gì mà sợ nhỉ?

    Trả lờiXóa
  3. Nhà toàn đàn ông. Em sợ bị làm thịt chị à, hehehehe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ô, dân Nagarkot ăn thịt gà thịt trâu không hà, không có ăn thịt người hehehehehe Nói giỡn chơi thôi, tại nhà họ ngay Main Road, hàng xóm ở sát nách luôn, chứ ở vùng sâu vùng xa thì mới sợ chứ!!!!!

      Xóa