Lưu ý khi đến Nepal
1. Đổi tiền:
Thường tiền đổi ở các ngân hàng
có tỷ giá cao hơn ở những nơi đổi tiền nhưng ngân hàng làm việc giờ giấc cố
định; khi đổi phải điền vào giấy tờ (có ngân hàng điền giúp luôn) và phải có hộ
chiếu mới đổi được. Nếu muốn tránh phiền phức thủ tục giấy tờ thì đổi ở các
quầy bên ngoài; những nơi này chỉ cần đưa tiền là được rồi. Do không phải ghi
giấy tờ phức tạp nên có thể cò kè để nâng tỷ giá cao hơn tỷ giá được ghi ở trên
bảng.
Theo kinh nghiệm của tôi thì khu
Thamel đổi tiền có tỷ giá thấp hơn khu Boudha.
2. Chỗ ở:
Do nguồn nước khu Thamel nổi
tiếng là bị nhiễm phèn nặng nên nếu nơi bạn ở không có hệ thống lọc thì nước ra
từ vòi có màu nâu lờ lợ. Đó là lý do
không nên mặc quần áo có màu trắng khi chọn ở khu này. Nếu không thì có thể ở các khu khác như Patan, Boudha.
Nếu ở sĩ (từ 3 đêm trở lên) thì
giá phòng rẻ hơn ở 1 đêm, nên các bạn có thể trả giá. Nhiều nơi, dù phòng cùng
mức giá nhưng có phòng đẹp hơn hoặc ấm hơn phòng khác; do đó cần xem vài phòng
trước khi quyết định chọn phòng nào.
3. Chỗ ăn uống:
Các nhà hàng xung quanh khu
Thamel bán theo giá du khách nên nếu có thời gian và ở hơi lâu lâu thì chịu khó
đi bộ sang những khu khác; đảm bảo thức ăn ngon mà giá rẻ.
Tuy nhiên nếu chịu khó lội vào
các con hẻm ngang dọc ở khu Thamel thì vẫn có thức ăn ngon mà rẻ. Chẳng hạn ăn
cơm kiểu Nepal
là dhal bhat tarkari có cả dalhee (ya ua) có giá là NRS 130.
Thường cơm ăn kiểu Nepal có thể
yêu cầu cơm hoặc thức ăn thêm miễn phí. Nghĩa là ăn đến khi nào no thì thôi.
Giá tiền bao thầu tất cả phần thêm rồi.
Nước uống thì không cần mỗi lần
uống là mỗi lần mang NRS 20-25 để mua đâu. Khắp nơi có hệ thống refill, giá là
NRS 5-12/lít. Đỡ tốn tiền mà đỡ được rác thải nhựa cho Nepal nói chung và Kathmandu
nói riêng.
3. Mua sắm:
Khu Thamel nói thách; do đó muốn
mua gì ở khu Thamel các bạn cần cật lực trả giá.
Hệ thống siêu thị Bhat Bhateni ở Kathmandu là cực lớn nên nếu đến đây mua sắm thì đỡ phải
trả giá, tha hồ nhìn ngắm ăn uống. Giá ở hệ thống siêu thị này rẻ hơn ở các
siêu thị khác.
Ngoài ra, khu Asan Bazaar (nghĩa
là chợ Asan- gần cổng chính của Kathmandu Durbar Square) là khu mua sắm cực tấp
nập và nhộn nhịp dành cho người dân Nepal với đủ loại hàng hóa., kể cả phụ tùng
xe đạp.
4. Bảo dưỡng xe đạp: cần thời
gian 3 ngày để lau chùi, châm dầu nhớt, tiền công là NRS 1,000; nếu có thay bộ
phận nào của xe thì tính tiền riêng. Nơi này nằm gần Thamel, thuộc khu Jyatha,
rất gần Beijing Hotel. Tên người chủ tiệm là Gitendya. Số điện thoại liên lạc,
xem ảnh dưới đây:
5. Tham quan:
Giá vé tham quan cho người nước
ngoài khá đắt so với người địa phương, người thuộc khối SAAR (gồm các nước như
Nepal, Bhutan, Ấn độ, Bangladesh, Sri Lanka,….) và nhiều nơi du khách có quốc
tịch Trung Quốc được giá rẻ tương tự như người của khối SAAR. Do đó, nếu trốn
vé không lọt thì nhờ mấy du khách Trung Quốc mua vé giùm nghen bà con!!! Nếu
không thì đến tham quan sau 6h chiều, lúc ấy là giờ xả vàng bởi vì các phòng vé
đóng cửa cả.
Nội thành Kathmandu
vô cùng bụi bặm nên nếu muốn có không khí trong lành thì cần ra ngoại thành.
Trên bản đồ thành phố (bản đồ này xin miễn phí ở các văn phòng du lịch) thì có
một vòng tròn đỏ phân Kathmandu thành hai khu.
Bên trong vòng tròn là nội thành, bên ngoài là ngoại thành. Các khu ngoại thành
cảnh đẹp nên thơ, không khí trong lành, và nơi nào cũng có hệ thống nhà trọ nhà
hàng khách sạn cả nên không lo bị đói hay không có chỗ ngủ khi ra đây.
6. Di chuyển:
New bus park có hai khu: khu
ngoài đường dành cho loại xe nhỏ khoảng 7 chỗ đậu, đi qua khỏi bãi đậu xe nhỏ
thì sẽ vào bến (nằm ngay chỗ cầu vượt); tại bến có xe đi Lumbini, thậm chí
trước cửa bến cũng có.
Nếu không đến New Bus Park thì đón xe buýt đến Kalanki, ngay
đây là một bến đỗ rất lớn và có bán vé xe đi Lumbini.
City
Bus Park
có nhiều xe buýt về các thị trấn ở ngoại thành và gần City Bus Park
là văn phòng hướng dẫn du lịch cực lớn, có thể hỏi thông tin và xin bản đồ miễn
phí tại đây.
Do tôi có xe đạp nên không có
kinh nghiệm gì với taxi hay xe buýt cả, bạn nào biết thì cập nhật thông tin
giùm!
7. Các lưu ý khác:
Điện ở Nepal lúc có lúc không y như ở Ấn
độ nên đi đâu cũng nhớ thủ theo đèn pin hoặc bất cứ cái gì có thể chiếu sáng
khi ra ngoài vào chiều tối để thấy đường và để xe cộ thấy mà tránh mình.
Tình trạng giao thông ở Nepal là búa xua như ở Việt Nam nên các bạn đến từ Việt Nam sẽ thấy
thân quen như ở nhà khi đến đây. Nếu không đến từ Việt Nam thì cần vô cùng cẩn thận khi ra
đường.
Cảnh sát Nepal rất thân
thiện và dễ thương với người nước ngoài; qua đường không được thì nhờ họ dắt
qua cho an toàn.
Người dân Nepal rất là
thân thiện và dễ thương khi chỉ đường; họ thậm chí dắt bạn đến tận nơi cần đến
luôn
Thủ đô Kathmandu
bụi mù trời nên nhớ thủ theo khẩu trang mọi lúc mọi nơi.
Cao độ của Kathmandu là khoảng
1.500 mét so với mực nước biển nên nếu đến vào mùa hè thì cần nón nải kính râm
(mùa đông cũng cần vì ban ngày trời nắng ấm chang chang); nếu đến vào mùa đông
thì cần áo thật ấm và túi ngủ vì mọi số khách sạn chỉ cung cấp có một cái mền
nên không đủ ấm.
Ở Kathamdu nói riêng và toàn
Nepal nói riêng hay có những vị sadhu “gạ gẫm” rải hoa rắc nước lên đầu hay
“Hello, photo.” Nếu bạn đồng ý cho họ rải hoa hoặc bạn chụp hình họ thì phải
“ma rốc” đấy, không có miễn phí đâu.
Sắp đi Kathmandu rùi... cảm ơn thông tin mà Q. Dung chia sẻ nhé. Cảm ơn Dung nhiều nhiều! Minh Hồng.
Trả lờiXóaLúc đầu dự định đăng hêt loạt bài về Nepal thì mới viết mấy cái lưu ý; nhưng loạt bài Nepal thì chắc còn lâu lắm mới đăng xong mà biết có người chuẩn bị đi Nepal nên chịu khó ngồi mòn đít để viết mấy cái lưu ý đi Kathmandu và Nepal vậy.
Trả lờiXóahihihi....thương Q. Dung quá. Nếu có duyên gặp nhau ở Nepal hay India hay Việt Nam thì xin mời Q.Dung một bữa để "thay lời muốn nói" nha. Minh Hồng. :)
XóaEm tò mò tí, vậy là chị vẫn đang ở Nepal à? Hay là đi nước khác rồi?
Trả lờiXóa