CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

Trở thành đầu bếp XỊN ở Nagarkot

Kỳ trước: Loanh quanh ở Nagarkot

Sáng hôm ấy, vừa ngủ dậy đã nghe Mumin bảo Kumar đang chờ bên ngoài để dẫn ta đi tham quan ngôi đền trên núi. À, anh chàng vẫn không muốn từ bỏ ý định làm hướng dẫn cho ta đây mà. Cũng tội nghiệp anh chàng nhưng cứ mỗi khi nghĩ: cái nơi bé tí này mà đi đâu cũng có hướng dẫn thì thấy mình bị sĩ nhục quá đỗi (hehehehe). Kumar quả là quá xúi quẩy các bạn nhỉ??????

Cái đền trên núi đấy, đẹp thì có đẹp nhưng sương mù tứ phía có chụp ảnh được đâu. Vậy là leo xuống núi. Kumar dẫn tôi đến một cái nhà hàng địa phương dưới đây để ăn sáng.

nhà hàng địa phương

Nhà hàng nằm gần một cái hotel có cái hành lang ngắm cảnh núi thật lý tưởng; mùa đông mà ra đó nằm phơi nắng ngắm cảnh thì ………không gì bằng (tên của hotel là gì tôi quên rồi.)

Tuy nhiên từ cửa sổ của nhà hàng mà tôi ngồi ăn sáng cũng ngắm cảnh miễn chê, mà nhà hàng này chỉ toàn người địa phương ra ăn, không có du khách đâu đó.

Cảnh núi chụp từ cửa sổ nhà hàng đây này!



Trên đường về, Kumar dẫn ta vào một cái khách sạn để sử dụng ké toilet. Anh ta bảo ở đây thoải mái hơn là ở nhà Mumin. Dùng thì dùng chứ!

Về đến nhà Mumin thì anh ta lại ngồi thắt cái mặt dây chuyền và hướng dẫn cho ta nhưng ta lại không học được. Anh ta bảo là thắt tặng bạn và có khi bạn anh ta tặng lại cho anh ta cả NRS 1,000 luôn đó (gợi ý cho tôi đấy các bạn!!!!!!!!!) Uhm, nhưng với ta thì còn lâu à!

Kumar ngồi thắt mặt dây chuyền ở nhà bố con Mumin

Sau đó anh ta viết ra lộ trình đi bộ vòng quanh khu ngoại ô Kathmandu, từ đâu đến đâu, ăn nghỉ nơi đâu,……….. Liếc sơ một cái đã thấy tính phi logic và không chặt chẽ rồi. Tóm lại anh ta không phải là hướng dẫn chuyên nghiệp, một tay nghiệp dư tưởng rằng dễ ăn tiền du khách (mà chắc dễ thật nên ở Nepal mới có lắm người như thế; nhưng xui cho Kumar là ta không phải là một du khách.)

Anh ta móc cái chứng chỉ hướng dẫn của mình ra. Một bản photo, hình ảnh bị bôi xóa. Dân Nepal thật thích đùa, luôn nghĩ rằng bọn du khách toàn là đồ ngu cả hay sao ấy. Mà chắc cũng có nhiều thằng ngu thật. Thử hỏi, một năm mới có dịp “phi” một lần, đang sướng vì được “phi” nên mọi thứ khác quên mất, bởi thế mà bọn lưu manh khắp nơi toàn đổ về các điểm du lịch cả.

Tôi theo cô bé Mumin qua căn phòng bếp để ăn trưa (thật ra đấy là bữa brunch của họ; dân Nepal chỉ ăn ngày hai bữa chính thôi – sáng lúc 10h và tối lúc 7-8h, trưa họ có bữa ăn nhẹ: đối với học sinh thì bữa nhẹ vào khoảng 1h trưa, người khác thì khoảng 3-4h chiều; thật ra sáng sớm họ cũng ăn nhẹ, đó là uống trà sữa cùng bánh ngọt.)

Mumin bảo do mới thi xong nên được nghỉ học vài ngày trước khi bắt đầu đi học lại. Sáng ấy Mumin xào thịt trâu với củ xu hào; cô bé bảo cô bé chỉ thích ăn chay nhưng bố cô bé lại mê ăn thịt trâu.  Cô bé mồ côi mẹ; mẹ qua đời năm khoảng 32-33 tuổi; nhìn trong ảnh thấy mẹ cô bé khá đẹp. Bố cô ấy sống bằng nghề nuôi gà chạy bộ bán cho du khách. Một con gà chạy bộ ở đây có giá đến NRS 2,000/ký lận đó bạn (giá chưa trả; tôi thấy một người đàn ông đang ngồi lặt lông gà trước cửa, sáp lại xem, ông ta chỉ vào con gà và ra giá; le lưỡi, thôi không dám đâu.)

Mumin rủ tôi trưa ấy đi bộ xuống làng của người cô Mumin hái rau; rau dại, hái miễn phí. Nghe đến rau là tôi đã mê; thêm miễn phí thì càng mê nên tôi gật đầu muốn gãy cả cổ.

Trưa, Mumin cùng em trai là Wangel dẫn tôi đi theo đường mòn xuống núi; lại là đường mòn. Bọn trẻ đi dép lê mà đi thoăn thoát; tôi cũng mang dép lê mà đi chậm rì. Nhưng cô bé Mumin quả là một cô bé vô cùng chu đáo (còn hơn cả anh chàng Kumar lớn tướng kia), cô bé đi đến đâu là chờ tôi đến đấy, làm cho tôi không có cảm giác là mình vụng về vì bị bỏ lại phía sau một đoạn khá xa; cô bé chọn lối dễ đi cho tôi và luôn nhắc nhở tôi mỗi khi có gì cần lưu ý. Trong tương lai, cô ấy có thể là một hướng dẫn cực chuyên nghiệp và cực tốt. Theo tôi, điều làm cho một hướng dẫn du lịch trở nên chuyên nghiệp, đó là luôn xem những du khách mà mình đang hướng dẫn như người nhà, phục vụ họ với sự ân cần và chăm chỉ như mình đang phục vụ những người thân yêu, chứ không phục vụ họ chỉ vì tiền boa và tôi tìm thấy ở Mumin, một cô bé 13 tuổi người Nepal, điều ấy. Mumin luôn tạo tôi cảm giác thân quen như bạn bè và tôi quả thật xem cô bé ấy như bạn mình dù khoảng cách về tuổi tác là khá xa. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ nói cho Mumin về những cảm nhận tôi viết ra ở trên. Lý do: nhiều người dân Nagarkot đang bị đồng tiền làm cho điên đảo, họ chỉ chăm chăm vào túi tiền của du khách, cái gì cũng bị quy thành tiền và đẩy giá cực cao; tôi không muốn Mumin cũng trở thành người như vậy khi em biết được điểm mạnh của mình.

Mumin dẫn tôi vào nhà một người cô. Cô ấy bị bệnh nằm trên giường nhưng vẫn hút thuốc lá phì phèo. Sau đó Mumin dẫn tôi đến nhà một người cô khác, họ đang chuẩn bị vào vụ mới. Hai chàng trai cùng một cô gái và một ông anh già của họ đang làm việc. Hai chàng trai trẻ là sinh viên, nhân dịp được nghỉ học nên phụ gia đình việc nông. Thật ra ông anh già và một chàng trai trẻ là bà con của họ đến giúp đỡ. Họ bảo họ hay giúp nhau như thế phần việc cực nhọc. Họ bảo tôi leo xuống ruộng phụ họ cày cuốc. Tôi cũng làm thử, không dễ tí nào.

Chàng trai con chủ nhà ấy mới 18 tuổi cứ theo bảo tôi rằng tôi cứ ở nhà của họ cho đến lễ hội Dashain (lễ hội Hindu lớn nhất; lễ hội kéo dài cả chục ngày và ngày chính là ngày 26/10/2012); hôm ấy họ mổ trâu đấy!

Chắc Mumin có nói cho họ nghe ý định của tôi là tìm một gia đình nông dân ở để làm nông cùng họ nên họ bảo thế chăng???? Thật ra Mumin có bảo rằng ngôi làng bên dưới ngôi làng này là nhà của ông bà nội; ông bà đang ở một mình, làm nông. Tôi hỏi tôi đến đó ở chung họ được không. Mumin bảo rằng có thể không tiện cho tôi bởi vì họ là người già, nhà cửa không quét dọn, dưới sàn nhà là chuồng trâu, làng dưới ấy lại nóng chứ không mát mẻ như ở Nagarkot, mỗi ngày họ chỉ nấu một lần cho cả ngày; cả ngày họ ở ngoài đồng và họ không giao tiếp được bằng tiếng Anh. Đối với tôi thì chả sao cả nhưng Mumin lại bảo như thế chả tiện cho tôi; do đó cô bé dẫn tôi đến nhà người cô này.

Ở nhà này thì cũng được bởi tôi thích cô gái (chị của anh chàng 18 tuổi kia), cô ấy trông khá đẹp dù đang quần quật làm việc, e lệ, chỉ nhìn tôi cười chúm chím thôi. Tôi rất thích cô ấy (chắc tôi có vấn đề về giới tính hay sao ấy mà chỉ toàn thích phụ nữ ???????????????). Nhưng cái ông anh già làm tôi thấy không an tâm khi mới gặp tôi, tôi mới nói vài câu đã nói câu này rồi: You are beautiful!!!!!!!!!!!!!! Tôi bị dị ứng với ba từ lắm nghen các bạn! Vì sao? Vì tôi nghe hoài hà và cứ người nào mới gặp mà nói thế này thì thế nào cũng có chuyện xảy ra cho xem.

chị em Mumin; thằng nhóc Wangel giống bé gái hơn bé trai ấy các bạn nhỉ!
Tôi đó, lạnh quá phải mượn cái áo của anh chàng 18 tuổi mặc vào.

Cô gái rủ tôi cùng Mumin vào nhà chơi; họ lấy chyang (rice beer) ra mời tôi; lúc đầu từ chối nhưng uống thử một tí, ngon thiệt, còn xin thêm nữa cơ hehehehe.

chyang (rice beer)

Cô ấy nấu mì với trứng và cà cho những người đang làm ngoài đồng ăn và chúng tôi được ăn ké mỗi người một chén nhỏ cùng chiura (beaten rice- giống như cốm dẹp của Việt Nam vậy đó nhưng mà họ ăn sống hoặc chiên lên cho giòn giòn).

Ăn xong thì Mumin rủ tôi đi hái rau dại, là cái đám rau này nè bà con! Dân Nagarkot không biết ăn rau này (trong khi ở vùng khác chẳng những ăn mà còn bán cả ngoài chợ nữa!) Trông tựa rau má nhưng không phải là rau má đâu, ăn có vị giống như xà lách xoong vậy đó!


Ba đứa tôi hái cho cả 4 bọc; Mumin muốn tặng cho mẹ con con bé Dewa, hàng xóm gần đó một bọc rau. Con bé ấy 4 tuổi, người Mỹ nhưng mẹ nó lai giữa Nepal và Costa Rica; mẹ Dewa bảo rằng do Nepal là quê hương nên cứ có tiền là “phi” về Nepal ở đến khi nào hết tiền thì lại về Mỹ làm việc. Họ thuê căn phòng gần nhà bếp của nhà Mumin giá RS 8,000/tháng và ở khoảng 3 tháng rồi. Dewa trong tiếng Nepal nghĩa là nam chư thiên; tôi hỏi sao không đặt tên Devi (nữ chư thiên) bởi vì con bé chứ có phải là thằng bé đâu. Chị ta bảo chị ta thích từ Dewa hơn!

Con bé Dewa mới bốn tuổi nhưng đáng yêu và cực thông minh đấy các bạn! Nó luôn miệng bảo tôi là nhà nó ở…………………. trển; hôm nào nó sẽ bay về đấy. Tôi bảo cho tôi theo với nhưng tôi không biết bay. Nó nói tôi ngồi lên cánh tay của nó. Tôi bảo nhưng trên ấy có mặt trời nóng lắm chắc tôi chịu không nổi đâu. Nó bảo nó bay ban đêm khakhakhakahakah đáng yêu quá chừng chừng hà!

Bé Dewa

Hái rau xong, chúng tôi ngồi lắc lẻo trên cây chơi thì một người dẫn trâu đi ngang qua xin một bọc rau nhưng Mumin không cho. Chúng tôi hái cực khổ lắm đó mới được bốn bọc. Mumin bảo ở Nagarkot ít người biết ăn rau này lắm. Mumin nhờ có một người bạn hướng dẫn cách nấu mới biết đấy. Con bé bảo rằng hôm đầu con bé nấu rau này, chú con bé cứ ngồi ăn miết và liên tục khen ngon.

Khi tôi quay lại nơi những người đang cày cuốc thì họ đã làm xong. Anh chàng 18 tuổi rủ tôi vào nhà anh ta chơi. Thật ra họ có hai nhà, một cái vừa nhà vừa bếp dành cho chị gái và mẹ; một cái vừa nhà vừa là nơi thờ phụng thần linh dành cho con trai và bố ở. Khỏi nói thì các bạn cũng đoán ra nhà nào tiện nghi và đẹp hơn rồi chứ. Anh ta dẫn chúng tôi lên gác (dưới gác là nơi để nuôi dê, con dê của chàng trai 18 tuổi đấy và đầy nhóc chai hũ rượu). Trên gác có một khoảnh không gian trống, tôi dợm chân bước vào thì anh ta la lên bảo đó là nơi thờ thần linh không được bước lên. Tôi nhìn mãi chả thấy cái tượng thần nào cả nên anh ta dẫn xuống gác. Hóa ra họ đục một cái lỗ, nhét cái tượng thần vào, chỉ nhìn được từ phía dưới, nhưng trên gác thì không được dẫm lên khoảng không gian ấy. Tôi chả hiểu vì sao họ không đặt tượng thần ngay ngắn lên bàn thờ cho mọi người dễ thấy, lại dấu dấu diếm diếm như vậy. Cả Kumar lẫn Mumin và gia đình cô bé là người Tamang, đẳng cấp (caste) là Lama. Ở Nepal đẳng cấp được thể hiện trong cái tên gọi; nếu bạn là Lama thì họ của bạn là Lama; ví dụ  cô bé ấy tên là Mumin Lama.

Trời tối nên anh chàng ấy phải hộ tống ba đứa tôi lên núi bằng đường lộ, chứ không đi theo đường mòn nữa. Đến nơi, cô bé Mumin và tôi đi rửa rau rồi Mumin xào xào nấu nấu; tôi lấy rau nấu canh theo kiểu Việt Nam bởi vì rau này giống xà lách xoong quá!

Lúc ấy Kumar và bố Mumin có thêm một người bạn; đó là Dennis, anh chàng người Mỹ gốc Ấn. Dennis bảo là trên đường đến tháp Nagarkot gặp bố Mumin hỏi thăm đường và thế là thành bạn………….nhậu luôn. Thật ra họ không chỉ nhậu mà còn hút cả marijuana. Ở Nagarkot, cây marijuana mọc khắp nơi, người ta phơi phơi ép ép rồi bán một bọc với giá NRS 50. Cô của Mumin chuyên bán cái này. Bán lén thôi do chính phủ Nepal cấm hút mừ. Nhưng cấm thì cấm, người ta vẫn hút. Nepal là một trong những thiên đường hút marijuana dành cho du khách, đặc biệt là bọn Châu Âu, Châu Mỹ và Nhật Bản.

cây thuốc phiện

Kumar, bố Mumin, mẹ Dewa và Dennis, tất cả đều hút marijuana. Tôi dặn Mumin là mỗi khi họ tụ tập hút marijuana thì cô bé nên dẫn thằng em Wangel tránh ra xa để không ngửi mùi khói thuốc; nếu ngửi lâu ngày có thể cũng sẽ nghiện luôn đó. Cô bé bảo mỗi khi thấy bố đàn đúm nhậu nhẹt hút hích với bạn bè là cô bé dẫn em trai về phòng xem tivi. Cô bé mồ côi thật đáng thương, mới 13 tuổi mà phải vừa làm chị vừa làm mẹ.

Dennis bảo tôi rằng anh ta cùng bạn gái người Thái Lan vừa qua Việt Nam tháng trước và còn mở máy tính cho tôi xem hình họ chụp nữa đấy! Dennis bảo anh ta mê nơi này quá nên hôm sau sẽ check out khỏi khách sạn và dọn đến đây ở 1 đêm với họ, sau đó quay về Ấn độ rồi Thái Lan để gặp bạn gái (bạn gái đang chu du Philippines) rồi dẫn cô ấy quay lại đây. Anh ta luôn miệng bảo thích Nagarkot đấy nhé!!!!

Dennis (trái), thằng bé 18 tuổi (phải). Thằng bé này cứ theo gạ gẫm tôi giới thiệu bạn gái Việt Nam cho nó mãi; có bạn nào đăng ký không vậy????
 
Mumin và tôi nấu xong thì cùng nhau ăn. Bố Mumin thấy rau dại, nhất quyết không ăn. Chúng tôi ăn xong thì cùng nhau về phòng để ngủ mặc bọn họ muốn làm gì thì làm (Hôm sau Dennis kể bố Mumin nhất định không ăn, nhưng khi Dennis bắt đầu ăn thì anh ta cũng bắt chước ăn theo và họ ăn sạch sẽ chả chừa một cọng.)

Sáng, tôi theo Mumin và bạn cô ấy lên cái đền mà Kumar dẫn lên sáng hôm trước để làm lễ. Họ leng keng tôi cũng leng keng, họ bôi tika lên trán, tôi cũng làm. Họ làm gì tôi làm nấy.

chụp hình cùng Mumin và hai người bạn của cô bé.

Khi quay về, Mumin bảo hôm nay sẽ nấu chappati. Tôi bảo vậy tôi sẽ nấu rau theo kiểu của tôi. Tôi cũng băm hành tỏi gừng rồi trộn với đủ loại gia vị như masala, nghệ,…..tóm lại là có gì trộn vào cái nấy. Sau đó tôi bắc nước luộc cho rau chín. Vớt rau ra, rồi bắc chảo dầu lên, cho cái hỗn hợp kia vào trộn đều trên lửa, thêm muối, rồi đỗ dĩa rau luộc vào xào nhanh tay. Tắt lửa, bắc xuống, ngồi trộn cho đến khi từng cọng rau thấm đều gia vị. Mọi người cuộn cái rau mà tôi vừa nấu ăn cùng chappati không chừa một cọng. Ai cũng xuýt xoa sao mà ngon quá đỗi!!!!!!!!! Cô bé hàng xóm này cứ đi theo tôi để xin rau ăn miết, ngồi ăn chép chép miệng ngon lành; ăn hết rồi vẫn nhìn tôi thèm thèm!

cô bé hàng xóm 7 tuổi, fan hâm mộ món rau của tôi

Ngoài ra còn một anh chàng, bạn của bố Mumin cứ lẳng nhẳng theo tôi hỏi lý do vì sao tôi không lập gia đình. Tôi nấu ăn ngon thế mà không lập gia đình thì…………. tiếc cho bọn đàn ông quá!!!!!!!!!! Anh ta nói chuyện gì thì nói, cuối cùng cũng lái lại câu hỏi: Sao cô không lập gia đình???? Cô mà lập gia đình thì cô là người mẹ tuyệt vời lắm đấy!!!!!! Tôi nghĩ bụng, anh ta mà hỏi nữa thì tôi sẽ trả lời: I like girls, not boys để xem anh ta trả lời thế nào các bạn nhé!!!!!!!!!!!!hehehhe.

Dennis cũng mê tít món rau của tôi; tôi bảo tôi nấu kiểu Ấn đó. Cậu ta bảo cậu ta là người Ấn mà đâu có nấu giống vậy đâu.

Tóm lại, mọi người mê món rau của tôi nên ăn mà quên chừa cho tôi; khi ăn gần xong họ mới nhớ ra và bảo tôi ăn đi chớ (do tôi bận làm chappati cùng Mumin); thật ra chúng ta vừa làm vừa đánh chén; ngu sao để cho bị đói hehehehe.

Bí mật của món rau: thật ra chả có bí mật gì ghê gớm đâu. Do dân Nepal và Ấn độ là dân chẳng biết nấu rau, rau mà vào tay họ nấu thì khác nào…………… cám heo bởi vì nó nát bấy. Ta đi từa lưa và theo những dân tộc ta tiếp xúc và những gì ta thấy thì đến thời điểm này đối với ta chỉ có dân tộc Việt Nam là biết cách nấu và ăn rau thôi các bạn!!!!!!!!!! Rau nấu xong mà không nát, mềm nhưng giòn, vẫn giữ được màu xanh mướt, ăn vừa có vitamin vừa có chất xơ. Chưa có thằng nào nấu được như thế, ngoại trừ mấy thằng an nam mít ăn rau trường kỳ kháng chiến. Rau nấu kiểu Ấn hay Nepal và một số nước khác, chỉ còn chất xơ, vitamin mất sạch do họ nấu quá lâu trên lửa.

Đó là lý do mà tôi phải luộc rau trước khi xào để cọng rau mềm, không bị sống (bọn họ không ăn được rau sống như dân Việt Nam) và sau đó thì xào cùng gia vị của chính họ. Món rau của ta vẫn nguyện mùi masala mà họ không thể sống thiếu nhưng lại giòn do không xào lâu trên lửa và quan trọng là rau giòn nhưng vẫn chín, chín mềm rồi nhưng ăn vẫn giòn giòn.

 Bí mật của món rau là nấu theo kiểu Việt Nam nhưng sử dụng gia vị của họ. Bạn nào có bạn trai/chồng người Ấn hay Nepal nấu kiểu này đảm bảo họ mê đến chết. Ở Ấn độ, ta nấu kiểu này, bọn nó mê lết đất. Sở trường của dân Việt Nam là nấu và ăn rau đó các bạn! Phát huy sở trường này cho bọn họ mở mắt nghen bà con!!!! Dạy cho chúng biết thế là nấu và ăn rau đúng cách hehehehehehehehehehe!

(Nói nhỏ nghe nè: lúc ta ở Ý, ta chê dân Ý không biết nấu rau, bởi họ cũng nấu nát bấy để lấy mùi chứ không phải để sử dụng vitamin của rau; ta bảo: nấu thế mà cũng bầy đặt nấu (món Ý nổi tiếng khắp thế giới mà ta chê đến thế!hehehe); rau ăn phải có vitamin mới có ích cho cơ thể, rau mà nát bấy thì chỉ còn chất xơ, cho heo an nam mít ăn, tụi nó còn chê huống chi người; ta còn chỉ họ cách dùng gừng đúng kiểu nữa đấy! Gừng thì không gọt vỏ, chỉ lấy dao cạo lớp ngoài, không để lên thớt cắt mà lấy dao băm, băm đến đâu cắt đến đấy, làm thế khi nấu mới tận dụng hết chất bổ trong gừng. Bọn Ý phục ta sát đất!!!!!!!!hehehehehehehehe)

Tóm lại, ta đâu có biết nấu ăn, chỉ có vài chiêu thôi mà bọn họ phục sát đất và bảo: đúng là cái xứ an nam là cái xứ rau cỏ.

Sau khi được thưởng thức món rau ngon tuyệt của ta (cũng tầm thường thôi nhưng với họ do lần đầu được ăn rau đúng kiểu nên thấy ngon) thì bọn họ hôm ấy mỗi người một bịch ny lông, kể cả Dennis, đi xuống làng để…………….hái rau cho ta nấu tiếp. Mắc cười nhất là bố Mumin, hôm trước chê ỏng chê ẹo, hôm nay lại là người hăng hái nhất, hăng hái hơn cả ta. Anh ta hái hái hái, kêu gọi mọi người hái, rồi tự tay rửa để dành cho ta nấu nữa đấy!!!!

bố Mumin hăng say hái rau

Trên đường từ làng về,chúng tôi ghé quán này ăn nhẹ và gặp bà mẹ Tamang say khướt này đây! Dennis mê tít, cứ theo mẹ nói chuyện miết!

Dennis và mẹ Tamang
Từ trái sang phải: bố Mumin, bạn anh ta và Dennis
Từ cái này, vắt ra nước thì sẽ thành chyang (rice beer) đấy các bạn!
uống chyang trong quán.

Tối ấy Dennis bỏ tiền ra mua thịt gà, mẹ của con bé hàng xóm thì nấu món dhedo (bột bắp), ta nấu món rau. Ta nấu xong trước; ta, con bé hàng xóm, Mumin, Wangel và Dennis cùng mẹ con Dewa chén, chỉ chừa lại có một nhúm rau. Khi món thịt gà và dhedo chín thì ăn rau chả đã tí nào.

đang nấu dhedo


dhedo, thịt gà và món rau ta nấu
 
quây quần ăn

Con bé hàng xóm, fan hâm mộ rau của tôi thì chỉ ăn rau với cơm rồi lăn ra ngủ, chả thèm để tâm đến thịt gà hay dhedo gì cả.

Sáng hôm sau tức sáng ngày 7/10/2012, khi thức dậy ta nghĩ ở đây đợi đến ngày 24/10, ngày hội Dashain thì lâu quá nên muốn vác ba lô đi đâu đó, có gì đến ngày hội thì quay lại cũng không sao. Ta lấy phong bì cho vào NRS 500 tiền lì xì cho Mumin, cái postcard của Shanti Stupa Lumbini, cái đèn pin màu hồng mà con bé rất mê; ta đưa cho con bé và bảo khi nào đến Dashain sẽ quay lại; đối với ta, Mumin là người bạn thân nhất ở Nagarkot; thực ra khi đi đâu làm gì với con bé ta luôn cảm thấy dễ chịu hơn là với người khác. Ta dặn con bé là tiền này là cho con bé, đừng đưa cho bố nó bởi vì ta không muốn bố nó lại dùng tiền để nhậu nhẹt và hút. Phải công nhận ta thấy thương con bé Mumin vô cùng!!!!!!! Mà con bé có hiếu với bố nó lắm! Khi đi đâu mà ta mua món gì cho nó và thằng em Wangel, thằng nhóc ăn ngay, còn Mumin thì để dành đưa bố, bố mà không ăn thì nó mới ăn. Thương ghê!!!!!!!!!!!!!!!!

Con bé Mumin lấy cái vòng tay kiểu Tây Tạng có dòng chữ: Om mani bat me hum ra tặng lại cho ta. Chắc nó cũng buồn nhưng dân Nepal là dân emotionless (theo khảo sát của viện Galup của Mỹ, 10 dân tộc emotionless nhất thế giới, đứng đầu là Singapore, Nepal là đứng thứ chín; không có Việt Nam và Nhật Bản; cũng lạ, ta nghĩ dân Nhật mới emotionless chứ, hóa ra họ được lọt ra khỏi danh sách!) nên họ không muốn bày tỏ ra ngoài.

 Thu dọn xong, ta đeo ba lô cùng Mumin và Wangel đến phòng bếp. Hôm ấy hai đứa trẻ bắt đầu đi học trở lại rồi (đó cũng là lý do mà ta muốn đi bởi vì ta không nhậu và hút nên nếu không chơi với Mumin  thì chơi với ai bây giờ; dù cho mấy người kia cứ bảo ta ở lại đó mãi; họ bảo cứ ở đó và nấu ăn thôi, họ ghiền món ăn của ta rồi; không dám đâu; ở lâu lộ tẩy là ta chỉ biết nấu món đó, ngoài ra chả biết nấu gì nữa thì sao hehehehe)

Mumin nấu cơm, còn ta thì lại nấu món rau; ta nấu hết rau mà bố Mumin hái hôm qua luôn. Lúc ta đứng nấu, con bé hàng xóm, đứng bên cạnh kéo tay áo ta mà xin ăn mãi. Ta bảo từ từ, rau chưa có chín. Khi nấu xong, nó là người ăn đầu tiên. Thương chưa!!!!!! Mỗi khi ăn rau ta nấu, nó ăn rất lẹ và cứ bưng dĩa đến xin thêm mãi. Ta bưng một dĩa rau ta nấu sang mời ông bà nó (nó ở chung ông bà) để cám ơn họ hôm qua nấu dhedo. Ông nó ăn cũng vô cùng ngon lành.


Ta nhờ Dennis chụp ảnh ta cùng gia đình con bé trước khi tạm biệt họ lên đường. Cũng luyến tiếc con bé ghê!!! Nhưng Dashain ta sẽ quay lại, ta nói đi nói lại với Mumin như thế đấy!!!!!!!!!


Trước khi tôi đi, con bé Mumin cho tôi danh sách tên họ nhà nó như sau:

Tên con bé là Mumin Lama (còn gọi là Binita Lama)
Tên cha: Sonam Lama
Tên mẹ: Bindu Lama
Tên em trai: Wangel Lama

9 nhận xét:

  1. Tấm hình cuối cùng nhìn mặt chị mắc cười quá !!!

    Trả lờiXóa
  2. em théc méc là kumar k vòi xin tiền c nữa hả

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hắn không dám đòi hay sao ấy. Dân Nepal được ở cái chỗ: sĩ diện hơi bị cao nên không có đòi trắng trợn. Tuy nhiên ở nhiều nơi du lịch, nhiều thằng vất cái sĩ diện đi để vòi tiền nhưng tóm lại dân Nepal y hệt bọn người Hán và bọn an nam mít, đó là: sĩ diện cao.

      Xóa
  3. Tấm hình cuối nhìn giống ảnh...gia đình, heheheh.

    Trả lờiXóa
  4. Em ne chi that... Nghe toi nguoi hut thuoc phien la em so roi. Vay ma chi van o chung an chung voi ho duoc.. ^^ Em hoc cach nau an cua chi de nau cho giai nha an xem sao... Neu duoc khen em se ta on chi.. hihi...Dung la ngo toi ngo lui, chi co dan Viet Nam la an rau nhieu va nau rau ngon ma thoi .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi giời đi bụi từa lưa, thấy họ hút riết, quen mắt rồi. Bọn nước ngoài ở Việt Nam, 10 thì hết 9 thằng hút rồi, tại mình không biết đấy thôi.

      Nấu cho ảnh ăn món rau đấy đi, ảnh sẽ mê tới già cho xem!!!

      Xóa
    2. Thật ra đó là cần sa.Ở VN cũng hút,bọn trẻ con hay gọi là hút pin.Hút vào thì tám chuyện vui phải biết,ăn gì cũng ngon,kể cả rau dại...Bài viết của chị rất hay.

      Xóa